Cập nhật nội dung chi tiết về Rượu Bia Có Tác Hại Đối Với Tim Mạch Như Thế Nào? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rượu bia có tác hại đối với tim mạch như thế nào?
Rượu bia gây ra bệnh tim mạch như thế nào?
Rượu bia có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch theo nhiều cách. Đã có bằng chứng rằng một hoặc hai ly rượu có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, hiệu quả làm việc của cơ tim, lượng máu bơm vào và bơm đi các vùng của cơ thể.
Tiêu thụ một lượng lớn rượu bia cả thường xuyên lẫn không thường xuyên đều ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tim. Rượu bia làm tăng huyết áp, triglycerit (một loại chất béo) trong máu và cân nặng cơ thể, dẫn tới các bệnh tim mạch. Những người có tiền sử cao huyết áp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ khi uống bia rượu.
Tiêu thụ rượu bia có thể gây ra những bệnh tim mạch sau:
Bệnh giãn cơ tim
Bệnh này được đặc trưng bởi tim phồng to và lực co bóp yếu. Bằng chứng cho thấy chất cồn là độc chất đối với tế bào cơ tim.
Cao huyết áp
Huyết áp là chỉ số đo lường áp lực của máu lên thành mạch khi lưu thông trong cơ thể. Cao huyết áp có thể gây ra đột quỵ vì mạch máu bị cản trở. Từ đó mạch máu bị yếu đi hoặc phá hủy, gây ra đột quỵ.
Huyết áp bị ảnh hưởng do lượng chất cồn tiêu thụ. Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy bệnh cao huyết áp phổ biến hơn ở những người uống nhiều hơn 3 cốc tiêu chuẩn mỗi ngày (một đơn vị đo lường lượng rượu tiêu thụ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu giảm lượng rượu bia tiêu thụ, huyết áp cũng giảm theo.
Cholesterol trong máu cao
Khi cholesterol tích tụ lại có thể gây ra mảng bám nằm trên mạch máu. Cao huyết áp có thể gây ra mảng bám này hoặc cục máu tụ, làm vỡ thành động mạch và chặn máu lưu thông.
Loạn nhịp tim
Nhịp tim bất thường có thể xảy ra khi hệ thống dẫn điện tim thay đổi. Vấn đề này có thể xảy ra khi các tín hiệu bị chặn lại, đường dẫn truyền bất thường, tế bào tim bị kích thích, do thuốc và các chất kích thích. Một vài chứng loạn nhịp tim phổ biến là nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh. Uống rượu thường xuyên trên mức khuyến nghị sẽ làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim.
Suy tim xung huyết hoặc suy tim mạn tính
Suy tim xảy ra khi cơ tim trở nên quá yếu để bơm máu khắp cơ thể như bình thường. Tức là máu không thể cung cấp hiệu quả đến các bộ phận của cơ thể. Một khi cơ tim bị tổn hại thì sẽ không thể tự phục hồi.
Đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi một động mạch trong não bị tắc hoặc xuất huyết. Điều này khiến máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Uống rượu bia làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ (khi động mạch cung cấp máu cho não bị chặn) hoặc đột quỵ xuất huyết (khi động mạch cung cấp máu cho não bị xuất huyết). Viện Y tế và phúc lợi Úc đã khuyến nghị rằng đột quỵ có thể được ngăn ngừa bằng việc giảm các hành vi nguy cơ như uống rượu bia.
Mặc dù uống một lượng ít rượu có thể tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng tổ chức Y tế thế giới và Nhiều tổ chức Y tế khuyến nghị rằng chúng ta không nên bắt đầu hoặc duy trì việc uống rượu để đạt lợi ích sức khỏe. Chúng ta cũng không nên khuyến khích uống rượu bia để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Bằng chứng về việc chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch hoặc có lợi cho bệnh nhân hồi phục sau đau tim hiện còn nhiều tranh cãi.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng không nên uống rượu bia nhiều hơn hai cốc tiêu chuẩn mỗi ngày để nguy cơ mắc bệnh tim mạch không tăng cao. Tuy nhiên, uống rượu bia thường xuyên mỗi ngày dù liều lượng thấp cũng sẽ khiến bạn dễ bị “nghiện”, từ đó tăng dần lượng rượu uống vào.
Ts.Bs.Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Tổng hợp từ alcoholthinkagain
Những Tác Hại Của Rượu Dừa Đối Với Gan
Tác hại của rượu dừa khi uống quá liều lượng
Đối với những trường hợp khi uống rượu dừa với liều lượng quá mức thì những tác hại xảy ra như sau:
♦ Rượu dừa có vị ngọt ,cùi dừa chứa khá nhiều chất bèo cùng với chất điện giải trong quá trình ủ ngâm cho ra được rượu dừa thì khi bạn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân vượt dốc và sẽ bị béo phì mất kiểm soát.
