Đề Xuất 3/2023 # Shb: Lãi Khủng Không Có Nghĩa Là Cổ Phiếu Hết…Lẹt Đẹt # Top 11 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Shb: Lãi Khủng Không Có Nghĩa Là Cổ Phiếu Hết…Lẹt Đẹt # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Shb: Lãi Khủng Không Có Nghĩa Là Cổ Phiếu Hết…Lẹt Đẹt mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

SHB báo lãi khủng năm 2019

Trong khi các nhà băng khác giảm hoặc tăng trưởng kém ở mảng kinh donah ngoại hối thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) báo tăng vọt 153% lên mức 156 tỷ đồng.

Trong quý 4/2019, hầu hết các mảng kinh doanh của ngân hàng đều có kết quả tích cực. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 12,3% so với cùng kỳ đạt 2.482 tỷ, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng gần 10 lần đạt 99 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến, đạt 315 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 3,5 tỷ. Lãi từ hoạt động khác đạt 144 tỷ, tăng 48%. Chỉ riêng lãi từ hoạt động dịch vụ sụt giảm 37% xuống còn 343 tỷ.

Trong khi các nhà băng khác giảm hoặc tăng trưởng kém ở mảng kinh donah ngoại hối thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) báo tăng vọt 153% lên mức 156 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động quý 4/2019 tăng nhẹ 5,2% lên 1.286 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 26% lên 1.282 tỷ. Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý 4 tăng 30% so với cùng kỳ, đạt 815 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm 2019, tổng thu nhập hoạt động của SHB đạt hơn 9.400 tỷ, tăng 40% so với năm 2018. Chi phí hoạt động tăng 22,8% lên 3.959 tỷ, và đáng chú ý, chi phí dự phòng tăng tới 66% lên 2.369 tỷ. Mức trích lập dự phòng năm 2019 của SHB chiếm đến 43% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Năm 2019, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.068 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được là 3078 tỷ đồng, nhà băng này cũng vừa đủ hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Vẫn gắn mác “cổ phiếu trà đá”

Báo lãi khủng là vậy, song SHB lại là một trong những cổ phiếu ngân hàng có “sức ì” nhất khi chỉ tăng nhẹ 5,8% trong vòng 1 năm qua.

Một chuyên gia chứng khoán đánh giá: “Nhóm ngành ngân hàng có triển vọng tích cực trong cả năm 2019. Giai đoạn 2019 là giai đoạn hồi phục và tăng điểm của nhóm cổ phiếu ngân hàng”. Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng này, cổ phiếu SHB của SHB vẫn đang giao dịch dưới mệnh giá.

Chạm đáy năm 2012 khi ngân hàng sáp nhập ngân hàng yếu kém Habubank, giá cổ phiếu SHB khi ấy chỉ còn 4.540 đồng. Từ đó đến nay, đường về mệnh giá của cổ phiếu SHB chưa bao giờ bằng phẳng, kể cả vài năm gần đây hoạt động kinh doanh của SHB đã khởi sắc hơn.

Đỉnh điểm ngày 17/4/2018, cổ phiếu SHB tăng 0,8% lên 13.300 đồng, khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị. Tưởng chừng từ đây giá cổ phiếu SHB sẽ không còn phải gắn mác “cổ phiếu trà đá” nhưng không lâu sau, nhà đầu tư phải ngậm ngùi chứng kiến cổ phiếu SHB lao dốc xuống dưới mệnh giá.

Còn tính riêng trong 1 năm qua, cổ phiếu SHB vẫn lẹt đẹt giao dịch dưới mệnh giá, thậm chí còn giảm tới gần 20% xuống mức 6.100 đồng/cp chốt phiên 9/12. SHB giao dịch trên mệnh giá gần đây nhất là vào năm 2017.

SHB có thể coi là cổ phiếu bi thảm nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng năm qua. Trong khi đó, khối lượng giao dịch cổ phiếu của nhà băng này khá sôi động với bình quân năm qua là hơn 3,4 triệu đơn vị mỗi phiên.

Kết thúc phiên ngày 31/1/2020 vừa qua, cổ phiếu SHB đóng cửa ở mức 7.500 đồng/cp.

