Cập nhật nội dung chi tiết về Tác Dụng Của Nghệ Tươi Giúp Chữa Bệnh &Amp; Làm Đẹp mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm tự nhiên của nghệ vàng
Cây nghệ là một loại cây thân thảo, thuộc họ Gừng và có đặc tính sống lâu năm. Tên khoa học của nó là Curcuma longa. Còn trong ứng dụng y học, thảo dược này lại được biết đến với cái tên khương hoàng.
Loại cây này có xuất xứ từ khu vực Đông nam Ấn Độ và du nhập vào nước ta cũng đã khá lâu. Cây cao trung bình 1 – 1,2m. Mọc thẳng đứng, thân có màu vàng cam. Lá nghệ mọc xen kẽ nhau và tạo thành hai hàng song song nhau. Cuống lá dài chừng 50 – 70cm. Phiến lá đơn, hình lưỡi mác. Phần củ và rễ nằm sâu dưới đất. Khi thu hoạch, người ta chủ yếu sử dụng phần củ là chính.
Tác dụng chữa bệnh của nghệ tươi
Qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta xác định được các công dụng chính của nghệ tươi đó là:
Khả năng
tăng cường
miễn dịch của nghệ
Trong thành phần của nghệ tươi có những thành phần có khả năng kích thích túi mật, giảm sự tiết dịch mật và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy chúng giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đồng thời thành phần của nghệ cũng giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất một cách tuyệt đối hơn.
Hỗ trợ chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa
Với những chứng bệnh như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản… Thì sử dụng nghệ tươi đều đặn còn là một giải pháp hữu hiệu. Nó sẽ giúp loại bỏ những triệu chứng khó chịu mà người bệnh đang phải gánh chịu. Đồng thời hỗ trợ làm lành những tổn thương, viêm nhiễm trên niêm mạc của dạ dày, niêm mạc đại tràng hoặc niêm mạc thực quản.
Cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Với hoạt chất curcumin, công dụng của nghệ tươi còn được phát huy đối với những ai bị mắc bệnh về tim mạch. Bởi nghệ sẽ giúp giảm nồng độ lipoprotein, duy trì mức độ cholesterol luôn ổn định. Nhờ đó mà cơ thể sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch cũng như nguy cơ đột quỵ
Giúp giảm cân và chống béo phì
Khi dùng nghệ tươi thường xuyên, nó sẽ cải tiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi đó lượng mỡ thừa được đốt cháy một cách nhanh chóng. Vì vậy mà rất nhiều người đã biết tận dụng phương pháp ăn nghệ tươi giảm cân và đã đạt được những kết quả bất ngờ.
Tác dụng
của củ nghệ
trong làm đẹp
Trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc da người ta cũng sử dụng nghệ tươi rất phổ biến. Thực tế đã chứng minh, dùng nghệ tươi làm đẹp da và trị mụn là những công dụng mà nhiều chị em phụ nữ tin tưởng.
Ổn định lượng đường huyết trong cơ thể
Nghệ tươi là thảo dược có tác dụng điều hòa lượng đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tác dụng này. Vì vậy mà nhiều người chưa biết tận dụng để chữa bệnh.
Cách sử dụng nghệ tươi hiệu quả tại nhà
Tác dụng của nghệ tươi có rất nhiều. Nhưng ăn nghệ tươi đúng cách lại là vấn đề mà nhiều người trăn trở. Theo tìm hiểu, hiện nay nghệ tươi được sử dụng theo hai cách chính đó là:
Sử dụng nước ép nghệ tươi
Theo cách này, mọi người sẽ sơ chế củ nghệ thật sạch sẽ. Cụ thể là rửa sạch đất cát bám bên ngoài vỏ, sau đó dùng dao cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Rửa qua nước một lần nữa và cho vào máy xay nhuyễn. Hoặc nếu không có thể cho vào giã nát cũng được.
Khi nghệ đã nhuyễn, hãy cho một cốc nước lọc vào để lọc lấy nước cốt và loại bỏ bã. Khi dùng, các bạn có thể uống luôn dung dịch nước ép này. Hoặc kết hợp cùng với một chút đường hay mật ong đều không ảnh hưởng gì đến tác dụng của nó.