♦ Các chứng bệnh tim mạch rối loạn lipd trong máu đó cũng từ việc bạn uống quá nhiều rượu dừa trong thời gian ngắn.Đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh này nên cân nhắc việc uống thức uống này.
♦ Uống nhiều rượu dừa sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa,dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu trong thời gian dài.
♦ Người sử dụng nhiều rượu dừa dễ mắc chứng bệnh huyết áp thấp
Lưu ý khi sử dụng rượu dừa
Để đảm bảo như một thức uống ngon không gây hại đến sức khỏe bạn nên sử dụng từ 1 – 2 chén rượu dừa chỉ uống như thưởng thức tránh tình trạng uống rượu dừa đến sau.
Những trường hợp cần lưu ý không nên uống rượu dừa :
♦ Những người mới hoạt động thể thao hao tốn sức lực nhiều không nên uống nước dừa vào đúng thời điểm đó
♦ Với những người đang bị bệnh huyết áp thấp ,cảm lạnh , thấp khớp, bệnh trĩ không nên dùng sẽ bị những tác hại xấu đối với sức khỏe .
♦ Đặc biết với phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên uống rượu dừa sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con
♦ Trường hợp bị béo phì nên tuyệt đối tránh xa loại thức uống này
Dùng bình ngâm rượu gốm sứ Bát Tràng – Chính gốc
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chọn mua bình ngâm rượu TPHCM.Đừng quá lo ngại đến với chúng tôi cửa hàng Không Gian Gốm ngụ 4 chính nhánh tại tphcm bà 2 chi nhánh tại Đà Nẵng.Chúng tôi chuyên cung cấp online và bán hàng trực tiếp dòng bình ngâm rượu Quận 7 với chất lượng tốt chính gốc. cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tận tâm – Bạn sẽ rất hài lòng khi đến chọn mua bình ngâm rượu tại cửa hàng chùng tôi.
Cam kết :
⇒ Giá rẻ cạnh tranh so với thị trường
⇒ Tư vấn miễn phí giao hàng tận nơi
⇒ Nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
Khách Hàng nên thanh toán sau khi được kiểm tra về hàng hóa và hài lòng với chất lượng sản phẩm.Không Gian Gốm chúng tôi luôn không ngừng cải thiện về dịch vụ và chất lượng để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi đến với cửa hàng của chúng tôi tại Tphcm
✤Địa chỉ Không gian Gốm Bát Tràng tại Đà Nẵng: 27B Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG MUA CHUM BÌNH NGÂM RƯỢU TẠI TPHCM:
✤Địa chỉ 1: 21 Cộng Hòa, Phường 4, Q.Tân Bình, Tp.HCM
✤Địa chỉ 2: 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng , P Tân Phong , Quận 7 Tp.HCM
✤Địa chỉ 3: 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
✤Địa chỉ 4: 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Quận 1, TPHCM
Đặt hàng qua sđt: 02866813683 – 0912992544 để mua hàng nhanh nhất
Tập Gym Có Nên Uống Bia Không? Các Tác Hại Của Rượu Bia Với Gymer
Uống bia có mang đến lợi ích?
Bạn sẽ bị giảm lượng Glycogen, một loại năng lượng dự trữ trong cơ thể khi bạn vận động trong thời gian lâu dài. Loại năng lượng này có tác dụng việc phục hồi cơ bắp và duy trì các hoạt động của bạn. Do đó, đối với những người tập luyện lâu ngày, bạn nên nạp thêm các thực phẩm có chứa cacbonhydrate. Đồng thời, bổ sung nước và điện giải là điều cần thiết cho quá trình tập luyện của bạn.
Cơ thể luôn cần tiếp thêm nước do mồ hôi tiết ra nhiều khi tập gym. Bạn có thể sử dụng các loại đồ uống chuyên dụng bổ sung điện giải và các chất khác. Vì vậy chức năng của bia có thể sánh ngang với nhiều loại thức uống thể thao mặc dù hàm lượng muối khoáng ít hơn. Tuy nhiên, bia rượu đối với những người tập gym cũng sẽ ảnh hưởng và bị hạn chế bởi nhiều lý do.
Bạn sẽ khiến cho một loại các thay đổi về sinh lý trong cơ thể khởi động sau khi thưởng thức bất cứ đồ uống có cồn nào. Bia sẽ đi qua dạ dày khi bạn đưa chúng vào cơ thể và được ruột non hấp thụ. Tiến đến di chuyến tới các mạch máu và ảnh hưởng tới những bộ phận trong cơ thể. Gây nên tác động xấu cho não bộ và khiến đầu óc bớt sự tỉnh táo, làm giảm hoạt động của hormone và quá trình tổng hợp protein,..
