Top 7 # Xem Nhiều Nhất Bé 3 Tháng Ngủ Nhiều Có Tốt Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Bé 2 Tháng Tuổi Ngủ Nhiều Có Tốt Không?

Bước vào giai đoạn 2 tháng tuổi bé bắt đầu có nhiều sự chuyển biến và linh hoạt hơn so với ở trong giai đoạn trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Giấc ngủ trong giai đoạn của bé tự dưng trở nên thất thường và các giấc ngủ cũng ngắn ngủi hơn. Đó là nhờ sự tỉnh táo và nhận thức mới của các con đối với thế giới bên ngoài. Con muốn khám phá nhiều hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cha mẹ chăm sóc trẻ khá vất vả và mệt mỏi. Nhiều khi bé ăn – ngủ không theo một lập trình nào cả, mẹ cứ vậy mải mê chạy theo lịch trình thay đổi của con.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ làm như vậy sẽ không tốt cho các con. Mà thay vì chạy theo lịch trình thay đổi của bé, các mẹ nên thiết lập lại một lịch trình ngủ khoa học và hợp lý hơn cho bé bắt đầu từ chính giai đoạn này. Điều này sẽ giúp tốt cả cho cha mẹ chăm sóc bé được nghỉ ngơi và hình thành đồng hồ sinh học giấc ngủ cho bé càng sớm càng tốt.

Bé 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Bé 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không thì các mẹ phải dựa vào nhiều trường hợp khác nhau

Trường hợp: Bé ngủ nhiều + tăng cân bình thường

Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều mà vẫn tăng cân bình thường thì điều này có nghĩa bé đang phát triển hoàn toàn bình thường, sinh lý ổn định, chỉ có điều là bé nhà bạn rất ham hố ngủ mà thôi. Nhưng để bé ngủ nhiều quá như vậy cũng không tốt, bé sẽ bị hạn chế một số yếu tố như: bé lười bú hơn, bé ít tương tác với bố mẹ, đôi khi tình trạng ngủ nhiều ban ngày là nguyên nhân dẫn đến bé hay quấy khóc vào ban đêm.

Mẹo cho mẹ:

Thay tã cho bé: Hành động cởi tã sẽ làm bé tự dưng được thoáng mát hơn và bé sẽ mở mắt tỉnh dậy tương tác cùng với cha mẹ.

Lau mông cho bé: cảm giác lạnh từ nước sẽ kích thích làn da của bé, bé cũng tỉnh giấc.

Nói chuyện với bé. Vì giấc ngủ của bé trong giai đoạn này chủ yếu là các giấc ngủ ngắn, nên bé ngủ chập chờn và rất dễ bị tỉnh giấc. Như vậy mẹ có thể ngồi hoặc nằm cạnh tâm sự thủ thỉ với bé, để bé lơ mơ cảm nhận được và muốn tỉnh dậy chơi cùng với mẹ.

Mát xa cho bé: Mẹ có thể dùng bằng chiếc khăn ẩm hoặc một ít tinh dầu xoa vào lòng bàn tay và mát xoa từ tay, chân, đến cơ thể cho bé.

Trường hợp: Trẻ ngủ nhiều nhưng thường xuyên bỏ bú, tỉnh dậy bị mệt mỏi và chậm phát triển

Bé 2 tháng tuổi nhà bạn mà ngủ nhiều nhưng lại có các dấu hiệu: thường xuyên bỏ bú, tỉnh dậy bị mệt mỏi và chậm phát triển thì các mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra sức khỏe xem có vấn đề gì không.

Tại vì nhiều trường hợp bé ngủ nhiều, không thèm bú mẹ dẫn đến bị đói, bị thiếu chất năng lượng đi nuôi dưỡng cơ thể. Như thế bé sẽ không phát triển được cơ thể và dẫn đến cơ thể bị gầy, giảm cân. Còn trường hợp khác bé ngủ nhiều, ngủ li bì cũng có thể do bé đang bị một bệnh lý nào đó, mà các mẹ chưa kịp phát hiện ra. Cho nên nếu mẹ thấy bé ngủ nhiều và kèm thêm các dấu hiệu trên thì không được coi nhẹ mà phải cho đi gặp Bác sĩ khám tư vấn cụ thể.

