Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ăn Đầu Cá Lóc Có Tốt Không Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

100G Cá Lóc Chứa Bao Nhiêu Calo? Ăn Cá Lóc Có Tốt Không?

Cá lóc hay cá quả, cá chuối, cá tràu là loài cá nước ngọt được yêu thích trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Dưới góc nhìn dinh dưỡng thì loài cá này còn đóng vai trò như thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để tìm hiểu cụ thể hơn đồng thời biết 100g cá lóc chứa bao nhiêu calo, ăn cá lóc có tốt không, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau.

100g cá lóc chứa bao nhiêu calo?

Cá lóc (hay cá quả, cá tràu) thuộc bộ cá quả với lớp cá vây tia, thường sống ở những nơi có dòng chảy yếu, nước tĩnh hoặc vùng ngập sâu như đồng ruộng, ao, hồ, kênh mương. Chúng có khả năng sống được cả ở những vùng nhiễm mặn, nước đục, tù hay nóng. Nhiệt độ sinh trưởng lý tưởng là từ 26 đến 30 độ C.

Cá lóc thuộc loài cá dữ có thân dài hình trụ, miệng rộng, hàm răng nhuyễn và sắc có thể cắn đứt lìa một con cá chép có cân nặng tương đương hoặc lớn hơn một cách nhanh chóng. Khi trưởng thành, chúng dài khoảng 15 – 16 cm, nếu nuôi lâu hơn thì có thể lên tới 38 – 45 cm. Tùy vào nơi sinh sống mà vảy sẽ có màu khác nhau.

Về thành phần dinh dưỡng thì 100g cá lóc chứa khoảng 97 calo với 18,2 gram đạm, 1,1 gram tro, 90 mg canxi, 77,7 gram nước, 2,7 gram chất béo, 240 mg phốt pho, 2,3 gram vitamin PP, 100 mcg vitamin B2. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin A, omega 3, omega 6, glycine, lysine, araginine, axit arachidonic, axit plamitic, axit docosahexaenoic…

Cá thu bao nhiêu calo? Cá chiên bao nhiêu calo? Cá chép bao nhiêu calo?

Ăn cá lóc có béo không? Có tốt không?

Bên cạnh đó, cá lóc còn chứa nhiều canxi, vitamin và các nguyên tố vi khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao, kích thích chuyển đổi, hạn chế tích tụ calo, ngăn ngừa mỡ thừa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ngoài khả năng giảm cân thì cá lóc còn rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, theo Đông y thì cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm, chữa cảm lạnh, thích hợp với những người mắc bệnh phổi đồng thời giúp phụ nữ sau sinh tiết thêm nhiều sữa, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, thận hư nhiễm mỡ, tiểu rắt, tiểu ít, thanh nhiệt, cải thiện dạ dày, an thần, kiện tỳ, dưỡng trí và chuyên dùng để bồi bổ cho người mới khỏi bệnh.

Theo y học hiện đại thì cá lóc chứa nhiều albumin giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của sưng, duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, dự trữ dinh dưỡng, hormone, khắc phục thiệt hại do mô, tăng áp suất thẩm thấu máu, chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cá lóc ở một giới hạn nhất định.

1/ Cá lóc kho tiêu

Chuẩn bị:

1 con cá lóc 400g

1 dây thịt ba chỉ

Hành lá, tỏi băm, ớt thái lát

Gia vị thông dụng

Cách làm:

Pha nước chanh hoặc dấm để rửa cá lóc rồi cắt cá lóc thành từng khúc cỡ 3 ngón tay.

Ướp cá lóc với đường, nước mắm, tiêu, bột nêm cùng tỏi băm và đầu hành lá đập dập.

Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng to bằng 2 ngón tay rồi xào săn lại.

Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm vào đun tới khi đường chuyển sang màu cánh gián thì xếp đều thịt và cá lên trên, thêm ớt và nêm gia vị cho vừa miệng.

