Cập nhật nội dung chi tiết về Siêu Âm Đầu Dò Có Hại Không? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ Năm, 05/04/2018
Siêu âm đầu dò là loại hình siêu âm được thực hiện ở tại âm đạo phụ nữ. Chính vì thế nhiều chị em băn khoăn siêu âm đầu dò có hại không đặc biệt là những bệnh nhân đang mang thai.
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là hình thức đưa đầu dò khoảng 2-3 inch vào trong ống âm đạo, dùng sóng âm tần cao, để hiển thị rõ hình ảnh tử cung, buồng trứng và một số bộ phận khác của cơ quan sinh sản. Siêu âm đầu dò được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi nghi ngờ các bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung, vòi trứng… đánh giá sự rụng trứng, sự phát triển của trứng cũng như độ dày niêm mạc tử cung. Hình thức siêu âm này cũng được thực hiện cho chị em mới mang thai khi siêu âm thành bụng không cho kết quả, siêu âm đầu dò có thể xác định được thai ngoài tử cung nếu có, đánh giá được tim thai sớm. Những chị em thai nhi lớn nghi ngờ nhau tiền đạo vị trí thai che khuất sóng khi siêu âm thành bụng thì cũng nên tiến hành siêu âm đầu dò để xem vị trí bánh nhau. Cách siêu âm này cho kết quả chính xác hơn so với siêu âm thành bụng.
Siêu âm đầu dò có hại không?
Siêu âm đầu dò cần được thực hiện với kỹ thuật chuyên sâu, tránh các tổn thương có thể xảy ra với cổ tử cung và tử cung. Dù chạm vào nơi “nhạy cảm” nhưng thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa trình độ chuyên môn cao, sự di chuyển thiết bị chỉ quanh âm đạo chứ không chạm vào cổ tử cung nên không gây ảnh hưởng, không gây ra các tổn thương tử cung và cổ tử cung.
Tuy nhiên, siêu âm đầu dò cũng có thể kích thích cổ tử cung, vì vậy mà nếu như thai nhi quá yếu, bác sĩ không chỉ định cách siêu âm này. Tốt nhất việc thực hiện nên ở các cơ sở y tế trình độ chuyên môn cao tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện.
Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt là một địa chỉ có thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo hiệu quả, an toàn, cho kết quả chính xác. Quy tụ đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm cùng với thiết bị y tế hiện đại đem đến cho bệnh nhân sự an tâm tối đa.
Siêu Âm Đầu Dò Là Gì?, Siêu Âm Đầu Dò Có Tốt Không?
Siêu âm đầu dò có tác dụng gì?
Giúp kiểm tra các bất thường xảy ra ở cơ quan sinh dục trong của người phụ nữ, bao gồm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, và buồng trứng.
Dùng để đánh giá khả năng sinh sản, bao gồm tình trạng rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung của phụ nữ…
Hỗ trợ trong việc xác định tình trạng có thai ở giai đoạn sớm.
Siêu âm đầu dò được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, theo dõi sự phát triển của bào thai, phát hiện các dị tật bất thường nếu có.
Kiểm tra vị trí thích hợp để đặt vòng tránh thai hiệu quả và an toàn.
Siêu âm đầu dò có tốt không?
Khi nhắc tới siêu âm đầu dò, việc đưa đầu dò vào trong âm đạo khiến nhiều chị em e ngại do sợ đau và lo lắng về nguy cơ viêm nhiễm. Nếu mang thai, chị em lại càng lo lắng nhiều hơn bởi nghĩ rằng, việc đưa đầu dò vào bên trong âm đạo có thể gây sảy thai, động thai hoặc tác động không tốt tới thai nhi.
Nhưng thực ra, kích thước của đầu dò khá nhỏ, trước khi được đưa vào trong âm đạo đều đã tiến hành khử trùng, đã được bôi trơn nên sẽ không gây đau và gây viêm nhiễm cho chị em được.
Những kinh nghiệm khi siêu âm đầu dò
Khi mang thai, siêu âm đầu dò thường chỉ được áp dụng trong giai đoạn mới có thai hoặc chỉ định thực hiện ở một số phụ nữ nghi ngờ có thai nhưng siêu âm ổ bụng lại không thấy hiển thị hình ảnh phôi thai. Nguyên nhân được lý giải là trong những ngày đầu thai nhi mới hình thành, kích thước thai nhi còn quá nhỏ nên không thể hiển thị trên màn hình siêu âm ổ bụng.