Như vậy, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ 2 tháng tuổi nói riêng thì ngủ nhiều có tốt hay không là sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Trường hợp bé ngủ nhiều, cân nặng và cơ thể phát triển bình thường thì là tốt. Còn bé ngủ nhiều mà kèm các dấu hiệu tỉnh dậy cơ thể bị mệt mỏi, giảm cân đột ngột thì các mẹ cần phải cần phải đi kiểm tra lại sức khỏe cho bé.

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Theo như hiệp hội các chuyên gia thì bảng thời gian tiêu chuẩn dành cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo như sau:

Giai đoạn trẻ sơ sinh: Trẻ ngủ khoảng 18 giờ, trong đó ngủ đêm 9 giờ, ngủ ngày 9 giờ.

Giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 18 giờ, trong đó ngủ ngày 9 giờ, ngủ đêm 9 giờ.

Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 16,5 giờ, trong đó ngủ ngày 8,5 giờ, ngủ đêm 8 giờ.

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 14,25 giờ, trong đó ngủ ngày 10 giờ, ngủ đêm 4,25 giờ.

Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 14 giờ, trong đó ngủ ngày 11 giờ, ngủ đêm 3 giờ.

Giai đoạn trẻ 12 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 13,75 giờ, trong đó ngủ ngày 11 giờ, ngủ đêm 2,75 giờ.

Giia đoạn trẻ 18 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 13,5 giờ, trong đó ngủ ngày 11 giờ, ngủ đêm 2,5 giờ.

Như vậy, đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thì một ngày bé có thể ngủ từ 16 – 18 giờ/1 ngày, hoặc một số trẻ có khi ngủ nhiều hơn là 20 giờ/1 ngày. Trong đó khoảng 8,5 – 10 giờ vào ban đêm và 6 – 7 giờ vào ban ngày .Trong ngày trải dài khoảng 3 – 4 giấc ngủ ngắn.

Bé Bú Ít Ngủ Nhiều Có Tốt Không

Bé ngủ nhiều do đâu?

Mô hình giấc ngủ của trẻ mới sinh khác hẳn với người lớn, mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 hoặc 4 giờ không kể ngày hay đêm. Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều đó là giúp cơ thể bé phát triển và lớn lên. Điều này lý giải cho việc vì sao trẻ sơ sinh lớn rất nhanh đấy, mẹ ạ. – Trẻ lớn lên khi ngủ: Đối với những bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc thì não bộ sẽ tiết ra hooc-môn tăng trưởng giúp bé nhanh lớn và khỏe mạnh hơn. – Phát triển não bộ: Giấc ngủ ngon đảm bảo cho sự phát triển não bộ, giúp bé thông minh hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ. – Tinh thần thoải mái: Ngủ đủ giấc có tác dụng giúp tinh thần bé thoải mái và điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ vui vẻ, cười đùa nhiều hơn. – Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ càng được cũng cố và trở nên khỏe mạnh hơn nhờ vào giấc ngủ ngon và sâu. Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, ngủ li bì còn có thể do bé mắc phải một số bệnh lý khác như: – Bé bị mất nước: Cơ thể trẻ bị mất nước có thể do nôn trớ, tiêu chảy, sốt hoặc ra nhiều mồ hôi. Trẻ ngủ nhiều, ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh. – Trẻ bị sốt: Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều, có thể kéo dài liên tục đến vài giờ. – Trẻ bị viêm màng não: Đây là một căn bệnh nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh vì có khả năng gây tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề. Bệnh có các triệu chứng như bé ngủ nhiều, ngủ li bì hoặc hôn mê, bú ít…

