Đề Xuất 6/2023 # Rượu Tỏi Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe? Rượu Tỏi Có Đúng Là Thần Dược? # Top 12 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 6/2023 # Rượu Tỏi Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe? Rượu Tỏi Có Đúng Là Thần Dược? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Rượu Tỏi Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe? Rượu Tỏi Có Đúng Là Thần Dược? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một số tác dụng của rượu tỏi

– Rượu tỏi có tác dụng giúp hỗ trợ đường tiêu hóa

Nhắc đến công dụng của rượu tỏi không thể không kể đến công dụng hiệu quả đầu tiên là hỗ trợ đường tiêu hóa rất hiệu quả. Hỗn hợp rượu tỏi chứa nhiều axit amin có khả năng lên men tự nhiên. Do đó rượu tỏi có khả năng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Những người hay gặp phải tình trạng: đầy hơi, khó tiêu, ợ chua hoặc viêm loét dạ dày thì nên thử sử dụng rượu tỏi để giảm thiểu tình trạng bệnh này.

– Rượu tỏi chữa bệnh đau lưng, viêm khớp

Theo nghiên cứu khoa học,tỏi có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng  giảm đau và ngăn chặn phản ứng viêm của cơ thể. Uống rượu tỏi thường xuyên, đúng liều lượng có thể chữa được các bệnh như viêm khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp… đặc biệt với người già, việc xoa bóp bằng rượu tỏi vừa có tác dụng làm giảm đau khớp còn có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả. Bên cạnh công dụng trên, thành phần selen có trong tỏi giúp kháng viêm hiệu quả. Trong mỗi gia đình nên có 1 hũ tỏi ngâm rượu nhất là trong thời điểm mùa đông, giao mùa và đặc biệt tốt cho người lớn tuổi.

– Rượu tỏi bảo vệ tim mạch tuyệt vời

Những thành phần có trong hỗn hợp rượu tỏi giúp điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường. Đồng thời rượu tỏi còn giúp phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch một cách hiệu quả. Rượu tỏi có chứa chất Phitocid có khả năng đánh tan chất béo, giúp người sử dụng có thể thoát khỏi tình trạng máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên đối với người dùng tỏi để điều trị huyết áp trong thời gian dài cần linh động trong việc thay đổi liều lượng. Bởi tỏi có tính nóng nên người dùng cần giảm liều và phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ để duy trì hiệu quả điều trị.

– Rượu tỏi chữa bệnh đường hô hấp

Do có tính sát trùng nên rượu tỏi có thể chữa viêm họng rất hiệu quả. Trong tỏi có tính sát khuẩn cao nên tỏi giúp làm sạch cổ họng bằng cách làm long đờm giảm tình trạng ho có đờm. Ngoài có tác dụng với viêm họng, rượu tỏi còn giúp điều trị hỗ hấp hiệu quả như viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Nước Cơm Rượu Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?

Nước cơm rượu có tác dụng gì?

Dùng nước cơm rượu lợi sữa cho mẹ mang thai và sau sinh

Theo dân gian truyền lại, hầu như ai cũng biết nước cơm rượu có tác dụng gì, vì đây được xem là bài thuốc vô cùng tuyệt vời của Đông y. Ngoài việc cải thiện vấn đề về tiết sữa mẹ, nước cơm rượu nếp còn giúp vòng 1 căng, tròn, lấy lại được vẻ đẹp như trước khi sinh, tăng tính thẩm mỹ về hình thể cho mẹ sau khi sinh. Thế nên, người xưa thường hay đùa vui rằng, phụ nữ sinh con xong tắm bằng nước cơm rượu nếp thì sữa chảy thành dòng cho con bú, dư đến nỗi “tắm còn không hết nổi”!

Nước cơm rượu có tác dụng gì khi kết hợp với các món ăn khác?

Ít ai biết rằng, nước cơm rượu nếp có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, cho hương vị đặc trưng, cùng hương thơm quyến rũ khó cưỡng lại được.