Dùng nghệ tươi ở dạng củ thái lát
Nếu không sử dụng ở dạng nước ép, các bạn có thể dùng nghệ theo cách thái lát. Nghệ sau khi sơ chế, các bạn dùng dao cắt thành những lát mỏng. Sau đó có thể dùng nghệ ngâm rượu, nghệ trộn cùng mật ong để hấp cách thủy… hoặc có thể trực tiếp đắp nghệ tươi lên mụn, lên da đều được.
Để bảo quản nghệ tươi được lâu mọi người nên bảo quản nghệ trong bóng mát, trong tủ lạnh. Hoặc lâu dài hơn, các bạn hãy chế biến nghệ tươi thành tinh bột nghệ để sử dụng mà vẫn bảo đảm được chất lượng lẫn công dụng của thảo dược này.
Nghệ tươi vốn không còn xa lạ gì đối với mỗi người chúng ta nhưng không mấy ai hiểu rõ về những công dụng thần kỳ mà nghệ tươi đem lại. Mang trong mình nhiều hoạt chất quý không chỉ giành cho y học mà còn nhiều lĩnh vực khác như làm đẹp,..
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất: Tác dụng của nghệ tươi với da mặt, ăn nghệ tươi có tác dụng gì, uống nghệ tươi có tác dụng gì, cách ăn nghệ tươi, tác dụng của củ nghệ vàng, tác dụng của nghệ vàng và mật ong, nghệ tươi có tác dụng gì cho da mặt, ăn nghệ có đẹp da không, tác dụng của nghệ đỏ, uống nước nghệ tươi đun sôi, cách giã nghệ lấy nước, uống nước nghệ tươi trị mụn, cách bảo quản nghệ tươi được lâu, uống nước nghệ tươi có giảm cân không, uống nước nghệ tươi chữa dạ dày, cong dung cua nuoc ep nghe, máy ép nghệ, ăn nghệ tươi hàng ngày có tốt không, cây nghệ ra hoa, bôi nghệ tươi lên môi, đắp nghệ tươi lên mụn, nghệ tốt cho da, tinh bột nghệ ngâm mật ong, nghệ ngâm mật ong bị sủi bọt, nghệ tươi ngâm mật ong để được bao lâu.
Trăn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Trăn
Trăn
Tên khác
Tên thường gọi: nhiên xà, vương xà, nam xà
Trăn có nhiều loại khác nhau, mỗi loài lại có những tên gọi theo đặc điểm của loài trăn đó. Trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập tới loài trăn mốc và trăn mắt võng là 2 loại được sử dụng phổ biến để làm thuốc.
– Trăn mắt võng còn gọi là trăn gấm, trăn vua, trăn hoa, trăn vàng, Trăn mắt lưới châu Á
– Trăn mốc còn gọi là trăn đất, trăn cá, trăn đen, trăn hoa (người Mường), tu ngu lươn (người Tày), trăn đá, trăn nghệ, trăn Ấn Độ
Tên tiếng Trung: 蟒蛇
Tên khoa học: Python molurus Linnaeus (trăn mốc), Python reticulatus (trăn mắt võng).
Họ khoa học: Thuộc họ trăn Boidae.
Con trăn
(Mô tả, hình ảnh con trăn, phân bố, bộ phận dùng làm thuốc, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả con trăn mắt võng
Về hình dạng, trăn gấm có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Bộ da con vật mang nhiều hoa văn với các màu sắc khác nhau. Nhìn chung, lưng con vật mang các hoạt tiết hình thoi được sắp xếp không theo quy tắc nào, viền bởi những vệt hoa văn nhỏ hơn có vùng trung tâm màu nhạt. Do trăn gấm phân bổ trên một khu vực địa lý rộng lớn, loài vật này mang nhiều kiểu màu da và kích thước khác nhau. Những con trăn gấm trong các vườn thú, thường có màu sắc sặc sỡ nhưng trong vùng rừng rậm âm u, trên mặt đất có nhiều lá rụng cùng các loại vụn hữu cơ khác thì kiểu màu sặc sỡ này lại giúp con vật ngụy trang rất tốt. Kiểu màu sắc này được gọi là “màu sắc phá vỡ” và nó có tác dụng giúp loài trăn đất lẩn trốn được kẻ thù cũng như khiến con mồi không nhận ra sự hiện diện của trăn. Chiều dài cơ thể tới 6,95 mét (22,8 ft) – 6,95 mét (22,8 ft), dài hơn khoảng 2-3,5 m so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng). Trên thực tế, trăn gấm là thành viên thuộc phân họ Rắn dài nhất thế giới, trong lich sử người ta đã tìm thấy có con có chiều dài lên đến 9-10 mét và cũng là loài bò sát dài nhất thế giới tuy nhiên cơ thể chúng lại không quá mập mạp.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ. Tên khoa tiết đặc trưng trên da chúng.
