Top 14 # Xem Nhiều Nhất Bị Chuột Cắn Tay Có Sao Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Bị Chuột Cắn Có Sao Không? Những Biện Pháp Xử Lý Khi Bị Chuột Cắn

Bị chuột cắn có sao không? Những bệnh dễ lây nhiễm là gì?

Bệnh Sodoku

Đây là căn bệnh được ghép 2 từ tiếng Nhật, nó có nghĩa là nhiễm độc. Những xoắn khuẩn được phát hiện ở bệnh nhân bị chuột cắn là Spirillum minus. Và xoắn khuẩn gram âm ngắn không mọc được ở môi trường nuôi cấy nhân tạo.

Bệnh dịch tễ

Spirillum minus ở bệnh nhân khi bị chuột cắn thường gây nên sốt. Ngoài chuột ra thì loại xoắn khuẩn này còn được tìm thấy ở lưỡi chó và mèo. Bệnh này có thể bị lây tình cờ, trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp qua thức ăn có lẫn nước tiểu chuột chứa mầm bệnh hoặc tiếp xúc với chuột. Theo một vài nghiên cứu, có khoảng 25% chuột mang mầm xoắn khuẩn S. minus.

Dịch tễ thường xuất hiện ở nước Mỹ, và một số nước Châu Âu, chủ yếu gặp ở những gia đình nghèo. Sự lây truyền chính thông qua những vết cào, cắn ở chuột hoặc qua thức ăn chưa được nấu chín có dính nước tiểu của chuột. Ngoài ra sự tiếp xúc của bàn tay không được bảo vệ với con chuột ốm, chết trong phòng thí nghiệm, Streptobacillus moniliformis có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua da lành.

Bệnh sốt Haverhill

Đây là bệnh rất phổ biến khi bị chuột cắn, được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ do virus Streptobacillus moniliformis. Đây là một trực khuẩn gram âm đa hình thể, không di động, không có vỏ bao, ưa khí. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình thoi, hình cầu, hình oval thường cuộn thành hình khối. Người ta thường tìm thấy chúng trong mũi hầu của con chuột.

Nhiễm Virus Hanta

Chuột mang nhiều mầm bệnh khác nhau trong đó có cả Virus hanta, bệnh chủ yếu lây qua trung gian là bọ chét hoặc chuột chết. Do vậy khi bị chuột cắn, người bệnh thường được chỉ định tiêm phòng uốn ván. Bên cạnh đó nó còn là nguyên nhân gây viêm màng não, phổ biến hơn cả virus Hanta. Loại ký sinh trùng này thường được chuột thải ra bên ngoài theo phân, sau đó chúng có thể bám vào các loại rau xanh, ốc bươu và ốc cạn. Nếu bạn ăn phải rau xanh, ốc chưa được luộc chín kỹ thì những kỳ sinh trùng này sẽ là nguyên nhân gây viêm màng não.

Nên đi tiêm phòng khi bị chuột cắn

Những triệu chứng khi người bệnh bị chuột cắn là gì?

Người bệnh cảm thấy khó nuốt, đau cứng các cơ cổ, lưng, vai, cánh tay hay đùi.

Người bệnh có trạng thái vẻ mặt nhăn nhó, cười khẩy là do cơ cứng liên tục trên khuôn mặt

Mỗi lần co cơ thường có cảm giác đau nhiều và rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, sốt cao, loạn nhịp tim..

Người bệnh bị sốt cao

Trong những trường hợp bệnh nặng có thể gặp những biểu hiện của hệ thần kinh như: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Người bệnh có thể gặp những biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như Viêm màng não, viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu. Những triệu chứng này gây tử vong rất cao.

Cần phải làm gì khi bị chuột cắn?

Vết thương cần phải được xử lý đúng cách như rửa sạch bằng nước xà phòng, rồi sát trùng bằng cồn bán ở các hiệu thuốc.

Người bị chuột cắn cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định tiêm phòng bệnh. Người bệnh sẽ được tiêm phòng uốn ván ( rất phổ biến)

Bị Chuột Hamster Cắn Có Sao Không?