Có thể uống trực tiếp để tự trải nghiệm xem nước cơm rượu có tác dụng gì với sức khỏe. Sau phần ủ cơm rượu nếp, chắt riêng nước cốt ra, cho thêm vào ít đá bào, rồi chỉ việc thưởng thức mà thôi. Hoặc, ăn cơm rượu chắt nước cốt rưới lên sữa chua nếp cẩm để giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái hơn trong khí hậu mùa hè oi bức đang đến.

Có thể kết hợp nấu nước cốt cơm rượu nếp với trứng gà, cùng ít táo đỏ để lợi sữa hơn cho mẹ sau khi sinh con.

Chế biến món ăn lợi sữa bằng cách kết hợp nước cơm rượu hầm với xương heo, hạt bắp ngon.

Nước cơm rượu có tác dụng làm đẹp

Hiệu quả làm đẹp rõ ràng nhất, với trường hợp thắc mắc nước cơm rượu có tác dụng gì về mặt thẩm mỹ, thể hiện ở khả năng làm trẻ hóa làn da, giúp ngực căng, hạn chế chảy sệ ở phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, nước cốt cơm rượu còn giúp quá trình phân hủy cholesterol thừa trong cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó, giúp hỗ trợ người dùng giảm cân hiệu quả và vô cùng an toàn.

Nước cơm rượu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Như đã nói, cả cơm rượu nếp và nước cốt đều là những bài thuốc diệu kỳ của Đông Y. Với riêng phần nước cốt, ngoài kết hợp nấu ăn, chế biến một số món ăn lợi sữa cho bà bầu và mẹ sau sinh, thì thức uống lên men này còn có nhiều tác dụng tích cực đến hoạt động gan, thận, tim mạch,…Vì trong thành phần của nước cơm rượu có những loại men vi sinh lành mạnh, có lợi cho tiêu hóa, cùng một số hoạt chất khác có ích cho sức khỏe người sử dụng. Đây còn là nguồn bổ sung chất sắt và tái tạo máu quan trọng cho mẹ và bé, giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Cách làm nước cơm rượu đơn giản nhất ngay tại nhà

Cách ủ cơm rượu cũng rất đơn giản, có thể chế biến ngay tại nhà, để chắt lọc được phần nước cốt tinh túy và giàu dinh dưỡng nhất. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm nửa kí gạo nếp, tốt nhất là gạo nếp cẩm, và 3 viên men cơm rượu khoảng 2g/ viên.

Đầu tiên, ngâm phần gạo nếp ít nhất 4 đến 6 tiếng trong nước sạch. Nếu có thể, tốt nhất nên ngâm gạo qua đêm để loại bỏ tạp chất kỹ càng hơn. Gạo sau khi ngâm thì đem đi vo sạch 2 lần với nước sạch, nấu chín mềm bằng nồi cơm điện, mực nước vừa đủ ngập gạo như nấu cơm bình thường. Men cũng cần được loại bỏ tạp chất bám kèm, sau đó lấy cối giã men cơm rượu nhuyễn ra.

Một số quan niệm sai lầm về công dụng của nước cơm rượu

Đây là vấn đề thường được bàn đến một cách sôi nổi khi có người thắc mắc nước cơm rượu có tác dụng gì. Vì đây là món ăn phổ biến của mỗi vùng miền, nhưng còn khá mới mẻ với đa số bạn trẻ nếu chưa được tiếp xúc. Thế nên, dễ dẫn đến trường hợp nhận được nhiều lời khuyên khác nhau về công dụng của cơm rượu nếp, lẫn nước cốt rượu của món ăn. Một số lời khuyên sai lầm mà chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng như: Ăn nước cơm rượu sẽ gây say xỉn, nước cơm rượu làm hại hoạt động của gan, ăn cơm rượu có thể gây tăng cân,…

Hơn nữa, theo nhiều kết quả nghiên cứu, các thành phần của cả cơm rượu cái và nước khi tiêu thụ vào cơ thể, đều được chuyển hóa tại gan. Cơ chế này giúp giải phóng bớt công việc của gan, thận, hỗ trợ các bộ phận này “nghỉ ngơi” để hồi phục lại chức năng tốt hơn, chứ không hề gây hại. Đồng thời, các hoạt chất trong nước cốt cơm rượu thúc đẩy chu trình loại thải mỡ thừa trong cơ thể nhanh hơn, khi ăn cơm rượu giúp giảm cân chứ ít khi gây tăng cân.