Phân bố trăn mắt võng
Trăn gấm phân bổ ở khu vực Đông Nam Á, từ quần đảo Nicobar, Tây Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Singapore cho tới tận Indonesia và quần đảo Indo-Australia (Sumatra, quần đảo Mentawai, quần đảo Natuna, Borneo, Sulawesi, Java, Lombok, Sumbawa, Sumba, Flores, Timor, quần đảo Maluku, quần đảo Tanimbar) và Philippines (Basilan, Bohol, Cebu, Leyte, Luzon, Mindanao, Mindoro, quần đảo Negro, Palawan, Panay, Polillo, Samar, Tawi-Tawi). The original description does not include a type locality. Restricted to “Java” by Brongersma (1972). Do là loài động vật biến nhiệt, trăn gấm cũng thường chỉ sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tụt xuống quá thấp.
Ở nước ta: Trăn mắt võng phân bố ở miền Nam nước ta, trăn mắt võng dài hơn trăn mốc, thức ăn của trăn mắt võng cũng như trăn mốc, trăn đẻ từ 10-103 trứng, người ta cho rằng tuổi tố đa của trăn mắt võng là 21 năm.
Nơi sống trăn mắt võng
Trăn gấm sống ở các khu rừng, đồng cỏ, gần sông, hồ, ao, suối là chủ yếu.
Mô tả con trăn mốc- trăn đất
Là một loài trăn sống ở nam và đông nam châu Á. Nó có màu sáng hơn trăn Miến Điện và thường đạt chiều dài 3 mét (9,8 ft)
Trăn đất sống ở các nương rẫy ven rừng, trảng cỏ, rừng thứ sinh nghèo kiệt, ít khi chúng sống trong rừng rậm. Chúng có tập tính ăn đuổi theo mồi và bắt mồi bằng động tác phóng đớp. Hoạt động chủ yếu của loài là vào ban đêm, vào ban ngày chúng nằm vắt trên cây vào mùa nóng hoặc thu mình trong hang đất, tổ mối vào mùa lạnh.
Trăn đất cái thường đẻ 15-25 trứng mỗi lứa, chúng quấn quanh tổ để canh trứng.
Trăn đất không cắn chết người lớn tuy nhiên nên lưu ý cảnh giác với trẻ nhỏ, chúng ăn các loài động vật có xương sống từ kích thước trung bình (lợn rừng, hoẵng, cheo cheo chuột) tới kích thước bé (rắn, chim, ếch nhái). Trăn đất có thể trở thành thiên địch bắt chuột góp phần bảo vệ sản xuất nông lâm nghiệp.
Python molurus, phổ biến trong toàn quốc, thường sống trong những khu rừng thưa, núi đá thấp gần nước, đôi khi nó leo vắt trên cành cây. Trăn ăn những con vật nhỏ như dê, sơn dương, hoẵng ,khỉ… Mỗi năm vào mùa xuân trăn đẻ trứng một lần, tùy theo kíc thước trăn đẻ từ 8-100 trứng. Sau khi đẻ, trăn lấy thân quấn tròn để ấp trứng, sau chừng một tháng trăn con nở ra.
Bộ phận dùng
Thịt trăn có thể dùng chế biến các món ăn
Da trăn có thể thuộc để làm đồ dùng
Xương trăn dùng để nấu cao làm thuốc
Mỡ trăn dùng làm thuốc
Huyết trăn dùng ngâm rượu làm thuốc
Thành phần hóa học
Thịt trăn có protein, lipid, carbohydrate, Ca, P, Fe và các sinh tố
Thành phần hóa học trong cao trăn toàn tính: Đạm toàn phần 11,62%; đạm formol 5,72%; acid amin tự do 8,90%; lipid 3,70%; glucid 0,80%; thủy phần 23,80% và 16 nguyên tố vi lượng.
Vị thuốc trăn
Tính vị, quy kinh
Theo Đông y, thịt trăn vị ngọt, tính ôn; vào can tỳ.
