Top 8 # Xem Nhiều Nhất Bánh Cốm Bao Nhiêu Calo Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Bánh Cốm Bao Nhiêu Calo? Ăn Bánh Cốm Có Giảm Cân Không?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh khác nhau từ phương tây cho đến truyền thống như bánh dẻo, dừa nướng, bánh gạo, trung thu, bánh dừa, pizza bánh bông lan… Với những ai đang thực hiện kế hoạch giảm cân thì việc ăn uống như thế nào, lượng calo có trong mỗi món ăn, mỗi loại thực phẩm ra sao,… luôn là những mối quan tâm hàng đầu. Thế nên, không có gì khó hiểu khi không ít người băn khoăn không biết 1 chiếc bánh cốm bao nhiêu calo. Biết rõ được lượng calo của bánh cốm, bạn sẽ quyết định được có nên ăn bánh cốm khi đang giảm cân hay không và nếu ăn thì nên ăn như thế nào.

+ 100g Bánh cốm gạo chứa:192 calo

+ 100g Bánh cốm sữa chứa: 160 calo

+ 100g Bánh cốm gạo rang chứa: 130 calo

Bánh cốm được tạo nên từ gạo nếp, cốm, dừa sợi, nước cốt dừa, đậu xanh hoặc sen nhuyễn, đường. 1 chiếc bánh cốm khá nhỏ (65g) có thể chứa đến 180 calo, cao hơn hẳn lượng calo có trong 1 bát cơm trắng. Nguyên nhân khiến bánh cốm có lượng calo như vậy là những nguyên liệu tạo nên bánh đều có hàm lượng calo cao, đặc biệt là gạo nếp non, đường. Như vậy, chỉ ăn chừng 100g bánh cốm bạn đã nạp vào cơ thể đến 277 calo, gần bằng 1/3 lượng calo của thực đơn giảm cân 1,000 calo mỗi ngày.

+ Tính lượng calo cần thiết cho mỗi bữa ăn: 1 người trưởng thành với nhu cầu dinh dưỡng bình thường sẽ cần nạp 1,800-2,000 calo mỗi ngày, tức là cần khoảng 667 calo cho mỗi bữa ăn. Việc nạp ít hơn 667 calo sẽ tạo ra tình trạng thâm hụt calo giúp giảm cân, và ngược lại nếu nạp hơn 667 calo sẽ khiến năng lượng dư thừa trở thành mỡ tích tụ trong cơ thể.

+ Tính lượng calo khi ăn no với bánh cốm: 100g bánh cốm cung cấp cho cơ thể đến 277 calo. Nếu muốn ăn no với bánh cốm như 1 bữa ăn chính trong ngày, bạn sẽ cần ăn ít nhất khoảng 300g bánh (hoặc hơn) tương đương với lượng calo nạp vào cơ thể là 831 calo.

+ So sánh con số trên, đã có thể thấy lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể sau khi ăn bánh cốm cao hơn khá nhiều lượng calo cần thiết cho mỗi bữa. Lượng calo sau khi ăn bánh cốm sẽ trở thành năng lượng dư thừa, tích lũy dưới dạng mỡ trong cơ thể.

Có một điều rất đáng chú ý ở bánh cốm đó là sản phẩm này còn được tạo nên bởi các nguyên liệu không lành mạnh với thực đơn giảm cân, đó là gạo nếp và đường. 2 nguyên liệu này hầu như không chứa chất xơ, thường được chuyển hóa rất nhanh thành mỡ thừa khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Đến đây đã có thể khẳng định bánh cốm là thực phẩm GÂY BÉO, ăn bánh cốm hoàn toàn không giảm cân mà ngược lại, GÂY TĂNG CÂN.

+ Mỗi tuần chỉ nên ăn bánh cốm vào ngày ăn xả. Mỗi lần không ăn quá 2 chiếc bánh cốm.

+ Có thể thay bánh cốm gạo nếp bằng bánh cốm gạo lứt. Bánh cốm gạo lứt có lượng calo thấp hơn, đồng thời trong gạo lứt có nhiều chất xơ, vitamin thúc đẩy quá trình đốt mỡ, giảm cân.

+ Có thể tự làm bánh tại nhà để tự lựa chọn nguyên liệu và kiểm soát lượng calo có trong bánh.

+ Sau khi ăn bánh cốm, không nên nằm và ngồi luôn. Có thể vận động nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, tập luyện thể dục để đốt cháy lượng calo của bánh cốm.

