--- Bài mới hơn ---
Bà Bầu Hay Bị Căng Cứng Bụng Có Sao Không?
Mang Thai Tháng Cuối Bụng Căng Cứng Có Sao Không?
Phụ Nữ Mang Thai Tháng Cuối Bụng Căng Cứng Có Sao Không?
Chuột Bạch Mắt Đỏ Thích Ăn Gì? Mua Ở Đâu Hà Nội? Giá Bao Nhiêu
Giải Đáp Nhanh: Có Nên Nuôi Mèo Hoang Không?
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị gò bụng
Mẹ bầu bị gò bụng là tình trạng thường thấy
– Tâm lý của mẹ bầu
Những cảm xúc vui, buồn, căng thẳng, giận dữ của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của thai nhi và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng. Nhiều người cho rằng đây cách em bé “chia sẻ” cảm xúc với mẹ. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên học lối sống tích cực, thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân, đặc biệt là chồng để hạn chế những cảm xúc tiêu cực trong thai kỳ.
– Áp lực lên tử cung quá lớn
Bắt đầu từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu lớn lên nhanh chóng, tử cung bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang, trực tràng.
– Hệ xương của thai nhi phát triển
Bé đang thực sự lớn dần lên bắt đầu từ tháng thứ 4, bộ khung xương phát triển và dài ra. Khi bé xoay chuyển người sẽ tạo nên những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
– Mẹ bầu bị táo bón nặng
Những cơn gò cứng bụng cũng thường xảy ra ở mẹ bầu hay bị táo bón thai kỳ “hành hạ”. Các mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày của mình nhằm hạn chế tình trạng táo bón.
– Những vết rạn da
Các vết rạn xuất hiện do mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, bụng bầu lớn lên trong khi làn da chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi này từ đó cũng gây ra hiện tượng gò cứng bụng.
Những trường hợp cần chú ý khi bà bầu bị gò bụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gò bụng
1. Cơn gò Braxton – Hicks hay cơn gò sinh lý
Cơn gò Braxton – Hicks xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, không đều và không thường xuyên. Cơn gò sinh lý này là cách cơ thể hay tử cung của bạn luyện tập cho ngày lâm bồn.
Đặc điểm của cơn gò:
- Thường không đau
- Cảm giác tập trung tại bụng
- Cảm giác căng chặt bụng dưới
- Có thể khiến bạn khó chịu
- Xuất hiện bất chợt và kéo dài khoảng 30 giây, thường không tạo thành cơn gò cụ thể
Cơn gò sinh lý thường sẽ biến mất khi:
- Uống nhiều nước
- Thay đổi tư thế (như từ đứng thành ngồi)
- Dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi (nằm nghiêng bên trái).
Thông thường, những cơn gò Braxton -Hicks không xuất hiện theo chu kỳ, mức độ đau không tăng dần theo thời gian, không tạo thay đổi ở cổ tử cung. Cơn đau xuất hiện bất chợt và nhanh chóng biến mất nếu mẹ thực hiện những lời khuyên trên. Tuy nhiên, nếu cơn gò trên vẫn không mất hay xảy ra thường xuyên hơn, đó có thể bạn sẽ bị sinh non. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
2. Cơn gò tử cung sinh non
Cơn gò tử cung xảy ra thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu.
Dâu hiệu nhận biết:
- Cơn gò xuất hiện mỗi 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ
- Cùng với cảm giác căng chặt ở tử cung
- Đau âm ỉ
- Áp lực ở khung chậu
- Áp lực ở bụng
- Co thắt hay chuột rút
Đặc biệt là nếu kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối) thì hãy đưa ngay mẹ bầu đến bệnh viện. Thai phụ có thể lường trước được nguy cơ sinh non thông qua các lần thăm khám bác sĩ. Những mẹ bầu mang đa thai, có tiền sử sinh non hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích, có cồn (rượu, bia, thuốc lá…) dễ dẫn đến tình trạng sinh non.
3. Cơn gò tử cung chuyển dạ
Không giống như cơn gò Braxton – Hicks, những cơn gò này sẽ ngày càng tăng lên về cường độ cũng như thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Những cơn gò này giúp cổ tử cung mở rộng để chuẩn bị cho em bé chào đời. Những cơn gò này thường xuất hiện dày theo chu kỳ với mức độ đau tăng dần.