Trúc Nguyễn tổng hợp

Tác Dụng Của Rượu Nhung Hươu Đối Với Sức Khỏe

Nhung hươu rất tốt rất bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe

Giới thiệu về nhung hươu

Mô tả dược liệu Nhung hươu

1. Đặc điểm

Hươu là động vật nhỏ có vú thuộc họ nhai lại. Hươu thường cao khoảng 0.72 – 1 mét, dài khoảng 0.9 – 1.2 mét. Lông màu đỏ hồng, mịn có nhiều đốm trắng.

Con nai to hơn, mạnh hơn hươu, lông cứng hơn, có màu xám, nâu và không có đốm.

Cả hai loại động vật này đều có chân dài nhỏ, đuôi ngắn, mắt to, dưới mắt có nhiều đốm đen. Chỉ con đực có sừng và được sử dụng để bào chế dược liệu Lộc nhung.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Hươu, nai đực từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung được thu hoạch để làm dược liệu.

Các loại Lộc nhung được sử dụng phổ biến bao gồm:

Huyết nhung: Là nhung ngắn mềm, mọng máu, chưa phân nhánh. Đây được xem là loại nhung quý nhất và có dược tính đặc biệt cao.

Nhung yên ngựa: Là sừng non mới bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn giống như yên ngựa. Đây cùng là loại dược liệu quý hiếm. Do đó, khi thu hoạch cần canh thời gian, nếu để nhung phát triển thành sừng thì kém giá trị sử dụng.

Sơ chế:

Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai sẽ rụng đi, mùa xuân năm sau sẽ mọc lại. Mặt ngoài sừng thường có chứa nhiều lông tơ màu nâu nhạt, bên trong chứa nhiều mạch máu.

Mùa nhung của hươu, nai vào tháng 2 – 3. Người ta thường đi săn vào mùa này để lấy được Lộc nhung chất lượng cao.

Khi cưa nhung hươu, nai cần cưa từ chỗ cách đáy nhung 3 – 4 cm. Máu chảy ra có thể được hứng và cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý.

Muốn hãm cho máu không chảy nữa thì dùng mực tà trộn với than gỗ sau đó bôi vào chỗ cưa. Sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng.

3. Phân bố

Hươu, nai là động vật ăn cỏ, quả cây, lá non. Đây là loại động vật không sợ người, ban đêm có thể xuống ruộng để ăn lúa, ngô, đỗ.

Tại Việt Nam hươu, nai thường được tìm thấy ở miền Bắc và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắt quá mức.

Tác dụng của nhung hươu với sức khỏe con người

Theo Tây y, nhung hươu, nai có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch, chống ung thư, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa,giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống loãng xương, tăng sức mạnh cơ bắp, làm vết thương mau lành, kích thích tiêu hóa, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày – ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid… Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.

Theo y học cổ truyền, nhungcó vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, vào 3 kinh thận, can, tâm, có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lục, làm lành vết thương, chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ… Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như một vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp. Nhung hươu có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng hoạt tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, tắc tia sữa, tử cung lạnh.

Bên cạnh đó, trẻ em dùng nhung hươu giúp cơ thể cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi, người cao tuổi dùng có thể cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Bồi bổ, tăng cường thể chất

Trong nhung hươu còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: 52,5 % protid, 2,5% lipid, 25 loại axit amin cùng nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.

Với nam giới độ tuổi trung niên, sức khỏe kém, dinh dưỡng yếu có thể dùng một chén rượu nhung hươu trước bữa ăn. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hập thu dinh dưỡng hiệu quả cùng tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch do nhung hươu kích thích sản sinh hồng cầu, tăng lưu thông máu

Rượu nhung hươu tăng cường thể chất, bồi bổ sức khỏe Một số bài thuốc của nhung hươu bồi bổ, tăng cường thể chất

Lộc nhung

Đương quy (đều tẩy rượu).

Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước cơm (Hắc Hoàn – Tế Sinh Phương).

Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn:

Lộc nhung (chưng rượu)

Phụ tử (bào) đều 40g.

Tán bột. Chia làm 4 phần.

Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm

Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu

Lộc nhung 40g

Thục địa 80g

Nhục thung dung 40g

Ô tặc cốt 40g. Tán bột.

Ngày uống 8-12g.

Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy:

Lộc nhung 1g

A giao

Đương quy đều 12g

Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g

Tất cả tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm

Tăng cường chức năng sinh lý nam giới

Với nam giới độ tuổi trung niên, sức khỏe kém, dinh dưỡng yếu có thể dùng một chén rượu nhung hươu trước bữa ăn. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, tăng cường sức khỏe, bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch do nhung hươu kích thích sản sinh hồng cầu, tăng lưu thông máu.

Nhung hươu ngâm rượu tăng cường chức năng sinh lý nam giới

Lộc nhung 20-40g.

Ngâm rượu 7 ngày, uống dần

Một số bài thuốc rượu nhung hươu tăng cường chức năng sinh lý nam giới Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống:

Lộc nhung

Sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc.

Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi:

Trị liệt dương, tiểu nhiều:

Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát),

Hoài sơn 40 g (giã nát).

Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.

Những lưu ý khi sử dụng nhung hươu

Tuy nhung hươu rất tốt nhưng một số đối tượng không nên sử dụng rượu nhung hươu như phụ nữ có thai, người tăng huyết áp, đang cho con bú và trẻ nhỏ.

Không dùng nhung hươu, nai trong những trường hợp bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, máu nóng sinh mụn nhọt, ở ngứa.

Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.

Phải biết cách chế biến để nhung hươu có tác dụng tốt và không bị sinh thêm bệnh. Nếu không cạo lông nhung đúng cách ngâm rượu chất bổ viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.

Để dùng nhung hươu ngâm rượu có hiệu quả bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng sinh lý bạn chỉ cần uống 1-2 chén vào mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều cơ thể khoẻ hơn

Bài viết trên giới thiệu về nhung hươu và một số tác dụng của rượu nhung hươu. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng nhung hươu và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Cây Mật Gấu Ngâm Rượu Uống Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?

Cây mật gấu có thể dùng dưới dạng sắc uống, nhưng kinh nghiệm cho thấy để mang lại hiệu quả cao và sử dụng thuận tiện thì nên ngâm rượu. Vậy cây mật gấu ngâm rượu uống có tác dụng gì đối với sức khỏe, uống rượu mật gấu có tốt không?

***LƯU Ý: Cây mật gấu có 2 loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Thực ra các loại tên này là do địa phương gọi do thói quen cũng như vùng miền: Ở miền Nam thường hay gọi là cây lá đắng, còn ở miền bắc là cây hoàng liên ô rô. Tuy cùng tên gọi là cây mật gấu nhưng ở 2 miền thì nó lại là 2 loại cây khác nhau, cách sử dụng và công dụng của chúng cũng khác nhau mặc dù cả hai đều có tác dụng chữa bệnh nhất định.

Bài viết sau xin đề cập đến cây mật gấu bắc hay còn gọi là cây hoàng liên ô rô.

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai; có tên khoa học là Mahonia bealei – loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được mô tả lần đầu vào năm 1875.

Cây mật gấu bụi lớn, có thể cao đến 8m; lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên; hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm; quả chín hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, màu xanh khi chín có màu tím đậm. Loại cây này phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc (An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Phúc Kiến) và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

Theo các nghiên cứu Y học hiện đại: Thành phần cây mật gấu chủ yếu là ancaloit (gồm oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becbamin, becberin…). Quả của cây chứa jatrorrhhizin và berberrin. Rễ cây chứa neprotin và umbellatin. Thân cây chứa becberin. Những hoạt chất này đều có dược tính cao, do đó cả lá, thân, rễ và quả đều được dùng để làm thuốc. Đặc biệt thân cây mật gấu có chứa rất nhiều becberin (từ 0,35 đến 2,5%) – là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa chính vì thế mà thân cây đã được nhiều người sử dụng nhất.

Để chữa bệnh, người ta có thể dùng cây mật gấu dưới dạng sắc uống hay ngâm rượu. Song dạng ngâm rượu được dùng nhiều hơn cả bởi chúng cho tác dụng cao hơn và có thể ngâm một lần nhưng dùng được trong thời gian dài rất thuận tiện.