Hỏi nhanh – đáp gọn về bánh cốm

Câu trả lời là CÓ, đặc biệt là khi bạn ăn nhiều, ăn bánh mỗi ngày hoặc mỗi lần ăn liền đến 3-4 chiếc. Lượng tinh bột, đường có trong bánh cốm rất cao, sẽ là nguyên nhân khiến bạn tăng cân vèo vèo nếu cứ liên tục ăn.

Câu trả lời CÓ. Bánh cốm có hương vị thơm ngon, có thể ăn trong các bữa phụ giúp mẹ bầu ngon miệng hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ăn bánh cốm nhiều sẽ béo lên nên các mẹ bầu cần chú ý không nên quá nhiều bánh cốm hay các món ăn chứa nhiều đường, tinh bột. Ngoài nguy cơ làm các mẹ bầu không thể kiểm soát cân nặng, ăn nhiều đồ ngọt như bánh cốm còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

Tùy thuộc vào nguyên liệu làm bánh cốm mà phụ nữ sau sinh có thể ăn hay không. Với bánh cốm gạo lứt, chị em có thể ăn được nhưng với bánh cốm gạo nếp, chị em tuyệt đối không nên ăn vì đồ nếp có thể làm vết mổ, vết khâu sau sinh mưng mử và lâu lành hơn. Ngoài ra, ăn bánh cốm với lượng calo cao sẽ khiến các mẹ sau sinh khó giảm cân, sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại vóc dáng thời con gái.

Trong tiềm thức của người Hà Nội xưa, bánh cốm ngon nhất là được thưởng thức cùng chính những hạt cốm thơm dẻo, được bọc trong lá sen tươi, uống cùng những ly trà mạn nước xanh trong. Bạn cũng có thể học theo cách thưởng thức bánh cốm như người Hà Nội, nước trà mạn với vị chát nhẹ sẽ làm trung hòa vị ngọt của bánh. Hơn nữa, trong trà mạn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Thông qua phần diễn giải ở trên từ Thẩm mỹ viện Quốc tế Nevada, hy vọng bạn đã có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bánh cốm bao nhiêu calo, ăn bánh cốm có béo không cho mình rồi. Nếu thực sự băn khoăn, muốn tìm kiếm phương pháp giảm béo nhanh và hiệu quả, đừng ngại ngần để được tư vấn tận tâm và chi tiết nhất.

Giảm béo thông minh – Ưu đãi linh đình

Bánh Cốm Bao Nhiêu Calo Và Việc Bạn Ăn Bánh Cốm Có Béo Không?

Bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Trên dải đất hình chữ S – Việt Nam, mỗi nơi, mỗi vùng miền đều sở hữu những nét đặc trưng, đặc sản mang đậm dấu ấn, tạo nên sự khác biệt và phong phú cho nền ẩm thực của người Việt. Nếu ở Yên Bái nổi tiếng với món chè Shan tuyết Suối Giàng, ở Huế có kẹo mè xửng hay ở Hải Dương có bánh đậu xanh nức tiếng,… Vậy bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Bánh cốm từ lâu đã được xếp vào danh sách những loại đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là bánh cốm Hàng Than. Chiếc bánh cốm vuông vức, dẻo mềm với phần vỏ bánh xanh mướt màu cốm, kết hợp với đỗ xanh ngọt mịn, dừa nạo hay mứt sen trần… chắc hẳn đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Đặc biệt là trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp,… Bởi bánh cốm rất ngon nhưng lại chẳng hề đắt đỏ, vậy nên rất nhiều du khách thập phương khi đến với Hà Nội đã mua và sử dụng bánh cốm như một món quà ý nghĩa dành tặng cho bạn bè, người thân của mình.

Bánh cốm làm từ bột gì?

Bánh cốm được làm từ bột gì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, cách làm bánh của mỗi người. Thông thường, nguyên liệu chính của bánh cốm sẽ bao gồm bột nếp và đậu xanh giã nhuyễn. Bột nếp phải là loại hảo hạng, thơm ngon nhất để sau khi chế biến, cốm sẽ đạt tới độ dẻo mềm hoàn hảo. Nếu để cốm quá già hay quá non, vỏ bánh cốm sẽ bị chảy nhão, phá hỏng cả về mặt thẩm mỹ lẫn hương vị của chiếc bánh.

Phần nhân bánh cốm được chế biến chủ yếu từ đậu xanh và dừa nạo. Trải qua công đoạn ngâm, xào, trộn đều nguyên liệu vô cùng tỉ mỉ, công phu mới tạo ra phần nhân bánh thơm ngon, vừa miệng như vậy.