Cao trăn vị ngọt, tính bình, ứng với bì, cốt, khớp và thận, có nghĩa là tốt cho khớp xương, khớp gân.
Công năng chủ trị:
Thịt trăn khu phong sát khuẩn, hoạt huyết. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, bại liệt, lở ngứa.
Thịt trăn: Có tác dụng bổ sung protein và chất béo, giúp cơ thể tăng cân. Song thịt trăn lại có tính lạnh, nam giới sử dụng thịt trăn hoặc cao trăn được nấu từ thịt (Cao trăn toàn tính) có nguy cơ suy giảm sinh lý, thậm chí cao căn gây liệt dương vĩnh viễn nếu dùng quá liều.
Cao trăn: Có tác dụng giảm đau, trừ thấp, điều trị đau lưng, đau mình, nhức xương, nhất là đau cột sống, điều trị điếc tai, kích thích ăn uống, cải thiện tình trạng sinh lý cho chị em phụ nữ, làm đẹp da, điều trị nám, tàn nhang, rất tốt cho các cụ từ 60 tuổi trở lên.
Máu trăn: pha rượu uống điều trị hoa mắt, choáng váng, mỏi lưng ( Lưu ý: người tăng huyết áp không được dùng máu trăn )
Mỡ trăn: Dùng bôi vết bỏng, nước ăn chân; dân gian dùng mỡ trăn rang ăn với cơm điều trị hen suyễn. Có người nói mỡ trăn bôi vào da có tác dụng làm cho râu tóc không mọc ra ngoài mà mọc ngược vào trong (Mỡ trăn thường được dùng để tẩy lông vùng kín).
Liều dùng, cách dùng:
Hằng ngày 5-10g cao cắt mỏng; hòa trong rượu hâm nóng hoặc uống lẫn với một số vị thuốc khác
Mỡ trăn bôi ngoài liều dùng không cố định.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc trăn
Chữa thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, lưng đau tê mỏi.
Máu trăn được pha với rượu và ít rượu quế, hồi. Mỗi lần uống 15 – 20ml.
Chữa viêm lợi, lở loét, sưng đau và có mủ.
Mật trăn 12g, hạnh nhân 20g, phèn phi 4g. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu; giã chung với phèn phi thành khối bột mịn; trộn đều với mật trăn. Bôi.
Chữa trĩ.
Mỡ trăn 20g, giấm 20g. Trộn đều, phết lên giấy mỏng dán vào chỗ đau.
Chữa tổ đỉa
Hoặc mỡ trăn 20g, phèn phi 5g, xác rắn lột (tồn tính) 5g. Trộn với nhau dùng để chữa tổ đỉa.
Chưa đau nhức xương
Cao trăn toàn tính chữa đau lưng, nhức xương. Ngày 5 – 10g hòa trộn với mật ong và rượu hâm nóng.
Tham khảo
Một số món ăn – bài thuốc có thịt trăn
Thịt trăn nướng: thịt trăn 400 – 500g. Trăn đã lột da bỏ ruột, mỡ, xương, thái miếng để sẵn. Chảo đất nung đặt trên bếp cho nóng đỏ, vẩy ít nước dấm, cho thịt trăn vào nướng, đậy kín, đảo các miếng thịt 3 – 5 lần cho chín. Chấm với nước chấm và gia vị khi ăn. Dùng cho các trường hợp bại liệt, lở ngứa nổi ban dị ứng.
Chả trăn xương sông, lá lốt: thịt trăn 200g – 400g. Trăn đã lột da bỏ ruột, mỡ, xương, thái miếng, băm nhỏ với xương sông lá lốt, thêm muối mắm gia vị, nặn thành viên, rán chín. Dùng cho các trường hợp đau nhức xương khớp, lở ngứa, ban chấn dị ứng. Tuần ăn 2 – 3 lần.
Cháo trăn: thịt trăn 150g – 200g. Trăn đã lột da bỏ ruột, mỡ, xương, thái miếng, nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm gia vị, rau thơm, tiêu ớt. Dùng cho các trường hợp bại liệt, đau nhức chi thể, kinh giật, lở ngứa. Tuần ăn 1 – 2 lần.
Thịt trăn hầm rễ tiêu: thịt trăn 300g – 500g. Trăn đã lột da bỏ ruột, mỡ, xương, thái miếng; rễ cây hạt tiêu rửa sạch cắt đoạn, thêm gừng, hành, dấm, gia vị, nước lượng thích hợp. Đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Chia ăn 2 – 3 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm sưng khớp, lở ngứa, bại liệt.