Chuột hamster cắn có sao không? Cách phòng ngừa

Rất nhiều người nuôi giống chuột lang lùn hiện nay phân vân không biết bị chuột hamster cắn có sao không? Dù giống chuột này khá hiền lành, thân thiện với con người. Nhưng khi gặp nguy hiểm, chúng rất dễ tấn công để tự vệ. Nhiều người bị chuột tấn công nhưng không biết bị hamster cắn có sao ko?

Chuột hamster cắn có sao không?

Trên thực tế, một bé gái 11 tuổi sống tại tỉnh Málaga, cộng đồng tự trị Andalusia của Ban Nha đã tử vong sau khi bị chuột hamster cắn. Trước đó, cô bé này đã bị hen suyễn, sau khi chơi với chuột lang lùn, cô bé bị hamster cắn vào tay. Người nhà đã làm sạch vết thương của cô bé ngay lập tức. Sau đó cô bé đi vào nhà tắm bị chuột rút và bị ngất xỉu trong đó. Khi đưa tới bệnh viện, Bác sĩ cho biết cô bé đã tử vong.

Người nhà cô bé không biết chuột hamster cắn có sao không nhưng khi khám nghiệm tử thi. Pháp y cho biết, do cô bé bị hen suyễn, khi bị chuột hamster cắn, cô bé chết vì phản ứng dị ứng trong một khoảng thời gian ngắn hay còn gọi là phản vệ. Đây là phản ứng hiếm gặp – một phản ứng dị ứng rất nhanh và nghiêm trọng gây chết trong vòng một giờ.

Các triệu chứng dị ứng mà cô bé bị hamster cắn là: sưng miệng và cổ họng, chuột rút. Trong khi đó, các triệu chứng này xảy ra do nguyên nhân bị côn trùng cắn, hoặc do ngộ độc thực phẩm và dị ứng thuốc.

Bác sĩ cho biết, bệnh nhân hen suyễn không nên nuôi giữ thú cưng có lông, vì lông rụng từ vật nuôi là chất gây dị ứng cho người bị hen suyễn. Trong khi chuột hamster là loài thú cưng có lông.

Bác sĩ không khẳng định cô bé chết vì lý do bị chuột hamster cắn, nhưng không loại trừ khả năng những bệnh tật mà cô bé đó đang mắc phải có thể đã góp phần khiến cái chết nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, câu chuyện thương tâm của cô bé 11 tuổi chết do bị hamster cắn chỉ là hy hữu. Trong thực tế, có rất nhiều người bị hamter cắn nhưng đến 80% là không gây hại đến sức khỏe.

Cần làm gì khi bị chuột hamster cắn?

Khi bị một con chuột hoặc một loài gặm nhấm khác cắn vào ngón tay, bạn cần tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch muối sinh lý hoặc 70% cồn isopropyl trong cốc. Cần xoa bóp vết cắn dưới dung dịch cho đến khi ra hết chất bẩn hoặc nước bọt của hamster và không còn chảy máu nữa.

Rửa sạch vết thương khi bị hamster cắn

Khi vệ sinh sạch vết thương, bạn có thể đến bác sĩ nếu thấy trong người thay đổi hoặc khó chịu. Bởi cũng có nhiều người bị dị ứng với nước bọt của chuột hamster. Tuy nhiên, những trường hợp này cực kỳ hiếm và khó xảy ra.

Sẽ không ai lường trước được chuột hamster cắn có sao không nếu không được sơ cứu, rửa vết thương ngay tức thì đâu. Vì thế, công việc cấp bách mà bạn cần làm là rửa sạch vết thương trước khi làm các bước tiếp theo.

Bạn cũng không nên quá lo lắng việc bị hamster cắn có sao ko và tuyệt đối không được dùng các loại thuốc dị ứng, thuốc rửa vết thương thông thường nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Lau khô vết thương sau khi đã rửa sạch nước bọt của hamster và đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc hiệu thuốc gần đó để được sự hỗ trợ của bác sĩ.

Tại sao Hamster cắn người?

Đi cùng với câu hỏi chuột hamster cắn có sao không bạn cần biết tại sao hamster lại cắn người? Rất có thể là các lý do sau:

1) Nếu hamster của bạn không được huấn luyện gần gũi với người ở cửa hàng vật nuôi hoặc nhà tạo giống, nó dễ bị sợ hãi, hoảng loạn khi bạn đón nó về. Phản ứng tự nhiên của nó là sợ hãi khi gặp người lạ môi trường lạ dễ dẫn đến việc nó tấn công và cắn bạn.