Bé bú ít ngủ nhiều và giải pháp cho mẹ

Hỏi đáp về trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều

Hỏi: Chào bác sĩ, bé em lúc sinh nặng 3.2kg, bé trai sinh đủ tháng 39 tuần. Hiện nay là 2 tháng 2 ngày cân nặng 4.7kg, bú sữa mẹ hoàn toàn. Em có những thắc mắc sau về cách cho bé bú ạ:Thứ nhất, khi bé bú 1 cữ không hết 1 bầu vú, thì ở cữ bú lần sau nên cho bú ở vú đó tiếp đến khi nào xẹp ( bú 2-3 cữ) hay cữ sau nên bú vú bên kia ạ? ( vì bé bú ít, sữa mẹ nhiều nên bé bú ít khi xẹp hết 1 bầu vú, mà sữa thì thấy về liên tục ạ, lúc ngực căng thì có thể vắt 1 bên khoảng 120-140, và 1 bên khoảng 80-100ml ạ) Có những lúc bé bú, rồi vựt ra rồi khóc, rồi đưa vào lại bú rồi vựt ra khóc. Em không hiểu những lúc này là bé bị sao ạ? Em thử lấy tay bóp thì sữa vẫn ra bình thường ạ. Thứ hai, em có hút sữa ra và cho bé bú bình, có lúc bé bú được 80,70,60,40,30ml thậm chí có lúc không bú mà lăn ra ngủ luôn ạ. Có lúc bé chịu bú bình, lúc lại không chịu. Bé vẫn ngủ đều từ sáng khoảng 7-9h thức, bú ít khoảng 5-6phút và ngủ đến khoảng 11h30 nhưng vẫn không đòi bú, mà vẫn lăn ra ngủ. Buổi trưa thì giấc ngủ ngắn hơn thường 1-2 tiếng. Một ngày (cả đêm) bé bú khoảng 14-15 cữ, có khi ít hơn và 1 lần bú khoảng 5-8 phút. Đêm có khi bé ngủ suốt không dậy bú, vậy em có nên đánh thức bé dậy bú không ạ? Và bé bú như vậy là đủ không ạ? Làm sao để bé bú được nhiều hơn, và làm sao để bé có thể bú bình tốt ạ? Thứ ba, lúc còn trong tháng bé ngày nào cũng ị cả 7-8 lần, sau đó gần 2 tháng thì bé ị khoảng 3 lần ngày. Nhưng khoảng 2 tuần nay, 3 ngày bé mới ị 1 lần, và phân ị thì không có hoa cà hoa cải như trước mà nó hơi giống bột , sáp sáp ạ. Hàng ngày bé vẫn xì hơi nhưng hơi rất hôi ạ. Như vậy bé có bị táo bón không ạ? Hay do bé bú ít nên không đi ị ạ? Bé cũng ít ngoáy khóc, chỉ khi nào quá đói thôi ạ. Em lo lắng quá, sợ bé bú ít không đủ chất dinh dưỡng ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em những thắc mắc trên. Em xin thành thật cảm ơn ạ.Trả lời: Chào bạn! Mỗi lần cho bú sữa mẹ, bạn nên cho bú một bên vú. Nếu sữa nhiều thì vắt bỏ sữa trong đầu dòng để cho bé bú sữa đục có nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng hơn. Sau khi cho bú xong mà vẫn còn sữa thì vắt ra để sữa không bị giảm tiết. Cữ bú sau sẽ bú vú bên kia. Quan trọng là bé lên cân tốt, ngủ ngoan, chứng tỏ bé bú đủ sữa. Mỗi ngày bạn nên cho bé bú ít nhất 8 lần. Nếu bé ngủ lâu quá 3 giờ thì nên đánh thức bé dậy. Bé đã quen bú vú mẹ sẽ không thích bú bình. Bé 2 tháng tuổi sẽ đi cầu khác với bé sơ sinh. Nếu bé tự đi cầu được và phân không khô cứng thì không sao. Thân mến!

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ

Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều phải làm sao

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú mẹ cần lo gì

Không phải tất cả trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều đều có lợi. Mẹ nên cẩn thận với những trường hợp bé ngủ li bì, liên tục không thức dậy đòi bú, hoặc chỉ dậy khi “dấm đài” và tiếp tục ngủ. Những trường hợp này nếu kéo dài liên tục có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh bị mất nước: Bé bị nôn trớ, tiêu chảy, sốt hoặc đổ quá nhiều mồ hôi, tất cả những trường hợp này đều có thể làm trẻ ngủ li bì trong trạng thái mệt mỏi. Mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám cũng như đề xuất những biện pháp bù nước thích hợp cho trẻ.