Bánh cốm bao nhiêu calo?

Lý giải cho câu hỏi bánh cốm bao nhiêu calo? Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Mặc dù bánh cốm được chế biến với thành phần nguyên liệu tương đối đơn giản, không quá cầu kỳ, chủ yếu là bột nếp, đường, đậu xanh.

Tuy nhiên, hàm lượng calo trong bánh cốm “không phải dạng vừa”. Theo đó, cứ 100g bánh cốm (khoảng 2 – 3 chiếc) sẽ chứa khoảng 560 kcal. Vậy tính ra, trong 1 chiếc bánh cốm sẽ chứa khoảng 190 kcal.

Ngoải ra, để đáp ứng được nhu cầu và thay đổi khẩu vị cho bánh cốm, ở một số nơi có thể thay thế bột gạo nếp bằng bột gạo lứt rang,… Mỗi loại gạo, nguyên liệu làm bánh cốm sẽ chứa hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng riêng. Do đó, để xác định bánh cốm bao nhiêu calo? Bạn nên tìm hiểu kỹ hơn thành phần nguyên liệu tạo ra chiếc bánh đó.

Ăn bánh cốm có béo không?

Dựa vào hàm lượng calo có trong bánh cốm là khoảng 190 kcal/ chiếc. Chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ khẳng định ăn bánh cốm không béo, nếu so sánh với mức năng lượng tối thiểu cần nạp là 2000 kcal/ ngày.

Thế nhưng, theo chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, bánh cốm tuy chứa không quá nhiều calo nhưng trong bánh có rất nhiều đường và tinh bột từ gạo nếp. Đây là 2 chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt tới cân nặng, vóc dáng nếu được nạp vào cơ thể quá mức cho phép. Đồng nghĩa với việc, nếu bạn ăn quá nhiều, ăn quá thường xuyên, quá lạm dụng thì nguy cơ béo phì, tăng cân là vô cùng cao.

Chưa kể, bánh cốm gần như không chứa chất xơ, protein, chất khoáng,… Những chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích đối với hoạt động sống và cơ thể của con người. Vì vậy, để bảo toàn vóc dáng và cơ thể, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định ăn loại bánh này. Đặc biệt là đối với những người bị thừa cân, béo phì hay tiểu đường,…

Bánh cốm để được bao lâu?

Theo kinh nghiệm của những người chế biến bánh cốm gia truyền, bánh cốm tươi (không chất bảo quản) sẽ để được trong khoảng 4, 5 ngày tùy vào điều kiện, môi trường bảo quản. Do vậy, bạn nên chú ý hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản được in trên bao bì hộp bánh, để có thể giữ được nguyên vẹn hương vị của chiếc bánh.

Tuyệt đối không nên ăn bánh cốm hết hạn bởi sự biến đổi chất trong bánh có thể khiến bạn bị đi ngoài, tiêu chảy, nôn nao,…

Kết luận lại, những thông tin trong bài viết trên đã phần nào giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi, Bánh cốm bao nhiêu calo và ăn bánh cốm có béo không? Hy vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin, kiến thức bổ ích.

Bánh Afc Bao Nhiêu Calo?

Là một trong những loại bánh được nhiều người ưa thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn là những dưỡng chất có trong bánh. Tuy nhiên, nhiều người không biết được rằng bánh AFC bao nhiêu calo. Nếu bạn là tín đồ của món bánh này thì không thể bỏ qua thông tin bên dưới bài viết.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh afc được bày bán trong đó phổ biến có 2 loại afc là bánh rau cải và bánh afc lúa mì cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe con người.

Vậy, bánh AFC bao nhiêu calo?

Theo như thông tin được công bố trong thành phần bánh afc thì bạn có thể thấy trong 50g bánh sẽ cho bạn 252 calo. Như vậy nếu như bạn ăn nhiều bánh AFC 1-2 gói bánh thì lượng calo cũng không quá cao. Trong đó, riêng thành phần năng lượng chất béo nằm trong khoảng 107 calo chiếm tỷ lệ tương đương với 42% năng lượng. Chất bột đường là 130 và chất đạm chỉ chứa rất ít khoảng 15calo và chất xơ trong bánh là 1,33g. 

Chính vì thế mà có nhiều bạn trẻ ưa thích sử dụng bánh afc như một món ăn sáng thuận tiện, ít béo. Thậm chí có nhiều chị em còn sử dụng bánh afc để giảm cân.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng, bạn nên chọn bánh afc chính hãng được bày bán trên thị trường để mang lại hiệu quả, an toàn. Mặt khác, nếu muốn  dụng bánh afc để giảm cân thì bạn có thể kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý khác để duy trì sức khỏe cộng với việc luyện tập thể dục thể thao.