Với siêu âm đầu dò, các bác sĩ có thể nhận diện, một cách chính xác vị trí thai và kết luận tình trạng phát triển của bào thai. Trong một số trường hợp, siêu âm đầu dò vẫn có thể được chỉ định ngay cả khi thai lớn. Điều này thường xảy ra với những trường hợp thai to, đầu thai quay xuống dưới, nhau bám mặt sau,… che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo, cần phải siêu âm đầu dò để xác định vị trí bánh nhau.
Như vậy, có thể nhận thấy siêu âm đầu dò mặc dù rất hữu ích nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Đối với phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục hay màng trinh chưa rách. Dị dạng ở bộ phận sinh dục, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, bị viêm nhiễm phụ khoa cấp tính, siêu âm đầu dò sẽ không được chỉ định. Đặc biệt, để hiệu quả siêu âm đầu đò đảm bảo hiệu quả, yêu cầu bác sỹ thực hiện siêu âm phải có trình độ chuyên môn về siêu âm, giàu kinh nghiệm. Hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình siêu âm cũng như có khả năng chẩn đoán sai sau khi xem hình ảnh siêu âm.
Siêu âm âm dò ở đâu uy tín Hà Nội
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là địa chỉ siêu âm thai ở Thanh Xuân, uy tín hàng đầu. Tại đây trực tiếp thực hiện siêu âm là các bác sĩ sản phụ khoa trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thiết bị siêu âm hiện đại, tân tiến, hình ảnh được ghi lại chân thực, rõ nét, hỗ trợ bác sỹ có thể chẩn đoán một cách chính xác.
Phòng khám mở cửa từ 7h30 đến 20h tất cả các ngày trong tuần,
Địa chỉ tại 52 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội.
Siêu âm đầu dò, siêu âm đầu dò là gì, kinh nghiệm siêu âm đầu dò, siêu âm đầu dò có tác dụng gì, siêu âm đầu dò để làm gì, có nên siêu âm đầu dò, siêu âm đầu dò có tốt không, siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì không, siêu âm đầu dò bao nhiêu tiền.
Phương Pháp Siêu Âm Đầu Dò Có Chính Xác Không?
Rất nhiều người thắc mắc liệu siêu âm đầu dò có đau không? Chia sẻ về kinh nghiệm siêu âm đầu dò, nhiều chị em cho biết, siêu đầu dò không gây đau đớn, tuy nhiên, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, hơi tức bụng khi bác sĩ tiến hành siêu âm.
Siêu âm đầu dò có chính xác không?
Để trả lời cho câu hỏi, siêu âm đầu dò có chính xác không? Các chuyên gia xin khẳng định, đây là một kỹ thuật siêu âm chuyên sâu và được thực hiện bởi thiết bị đầu dò siêu âm chuyên dụng với mục đích đánh giá các bệnh lý phụ khoa một cách chính xác hơn so với những hình thức siêu âm khác, thông qua những hình ảnh chi tiết, rõ nét. Do đó, phương pháp siêu âm đầu dò cho kết quả rất chính xác.
Lợi ích đem lại của hình thức siêu âm đầu dò
Với giá trị rất lớn trong việc hỗ trợ các bác sĩ sản phụ khoa có thể chẩn đoán các bệnh chính xác, siêu âm đầu dò âm đạo hiện là hình thức siêu âm được tất cả các cơ sở u tế chuyên khoa áp dụng thực hiện. Đặc biệt, hình thức này còn được áp dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Trong thăm khám phụ khoa, hình thức siêu âm đầu dò âm đạo có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý mà chị em gặp phải khi quan sát rõ hình ảnh của tử cung, buồng trứng,… với những dấu hiệu bất thường.
Trong phát hiện và theo dõi thai kỳ, siêu âm đầu dò âm đạo thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu. Hình thức này đem lại độ chính xác cao hơn so với siêu âm thành bụng.
Cụ thể là, siêu âm đầu dò sẽ giúp các mẹ xác định được thai sớm hơn một tuần, khi mà siêu âm đường bụng không cho hình ảnh rõ ràng, giúp đánh giá các khối u bất thường ở trong tử cung, buồng trứng, đồng thời đánh giá được tim thai ở giai đoạn sớm là từ 6 – 8 tuần. Đặc biệt hơn nữa, siêu âm đầu dò còn đo được kích thước trứng để đánh giá thời gian rụng trứng, phục vụ cho kĩ thuật thụ tinh nhân tạo cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Những hạn chế của việc siêu âm đầu dò
Vậy siêu âm đầu dò có chính xác không? . Xin khẳng định là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, bất cứ loại hình siêu âm nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, và siêu âm đầu dò cũng vậy. Phương pháp này chỉ cho thấy được các tạng trong tiểu khung, không thấy được các tạng cao hơn trên ổ bụng.