Trẻ bị sốt: Có hệ miễn dịch yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt, thậm chí ngay cả khi không có dấu hiệu nào báo trước. Với những bé dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân cũng như tìm cách hạ sốt cho trẻ sớm. Với các bé trên 3 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi trẻ sốt từ 38,9 độ trở lên.

Trẻ bị viêm màng não: Ngủ nhiều, bú ít là một trong số những triệu chứng của bệnh viêm màng não. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đối với những trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày do bệnh lý mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ. Trẻ bú ít ngủ nhiều nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có sao không

Trẻ sơ sinh chỉ dành thời gian cho hai việc chính là ngủ và bú, một ít dành cho việc chơi đùa cùng bố mẹ. Việc đảm bảo đúng thời lượng ngủ và hoạt động bú sữa sẽ giúp cho việc phát triển cơ thể cũng như trí não của trẻ. Do vậy mà khi trẻ không cân bằng thời gian theo khoa học theo đúng tiêu chuẩn dành cho mỗi độ tuổi thì bố mẹ rất lo lắng.

Trẻ sơ sinh nên ngủ bao nhiêu tiếng bú bao nhiêu sữa

Tùy theo cân nặng nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ mà lượng sữa bú được nhiều ít khác nhau giữa các trẻ, cũng như việc có nên cho trẻ bú đêm không và bao nhiêu là đủ. Những điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của bé rất nhiều. Nhưng nhìn chung thì các bé sơ sinh từ lúc mới sinh chơ đến khoảng 2 tuần thì cần được bú nhiều lần từ 8 đến 12 cữ trong một ngày. Nếu là bú sữa mẹ thì cách 2 tiếng cho bú một lần, nếu là sữa ngoài thì 3 tiếng một lần với lượng tương đương. Trẻ được hơn 2 tuần tuổi thì có thể bú trung bình từ 60ml đến 100ml mỗi lần và khoảng cách thời gian mỗi lần bú không thay đổi so với trước. Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên đến 12 tháng tuổi thì lượng sữa mỗi lần bú có thể tăng từ 120 đến 150 ml mỗi cữ, số lần cho bú giảm xuống còn khoảng 8 lần. Nếu trẻ không quấy khóc vì đói lúc nửa đêm thì mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho bú, vì việc cản trở giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu đời, lượng sữa non của mẹ có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn và an toàn cho trẻ.

Ngủ

Trẻ thường ngủ nhiều hơn thức khi mới sinh ra cho đến khi được 12 tháng tuổi. Nhưng cũng theo tiêu chuẩn, không nên để trẻ ngủ quá nhiều sẽ mất cân bằng cho cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến việc phát triển.Theo y học, thời lượng ngủ cần thiết cho trẻ được tính như sau: – Trẻ 1 tuần tuổi cần ngủ 16 giờ 30 phút mỗi ngày. – Trẻ 1 tháng tuổi cần ngủ 15 giờ 30 phút mỗi ngày. – Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ 15 giờ mỗi ngày. – Trẻ 6 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ 15 phút mỗi ngày. – Trẻ 9 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ mỗi ngày. – Trẻ 12 tháng tuổi cần ngủ 13 giờ 45 phút mỗi ngày. Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ ban ngày càng rút ít lại đồng nghĩa với việc thời gian ngủ ban đêm sẽ tăng lên, cho đến khi giống người lớn là ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta nên biết rằng với thời lượng ngủ nhiều như vậy, không phải là trẻ một một mạch, một giấc dài, mà có thể chia nhỏ ra tùy theo mỗi trẻ. Có thể trẻ sẽ thức dậy vì đói, các mẹ nên chú ý để cho con bú kịp thời và để trẻ thư giãn một chút trước khi cho ngủ lại.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không