Kiêng kị
Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng cao trăn.
Nam giới đang ở độ thanh niên và trung niên không nên dùng cao trăn toàn tính vì có nguy cơ gây liệt dương.
Nơi mua bán vị thuốc Trăn đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Trăn ở đâu?
Trăn là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Trăn được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Trăn tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay tran, vi thuoc tran, cong dung tran, Hinh anh cay tran, Tac dung tran, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Đậu Rồng , Tác Dụng Chữa Bệnh Của Đậu Rồng
Ðậu rồng
Tên khác
Tên thường gọi: Ðậu rồng còn gọi là Ðậu khế, Ðậu vuông
Tên khoa học: Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.
Họ khoa học: thuộc họ Ðậu – Fabaceae.
Cây Đậu rồng
(Mô tả, hình ảnh cây Đậu rồng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa; hạt gần hình cầu, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hoặc đen).
Bộ phận dùng:
Hạt, quả non, củ – Semen, Fructus et Radix Psophocarpi.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Niu Ghi nê, được trồng ở nhiều nước Ðông Nam á. Ở nước ta, Ðậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam; còn ở các tỉnh phía Bắc chỉ mới trồng ở Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải Hưng phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn cả. Ðậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam, còn ở phía Bắc nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt trên 1 tấn/ha.
Thành phần hoá học:
Hạt Ðậu rồng có hàm lượng protein rất cao và cũng chứa dầu béo tương tự dầu đậu tương. Nó chứa 32-36% protid, 13-17% lipid, 26-33% glucid, và nhiều acid amin như lysin, metionin, cystin. Lượng calcium cao hơn hẳn so với Ðậu nành và Lạc, Củ Ðậu rồng chứa nhiều chất bột và đường, cho nên có vị hơi ngọt, đặc biệt là protid, tới 20% trọng lượng khô, cao hơn hẳn so với các loại củ khác như Sắn. Khoai lang, Khoai tây, Khoai sọ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ðậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Ðậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin. Người ta dùng quả Ðậu rồng non luộc chín ăn trong các bữa ăn chay hoặc xào ăn ngon như quả Ðậu cô ve, hoặc để sống ăn với mắm, cá kho. Lá non và nụ hoa cũng giàu protein và vitamin, cũng được dùng ăn sống, hoặc luộc hay nấu canh, và thường trộn lẫn với các loại rau sống khác. Củ Ðậu rồng có thể ăn sống nhưng thường dùng nấu chín ăn, có giá trị góp phần giải quyết tình trạng thiếu protein. Hạt Ðậu rồng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các cháu bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Ðiều có ý nghĩa nhất là loại bột chế từ hạt Ðậu rồng có thể thay thế sữa để chữa bệnh suy dinh dưỡng, bệnh bụng ỏng của trẻ em do đói protein. Ðậu rồng còn được dùng làm thuốc chữa đau mắt, đau tai, mụn có mủ, bướu.
Tham khảo
Đậu rồng có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu và vì vậy, rất có lợi cho khung xương của con người. Sự có mặt của canxi trong các loại đậu giúp trong việc sản xuất và bảo trì hệ thống xương cốt và cung cấp sức mạnh để vượt qua bệnh tật và phòng chống loãng xương.
Đậu rồng cũng là một nguồn khoáng sản tự nhiên, cung cấp cho con người rất nhiều vitamin (A,C), là những vitamin giúp gia tăng sức đề kháng và chống lão hóa tế bào, Fe giúp phòng chống thiếu máu, và nhiều men tiêu hóa thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.
Là một cây họ đậu nên đậu rồng chứa hàm lượng cao protein và vì vậy có có thể thay thế cho protein từ động vật, tốt cho người ăn chay và phòng bệnh suy dinh dưỡng.
Nơi mua bán vị thuốc Ðậu rồng đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Ðậu rồng ở đâu?
Ðậu rồng là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Ðậu rồng được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Ðậu rồng tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay dau rong , vi thuoc dau rong , cong dung dau rong , Hinh anh cay dau rong , Tac dung dau rong , Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Cỏ Nến, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cỏ Nến
Tên khác
Tên thường gọi: Cỏ nến còn gọi là Bồn bồn, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng, Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub.
Họ khoa học: Thuộc họ Cỏ nến – Typhaceae.