Đậy nắp nồi, đun lửa liu riu tới khi cá chín và nước sánh lại tắt bếp.

Múc cá ra bát, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên và rưới thêm chút dầu ăn hoặc mỡ cho món bóng đẹp hơn.

2/ Canh chua cá lóc

Chuẩn bị:

1 con cá lóc 400g

1 – 2 cây dọc mùng

2 quả cà chua

10 – 15 quả đậu bắp

2 – 3 lát dứa

100g giá đỗ

1 nắm me chua

100g rau ngò

Tỏi, hành khô

Gia vị thông dụng

Cách làm:

Cá lóc làm sạch rồi cắt khúc dày khoảng 2 đốt ngón tay, cứa nhẹ trên mỗi khúc.

Ướp cá với hạt nêm, tiêu và nước mắm.

Rửa sạch các loại rau củ và để ráo nước. Rau ngò thái nhỏ, dọc mùng tước vỏ thái xéo. Làm tương tự với đậu bắp và dứa. Cà chua bổ múi cau, bỏ hạt.

Cho me vào bát nước ấm dầm cho tan thịt me để lại nước cốt.

Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, tỏi rồi cho cà chua vào xào tới khi mềm thì đổ 1 lít nước với nước cốt me vào. Nêm muối, mắm. bột ngọt, đường vừa đủ.

Cho tiếp đậu bắp vào đun khoảng 3 phút thì thả thêm dọc mùng và giá đỗ.

Nồi sôi thì thả cá vào đun 5 – 7 phút.

Thêm rau ngò vào nồi canh cá khuấy đều rồi múc ra bát là có thể thưởng thức.

Ngày sửa: 12-03-2021

Bà Bầu Ăn Cá Lóc Được Không?

Lợi ích của cá lóc trong bữa ăn của mẹ bầu

Bên cạnh cá chép, cá vàng,… cá lóc là loại cá rất tốt cho cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Đó không phải là lời nói suông mà đã được khẳng định từ các chuyên gia dinh dưỡng. Trong đó:

+ Theo Đông Y, cá lóc là nguồn thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng lợi tiểu, kiện tỳ, bổ gan, thận, bổ khí huyết và gân xương,… và giúp mẹ sinh nở thuận lợi. Bên cạnh đó, các món ăn được chế biến từ cá lóc còn góp phần thúc đẩy mẹ có nhiều sữa hơn.

+ Theo Viện Dinh dưỡng, trong 100g thịt cá lóc cung cấp đến 100 calo, 18.2% protid, 2.7% lipid, Ca 90mg%, P 240 mg%, Fe 2.2mg% và nhiều chất khác.

Từ những dữ liệu trên cho thấy, mẹ bầu có thể hoàn toàn an tâm khi ăn các món ăn được chế biến từ cá lóc để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, vì trong thịt cá lóc có lẫn xương nhỏ nên cần sơ chế cẩn thận. O Nữ gợi ý một số món như: cháo cá lóc đậu xanh, cá lóc hấp bầu, cá lóc kho nghệ, bánh canh cá lóc bột gạo,… Ngoài ra, các mẹ nên tìm hiểu cách phân biệt cá lóc đồng và cá lóc nuôi bởi cá đồng sẽ an toàn và bổ dưỡng hơn.

Ăn cá lóc tốt cho bà bầu, đó là lời khẳng định. Bên cạnh đó, loại cá này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn giàu dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh như:

a) Cháo cá lóc chữa cảm lạnh

+ Nguyên liệu: 500g cá lóc, 200g gạo ngon, gừng, hành lá, tiêu, gia vị nêm.