Hầu hết chúng ta đều biết việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là không tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ. Mặc dù giấc ngủ rất quan trọng nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì tinh thần không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi và biếng bú, dẫn đến sa sút thể trạng và có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Trẻ ngủ nhiều, bú ít lâu ngày không khắc phục được sẽ khiến cơ thể ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng. Cần phải cung cấp đủ lượng sữa cho trẻ và đảm bảo giấc ngủ vừa đủ, không thiếu cũng không quá nhiều. Nguyên nhân của việc trẻ ngủ nhiều bú ít có thể do thói quen được tạo ra bởi bố mẹ không chăm một cách khoa học.Hoặc cũng có thể do một số trường hợp sau: – Cơ thể bé đang mắc bệnh, có thể là cảm, sốt hoặc một bệnh khác khiến cho trẻ uể oải, không muốn thức dậy để bú. Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều và lười bú ngay cả khi chúng đang đói. Hay vấn đề mất nước cũng làm cho trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi. Bố mẹ nên kiểm tra và cung cấp đủ nước cho trẻ. – Tre bị viêm màng não cũng có các triệu chứng ngủ lì bì, hôn mê, bú ít. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề và có khả năng gây tử vong cao, đặc biệt nó thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh nên các phụ huynh nhớ cho trẻ đi khám khi thấy biểu hiện này kéo dài mà không rõ lý do. – Do trẻ bị ép bú liên tục làm sinh ra tâm lý sợ hãi và trẻ bỏ bú hoặc bú rất ít. Mặc dù lượng sữa cần thiết theo tiêu chuẩn là vậy nhưng các mẹ có thể linh hoạt, tùy theo sức bú cũng như nhu cầu của con mà áp dụng, không nên quá khuôn sáo, ép bé bú khi chúng không đói, không thích bú chỉ làm con càng lãnh cảm với sữa.

Cách khắc phục trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Ai cũng biết rằng trong lúc trẻ ngủ say thì bộ não sẽ tiết ra hóc môn tăng trưởng giúp bé lớn lên, phát triển trí tuệ, giúp tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Tuy vậy, trẻ ngủ nhiều bú ít lại là một vấn đề đáng quan tâm, lúc này giấc ngủ không còn mang hiệu quả tích cực nữa mà trở thành một rắc rối, cần phải cân bằng lại.

Bố mẹ có thể tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, cho con làm quen với giờ giấc, phân biệt ngày và đêm để trẻ thực hiện đều đặn các hoạt động chính của mình.

Cho trẻ bú theo nhu cầu, nếu có thể, mẹ hãy để trẻ tự đói và đòi bú thì sẽ có hiệu quả hơn, vì khi cần thiết, trẻ sẽ thích thú với việc được bú kịp thời và vấn đề tiêu hóa cũng tốt hơn.

Cho trẻ đi khám định kì theo chỉ định của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ và đảm bảo chế độ chăm sóc một cách khoa học nhưng không máy móc, rập khuôn.

Nếu cho con bú sữa mẹ, chị em phải chú ý chế độ ăn uống của mình để lượng sữa con bú đạt chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc phản ứng xấu.

Nếu trẻ phải bú sữa ngoài vì lý do nào đó, thì mẹ phải chắc chắn về chất lượng cũng sự an toàn của loại sữa đó, nhớ đọc kĩ các thông tin trên hộp sữa về hạn dùng, thành phần của sữa.

Cảnh Báo: Trẻ 3 Tháng Tuổi Bú Ít Ngủ Nhiều Vì Sao? Có Nguy Hiểm?

Biểu hiện nhận biết trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều

Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận biết mà các mẹ có thể nhận thấy qua thói quen ngủ và uống sữa hàng ngày của trẻ. Trước tiên, các mẹ cần biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng/ngày và ăn bao nhiêu/ngày là bình thường.

– Theo Tổ chức Giấc ngủ của Mỹ, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài khoảng 14 – 17 tiếng, trong đó giấc ngủ đêm chiếm khoảng 11 – 12 tiếng. Có một số trường hợp trẻ sẽ ngủ tới 18 tiếng/ngày hay thậm chí hơn.