Và thường thì kỹ thuật này không sử dụng rộng rãi cho mọi trường hợp bởi không phải người nào, bệnh lý nào cũng được chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo. Phương pháp này chỉ dùng cho các trường hợp phụ nữ đã quan hệ tình dục. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng, đây là phương pháp siêu âm đòi hỏi một kỹ thuật chuyên sâu, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai để tránh gây ra những tổn thương tới tử cung sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì không?
Theo kinh nghiệm siêu âm đầu dò thì việc tiến hành siêu âm phải dò các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, chuyên nghiệp tại những cơ sở y tế chất lượng, sẽ đảm bảo về sức khỏe người bệnh và kết quả chính xác.
Cần nhớ rằng, trong quá trình thực hiện siêu âm, các bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị đầu dò âm đạo của mẹ bầu sao cho không để chạm vào cổ tử cung. Và việc làm này sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung nên các chị em có thể yên tâm rằng siêu âm đầu dò không ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Tuy nhiên trong trường hợp thai nhi yếu ớt, các bác sĩ sẽ không chỉ định siêu âm đầu do bởi hình thức này có thể kích thích cổ tử cung.
Riêng đối với siêu âm đầu dò trong khám phụ khoa, hình thức này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh. Trên thực tế, có trường hợp chị em bị chảy máu sau siêu âm đầu dò, nhưng đây chỉ là hiện tượng bình thường, chị em cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hiện tượng này sẽ hết sau 12 – 24 giờ.
Một điều quan trọng là chị em phụ nữ bầu nên chọn các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao để tiến hành siêu âm đầu dò tránh các rủi ro không mong muốn.
Phòng khám Đa khoa Hà Nội tại địa chỉ: Số 52 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội từ lâu đã được người bệnh tin tưởng lựa chọn. Mọi thắc mắc về siêu âm đầu dò có chính xác không hay kinh nghiệm siêu âm đầu dò, hãy liên hệ đến số HOTLINE bên dưới hoặc chat trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn và đặt lịch thăm khám online.
Mẹ Bầu Nên Biết: Đi Siêu Âm Thai Có Được Ăn Sáng Không?
1. Thế nào là siêu âm thai?
Siêu âm thai là phương pháp tiên tiến hiện nay, giúp theo dõi sự phát triển và kiểm tra sức khỏe thai nhi. Kỹ thuật sử dụng sóng âm tần số cao mà tai không nghe thấy, thu được hình ảnh đen trắng hoặc màu của thai nhi.
Cơ chế hoạt động dựa trên sự phản xạ sóng âm khi đi qua tử cung mẹ và tiếp xúc với cơ thể thai nhi. Hình ảnh thu được là sự chuyển hóa sóng âm và được hiển thị trên màn hình máy tính.
Mẹ bầu nên tìm hiểu thông tin cơ bản về siêu âm thai
Lợi ích của siêu âm thai: Dựa trên hình ảnh thu được bác sĩ và mẹ bầu thấy được hoạt động và sự phát triển của em bé trong tử cung. Bên cạnh đó giúp bác sĩ phát hiện được các dị tật bẩm sinh hoặc bất thường ở thai nhi nếu có.
Qua sự hiểu biết về siêu âm thai các mẹ bầu thấy được lợi ích của việc siêu âm, chuẩn bị được điều kiện tốt nhất cho con. Nhưng bên cạnh đó, trong mỗi lần siêu âm thai, mẹ bầu thường không biết nên chuẩn bị gì trước khi siêu âm, khi đi siêu âm thai có được ăn sáng không là câu hỏi thường đặt ra.
2. Đi siêu âm thai có được ăn sáng không?
Trước khi khám thai, tùy theo quá trình thăm khám và siêu âm thai mà chị em có thể ăn sáng hoặc nhịn ăn sáng.
Mẹ bầu cần phải nhịn ăn sáng khi nào?