Cơ thể thay đổi như nào sau khi uống bia?
Tác hại của uống bia trước và sau khi tập gym
Trước khi tập gym uống bia
Bất cứ loại bia nào được bày bán đều được pha chế một lượng cồn nhất định từ 4-5%. Vì vậy, thận của bạn cần phải hoạt động gấp đôi, thậm chí gấp ba khi uống bia. Đó cũng là nguyên nhân bạn thường xuyên cảm thấy buồn vệ sinh và làm bạn nhanh chóng bị mất nước. Trong khi đó, bạn luôn thường xuyên cần bổ sung nước và điện giải trong thời gian tập luyện.
Lời khuyên cho những người tập gym rằng để bổ sung điện giải tối nhất bằng cách uống nước muối khoáng. Nhằm cung cấp lượng nước vừa đủ phù hợp với các bài tập cường độ cao. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy căng cứng bụng khi uống bia trước khi tập luyện. Như vậy dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng không tốt dẫn đến đau dạ dày. So với tiêu chí bài tập việc uống bia trước khi tập là bạn đang đi sai hướng.
Sau khi tập gym uống bia
Tập gym có nên uống bia? Tất nhiên sau khi tập gym uống bia bạn vẫn dễ làm cơ thể bị mất nước. Bởi thận vẫn cần hoạt động công suất lớn để đào thải chất cồn trong cơ thể. Bia không giúp bạn làm thỏa mãn cơn khát và khiến bạn cảm thấy đau nhức và mệt mỏi. Cơ thể bạn phải chịu đựng các tác động vật lý với lực lớn khi tập các bài tập cường độ cao. Chức năng phục hồi cơ bắp của bạn bị giảm khi uống bia làm người bạn ê ẩm và đau nhức.
Đồng thời, lượng calo có trong bia vô cùng lớn. Luyện tập các bài tập gym giúp cơ thể bạn đốt cháy lượng mỡ thừa và tiêu hao lượng đường. Đối với một người có cân nặng khoảng 70kg, bạn sẽ đốt cháy 120calo cho 1km đường chạy. Song khi tập gym, tùy thuộc từng bài tập và cường độ, lượng calo đốt cháy sẽ gấp đôi hoặc có thể nhiều hơn. Tuy nhiên bạn sẽ nạp ngay 200 calo ngay khi uống vào cơ thể 2 cốc bia. Điều đó nhanh chóng làm phá tan ước muốn một body đẹp của bạn.
Chưa kể đến, kẻ thù số 1 của gan là bia hoặc các đồ uống có cồn. Uống bia làm giảm năng lượng dự trữ Glycogen có trong gan. Chức năng đào thải độc tốc bị ảnh hưởng và lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn. Tăng nguy cơ mắc bệnh đại tháo đường.
Theo chia sẻ của bác sĩ Michael Richardson, sau khi uống bia các gymer không nhất thiết phải bỏ luôn buổi tập gym. Song sau những tác động không tốt của rượu bia, cơ thể bạn cần đảm bảo đã hồi phục hoàn toàn để cơ thể không phải chịp áp lực lớn. Bạn cũng cần bổ sung nước cho cơ thể mặc dù đã thấy mình ổn hơn nhằm tránh tình trạng co rút cơ bắp và đặc biệt duy trì lượng nước đầy đủ.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn đó chính là bạn không nên uống bia hoặc các chất có cồn vào buổi chiều hoặc tối để có sức khỏe và não bộ hoạt động tốt nhất. Sẽ không thực tế khi bạn vừa muốn uống bia vừa muốn luyện tập nhưng vẫn đạt được hiệu quả. Hơn nữa, bạn sẽ bị mất hứng tập luyện sau khi uống bia rồi đến phòng tập, do đó bạn nên tập các bài tập phù hợp và hạn chế thức uống có cồn.
Uống Rượu, Bia Thế Nào Đúng Cách
Tết đến xuân về, trong muôn vàn điều để nói ngày tết, hình như rượu, bia là điều không thể thiếu. Như mặc định vốn có: rượu và tết. Tết cổ truyền là tết đoàn viên, mọi người trong gia đình và đại gia đình xum họp, những chén rượu nồng cũng thường được dùng để chúc tụng trong dịp này.