– Về bữa ăn, cứ cách 2 – 3 tiếng thì trẻ 3 tháng tuổi sẽ cần ăn một lần. Trẻ uống sữa công thức thời gian ăn sẽ cách lâu hơn. Tuy nhiên, càng lớn lượng sữa của trẻ sẽ tăng lên, số bữa ăn sẽ giảm xuống và khoảng cách giữa các bữa ăn cũng sẽ dài hơn.

– Về lượng sữa, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên cho trẻ 3 tháng tuổi ăn khoảng 59 – 74ml sữa/ngày trên 450g trọng lượng cơ thể. Ví dụ nếu trẻ nặng 6kg thì trẻ sẽ cần tiêu thụ khoảng 800 – 1000ml sữa/ngày.

Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi ăn ít ngủ nhiều

– Giai đoạn phát triển của trẻ

Trong quá trình phát triển của trẻ sẽ có những giai đoạn phát triển trẻ có sự thay đổi. Đó là các giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi, 7 tuần, 10 tuần, 3 – 4 tháng tuổi, 6 tháng và 18 tháng. Trong các giai đoạn này, trẻ sẽ ăn ít hơn và ngủ nhiều hơn bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng.

– Trẻ vừa tiêm phòng xong

Trong khoảng 24-48 giờ sau khi tiêm, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn, các giấc ngủ cũng sâu hơn và không có cảm giác thèm ăn. Điều này là do cơ thể trẻ đang trong quá trình xây dựng hệ miễn dịch với các loại virus gây bệnh nên sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi hơn.

– Trẻ bị phân tâm

Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi sẽ biết nhiều hơn, dễ bị phân tâm bởi các âm thanh và môi trường xung quanh, từ đó dẫn tới việc trẻ ăn ít hơn. Khi cho trẻ ăn, mẹ nên chọn nơi yên tĩnh để trẻ tập trung ăn hơn.

– Cơ thể trẻ nóng

Khi cơ thể quá nóng, trẻ sẽ mệt mỏi, không tỉnh táo nên lượng sữa trẻ nạp vào cũng sẽ ít hơn so với bình thường. Để khắc phục, mẹ nên cho trẻ ăn và chơi ở nơi thoáng mát, mặc đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

– Trẻ bị nhiễm virus

Khi bị nhiễm virus, số thời gian ngủ của trẻ sẽ tăng lên, ngược lại lượng ăn sẽ bị giảm xuống. Lúc này, mẹ nên cho trẻ ăn và ngủ theo nhu cầu, không nên ép buộc trẻ. Hầu hết các loại virus chỉ tồn tại trong khoảng vài ngày, nhưng nếu tình trạng trẻ ngủ nhiều bú ít kéo dài hơn 7 ngày thì mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.

– Bé có lượng đường trong máu thấp

Một vài trường hợp trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều là do cơ thể bị hạ đường huyết. Dấu hiệu bao gồm nhịp tim đập nhanh, thân nhiệt giảm, da mặt nhợt nhạt, tay chân lạnh… Nếu nghi ngờ trẻ bị hạ đường huyết thì bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

Cách khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi ngủ nhiều bú ít

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều bú ít nếu để kéo dài và không phải do hiện tượng sinh lý (các giai đoạn phát triển cua trẻ) có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà mẹ cần gọi trẻ dậy khi tới cữ ăn. Lời khuyên là mẹ không nên cho trẻ ngủ quá 2,5 tiếng/giấc vào ban ngày và để trẻ tập trung ngủ vào ban đêm, từ đó lượng ăn ngủ sẽ cân bằng hơn.

Mẹ có thể áp dụng một số cách sau để gọi con dậy khi tới cữ ăn:

– Cho trẻ bú

Khi đặt ti vào miệng, trẻ sẽ tự nhiên có phản xạ mút. Khi bắt đầu bú sữa mẹ, trẻ sẽ dần tỉnh dậy.

– Chạm nhẹ vào trẻ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ chỉ cần chạm nhẹ vào má hoặc bộ phận khác cũng có thể khiến trẻ cử động và tỉnh giấc.