Giai đoạn sớm trước chuyển dạ
Những cơn gò trong giai đoạn này vẫn còn nhẹ nhàng, cảm giác căng chặt tử cung hay bụng dưới, kéo dài từ 30 đến 90 giây. Càng đến lúc chuyển dạ, mỗi cơn gò có thể xuất hiện sau 5 phút. Chất nhầy hồng từ cổ tử cung do cổ tử cung mở rộng dần. Nước ối rỉ thành tia hay thành dòng lớn từ âm đạo
Chuyển dạ thực sự
Những cơn gò sẽ ngày càng đau nhiều hơn và thường xuyên hơn so với cơn gò trong giai đoạn sớm. Cổ tử cung sẽ mở rộng từ 4 đến 10cm, chuẩn bị để em bé được ra ngoài.
Triệu chứng thường gặp cùng với cơn gò khi chuyển dạ:
- Cơn gò này bao quanh cả cơ thể từ lưng ra trước bụng
- Bị chuột rút
- Cơn gò tử cung kéo dài từ 60 đến 90 giây
- Khoảng cách giữa mỗi cơn gò từ 30 giây đến 2 phút.
- Đau đầu và buồn nôn
- Nóng ran
- Ớn lạnh
- Đầy bụng, ợ hơi, xì hơi.
Nếu là cơn gò bụng chuyển dạ thì mẹ bầu nhanh chóng nhập viện để được chăm sóc và chuẩn bị sinh.
4. Làm gì khi bà bầu bị gò bụng
Biện pháp không dùng thuốc
- Đi bộ hay thay đổi vị trí: giúp mẹ tăng sự dẻo dai và giảm bớt các cơn gò bụng
- Thiền: là phương pháp tịnh tâm, tập trung vào việc hít thở, bỏ lại những bộn bê xung quanh. Với những mẹ bầu hay bị gò bụng, ngồi thiền là biện pháp an toàn và nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu này. Khi ngồi thiền các mẹ hãy tưởng tượng những cơn gò giống như đợt sóng đang vỗ nhẹ vào bụng, ấm áp và mát lành.
- Thôi miên (Hypnosis – giấc ngủ nhân tạo) là kỹ thuật thư giãn giúp hạn chế tiết các hormon gây co thắt – nguyên nhân tạo cơn gò bụng khó chịu. Đây cùng là biện pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng để sinh nhanh và giảm bớt đau đớn khi sinh
- Nghe nhạc: từ trước đến nay âm nhạc được coi là liệu pháp kỳ diệu làm dịu cảm xúc và vơi bớt nỗi đau. Với bà bầu bị gò bụng khi mang thai, âm nhạc cũng có tác dụng tương tự. Việc nghe nhạc sẽ giúp mẹ bầu quên đi những cơn gò bụng, tạo cảm xúc vui tươi, giải tỏa stress. Bên cạnh đó, nghe nhạc khi mang thai còn là phương pháp cải thiện phản xạ và kích thích phát triển thính giác ở thai nhi. Một biện pháp mang đến vô vàn lợi ích, mẹ bầu nên áp dụng ngay để chấm dứt những mệt mỏi do cơn gò bụng mang đến.
- Massage là một trong những liệu pháp an toàn vừa mang lại hiệu quả cao, giúp tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và các cơn gò bụng mà còn đem lại sự thư giãn cho bà bầu.
- Tập yoga nhẹ nhàng là một trong những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu. Tập yoga tăng sự dẻo dai cho cơ thể đồng thời hạn chế các cơn gò.
- Tìm cách giúp bạn tạm quên cơn đau như chơi game.
Bà bầu bị gò bụng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp bà bầu bị gò bụng đều không nguy hiểm. Đó chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể mẹ và bé trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, nếu cơn gò bụng xuất hiện trong thời gian dài hoặc lệch hẳn sang một bên hoặc kèm theo các các biểu hiện bất thường như đã nêu ở trên…các mẹ nên nhanh chóng đến viện để kiểm tra.
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con thuận lợi!
--- Bài cũ hơn ---
Cơn Gò Tử Cung, Gò Cứng Bụng Là Gì, Có Nguy Hiểm, Bị Tuần 37
Mang Thai 33 Tuần Bị Gò Bụng Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non Không ?
Bà Bầu Bị Gò Cứng Bụng Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Tất Tần Quan Trọng Người Mẹ Cần Biết Khi Mang Thai Tháng Thứ 8
Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Nguy Hiểm?