Tuy nhiên, rượu cũng mang đến bao điều phiền toái cho sức khỏe và xã hội do vấn nạn lạm dụng rượu bia. Đôi khi rượu dùng để thách đố, và người “hùng” trên bàn rượu là người có tửu lượng cao. Hậu quả của uống rượu quá mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhân cách của mỗi cá nhân và trở thành vấn nạn của xã hội. Một số người đã sử dụng “mẹo” để che mắt những dấu hiệu “say xỉn” hay ngộ độc nhưng thực chất men rượu đang len lỏi đến từng tế bào của cơ thể gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong do sự thiếu hiểu biết này.
Để niềm vui được trọn vẹn, đặc biệt trong tết đoàn viên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đường đi của rượu và các “mẹo” các cao thủ rượu sử dụng có đúng cách không?
Bia, rượu vang, rượu mạnh – là những đồ uống có chứa cồn ethanol ở những nồng độ khác nhau. Trong bài viết này, từ rượu được dùng thay thế cho chất ethanol có trong các loại đồ uống : bia (khoảng 5% cồn) , rượu vang (9%-16% cồn) và rượu mạnh (≥20% nồng độ cồn).
Rượu vào cơ thể con người để lại sự tàn phá trên đường đi
Rượu đi vào cơ thể từ miệng, đến dạ dày, vào hệ thống tuần hoàn, đến não, thận, phổi và gan. Những điều sau đây có thể xảy ra khi uống rượu:
Miệng: Rượu là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng, nồng độ cồn cao làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.
Dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé có thể ngấm qua niêm mạc dạ dày mà không cần tham gia vào quá trình tiêu hóa giống như thức ăn. Khi dạ dày trống rỗng, rượu đi thẳng vào máu. Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng protein cao, tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại. Cacbonat trong đồ uống có thể được trộn với rượu làm tăng tốc độ hấp thụ rượu. Khi nồng độ cồn và dịch vị cao, kích thích niêm mạc tăng lên, phản ứng nôn mửa là phản xạ của cơ thể để giảm kích ứng này. Thường xuyên uống rươu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% (rượu còn lại) được hấp thụ vào máu từ ruột non.
Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt), cảm giác ấm áp tạm thời, cơ thể mất nhiệt, hạ huyết áp
Não: Khi đến não, rượu ngay lập tức ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể: sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu: Khả năng phán quyết giảm, giảm khả năng khéo léo, mất kiểm soát hành vi
Thận: Rượu hoạt động như một thuốc lợi tiểu: rượu làm tăng sự hình thành nước tiểu. Uống rượu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát.
Phổi: Rượu ở trạng thái khí, có thể được hít vào phổi và từ đó sẽ đi nhanh vào máu
Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da; phần còn lại (90%-95%) được chuyển đến gan để “xử lý”. Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Khi uống rượu thường xuyên sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu cản trở khả năng “bẻ gẫy” các chất béo của gan, nếu kéo dài có thể gây xơ gan (mô gan bị phá hủy, sẹo hóa, giảm lưu lượng máu đến gan, giảm chức năng gan).
Uống rượu đúng cách
Mặc dù một số nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của rượu với nồng độ cồn thấp khi tiêu thụ một lượng rượu có hàm lượng cồn dưới ngưỡng 20 gam mỗi ngày. Tuy nhiên một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện để tìm ra ngưỡng an toàn đối với rượu được đăng tải trên tạp chí Lancet 2018 đã cho thấy ngưỡng an toàn khi sử dụng đồ uống là zero (không có ngưỡng an toàn đối với sức khỏe khi sử dụng rượu).
Như vậy, bảo vệ sức khỏe thì không nên uống rượu bia, tuy nhiên khi uống nên cân nhắc và uống đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Liều lượng: bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau: Lượng cồn tiêu thụ được tính toán dựa trên nồng độ cồn của đồ uống và thể tích đồ uống. Cụ thể theo công thức tính sau:
Dung tích (ml) x nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi).
Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Nếu uống cần hạn chế: đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày.
2. Uống từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miêng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu
3. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
4. Không nên uống rượu lúc đói: Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày
5. Không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga, bia): lượng ga tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.
6. Không nên sử dụng rượu với aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…) thì nên tránh uống rượu. Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày: nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
7. Không nên uống rượu với caffeine. Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).
Trong những ngày cuối năm, mỗi chúng ta đang cố gắng hoàn thành công việc của năm cũ và cũng là dịp chuẩn bị đón chào một năm mới đầy hứa hẹn. Uống rượu bia vào ngày tết là điều khó tránh, nhưng chúng ta có thể tránh cách uống rượu bia không đúng cách. Kính chúc các quí vị độc giả sức khỏe, hạnh phúc và bình an!
PGS. TS. Cao Thị Thu Hương – Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Bạn đang đọc nội dung bài viết Rượu Bia Có Tác Hại Đối Với Tim Mạch Như Thế Nào? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!