– Bỏ lớp khăn quấn

Khi được bọc trong lớp khăn ấm, trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn. Do đó, khi muốn gọi trẻ tỉnh dậy, mẹ chỉ cần bỏ lớp chăn này là được.

– Làm mát

Nếu trẻ ngủ quá sâu, khó đánh thức thì mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm lau nhẹ lên bàn tay, bàn chân, lưng và mông để đánh thưc trẻ.

– Lựa chọn dòng sữa phù hợp cho con

Với những trẻ kén ăn có thể khi mẹ đổi sữa hoặc dòng sữa hiện tại không hợp sẽ khiến con chán ăn bỏ bú. Mẹ có thể tham khảo đổi sang dòng sữa Dexolac Newborn cho trẻ 3 tháng tuổi vừa giúp con ngủ ngon giấc, tăng cân tự nhiên và đề kháng khỏe mạnh.

Đây là dòng sữa bột trẻ em được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện, không lo táo bón, đồng thời giúp tăng cường đề kháng chống lại ốm vặt, dịch bệnh hiệu quả.

Lưu ý: bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều và đi kèm với các dấu hiệu như sốt, tiêu chảy, nôn trớ… thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị nhanh chóng.

– Sử dụng điều hoà cho trẻ sơ sinh ngày hè, mẹ nên lưu ý gì??

– Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung vitamin D?

– Bé 12 tháng tuổi BIẾNG ĂN: Những điều cha mẹ cần biết!

Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Có Tốt Không? Bé Lười Bú Có Nên Đánh Thức

Với những gia đình đang thắc mắc về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không khi bé không chịu dậy bú lười, không khóc thì đây thực sự là một vấn đề gây ra sự hoang mang, bối rối. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ nhiều và có nên đánh thức bé không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.

1/ Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Giải đáp câu hỏi trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không, theo các bác sĩ đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng.

Thực tế đã cho thấy, trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời thường có nhu cầu về giấc ngủ chiếm thời gian khá dài, lên đến 20 giờ/ ngày và sẽ dần rút ngắn lại. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên trong những ngày đầu, trẻ thường ngủ nhiều và vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Trẻ có thể ngủ nhiều vào ban ngày, thức dậy vào ban đêm để bú. Độ dài của mỗi giấc ngủ cũng sẽ không giống nhau, thông thường khoảng 2-3 giờ. Tùy theo cơ để của từng trẻ mà thời gian và thời điểm ngủ của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Bố mẹ không nên lo lắng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không mà nên lưu ý một số điểm sau:

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: trẻ ngủ suốt ngày là điều bình thường, tổng thời gian ngủ khoảng 16 – 20 giờ.

Đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: thời gian ngủ sẽ ngắn lại, trẻ sơ sinh đã quen dần với việc ngủ giấc dài vào ban đêm. Trung bình bé sẽ ngủ 14 tiếng/ ngày.

Từ 6 tháng đến 1 tuổi: trung bình bé sẽ ngủ 12 -15 tiếng/ ngày.

Hàng ngày trẻ sơ sinh hay ngủ nhiều vào ban ngày là điều bình thường

2/ Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không?

Mặc dù đã biết được trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn sẽ băn khoăn bởi khi trẻ ngủ nhiều như vậy thì thời gian bú lúc nào và bé không dậy bú sẽ có ảnh hưởng ra sao. Các mẹ nên nhớ rằng, giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong việc giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, phát triển trí tuệ toàn diện.

Trong một số trường hợp trẻ ngủ nhiều bú ít hoặc không chịu dậy bú mà không kèm theo các triệu chứng bất thường nào thì mẹ hoàn toàn có thể không cần quá lo lắng. Ngoài ra, khi trẻ ngủ nhiều sẽ giúp tinh thần, tâm trạng của trẻ trở nên thoải mái, dễ chịu khiến trẻ không có những cảm giác mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú hay quấy khóc nhiều.