Trường hợp ăn sáng
Khi chị em đi siêu âm khám thai bình thường, không cần làm các xét nghiệm kèm theo thì mẹ bầu nên ăn sáng bình thường. Tránh nhịn ăn sáng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ như tụt đường huyết,… có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trường hợp nhịn ăn sáng
Là trường hợp thăm khám và siêu âm thai kèm theo làm các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết và tốc độ lắng của máu,… Vậy nên, việc ăn sáng trước khi siêu âm có thể gây ảnh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, dẫn tới sự sai lệch thông tin, việc chẩn đoán sẽ không chính xác. Vì vậy các bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ là nên nhịn ăn sáng.
Sau khi lấy máu thì mẹ bầu nên bổ sung đồ ăn luôn, tránh trường hợp đường huyết hạ do đói sẽ gây ngất xỉu, ảnh hưởng không tốt tới thai nhi cũng như sức khỏe mẹ.
Ngoài việc đi siêu âm thai có được ăn sáng không, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số điều sau để có kết quả chính xác:
Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè,… trong vòng 12 giờ đồng hồ trước khi siêu âm. Tránh việc kết quả thăm khám, siêu âm sai lệch và ảnh hưởng tới chẩn đoán xét nghiệm của bác sĩ.
Tránh sử dụng chất kích thích trước siêu âm 12 giờ
Với thai nhỏ dưới 10 tuần, mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện siêu âm thai. Việc nhịn tiểu giúp cho việc siêu âm thuận lợi, quan sát được hình ảnh rõ nét hơn.
Mẹ bầu cần mặc đồ rộng rãi thoải mái khi đi siêu âm. Việc này giúp thai nhi không bị gò bó, và khi bôi gel và di chuyển đầu dò thuận lợi, hình ảnh thu được rõ ràng.
Tuân thủ hướng dẫn, lời dặn dò và cách chăm sóc thai nhi của bác sĩ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tìm cơ sở siêu âm uy tín chất lượng để có một kết quả chính xác, sớm phát hiện dị tật bất thường nếu có. Chuẩn bị cho bé một điều kiện thuận lợi nhất ra đời.
Ngoài những lưu ý trước khi đi siêu âm trên thì trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý chế độ dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Kết hợp sự chăm sóc cũng như vận động để có sức khỏe tốt cho thai nhi và mẹ. Hãy thư giãn, thoải mái, lạc quan tránh căng thẳng áp lực khi mang thai vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của siêu âm, những các mẹ cũng không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều, tránh những trường hợp không mong muốn.
3. Các mốc khám thai định kỳ cần nhớ
Mẹ bầu cần nhớ các mốc khám thai định kỳ cho bé để chuẩn bị kịp thời và biết trước được câu trả lời mỗi lần đi siêu âm thai có được ăn sáng không,
Mẹ bầu nên nhớ định kỳ khám thai và siêu âm
Thời điểm trễ kinh nguyệt và có dấu hiệu mang thai
Khi đó mẹ bầu cần đi khám và siêu âm để xác định có thai hay chưa. Nếu có thai thì xác định vị trí thai nằm trong hay ngoài tử cung mẹ, số lượng phôi thai cũng như kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
Mốc từ tuần tuổi thứ 11 – 14 thai kỳ
Đây là thời điểm chính xác nhất để kiểm tra nhịp tim và dự kiến ngày sinh. Đặc biệt là kiểm tra khoảng sáng sau gáy, giúp xác định được nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể, dự đoán nguy cơ mắc các hội chứng như Down, Edward,… Từ đó có hướng xử lý điều trị phù hợp.
Mốc từ tuần tuổi thứ 20 – 22 thai kỳ
Là giai đoạn hình thái cơ thể bắt đầu hình thành một số cơ quan nội tạng, một số bộ phận quan trọng. Việc siêu âm giúp bác sĩ phát hiện được các dị tật nội tạng, hở hàm ếch hoặc sứt môi nếu có.
Mốc từ tuần tuổi thứ 30 – 32 thai kỳ
Là giai đoạn cuối thai kỳ, việc siêu âm giúp bác sĩ giúp xác định trọng lượng, kích thước thai nhi đạt tới, dây rốn, thể tích nước ối trong tử cung và đặc biệt kiểm tra các dị tật bất thường về não, mạch máu và tim của thai nhi.
Trước khi đón em bé ra đời
Trước khi sinh, mẹ bầu được siêu âm lần cuối để xác định ngôi thai và tình trạng của thai nhi. Từ đó giúp bác sĩ xác định đây là ca sinh khó hay dễ, nên sinh thường hay sinh mổ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Siêu Âm Đầu Dò Có Hại Không? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!