+ Cách làm: Cá lóc làm sạch, cho vào nồi luộc chín (hoặc nướng) sau đó gỡ lấy thịt xào mỡ hành cho thơm; vo gạo nấu cháo. Khi cháo nhừ, nêm nếm cho vừa ăn rồi cho thịt cá và cháo ra tô, cho thêm vào một ít gừng, hành, tiêu; ăn khi còn nóng để kích thích cơ thể ra mồ hôi. Món ăn này rất tốt trong việc điều trị các chứng: cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho nhiều đờm,…

b) Canh cá lóc hỗ trợ điều trị cao huyết áp

+ Nguyên liệu: 100g cá lóc, 150g rau cần ta, củ gừng, hành, tiêu, gia vị nêm.

+ Cách làm: Cá lóc làm sạch; rau cần ta rửa sạch thái nhỏ; củ gừng cạo sạch vỏ rửa sạch rồi thái sợi. Cho cá và các nguyên liệu vào nồi nấu canh. Món ăn này rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ,…

c) Bánh canh cá lóc chống ngán, giảm cholesterol

+ Nguyên liệu: 300g cá lóc, 120g sợi bánh bột gạo, 20g củ nén, hành lá, tiêu xay, gia vị nêm.

+ Cách làm: Cá lóc rửa sạch cho vào nồi luộc chín, sau đó bóc thịt cá và lược bỏ toàn bộ xương rồi cho ra đĩa để riêng. Nước luộc cá đun trên lửa nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn để làm nước dùng (có thể cho vào một ít ớt bột để tạo màu sắc bắt mắt). Khi nước sôi, cho sợi bánh bột gạo vào nồi và chờ khoảng 15 giây để bánh chín, cho ra tô và thưởng thức. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng, mà còn giúp chống ngán và giảm cholesterol.

Những loại cá bà bầu tuyệt đối không nên ăn

a) Cá ngừ: Mặc dù thịt cá ngừ rất giàu dinh dưỡng và các axit béo tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên bà bầu tuyệt đối không nên ăn loại cá này. Nguyên nhân là vì đa số cá ngừ đều có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến cơ thể bà bầu bị nhiễm độc và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

b) Cá thu, cá kiếm, cá mập: Theo Viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì các loại cá này được xếp vào những loại thực phẩm không nên ăn của bà bầu. Hàm lượng thủy ngân trong thịt cá không chỉ gây nhiễm độc mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.

c) Cá nóc: Không chỉ bà bầu, ngay cả những người khỏe mạnh cũng chớ dại mà đụng đến loại cá này. Chất độc có chứa trong gan (hepatoxin) và buồng trứng (tetradotoxin) cá nóc là những độc tố cực kỳ nguy hiểm có khả năng gây tử vong. Mặc dù cá lóc và cá nóc có tên gọi gần giống nhau, song, một loại bổ dưỡng còn loại kia lại là “bạn của tử thần”.

d) Các loại cá khô và thực phẩm đóng hộp: Nếu không muốn vi khuẩn có hại xâm nhập và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thì bà bầu chớ dại mà động vào các loại cá khô và thực phẩm đóng hộp.

Tags: bà bầu ăn cá lóc được không , ăn cá lóc có tốt cho bà bầu không , món ăn tốt cho bà bầu , chuyện mẹ và bé

100G Cá Lóc Chứa Bao Nhiêu Calo? Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Lóc

Trên thực tế chắc chắn không ít bạn sẽ có chung thắc mắc cá lóc bao nhiêu calo hay cụ thể hơn là 100g cá lóc chứa bao nhiêu calo. Đây cũng là một câu hỏi thiết thực và việc đi tìm lời giải đáp là khá quan trọng.

Tìm hiểu về lượng calo có trong bất cứ một thực phẩm hay nguyên liệu thường dùng nào đều là việc mà bạn nên làm, nếu như có thể. Đặc biệt đối với gymer hay các bạn đang trong quá trình ăn kiêng thì câu trả lời lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Ngày hôm nay chúng ta đến với một món khá quen thuộc đối với những bữa cơm hàng ngày – cá lóc!