Trong trường hợp trẻ ngủ nhiều không chịu dậy bú, mẹ có thể đánh thức con dậy để bú, đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi không nên để bé nhịn lâu hơn khoảng thời gian 4-5 tiếng không bú bởi có thể khiến bé bị đói, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Mẹ nên dựa vào cân của bé để biết được trẻ có đang phát triển bình thường hay không để có những điều chỉnh thói quen về giấc ngủ và chế độ bú ngay trong những ngày đầu tiên để có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp nhất cho trẻ.

Mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều lười bú sữa

Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít do bệnh lý kèm theo các dấu hiệu bất thường nên mẹ phải đặc biệt chú ý, quan tâm chăm sóc và quan sát con trong những ngày đầu tiên để có thể có những giải pháp kịp thời giúp trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

3/ Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều li bì?

Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không thực chất không ảnh hưởng quá nhiều nếu mẹ theo dõi vẫn thấy trẻ bú tốt và phát triển cân nặng đều đặn. Trẻ ngủ nhiều ở giai đoạn sơ sinh là chuyện bình thường nhưng nếu trẻ ngủ nhiều li bì bất thường thì có thể là bởi các lý do sau đây:

– Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm: khi cơ thể bé có những biểu hiện như ho nhiều, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo sốt cao sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và rơi vào trạng thái ngủ nhiều.

– Bé bị tiêu chảy, mất nước: dẫn tới tình trạng trẻ mệt mỏi, chán ăn bỏ bú và ngủ nhiều hơn so với bình thường.

– Trước đó trẻ không được ngủ đủ giấc: do môi trường xung quanh ồn ào, không yên tĩnh, người lớn nói chuyện nhiều, nhiệt độ không thoải mái.

– Đối với trẻ sinh non, sinh thiếu tháng thì giấc ngủ có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn so với những trẻ bình thường khác.

Ngoài ra, lí do khiến bé sơ sinh ngủ nhiều có thể là do bé vừa tiêm chủng hoặc đang trong quá trình vượt qua một mốc tăng trưởng nào đó. Tình trạng nguy hiểm nhất khi trẻ ngủ nhiều đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh vàng da. Vì vậy, trong những ngày tháng đầu đời, mẹ nên đặc biệt quan sát mọi cử chỉ, biểu hiện của con để có những giải pháp kịp thời khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều ăn ít.

4/ Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ nhiều

Bé có thể mắc một số bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến tình trạng ngủ li bì

Việc quan trọng nhất ảnh hưởng đến chuyện trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không đó là khi đó trẻ sẽ bỏ bú, không ăn đủ số bữa theo yêu cầu khiến trẻ không thể phát triển thể chất và trí tuệ một cách toàn diện.

Trong trường hợp này, mẹ nên đánh thức con dậy để bú trong khi trẻ đã ngủ khoảng 2-3 giờ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sẽ rất nhanh đói do mỗi lần chỉ bú được khoảng 90 ml sữa nên mẹ cần đánh thức con dậy để tránh cho con không được bú trong khoảng thời gian dài quá mức quy định (khoảng 4 tiếng).

Mẹ nên chú ý cách đánh thức con thật nhẹ nhàng như: chạm nhẹ vào bé, bỏ khăn quấn quanh bé … sao cho con cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất khi được đánh thức dậy để bú. Trong tháng đầu tiên, cứ 2-3 giờ trẻ cần bú 1 lần vào ban ngày và 4-5 giờ vào ban đêm. Sau khoảng 1 tháng đầu tiên, tùy thuộc vào lượng sữa bé đã bú ban ngày mà mẹ sẽ có sự điều chỉnh có nên đánh thức bé dậy vào ban đêm hay không.

Mẹ sẽ dần tập cho con khoảng thời gian ngủ vào ban đêm giúp bé duy trì sự khoa học trong giấc ngủ, tạo tiền đề cho bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh hay ngủ nhiều kèm theo các dấu hiệu ho, sốt cao thì mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả trong thời gian sớm nhất. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc, điều trị tại nhà bởi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của con.

Mẹ có thể đánh thức con bằng cách lấy khăn chạm nhẹ nhàng vào con

Mong rằng bài viết đã giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không và giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được bé yêu nhiều hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.