Kết thúc phiên ngày 31/1/2020 vừa qua, cổ phiếu SHB đóng cửa ở mức 7.500 đồng/cp.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Đánh Giá Cơ Hội Đầu Tư Cổ Phiếu Shb

Mình đang dự định đầu tư vào SHB một khoản khá lớn. Mình có phân tích như sau. Mong nhận được góp ý và phản biện của ban biên tập và các bạn! Cám ơn mọi người!

PHÂN TÍCH SHB

A. Phân tích định lượng nội tại và so sánh nghành:

I. Doanh thu 4 năm 2014 – 2017 tăng từ hơn 11.000 tỷ lên hơn 20.1 nghìn tỷ tương ứng mức tăng trưởng kép 22% 1. Lợi nhuận 2014 – 2017 tăng từ hơn 790 tỷ lên hơn 1500 tỷ, tương ứng mức tăng trưởng kép 25%. Nhưng đột phá nằm vào 2017 khi chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận 68% so với 2016 2. Biên lợi nhuận 4 năm ổn định dao động quanh mức 7.5%. 3. EPS 2017 = 1.42. Nghĩa là 10.000 vốn thì 1 năm làm ra 1420 đồng lãi. 4. PE hiện tại = 6.34. Nghịch đảo E/P (Earning to Price hay gọi là Earning power thể hiện suất sinh lợi trên giá chứng khoán) = 15.8% cao gấp đôi lãi suất ngân hàng hiện tại. Hiện là tỉ lệ rất tốt trong số các cổ phiếu niêm yết

II. Đánh giá giai đoạn dài hơn từ 2012 – 2017: 1. Thị phần huy động chiếm 2.4% toàn ngành. Nếu k xét đến big 4 VCB, BIDV, CTG, Agribank do có lợi thế về thương hiệu mác nhà nước, tâm lý dân nghĩ không sập được thì thị phần huy động của SHB đứng thứ 3 toàn ngành, sau STB, TCB. Vị thế không hề tệ.

2. Tỉ trọng trong doanh thu từ mảng cốt lõi là 75.1%, doanh thu dịch vụ chiếm hơn 20.5%. Cơ cấu thu từ dịch vụ chỉ đứng sau TCB, STB với tỉ trọng lần lượt là 23.3% và 30.4%. Định hướng 3 năm tới thu dịch vụ sẽ chiếm 40% tổng thu nhập. Bước đi chiến lược này được đánh giá cao do sẽ giảm phụ thuộc KQKD vào việc cho vay trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất ngày càng gay gắt. Bước đi chiến lược được hiện thực hóa bằng hành động cụ thể như anh Hiển chia sẻ. SHB đầu tư 3 năm qua rất lớn vào hạ tầng công nghệ. SHB có hẳn 1 khối Marketing quy mô ngang khối CNTT. Chứ k chỉ là ban truyền thông thương hiệu như các ngân hàng khác. Thêm nữa Bancassurance hợp tác với Daiichi Life tương tự như cách Techcombank làm với Manulife cũng là 1 điểm sáng về thu phí dịch vụ và phí hoa hồng bảo hiểm. Điều mà quý 4 năm 2017 SHB làm khá tốt. Những hành động trên cho thấy quyết tâm mạnh mẽ đã thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược 40% thu từ dịch vụ

3. Điểm quan trọng tỉ lệ CARG – Tăng trưởng thu nhập lãi thuần 5 năm qua SHB đạt mức tăng trưởng kép 21.5%. Đứng sau VPB 47.4%, HDB 49.6%, TPB 63.1%. TPB thì là ngân hàng với thị phần huy động 0.9% và quy mô 124 nghìn tỷ nhưng đạt mức tăng trưởng kép khá tốt và đó là lý do đột phá khiến giá cổ phiếu lại được kéo lên cao như vậy. VPB và HDB thì có 2 con gà đẻ trứng vàng là FE Credit và HD Saison đóng góp rất lớn vào lợi nhuận những năm qua, khiến giá cổ phiếu cất cánh. SHB thì tháng 7 này sẽ bắt đầu chạy công ty tài chính tiêu dùng của riêng mình là SHB Finance – với dàn lãnh đạo bê từ Mcredit – thương hiệu cho vay tiêu dùng của MB Bank. Thì đây e cho có thể là động lực mới cho lợi nhuận của SHB trong nửa cuối 2018 và 2019. Việc Ngân hàng nhà nước sẽ siết chặt quản lý việc cho vay tiêu dùng thực ra là điều rất tốt. Nó giúp cho các công ty này tránh rủi ro tiềm tàng về nợ xấu và có một sân chơi có luật lệ rõ ràng hơn.

