Cập nhật nội dung chi tiết về Sản Lượng Tiêu Thụ Xi Măng Vicem Hải Phòng Tăng 30,4% mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Xây dựng) – Năm 2019, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng đã hoàn thành toàn diện kế hoạch được giao. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt gần 2.350 nghìn tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ và là sản lượng tiêu thụ cao nhất từ trước tới nay.
Công ty xi măng VICEM Hải Phòng hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2019.
Năm 2019, thực hiện thành công chương trình sáp nhập thương hiệu xi măng VICEM Sông Thao vào xi măng VICEM Hải Phòng theo đúng định hướng của Tổng Công ty, sau sáp nhập đã ổn định kênh phân phối, tăng được giá bán, tăng quy mô về sản lượng, thị phần và độ phủ, nâng tầm giá trị thương hiệu xi măng VICEM Hải Phòng tại địa bàn khu vực phía Bắc.
Tổng sản phẩm tiêu thụ năm 2019 sau sáp nhập đạt 2.348.897 tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ, và là sản lượng tiêu thụ cao nhất từ trước tới nay; trong đó, sản lượng xuất tại Hải Phòng: 1.828.016 tấn; sản lượng gia công Sông Thao là 524.215 tấn. Nếu tính sản lượng tiêu thụ gộp 2 nhà máy cả năm 2019 đạt 3.076.110 tấn, tăng 3% so với 2018.
Tiền lương bình quân người lao động là 13,44 triệu đồng/người/tháng, cao nhất từ trước tới nay; tăng 6,1% so với năm 2018 từ đó có điều kiện cải thiện thu nhập, thưởng Tết, tổ chức thi đua khen thưởng và đóng góp quỹ tình thương để tiếp tục giải quyết lao động.
Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiêu thụ như áp dụng phần mềm ERP, BI trong bán hàng và đặt hàng; Sử dụng tổng đài nhắn tin cho hệ thống cửa hàng khi có các chương trình khuyến mại, hỗ trợ tại các địa bàn; từng bước triển khai đề án số hóa quản lý chuỗi tiêu thụ và logistic nhằm nâng cao quản trị trong hoạt động bán hàng theo định hướng của VICEM.
Năm 2019, Công ty đã triển khai thực hiện 07 dự án, trong đó hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 04 dự án. Giá trị khối lượng thực hiện năm 2019 ước đạt 79,778 tỷ đồng bằng 71% kế hoạch năm 2019. Đặc biệt, đã khởi công và hoàn thành dự án đền thờ Bác Hồ và dự án nhà truyền thống ngành Xi măng Việt Nam đúng tiến độ, kịp tổ chức Lễ khánh thành chào mừng kỷ niệm 120 năm Xi măng Hải Phòng, 120 năm ngành Xi măng Việt Nam. Đây là những công trình có ý nghĩa văn hóa đối với ngành Xi măng cũng như đối với thành phố Hải Phòng, đồng thời cũng là tâm nguyện của nhiều thế hệ người thợ xi măng.
Công ty cũng thực hiện tốt chương trình hành động về công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự; Xây dựng và tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. Đảm bảo tuyệt đối an toàn về an ninh chính trị nội bộ, về con người, phòng chống cháy nổ và môi trường.
Ông Trần Văn Toan – Tổng Giám đốc Công ty xi măng VICEM Hải Phòng cho biết: Trong điều kiện rất khó khăn nhưng công ty đã hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019, mang lại giá trị tích cực cho doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng xã hội. Sản lượng sản xuất clinker, sản lượng tiêu thụ và thu nhập bình quân người lao động cao nhất từ trước đến nay. An ninh trật tự, an toàn lao động, môi trường được đảm bảo, công tác điều hành quản lý sản xuất có chuyển biến tích cực; Thực hiện thành công chương trình sáp nhập thương hiệu xi măng VICEM Sông Thao vào thương hiệu xi măng VICEM Hải Phòng, tăng độ phủ, thị phần, sản lượng VICEM Hải Phòng tại Tây Bắc.
Công tác Đoàn thể có nhiều hoạt động thiết thực; Phong trào thi đua đi vào chiều sâu, có nhiều đổi mới, xây dựng các điển hình có sức lan tỏa. Tích cực tham gia công tác an sinh xã hội. Cán bộ đảng viên, công nhân thực sự đoàn kết, tin tưởng, phấn khởi. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại hạn chế cần tiếp tục giải quyết sau tái cấu trúc như quản lý thiết bị, quản lý thị trường.