Và tiếp theo đây sẽ là những thông tin cơ bản nhất về cá lóc dành cho những bạn chưa biết gì về loại cá này. Cá lóc vẫn được người dân miền Bắc gọi với cái tên khác là cá quả, đây là một loại cá săn mồi nước ngon với những đặc điểm, hình dạng không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Cá lóc thì sống chủ yếu ở sông, hồ, đầm lầy và chúng thì tập trung phổ biến ở vùng biển Indonesia. Điều đáng nói ở chỗ, cá lóc có thể sống một thời gian dài trên cạn bởi vì nó có thể thở trực tiếp với không khí bên ngoài.

Cá lóc được xem là một loài cá dữ vì chúng thì có thể tấn công và cắn đứt lìa một con cá chép có trọng lượng tương đương hoặc thậm chí to lớn hơn nhờ vào tập tính săn mồi của mình. Đặc điểm hình dáng của chúng như sau: thân dài hình trụ, miệng rộng, đầu bẹt và có hàm răng nhuyễn và sắc…

100g cá lóc chứa bao nhiêu calo?

Năng lượng có trong 100g cá lóc sẽ rơi vào khoảng 97 calo và đây cũng không phải là một con số không đáng lo ngại cho những ai đang trong quá trình giảm cân. Thịt cá lóc thơm, ngon và có thể chế biến được rất nhiều những món ăn khác nhau trong bữa cơm gia đình. Cá lóc được đánh bắt trực tiếp tại đồng quê thật sự là một nguyên liệu tuyệt vời.

100g cá lóc chiên chứa bao nhiêu calo?

Cá lóc chiên là một món ăn phổ biến được làm từ cá lóc và được coi là một món ăn khá “tốn cơm”. Thử tưởng tượng vị bùi béo của thịt cá, giòn giòn của lớp da và cay cay từ nước chấm tỏi ớt, nếu như không thử thì thật đúng là có lỗi với vị giác. 100g cá lóc chiên hay một lát cá lóc chiên sẽ rơi vào khoảng 169 calo, đây cũng là một thông tin mà bạn cần lưu ý.

Vừa rồi là những dưỡng chất quan trọng nhất có trong 100g cá lóc và có thể nhận thấy, gần như đều là những dưỡng chất cần thiết cần thiết đối với cơ thể. Duy chỉ có cholesterol là thứ mà cơ thể không cần tới với hàm lượng quá nhiều thì ở cá lóc, hàm lượng cholesterol lại rất thấp. Vì thế cho nên bạn cũng có thể yên tâm phần nào.

Theo Đông Y, cá lóc có vị ngọt, tính bình và không độc hại. Đây là loại cá có tác dụng khử thấp, trừ phong, tiêu thũng, bổ gân xương tạng phủ. Không những vậy, đối với phụ nữ, cá lóc chữa huyết khô và sau các phẫu thuật phụ khoa ít sữa, bổ khí huyết.

Đặc biệt là đối với những ai vừa ốm dậy, các món ăn từ cá lóc chắc chắn sẽ là món ăn bồi bổ vô cùng hiệu quả. Bởi vì bên trong cá lóc có chứa một lượng vitamin A dồi dào cho nên sẽ giúp người mới khỏi ốm hồi phục sức khỏe nhanh. Vậy mới nói, cá lóc là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng.

Với những giá trị dinh dưỡng nói trên, không ít người sẽ lo lắng liệu ăn nhiều cá lóc có mập không? Trên thực tế, theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, ăn cá sẽ không gây béo phì mà còn hỗ trợ giảm cân.

Có thể lý giải điều này như sau, trong cá lóc có chứa hàm lượng chủ yếu là canxi, vitamin và các nguyên tố vi khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh, kích thích tăng trưởng chiều cao hơn hết còn kiểm soát cân nặng tốt. Vì thế cho nên, ăn cá lóc nhiều sẽ không dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì.