4. OPEX ratio -Tỉ số giữa chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng: Với SHB tỉ lệ này là 42.4% đứng thứ 2 toàn ngành. Chỉ sau Techcombank TCB với tỉ lệ nhỉnh hơn là 40.2%. Điều này cho thấy nỗ lực tái cấu trúc và quản lý công tác vận hành hợp lý đã mang lại kết quả là chi phí hoạt động của SHB là hiệu quả hàng đầu trong ngành.

5. Điểm dở trong nội tại: Thứ nhất là tỉ lệ đòn bảy Equity Multipler của SHB cao. 18.5 lần. Cao thứ 5 toàn ngành, chỉ sau mỗi Big 4. Thứ 2 là hôm qua có nghe nói về các dự án BOT mà SHB cho vay rất nhiều, chỉ sau BIDV. Các khoản vạy này sẽ không dễ thu hồi lãi và vốn. Với cả chắc chắn còn dư chấn còn lại của Habubank. Chắc chắn chưa sạch sẽ. Nhưng có vẻ như bán được khá cho VAMC và trích lập dự phòng ổn rồi.

B. Phân tích định giá và quan điểm đầu tư

1. Trong những năm rất khó khăn của SHB 2011 – 2014 là những năm đầu sát nhập Habubank với khối nợ xấu Vinashin, rồi nợ xấu Bianfishco, rồi 2011,2012 là đáy của khủng hoảng của VN, mà lãnh đạo SHB vẫn chèo lái cho nó k chết, và vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông đều với tỉ lệ từ 5-8% tùy năm. Tạm đánh giá ban lãnh đạo SHB và anh Hiển rất ổn. Anh Hiển cũng trực tiếp nắm SHB hơn 3% và T&T của anh cũng nắm hơn 13%. Đó cũng là dấu hiệu tốt cho thấy lãnh đạo tâm huyết. 2. P/E hiện tại của SHB là 6.x < 9.0 là tiêu chuẩn an toàn cho các nhà đầu tư năng động, đồng thời thấp nhất ngành 3. Giá trị sổ sách Book Value – BV = 12.640 đồng. Dẫn đến tỉ số P/BV hiện tại ở mức 0.71 < 1.2 – mức an toàn trung bình cho các nhà đâu tư năng động 4. PE và PB hiện tại như trên cho thấy một tỉ lệ Margin of Safety khá ổn. Hơn nữa 2018 – 2019 khả năng cao là những năm cuối của chu kỳ kinh tế, những năm sẽ chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc của ngành ngân hàng nói chung về doanh thu và lợi nhuận. Và điều đó dẫn đến tỉ lệ Risk / Reward của SHB là khá nhỏ. Tức là khả năng rủi ro sẽ thấp với tiềm năng có thể đạt được lợi nhuận cao khi đầu tư vào cổ phiếu này.

Cổ Phiếu Là Gì? Có Nên Đầu Tư Vào Cổ Phiếu Hay Không?

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN của cổ đông.

Cổ phiếu là gì? Đây là câu hỏi mà nhà đầu tư nào cũng muốn biết câu trả lời khi bắt đầu tìm hiểu về cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Hôm nay, đánh giá sàn sẽ gửi đến bạn bài viết chi tiết về chứng khoán là gì? Có những loại cổ phiếu nào…

1. Khái niệm về cổ phiếu

Cổ phiếu là gì? Nó là loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường của một doanh nghiệp.

Người nắm giữ cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông và đồng thời cũng trở thành chủ sở hữu của công ty phát hành.Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một cổ phiếu sẽ đại diện cho 10,000 đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

2. Có những loại cổ phiếu nào trên thị trường

Thông thường các công ty cổ phần thường phát hành 2 dạng cổ phiếu: cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi (preferred stock). Những cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền tự do chuyển nhượng, quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông. Những cổ đông này được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu nắm giữ.

Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định, không có quyền bầu cử hay ứng cử. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được nhận cổ tức đầu tiên và nếu công ty bị phá sản thì họ cũng là đối tượng được công ty trả trước sau đó mới đến các cổ đông thường.

3. Tại sao nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu

Cổ phiếu được xem là kênh đầu tư chứng khoán linh hoạt, thị trường rộng lớn nên việc mua bán diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.

Cổ phiếu được mua bán tại các thị trường tiên cấp (Primery market), thị trường thứ cấp (secondary market), các thị trường OTC và nhà môi giới chứng khoán. Nếu chọn đúng thời điểm để đầu tư, có tư duy tầm nhìn và lựa chọn đúng cổ phiếu để giao dịch thì khả năng sinh lời của nó là rất cao. Cổ phiếu thường mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư thông qua 2 kênh chính đó là tăng trưởng và thu nhập.

Tương tự như các hình thức đầu tư khác, đầu tư cổ phiếu luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập và rủi ro. Gía cổ phiếu luôn dao động lên xuống liên tục do chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô trong nước, biến động kinh tế thế giới, báo cáo hoạt động của doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư…Vì vậy, chiến lược mua bán và nắm giữ, phân tích, sàng lọc, lựa chọn cổ phiếu là điều quan trọng để thu hồi lợi nhuận tối ưu.

Phần kết

Bài viết trên phần nào giúp bạn đọc hiểu được khái niệm về cổ phiếu là gì cũng như có những loại cổ phiếu nào trên thị trường. Nhà đầu có thể cân nhắc để lựa chọn cổ phiếu doanh nghiệp hoạt động tốt để đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Cổ Phiếu Vinamilk Là Gì? Giá Cổ Phiếu Vinamilk Qua Các Năm, Có Nên Mua Vnm

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK là một trong những mã cổ phiếu sôi động nhất trên thị trường chứng khoán những năm vừa qua. Cùng xem mã cổ phiếu Vinamilk là gì? Giá cổ phiếu Vinamilk qua các năm.

Mã cổ phiếu Vinamilk

Mã cổ phiếu Vinamilk niêm yết sàn có ký hiệu là VNM hiện nay đã niêm yết trên hầu hết các sàn chứng khoán của Việt Nam. Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Vinamilk là ngày 19/01/2006. Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên là 53 nghìn đồng, khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu là 159.000.000.

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế VINAMILK tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 – 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD.

Kết quả kinh doanh năm 2018 của Vinamilk

Doanh thu thuần hợp nhất của VNM đạt sấp sỉ 52.500 tỷ đồng, tăng 3% n/n. Trong khi đó, doanh thu công ty mẹ (không bao gồm Driftwood Dairy, Angkor Dairy & VietSugar) đạt sấp sỉ 46.900 tỷ đồng, giảm -1.2% n/n.

Vinamilk đã báo cáo lợi nhuận sau thuế của năm tài chính 2018 là 10.227 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2017. EPS điều chỉnh là 5.295 đồng, tương đương P/E trượt 12 tháng là 26,8 tại mức giá đóng cửa ngày 18/02/2019.

Ban lãnh đạo công ty cho biết năm 2018 là năm tồi tệ nhất từ trước đến nay do sự sụt giảm nhu cầu bất ngờ trên toàn ngành sữa Việt Nam, thậm chí cả với các nước ASEAN. Song thị phần chung của công ty vẫn tăng 0.9% n/n cả năm 2018 với xu hướng tăng của hầu hết dòng sản phẩm (trừ sữa chua do cạnh tranh gay gắt). Ban lãnh đạo tin rằng vị thế cạnh tranh của Vinamilk vẫn duy trì và ngày càng mạnh mẽ.

Giá cổ phiếu Vinamilk qua các năm

Giá cổ phiếu của Vinamilk qua các năm tính từ ngày đầu tiên lên sàn 19/01/2006 liên tục tăng theo chiều hướng tích cực của thị trường, trong đó tăng mạnh nhất từ cuối năm 2017 sang đầu năm 2018 từ mức 119 nghìn đồng/cổ phiếu trong tháng 11/2017 lên mức 164 nghìn đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 1 năm 2018.