Cây Cỏ nến
(Mô tả, hình ảnh cây Cỏ nến, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Mô tả:
Cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
Bộ phận dùng:
Phấn hoa – Pollen Typhae, thường có tên là Bồ hoàng.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô. Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất). Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng.
Thành phần hoá học:
Hạt phấn chứa 30% chất béo, trong đó có acid palmitic; còn có isorhamnetin.
Phân biệt:
1) Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2-4cm. Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên.
2) Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis G.A Stuartlà cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
3) Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia L. Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk…
4) Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ).
Mô tả dược liệu:
Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là kém.
Bào chế:
Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.
Bảo quản:
Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.
Vị thuốc Bồ hoàng
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị:
Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).
Qui kinh:
Vào kinh Can, Tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc Rong kinh sau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.
Liều dùng:
Dùng từ 3 – 9g
Kiêng kỵ:
Âm hư, không bị ứ huyết không được dùng.
Cách dùng:
Dùng sống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bồ hoàng
Lở láy dưới bộ hạ
Bồ hoàng bôi vào ngày 3-4 lần thì khỏi (Thiên Kim Phương).
Mủ trong lỗ tai hay chảy ra
Bồ hoàng tán bột rắc vào (Thánh Huệ Phương).
Chảy máu cam ra khắp tai, miệng
Bồ hoàng, A giao sao chảy thành hạt, mỗi thứ nửa lượng lần uống 2 chỉ với nước và 1 chén nước sắc Địa hoàng uống lúc nóng, nơi chảy máu, bịt lại để cầm máu (Thánh Huệ Phương).
Mửa ra máu bất luận gìa hay trẻ
Bồ hoàng tán bột lần uống nửa chỉ với nước sinh địa tùy theo lớn nhỏ để phân lượng hoặc bỏ vào một ít tóc rối bằng Bồ hoàng cũng có thể trị được chứng trẻ em đái ra máu (Thánh Tế Tổng Lục).
Tức do bí tiểu
Lấy vài bọc Bồ hoàng để trên thắt lưng chỗ có thận xong chổng đầu xuống hai chân lên trời từ từ thì thông (Trửu Hậu Phương).
Ứ huyết do băng ở bên trong
Dùng Bồ hoàng tán nhỏ 2 lượng, lần uống 1 thìa khi nào ngưng thì thôi (Trửu Hậu Phương).
Xuất huyết ruột
Dùng Bồ hoàng tán bột dùng 1 thìa canh sắc uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
Trị kinh bế do ứ huyết, sản hậu máu do xuống không dứt, đau vùng bụng dưới, tất cả các loại đau do ứ huyết:
Bồ hoàng, Ngũ linh đều 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với rượu nóng (Thất Tiếu Tán – Cục Phương).
Chảy máu cam do phế nhiệt
Dùng Bồ hoàng, Thanh đại mỗi thứ 1 chỉ uống với nước mới múc dưới dòng sông lên, có thể không dùng Thanh đại mà bỏ tóc rồi bằng lượng (Thanh đại) bỏ tóc rối bằng Bồ hoàng uống với nước sắc Đại hoàng (Giản Tiện Đơn Phương).
Mửa, khạc ra máu
Dùng Bồ hoàng tán bột 2 lượng uống với rượu hoặc nước lạnh hằng ngày lần 3 chỉ sao (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
Chảy máu do đâm chém lịm ngất gần chết
Dùng Bồ hoàng nửa lượng uống với rượu nóng (Thế Y Đắc Hiệu).
Sa trực trường
Dùng Bồ hoàng trộn mỡ heo bôi vào ngày 3-5 lần (Tử Mẫu Bí Lục phương).
Động thai muốn sinh nhưng chưa đủ tháng
Dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nhất Phương).
Thúc đẻ
Dùng Bồ hoàng, Địa long rửa sạch, sấy khô, Trần bì, Quất bì mỗi thứ bằng nhau tán bột để riêng từng thứ, đợi khi nào sắp sinh thì sao 1 chỉ với nước mới múc lên dưới sông vào thì sinh mau, rất hiệu nghiệm (Đồ Kinh Bản Thảo).
Trị nhau không ra
Dùng Bồ hoàng 2 chỉ uống với nước giếng (Tập Nghiệm Phương).
Trị sản hậu ra huyết, ốm yếu chờ chết
Dùng Bồ hoàng 2 lượng sắc uống (Sản Bửu Phương).