Cây mật gấu ngâm rượu uống có tác dụng gì?

Sử dụng cây mật gấu ngâm rượu chủ yếu là dùng thân cây. Khi ngâm rượu thân cây mật gấu thì các dược tính, tính chất đắng và mát của cây sẽ được phát huy tối đa giúp thanh nhiệt giải độc làm sẽ mau lành vết thương và tiêu viêm,… Theo kinh nghiệm dân gian, rượu cây mật gấu có tác dụng:

Chữa các bệnh về gan như viêm gan vàng da, men gan cao, cơ gan,…

Trị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa như: viêm ruột, viêm đại tràng, kiết lỵ…

Các bệnh về lưng, khớp, đau lưng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

Cây mật gấu trị mụn, các loại viêm nhiễm da mụn nhọt, trứng cá.

Ho nhiều, mất ngủ, chóng mặt thiếu máu, ho lao, ho ra máu.

Chữa các bệnh về động kinh, tâm thần, bị kích động quá độ.

Giảm béo, giảm mỡ điều hòa cơ thể, chống lão hóa.

Tăng cường sức khỏe cho cơ thể, điều trị suy kiệt sức khỏe và nâng cao ham muốn tình dục.

Dùng cho vết thương bị đau nhức, thâm tím, các vết mổ, vết sứt.

Rượu cây mật gấu hỗ trợ điều trị các bệnh về thận như sỏi thận, thận yếu.

Hướng dẫn cách ngâm rượu mật gấu

1 – Chuẩn bị nguyên liệu:

Thân, rễ cây mật gấu ngâm rượu với tỷ lệ 1:10 (1kg ngâm với 10 lít rượu)

+ Thân hoặc rễ cây mật gấu: Không nên mua rễ, thân đã thái lát phơi khô vì hiện nay mặt hàng này bị trộn bằng các loại gỗ khác vào để tăng trọng lượng. Tốt nhất nên mua loại thân và rễ tươi để đảm bảo không bị trộn hàng.

+ Bình ngâm rượu: Tùy thuộc vào nguyên liệu nhiều hay ít mà bạn chọn bình ngâm có dung tích phù hợp. Tuy nhiên, hãy chọn bình thủy tinh hoặc chum sành được nung ở nhiệt độ cao để rượu ngâm thơm ngon và không độc.

+ Rượu: Sử dụng loại rượu nấu từ 40 đến 45 độ. Nên mua rượu tại các địa chỉ uy tín, những nơi quen biết để đảm bảo chất lượng, có thể dùng rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu Kim Sơn để ngâm.

2 – Tiến hành ngâm rượu:

+ Bước 1: Sau khi mua rễ và thân cây thì tiến hành rửa sạch, nếu có lớp vỏ cây bên ngoài thì bỏ đi. Sau đó để ráo nước đem phơi khô.

+ Bước 2: Cách ngâm rượu mật gấu khô: Chẻ nhỏ thân cây mật gấu để ngâ m, chẻ càng ngắn và nhỏ thì rượu sẽ nhanh thẩm thấu vào cây thuốc hơn.

+ Bước 3: Cho rượu vào đậy kín nắp bình bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để ngâm. Ngâm qua 1 tháng có thể uống nhưng nên để uống sau 3 tháng trở lên là tốt nhất và ngâm càng lâu thì dược chất trong rượu càng nhiều.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy đắng quá có thể pha thêm rượu cùng loại ngâm để giảm vị đắng. Tuy nhiên cần giảm dần lượng rượu trắng pha để quen với độ đắng của rượu, khoảng 15 – 20 ngày sẽ quen dần và không cần pha nữa.

3 – Cách dùng:

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn. Tuyệt đối không được uống quá liều chỉ định sẽ gây phản tác dụng.

Thực tế, uống rượu cây mật gấu trị bệnh cho hiệu quả cao nhưng cần thận trọng. Bạn không được ngâm kèm bất cứ đồ ngâm rượu nào nếu không có sự chỉ định của thầy thuốc. Mặc dù độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm, nhưng việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn, thường gặp nhất là hạ huyết áp, táo bón,…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Rượu Tỏi Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe? Rượu Tỏi Có Đúng Là Thần Dược? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!