Định hướng và dự báo phát triển của VINAMILK năm 2019

Đối với thị trường trong nước

Công ty VINAMILK sẽ tiếp tục ra mắt các dòng sản phẩm cao cấp mới, như sữa công thức organic cho trẻ sơ sinh (cả dạng bột và dạng nước), sữa chua uống và sữa nước organic. Ban lãnh đạo có kế hoạch giành được ít nhất 1% thị phần chung ngành sữa trong năm 2019, bằng cách đẩy mạnh tiếp thị và khuyến mại trên kênh bán hàng tạp hóa.

Doanh thu năm tài chính 2019 dự kiến sẽ tăng khoảng 7% – 8%, nhờ tăng trưởng sản lượng 5% và tăng giá bán 1% – 3%. Mặc dù không chia sẻ con số chính xác, ban lãnh đạo cho biết nhu cầu sữa trong nước vào tháng 01/2019 có vẻ khá tốt, do đó kết quả kinh doanh Quý 1 2019 có thể sẽ tốt hơn so với cùng kỳ.

Đối với thị trường nước ngoài

Bất chấp doanh số bán hàng trì trệ tại Iraq(chiếm ít nhất 70% doanh thu xuất khẩu của VNM), công ty hiện đang tập trung vào các thị trường Đông Nam Á đầy hứa hẹn. Doanh số bán hàng ở Campuchia tăng 50% n/n trong năm 2018. Hơn nữa, công ty cũng đang tìm kiếm đối tác tại Myanmar, một thị trường sữa sơ khai với 50% sản phẩm sữa không nhãn hiệu.

Đồng thời, ban lãnh đạo cũng chia sẻ rằng vào ngày 02/04/2019, chính phủ Việt Nam và Trung Quốc sẽ ký kết một Hiệp định chính thức để VNM xuất khẩu một số sản phẩm đầu tiên sang Trung Quốc. Công ty đã có các nhà phân phối thông qua mạng lưới của Jardine và trước tiên sẽ thử nghiệm nhu cầu người tiêu dùng Trung Quốc đối với sản phẩm sữa chua ăn & sữa chua uống.

Dự kiến Biên lợi nhuận 2019

Giá sữa bột béo (WMP) vọt lên mức 3,027 USD/MT vào tháng 02/2019, tương ứng tăng mạnh 9% so với tháng trước, theo GlobalDairyTrade. Ban lãnh đạo nói rằng VNM mới chỉ chốt giá nguyên liệu WMP cho 6 tháng đầu năm 2019. Do đó, họ có kế hoạch tăng giá 1% -3% để bù đắp cho khả năng biến động giá nguyên liệu vào nửa cuối 2019 để duy trì biên lãi gộp ổn định. Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp/doanh số cũng sẽ không đổi với so với năm 2018.

Chi phí đầu tư, xây dựng cơ bản cho sản xuất

Theo ban lãnh đạo, năm 2019, VNM sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển các trang trại để kiểm soát chặt hơn nhu cầu nguyên liệu đầu vào, đạt ít nhất 20% nguồn cung tự chủ, 20% từ nông dân trong nước và 60% nhập khẩu -vào cuối năm 2022. Về lâu dài, việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào sẽ giúp VNM duy trì biên lợi nhuận gộp ổn định cũng như tung ra các sản phẩm cao cấp như sữa organic, sữa hạt, v.v.

Nhân sự lãnh đạo VINAMILK

Sự lớn mạnh và thành công của Vinamilk trong suốt gần 40 năm vừa qua là thành quả từ công sức và tâm huyết của tất cả những thành viên trong công ty, dưới sự chỉ dẫn và lãnh đạo sáng suốt của những nhân sự chủ chốt – những con người tài ba, bản lĩnh và luôn hết mình vì sự nghiệp chung của Vinamilk.

Bà Mai Kiều Liên – Thành viên Hội đồng Quản trị – Tổng giám đốc VINAMILK. Mai Kiều Liên sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp; nguyên quán: Thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, Bà là người dân tộc Kinh, bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.

VnSending

Bạn đang đọc nội dung bài viết Shb: Lãi Khủng Không Có Nghĩa Là Cổ Phiếu Hết…Lẹt Đẹt trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!