Bánh Tét Bao Nhiêu Calo?

Trao đổi về vấn đề bánh tét bao nhiêu calo, chuyên gia dinh dưỡng chi biết như sau:

Bánh tét hay còn gọi là bánh đòn – một trong những loại bánh được yêu thích trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam. Giống với bánh chưng ở ngoài miền Bắc, bánh tét cũng được chế biến tương tự về nguyên liệu, cách nấu cũng như được sử dụng trong dịp tết nguyên đán. Về vấn đề bánh tét bao nhiêu calo thì theo cách tính calo của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong một khoanh bánh Tét với trọng lượng 100g cung cấp cho cơ thể khoảng 440 calo, 56,7 g carbohydrate, 11,8 g protein và 4 g chất béo.

Tuy nhiên, trên thực tế, bánh tét có nhiều loại nhân được làm từ những nguyên liệu khác nhau. Có khi là bánh tét nhân đậu thịt, có khi là bánh tét nhân chuối, có lúc lại là bánh tét nhân mặn…. Tùy vào từng loại nhân bánh mà lượng calo trong món bánh tét có sự chênh lệch. Để biết bánh tét bao nhiêu calo, chúng ta cần dựa vào nguyên liệu cụ thể trong từng loại bánh tét.

Một chiếc bánh Tét truyền thống sẽ gồm những nguyên liệu sau:

400g gạo nếp

200g đậu xanh không vỏ

1 bó lạt tre

100g thịt ba chỉ

1 bó lá chuối tươi (chọn lá còn tươi, tàu lá dài, không bị giập nát)

Muối, hạt nêm, tiêu xay

Đối với bánh Tét Ngũ Sắc: Nguyên liệu cơ bản giống như bánh Tét truyền thống và thêm một số nguyên liệu phụ khác cụ thể:

Gạo nếp ngon.

Đậu xanh.

Thịt ba chỉ.

Gia vị: hành tím, dầu ăn, đường, muối, tiêu xay,…

Nước cốt dừa, màu tím từ lá cẩm, màu xanh từ lá dứa (có thể thay bằng lá ngót), màu đỏ từ gấc chín.

Lá chuối và dây lạt.

Một chiếc bánh Tét nhân Chuối sẽ gồm những nguyên liệu sau:

Theo đó, lượng calo trong từng loại bánh tét được tính toán cụ thể như sau:

Trong 100g bánh tét nhân chuối sẽ chứa khoảng 300 calo

Trong 100g bánh tét nhân đỗ ngọt sẽ chứa khoảng 440 – 450 calo

Trong 100g bánh tét nhân mặn sẽ chứa khoảng 400 calo

Tìm hiểu thêm:

Ăn bánh tét có tốt không?

Những người thừa cân, bị béo phì nên hạn chế ăn bánh tét bởi nguồn năng lượng và chất béo dồi dào trong món ăn này không có lợi cho vóc dáng cũng như sức khỏe của bạn.

Những người bị đau dạ dày, cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn bánh tét, do bánh tét có thể gây tăng tiết dịch acid sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Những người có cơ địa nóng trong, nổi mụn nhọt, vết thương lâu lành cũng không nên ăn quá nhiều bánh tét bởi đây là thực phẩm làm từ gạo nếp.

Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, thận hay đái tháo đường cũng không nên ăn bánh tét bởi hàm lượng chất béo không no cùng lượng đường vượt mức cho phép trong món ăn này hoàn toàn không tốt.

Mặt khác, với hàm lượng calo dồi dào, nếu bạn không muốn bị tăng cân thì khi ăn bánh tét cần lưu ý:

Không nên ăn bánh tét kèm với món rán, quay, các thực phẩm chứa nhiều chất béo. Thay vào đó, bạn nên tăng cường trái cây ít ngọt như bưởi, dưa hấu… hoặc rau quả có nhiều chất xơ.

Bạn có thể ăn bánh tét kèm với các loại dưa muối như: hành, củ cải, cà rốt, dưa góp … để không gây ngán.

Đối với món ăn giàu năng lượng như bánh tét bạn chỉ nên ăn 1 lần/tuần và chỉ ăn 1-2 khoanh bánh vừa phải mỗi lần.

Không nên ăn bánh tét vào buổi tối để tránh tích tụ năng lượng, gây béo.