2) Khi Hamster ngủ nhiều , ngủ sâu. Nếu bạn đánh thức chúng dậy đột ngột hoặc giật mình, nó có thể cắn bạn ngay tức thì. Đây cũng là phản ứng tự nhiên để tự vệ.

Hamster cắn người khi bị đánh thức đột ngột

3) Nếu bạn nuôi chung hamster với nhau và chúng đang gây chiến, nếu bạn cố tình gỡ chúng ra, nó có thể cắn bạn mà không nhận ra hành vi tốt của bạn.

4) Nếu một con chuột đang rất đói và bàn tay bạn có mùi hương của thức ăn trên đó, nó có thể cắn ngón tay của bạn.

Làm thế nào để không bị chuột hamster cắn?

Khi mới mang một chú hamster về, nếu không muốn bị hamster cắn, bạn cần để chúng ở một chiếc lồng rộng rãi, có đủ đồ ăn, nước uống và các trò chơi để hamster có thể nhanh chóng làm quen với môi trường mới.

Không nên để trẻ em chơi với hamster, bởi rất có thể những đứa trẻ hiếu kỳ sẽ gặp nguy hiểm và bị hamster cắn.

Nếu bạn muốn tiếp cận con chuột của mình, bạn có thể sử dụng đầu tẩy của một cây bút chì dài để nhẹ nhàng chọc qua lỗ của lồng chuột và chơi với nó trong một thời gian ngắn. Tuyệt đối không được dùng tay để tiếp cận với nó. Lặp lại điều này nhiều lần trong ngày để dần làm quen với chú chuột của bạn.

Làm thế nào để không bị chuột hamster cắn?

Sau khi thấy chú chuột không phản ứng với cây bút chì, bạn có thể bắt đầu đeo gắng tay và đặt một số thức ăn lên tay và hamster đến và đánh hơi bàn tay và ăn thức ăn trên tay của bạn. Làm điều này cho đến khi bạn thấy chuột hamster hoàn toàn tin tưởng bạn và nó sẽ không cắn bạn.

Khi hamster đã quen với việc bạn cho chúng ăn, bạn có thể bắt đầu vuốt ve nhẹ nhàng và đặt chúng lên lòng bàn tay của bạn. Như vậy là bạn đã thuần hóa chúng thành công.

Bị Chuột Cắn Có Nguy Hiểm Không? Cách Sơ Cứu Khi Bị Chuột Cắn

Chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho con người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị. Chuột lây bệnh sang người qua các con đường như qua thực phẩm bị chúng làm ô nhiễm, từ côn trùng trung gian như bọ chét, ve hoặc qua phân, nước tiểu, nước bọt, qua vết cào và đặc biệt là qua vết cắn.

Chuột cắn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm nào?

Bị chuột cắn sẽ là bình thường nếu như không gây ra vết thương gì. Tuy nhiên nếu bị chuột cắn chảy máu thì lại là chuyện khác, chúng có thể gây ra nhiều căn bệnh thậm chí là có thể dẫn đến tử vong.

Một số căn bệnh thường gặp nhất khi bị chuột cắn chính là:

Sốt kèm theo suy thận do Hantavirus gây ra là bệnh lý thường gặp nhất khi bị chuột cắn. Đây là loại virus có trong nước tiểu, phân và nước bọt của chuột. Ngay cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus.

Vết cắn của chuột có thể lây truyền Hantavirus gây sốt kèm theo suy thận (Nguồn: Internet)

Bệnh lây sang người thông qua vết cắn của chuột hoặc qua đường hô hấp do hít phải các chất thải ra từ chuột. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt cao 3 – 5 ngày, có khi kéo dài 4 – 6 tuần. Tiếp đến là các cơn đau cơ vùng vai, đùi, lưng; người lạnh, cơ thể suy nhược; chán ăn; đau đầu; đau bụng; tiêu chảy… Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể bị tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.

Một bệnh thường gặp thứ hai khi bị chuột cắn là bệnh vàng da xuất huyết (bệnh Leptospirose). Biểu hiện của căn bệnh này là sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ kéo dài 4 – 7 ngày. Sau đó da có màu cam, suy thận, vàng mắt, nổi hồng ban.