Ứ huyết có cục ở dạ con bụng dưới
Dùng Bồ hoàng 3 lượng, uống với nước cơm (Sản Bửu Phương).
Sản hậu bức rức
Dùng Bồ hoàng 1 muỗng canh với nước chảy về phương đông rất hiệu nghiệm (Sản Bửu Phương).
Sản hậu huyết ứ
Dùng Bồ hoàng 3 lượng sắc uống (Mai Sư Phương).
Chấn thương trên cao té xuống, ứ huyết do bị đập đánh bên trong gây khó chịu bức rức
Dùng Bồ hoàng tán bột uống nóng với rượu lần uống 3 chỉ (Tắc Thượng Phương).
Đau nhức các khớp
Dùng Bồ hoàng 8 lượng, Chế phụ tử 1 lượng, tán bột lần uống 1 chỉ với nước ngày 1 lần (Trửu Hậu Phương).
Xuất huyết ở lỗ tai
Dùng Bồ hoàng sao đen tán bột rắc vào (Giản tiện phương).
Các loại bệnh thuộc huyết sau khi sinh:
Bồ hoàng sao đen, Càn khương sao đen, Đậu đen sao, Trạch lan, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất, Sinh điạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đái ra máu:
Bồ hoàng. Xa tiền tử, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bồ hoàng A giao, Nhân sâm, Bạch giao, Mạch môn, Xích phục linh sa tiền tử, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị sưng lưỡi:
Bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị các loại chấn thương do té ngã, ứ huyết, tích trệ trong bụng
Dùng Bồ hoàng (sống) sắc đặc uống với nước tiểu trẻ nhỏ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đàn bà thống kinh, sau khi đẻ máu dơ không xuống:
Bồ hoàng 6g, Gừng lùi cháy 3g, Hắc đậu 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Hắc Thần Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thống kinh do ứ huyết trở trệ:
Bồ hoàng 5 chỉ, Đơn sâm 1 lượng, Ngũ linh chi 5 chỉ sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho ra máu, đàm có máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết:
Bồ hoàng (than) 9g, Rượu và nước mỗi thứ một nửa, sắc uống (Bồ Hoàng Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị xuất huyết tử cung do chức năng:
Bồ hoàng than, Liên phòng (than), mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu cơ thể suy nhược nặng thêm Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 24g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiểu ra máu:
Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 9g, Sinh địa 15g, sắc uống (Bồ Hoàng Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị vết thương chảy máu:
Bồ hoàng than, Cốt phấn, Ô tặc cốt, các vị bằng nhau, tán bột, rắc vào nơi chảy máu rịt lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chữa thổ huyết
Bồ hoàng sao 80g, uống mỗi lần 4-8g.
Chữa chảy máu mũi:
Bồ hoàng sao và Thanh đại mỗi vị 4g uống.
Chữa khạc ra máu:
Bồ hoàng sao, lá Sen khô, bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8-12g với nước sắc vỏ rễ cây Dâu làm thang.
Chữa đại tiện ra máu:
Bồ hoàng sao, lá Sen tươi, Củ cải tán bột, uống mỗi lần 4-8g với nước cơm.
Bồ hoàng sao, lá Lốt tẩm nước muối sao, tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 30 viên với nước cơm.
Chữa sau khi đẻ, máu hôi ra không hết, sinh đau bụng:
Dùng Bồ hoàng sao qua giấy, uống mỗi lần 4g với nước.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, thông huyết ứ, kinh bế. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Còn có tác dụng làm co bóp dạ con. Ở Ấn Ðộ, gốc rễ được sử dụng làm thuốc săn da và lợi tiểu.
Từ thời Thượng Cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa Cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay thường được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết (sao đen sắc uống), chữa bạch đới, ứ huyết do vấp ngã hoặc đánh đập tổn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Chữa tổn thương hoặc bị chấn thương ứ máu trong bụng
Dùng Bồ hoàng 5g, Cao ban long 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Nơi mua bán vị thuốc Cỏ nến đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Cỏ nến ở đâu?
Cỏ nến là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Cỏ nến được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Cỏ nến tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay co nen, vi thuoc co nen, cong dung co nen, Hinh anh cay co nen, Tac dung co nen, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tác Dụng Của Nghệ Tươi Giúp Chữa Bệnh &Amp; Làm Đẹp trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!