Công Ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Hải Vân
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân được thành lập theo quyết định số 2309/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ngày 15/12/1994
Địa chỉ: Số 65, đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3842172 Fax: 0236.3842441
Website: www.haivancement.vn
Ngày tháng năm thành lập: Thành lập ngày 15 tháng 12 năm 1994
Tóm tắt quá trình phát triển:
Giai đoạn đầu thành lập: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân được thành lập theo quyết định số 2309/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ngày 15/12/1994, với dây chuyền công nghệ tự động của Hãng Krup-Polysius, Cộng hòa liên bang Đức chế tạo với tổng công suất thiết kế 520.000 tấn xi măng/năm và cầu cảng chuyên dùng xuất nhập vật tư nguyên liệu thông qua cảng, sản phẩm xi măng Hải Vân ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của công ty. Để đẩy mạnh tiêu thụ xi măng Hải Vân phát huy hết công suất thiết kế, công ty đã chú trọng kinh doanh mở rộng mạng lưới bán hàng tiêu thu sản phẩm, sau một thời gian ngắn sản phẩm xi măng Hải Vân đã có mặt trên hầu hết các các thị trường miền Trung-Tây nguyên và xuất khẩu sang nước bạn Lào, Campuchia đáp ứng nhu cầu xi măng xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và các công trình trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây nguyên nói chung
Giai đoạn từ 1998 – 2001: Vào thời điểm năm 2001 Công ty được Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam tiếp nhận về làm thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam theo Quyết định số 163/BXD ngày 05/02/2001của Bộ Xây dựng đã tạo điều kiện cho công ty giải quyết những khó khăn về tài chính mở ra cho Công ty một hướng phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn từ 2002- 2007: Sau khi là thành viên của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, hàng năm Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho Người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế Đất nước
Giai đoạn từ khi Cổ phần hóa đến nay: Năm 2008 thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại DNNN, Bộ xây dựng có Quyết định 376/QĐ-BXD ngày 09/3/2007 về việc cổ phần hóa Công ty Xi măng Hải Vân. Ngày 01/4/2008 công ty chính thức chuyền từ DNNN sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, được Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 01/4/2008
Tại thời điểm chuyển sang Công ty Cổ phần, Công ty có vốn điều lệ 185 tỷ đồng, trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà nước do Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đại diện sở hữu 141,41 tỷ chiếm 76,44%, vốn do các cổ đông khác 43,59 tỷ chiếm 23,56%
Năm 2013 Công ty nhận chuyển nhượng Nhà máy Xi măng Áng Sơn II (nay là nhà máy Xi măng Vạn Ninh) với công suất thiết kế 540.000 tấn Klinker/ năm, Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên 399.600 triệu đồng.
Năm 2016 thực hiện thành công việc sáp nhập Công ty Cổ phần đá xây dựng Hòa Phát về Công ty Cổ phần Xi măng Hải Vân và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ 415.250 triệu đồng
Năm 2017 thực hiện chiến lược mở rộng công ty tiếp tục đầu tư trạm chung chuyển xi măng tại Quy Nhơn với công suất thiết kế 500.000 tấn xi măng/năm
Những thành tích đã đạt được:
– Giải thưởng chất lượng Việt Nam 2017
– Giải Bạc chất lượng Quốc gia 2009; 2010
Vicem Hải Phòng: Khát Vọng Xanh
Trong suốt chiều dài lịch sử 121 năm xây dựng và phát triển, sản phẩm xi măng của VICEM Hải Phòng đã góp phần quan trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước nói chung và thành phố Hoa phượng đỏ nói riêng, là DN làm tốt công tác an sinh xã hội… Khát vọng đưa VICEM Hải Phòng tiếp tục vươn xa đang được các thế hệ lãnh đạo của VICEM Hải Phòng viết tiếp những trang sử vẻ vang…
VICEM Hải Phòng hướng đến xây dựng nền sản xuất xanh.
Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng
Là nhà máy xi măng duy nhất cả nước được đón Bác Hồ kính yêu về thăm vào ngày 30/5/1957 và cũng rất tự hào, vào năm 1973, Xi măng Hải Phòng được giao trọng trách sản xuất xi măng mác P600 phục vụ xây dựng lăng Bác. Lần đầu tiên nghiên cứu sản xuất xi măng mác cao mà thế giới có Liên Xô làm được. Vượt qua muôn vàn khó khăn về công nghệ, thiếu thốn, với ý chí quyết tâm và tình yêu vô vàn với Bác, cán bộ công nhân Nhà máy Xi măng Hải Phòng đã làm được xi măng P600 xây lăng Bác. Rồi hàng loạt các công trình trọng điểm của đất nước như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Thác Bà, cầu Thăng Long…
Nếu trong chiến tranh, Nhà máy Xi măng Hải Phòng là cơ sở công nghiệp lớn nhất miền Bắc, có truyền thống vẻ vang, sản phẩm có tính chiến lược phục vụ cho quốc phòng, xây dựng kinh tế… Thì trong thời kỳ hòa bình độc lập đến nay, phát huy truyền thống, cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Nhà máy Xi măng VICEM Hải Phòng tiếp tục đổi mới tư duy, đột phá trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để vươn xa. Sản phẩm của VICEM Hải Phòng tham gia vào tất cả các dự án lớn, công trình trọng điểm của thành phố Cảng như sân bay Cát Bi, cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, cảng nước sâu quốc tế Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng… Thị phần tiêu thụ của VICEM Hải Phòng tại thành phố Cảng chiếm đến 80%, vượt qua tất cả các nhà máy khác, bao gồm cả nhà máy xi măng liên doanh.
Không chỉ làm chủ hoàn toàn dây chuyền thiết bị công nghệ, từng bước đầu tư, tối ưu hóa, giúp tăng năng suất hơn 20% so với công suất thiết kế mà VICEM Hải Phòng còn tập trung tối ưu hóa quá trình sản xuất, triển khai cải tiến nâng năng suất lò nung lên 3.500 tấn clinker/ngày, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao định mức như triển khai đề tài sử dụng than cám 4A thay cho than cám 3C, triển khai các đề tài sử dụng chất trợ nghiền, tro bay, xỉ nhiệt điện, thạch cao nhân tạo… đạt hiệu quả cao, giảm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Với bề dày lịch sử, thương hiệu, chất lượng, uy tín của xi măng VICEM Hải Phòng được khẳng định. Xi măng của VICEM Hải Phòng vinh dự được lựa chọn sử dụng trong xây dựng nông thôn mới của Hải Phòng. Theo thống kê, 5 năm qua, VICEM Hải Phòng đã phối hợp cùng các sở, ngành, phường, xã, quận, huyện cung ứng trên 530 nghìn tấn xi măng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới mở rộng (cải tạo đường, ngõ phố), góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo đô thị, nông thôn, nâng cao một bước đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho nhân dân TP.
Khát vọng và hiện thực hóa về nền sản xuất xanh
VICEM Hải Phòng đã thực hiện tái cấu trúc toàn diện, đạt hiệu quả cao, chuyển đổi thành công thương hiệu VICEM Sông Thao sang thương hiệu VICEM Hải Phòng (từ tháng 6/2019), nhằm tăng quy mô sản lượng, tăng độ phủ của thương hiệu xi măng Hải Phòng trên thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thành công tạo đà cho khát vọng. Giai đoạn 2020 – 2025, Đảng bộ VICEM Hải Phòng xác định mục tiêu phát triển DN theo hướng sản xuất xanh, bền vững. Tích cực tham gia đóng góp và chủ động triển khai “Tuyên bố Hà Nội về phát kiến sản xuất xi măng thế hệ mới: Không phát thải – Tuần hoàn tự nhiên”. Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 với số hóa, trí tuệ nhân tạo và hướng tới xây dựng nhà máy sản xuất xi măng thông minh, sản xuất xanh.
Sản phẩm của VICEM Hải Phòng có mặt tại nhiều công trình trọng điểm của đất nước và của TP Hải Phòng.
Công tác thị trường sẽ được VICEM Hải Phòng đẩy mạnh với mục tiêu giữ vững và mở rộng thị phần. Củng cố kênh phân phối theo hướng bền vững, đặc biệt thị trường lõi, truyền thống và các tỉnh phía Bắc; hoàn thiện kết nối hệ thống mạng bán hàng online cho toàn bộ các cửa hàng, đại lý, đặt mua hàng và thanh toán điện tử qua hệ thống nhằm thuận tiện cho khách hàng và quản lý thị trường…
Trong giai đoạn tới, VICEM Hải Phòng tiếp tục đầu tư và tối ưu hóa, nâng công suất lò nung lên 4.000 tấn/ngày/lò, tăng quy mô sản xuất hơn 30%. Hoàn thành cổ phần hóa và tái cấu trúc theo chỉ đạo của Vicem, hướng tới tăng quy mô sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên 8 – 9 triệu tấn/năm thông qua việc mua bán sáp nhập thêm một nhà máy.