Người bị chuột cắn cũng có thể mắc bệnh Sodoku. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến 4 tuần. Người bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, ớn lạnh, sốt từng cơn, sốt không có tính chu kỳ.

Các tổn thương bên ngoài tại vị trí bị chuột cắn có thể tự khỏi nhưng phần lớn các trường hợp sẽ xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện đau cơ, đau khớp, thậm chí dẫn đến viêm khớp.

Đa số các trường hợp bệnh Sodoku đều ở thể nhẹ, nhưng có một tỷ lệ nhỏ trường hợp có biểu hiện nặng, bệnh nhân các dấu hiệu của hệ thống thần kinh như: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Bị chuột cắn phải làm sao?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc-xin sinh phẩm Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, các bệnh do chuột lây truyền này hầu hết đều chưa có vắc-xin phòng ngừa, do đó để phòng ngừa sự lây nhiễm các bệnh trên cho người, hạn chế sự tiếp xúc với chuột cũng như chăm sóc y tế đúng cách nếu chẳng may bị chuột cắn.

Bị chuột cắn cần phải được chăm sóc y tế đúng cách (Nguồn: Internet)

Bác sĩ cho biết, các vết cắn, cào do chuột gây ra thường là đường vào của các loại vi khuẩn, virus, chính vì thế cần phải phải được chăm sóc ý tế bằng cách:

Rửa sạch vùng da bị chuột cắn bằng nước và xà phòng diệt khuẩn.

Sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine (có bán tại các nhà thuốc).

Đến các cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách.

Phòng ngừa bị chuột cắn bằng cách nào?

Để phòng ngừa bị chuột cắn, mọi người cần lưu ý một số điều sau đây:

Mắc màn/mùng khi ngủ để tránh chuột chui vào cắn.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi để chuột trú ngụ và sinh sản.

Không dùng tay để bắt chuột.

Bị Chuột Cắn Chảy Máu Có Sao Không? Có Phải Chích Ngừa Không?

Tình trạng bị chuột cắn chảy máu không quá hiếm, đặc biệt chuột rất thích cắn chân người trong khi ngủ. Nếu chẳng may bị chuột cắn chảy máu liệu có vấn đề gì không và có cần phải chích ngừa không?

Chuột là loài động vật gặm nhấm chẳng những gây hại cho tài sản, thực phẩm của con người mà chúng còn tiềm ẩn những mối nguy hại với sức khỏe. Nếu bị chuột cắn nhưng con chuột đó khỏe mạnh, không mang virut bệnh dại, vết cắn có chảy máu cũng chỉ là vết xước ngoài da và đợi vài hôm sẽ lành. Nhưng nếu con chuột đó mang virut dại, câu chuyện không còn đơn giản như bạn thấy. Có thể bạn không biết rằng, nhiều người chủ quan với vết cắn của chuột sau đó sẽ bị suy thận, giảm tiểu cầu, sốt và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh dại từ chuột lây sang người do con virut mang tên Hantavirus. Loại virut này sống trong phân, nước tiểu và cả nước bọt của chuột nên khi chuột cắn, virut sẽ theo vết thương hở lây sang con người. Biểu hiện thông thường khi con người bị nhiễm loại virut này gồm:

Bị sốt cao rất nhiều này, thậm chí nhiều tuần

Bị đau nhức cơ toàn thân

Suy nhược cơ thể, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Khi bệnh nặng sẽ chuyển sang suy hô hấp, suy thận, suy tim và dẫn đến tử vong

Như vậy, khi chuột cắn chảy máu nếu may mắn bạn sẽ chỉ bị xước 1 vết thương nhỏ và lành khá nhanh. Nhưng không may mắn, bạn sẽ bị nhiễm virus kể trên trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bạn.

Bị chuột cắn có nên chích ngừa

Thật may, virut Hantavirus cũng như bệnh do loại virut này gây ra cho con người có thể điều trị được bằng kháng sinh. Bạn không nên chủ quan sau khi bị chuột cắn. Đầu tiên, tiến hành vệ sinh sạch sẽ vết chuột cắn bằng nước sạch và xà phòng, tiếp đến sát trùng lại bằng cồn.

Cách tốt nhất để không bị rơi vào tình huống này, hãy vệ sinh sạch sẽ ngôi nhà của bạn, đảm bảo không có chỗ trú ngụ cho chuột sinh sôi, nảy nở.