Đối với những ai đang xây dựng thực đơn ăn uống dành cho người giảm cân thì hoàn toàn có thể bổ sung thịt cá lóc vào chế độ dinh dưỡng. Thịt cá lóc không những thơm ngon mà còn bổ dưỡng, chắc chắn đây sẽ là một món ăn mà bạn không thể bỏ lỡ.

Nấm gọt sạch chân và rửa sạch với nước muối pha loãng rồi cắt nhỏ, rửa sạch giá đỗ

Đem cá luộc chín rồi gỡ bỏ xương sau đó ướp thịt cá cùng với gia vị trong khoảng 10 phút cho cá ngấm gia vị. Giữ lại nước luộc để nấu cháo

Bỏ gạo vào nồi cơm điện và đổ nước cao hơn một đốt tay

Cho tới khi gạo sôi thì đổ nước luộc cá vào và tiếp tục nấu cho tới khi cháo nhừ

Phi thơm 1 muỗng hành tím băm với 1 muỗng dầu ăn rồi cho nấm rơm vào đảo đều tay trong khoảng 2 phút

Bỏ cá và nấm vào nồi cháo, đun sôi lên là có thể thưởng thức.

Cách thực hiện:

Công Dụng Chữa Bệnh Của Cá Lóc Ít Ai Biết Đến

Công Dụng Chữa Bệnh Của Cá Lóc Ít Ai Biết Đến

Cá lóc là tên gọi của đồng bào miền Nam. Còn tuỳ từng vùng mà gọi: cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung), ngoài ra còn có các tên tràu, cá hoa, cá sộp… Cá lóc là loại cá được mọi người ưa thích và được chọn làm món ăn phòng chữa bệnh nan y (tim mạch, ung thư… ) vì ít mỡ,

Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.

Một Số Bài Thuốc Từ Món Ăn Cá Lóc ( Cá Quả)

Chữa cảm lạnh: Cá lóc 500g làm sạch, luộc hoặc nướng gỡ lấy thịt, xào hành mỡ cho thơm. Gạo tẻ ngon 200g nấu nhừ sau đó cho cá nấu sôi khi ăn múc ra tô cho thêm gừng, hành, tiêu, gia vị mắm bột ngọt vừa đủ ăn nóng cho ra mồ hôi… Các vị phối hợp thành món cháo ngon bổ tỳ vị, giải phong hàn… Món ăn này rất tốt với người bị cảm lạnh, sợ gió, đau đầu nghẹt mũi, ho đờm nhiều.

Cá lóc vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá lóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Đây là món canh ngon bổ âm dưỡng huyết, thanh hỏa… Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá lóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt.

Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc 1 con (250g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần. Dùng 10 ngày là một liệu trình.

Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 400g, đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g. Lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được. 10 ngày là một liệu trình.

Cháo cá lóc.

Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng: Cá lóc 250g, đậu đỏ 50g, vỏ bí đao 30g. Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước. Dùng liên tục 5 ngày.

Chữa tiểu rắt, nước tiểu ít và vàng: Cá lóc 500g), giá đỗ 150g, cà chua 100g, me 70g, gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1 – 2 tuần.

An thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí: Cá lóc 500g, táo đỏ 10 quả, táo tây vỏ đỏ 2 quả, gừng tươi 2 lát, gia vị, dầu thực vật. Cá rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt; thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, tiếp đến là táo. Nước phải ngập các thứ trên. Đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng. 10 ngày là một liệu trình.

Nếu muốn mua các bạn nên tới cửa hàng Thực Phẩm Chợ Sạch uy tín tại Hà Nội để tránh mua phải hàng kém chất lượng,không đảm bảo vệ sinh an toàn. Chợ Sạch bán đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Cửa Hàng Thực Phẩm Chợ Sạch

Địa chỉ :Cơ sở 1 :323 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà NộiCơ sở 2 : 638 Phạm Văn Bạch , P12 , Q. Gò Vấp , TP HCM

Hotline: 0964 346 255 hoặc 0988.999.525

Fanpage Chợ Sạch: https://www.facebook.com/chosachcuame