Để đạt được mục tiêu đề ra, phía trước còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên VICEM Hải Phòng luôn quyết tâm phát huy ngọn lửa truyền thống cách mạng, đoàn kết chung tay vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục xây dựng và đưa thương hiệu VICEM Hải Phòng lên tầm cao mới, xứng đáng là một trong những doanh nghiệp đi đầu của TP Hải Phòng.
Kết quả nổi bật nhiệm kỳ 2015 – 2020
Sản xuất clinker 5,5 triệu tấn, đạt 102% chỉ tiêu. Bình quân 1,1 triệu tấn/năm, vượt 6,8% công suất thiết kế.
Tổng sản phẩm tiêu thụ 8,8 triệu tấn, đạt 104% chỉ tiêu. Bình quân 1,7 triệu tấn/năm, vượt 27% công suất thiết kế. Nếu tính cả sản lượng xuất tại Nhà máy xi măng Sông Thao, tổng sản phẩm tiêu thụ 11,2 triệu tấn, đạt 113%.
Tổng doanh thu 10.262 tỷ đồng, đạt 109% chỉ tiêu, bình quân 2.052 tỷ đ/năm. Hoàn thành kế hoạch ngân sách hằng năm của Tổng công ty VICEM.
Lợi nhuận 294 tỷ đồng, đạt 117% chỉ tiêu.
Hiệu quả kinh tế (EBITDA/doanh thu) tăng bình quân hằng năm 15,6%, đạt chỉ tiêu.
Nộp ngân sách 336 tỷ đồng, bình quân 68 tỷ đ/năm. Bảo đảm hằng năm nộp ngân sách đúng, đủ kịp thời.
Thu nhập bình quân người lao động 13,5 triệu đ/người/tháng, vượt chỉ tiêu.
Xi Măng Quang Sơn Liệu Có Về Với Vicem?
Xi măng Quang Sơn liệu có về với Vicem?
Bộ Công Thương vừa có văn bản đề xuất Chính phủ cho phép chuyển giao nguyên trạng Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn từ Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) sang Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).
Tính đến 31/12/2017, Xi măng Quang Sơn lỗ lũy kế hơn 1.100 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2017, Xi măng Quang Sơn lỗ lũy kế hơn 1.100 tỷ đồng.
Theo đó, toàn bộ tài sản tại báo cáo tài chính của Xi măng Quang Sơn tại thời điểm bàn giao sẽ được Vicem tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ mà Vinaincon đã vay cho Xi măng Quang Sơn. Nhà máy Xi măng Quang Sơn, tiền thân là Xi măng Thái Nguyên, do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và giao Vinaincon làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng, công suất thiết kế 1,51 triệu tấn xi măng/năm. Tháng 7/2011, nhà máy đi vào sản xuất chính thức với nhãn hiệu Xi măng Quang Sơn. Chỉ sau 1 năm hoạt động, Xi măng Quang Sơn đã bị thua lỗ hơn 70 tỷ đồng, đã từng rơi vào cảnh không có nguồn trả nợ đầu tư, thiếu vốn sản xuất và đứng trước nguy cơ lớn về tồn tại hay phá sản. Theo báo cáo Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ, đến thời điểm này, vốn vay của Xi măng Quang Sơn đã lên đến 95% tổng mức đầu tư nên chi phí tài chính của Công ty quá cao. Tuy nhiên, Vinaincon không có vốn để tăng vốn điều lệ cho Công ty. Hiện nay, Vinaincon đã đầu tư tại các Công ty con vượt mức vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Do đó tại thời điểm hiện nay Vinaincon không có khả năng hỗ trợ vốn cho Xi măng Quang Sơn trả nợ vay đầu tư. Vốn chủ sở hữu của Vinaincon tại thời điểm 31/12/2017 là âm 39,496 tỷ đồng, trong đó lỗ lũy kế của Xi măng Quang Sơn là 1.145 tỷ đồng. Sau khi Vinaincon hoàn thành việc chuyển giao Công ty Xi măng Quang Sơn về Vicem, Bộ Công thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Vinaincon thực hiện thoái vốn nhà nước theo quyết định của Thủ tướng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sản Lượng Tiêu Thụ Xi Măng Vicem Hải Phòng Tăng 30,4% trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!