Cập nhật nội dung chi tiết về Quả Lựu &Amp; 12 Lợi Ích Sức Khỏe Tuyệt Vời Đã Được Chứng Minh mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựu là một trong những loại quả lành mạnh nhất hành tinh.
Lựu có chứa một loạt các hợp chất thực vật có lợi, mà các thực phẩm khác không thể sánh kịp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lựu mang lại nhiều lợi ích kinh ngạc cho cơ thể bạn, và có thể làm giảm nguy cơ của tất cả các loại bệnh.
1. Chứa Nhiều Chất Dinh Dưỡng Quan Trọng
Quả lựu hay còn gọi là thạch lựu, có tên khoa học là Punica granatum, là một loại cây bụi cho quả màu đỏ.
Lựu được phân nhóm nằm trong danh dách các loại quả mọng, quả lựu có đường kính từ 5-12 cm.
Da hay vỏ của quả lựu dày và không ăn được, ruột lựu bên trong là hàng trăm hạt lựu nhỏ được gọi là arils tạo thành. Bạn có thể ăn sống trực tiếp hoặc làm thành nước ép lựu.
Lựu có một danh mục các chất dinh dưỡng vô cùng ấn tượng.
174 gam lựu có chứa:
Chất xơ: 7 gram.
Protein: 3 gram.
Vitamin C: 30% RDA.
Vitamin K: 36% RDA.
Folate: 16% RDA.
Kali: 12% RDA.
Ngoài ra hạt lựu cũng rất ngọt, chứa tới 24 gam đường và 144 calo
Tuy nhiên, quả lựu thực sự tỏa sáng với các hợp chất có tính dược tính mạnh mẽ.
Tóm lại: Các lựu là loại quả có chứa hàng trăm hạt ăn được gọi là arils. Hạt lựu rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hoạt tính sinh học thực vật, và một ít đường.
2. Lựu Có Chứa Hai Hợp Chất Thực Vật Có Dược Tính Mạnh
Trong quả lựu có hai chất độc đáo, chịu trách nhiệm chính cho hầu hết các lợi ích sức khỏe.
Punicalagins
Punicalagins là chất chống ôxy hóa cực mạnh, được tìm thấy trong nước ép và vỏ của quả lựu.
Chúng rất mạnh, chất chống ôxy này hoạt động mạnh gấp 3 lần chất chống ôxy hóa trong rượu vang đỏ và trà xanh.
Chiết xuất và bột lựu được làm từ vỏ lựu, vì trong vỏ lựu có hàm lượng chất chống ôxy hóa Punicalagin rất cao.
Punicic Axit
Punicic axit được gọi là dầu của hạt lựu, là axit béo chính có trong hạt lựu.
Nó là một loại axit linoleic có các hiệu ứng sinh học mạnh mẽ.
Tóm lại: Lựu chứa punicalagins và acid punicic, chất duy nhất chịu trách nhiệm cho hầu hết các lợi ích sức khỏe của chúng.
3. Lựu Có Công Dụng Chống Viêm Ấn Tượng
Chứng viêm mãn tính là một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến nhiều căn bệnh chết người, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh Alzheimer và thậm chí cả bệnh béo phì.
Lựu có đặc tính kháng viêm mạnh, trong đó phần lớn là qua trung gian bởi tính chất chống ôxy hóa mạnh của các punicalagins.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng, nó có thể làm giảm hoạt động viêm trong đường tiêu hóa, cũng như trong các bệnh ung thư vú và các tế bào ung thư ruột kết.
Một nghiên cứu ở bệnh nhân tiểu đường phát hiện ra rằng, 250 ml nước ép quả lựu mỗi ngày trong 12 tuần giúp giảm 32% dấu hiệu viêm CRP và 30% nồng độ interleukin-6
Tóm lại: Các punicalagins trong nước ép quả lựu đã được chứng minh có công dụng giảm viêm, một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến nhiều căn bệnh chết người.
4. Lựu Có Thể Giúp Chống Lại Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là loại phổ biến nhất của ung thư ở nam giới.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ quả lựu có thể làm chậm quá trình sinh sản tế bào ung thư, và thậm chí gây ra quá trình chết apoptosis (tế bào chết) trong các tế bào ung thư.
PSA (kháng nguyên tuyến tiền liệt cụ thể) là một dấu máu cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Đàn ông có PSA sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt trong thời gian ngắn.
Điều thú vị là, một nghiên cứu trên con người thấy rằng, 237 ml nước ép quả lựu mỗi ngày sẽ làm tăng gấp đôi gấp ba thời gian nguy cơ tử vong từ 15 tháng đến 54 tháng. Khoảng thời gian kéo dài này là rất lớn.
Một nghiên cứu theo dõi cũng cho thấy những cải thiện tương tự khhi sử dụng một loại chiết xuất từ quả lựu được gọi là POMx.
Tóm lại: Có bằng chứng sơ bộ rằng, nước ép quả lựu có thể hữu ích đối với các trường hợp nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt, có khả năng ức chế sự phát triển ung thư và làm giảm nguy cơ tử vong.
5. Lựu Cũng Có Thể Có Hữu Ích Chống Lại Ung Thư Vú
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
Chiết xuất từ quả lựu đã được chứng minh có thể ức chế sinh sản của các tế bào ung thư vú, và thậm chí có thể giết một số trong số đó.
Tuy nhiên, điều này hiện chỉ giới hạn tại các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nên cần phải được nghiên cứu nhiều thêm.
Tóm lại: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ quả lựu có thể giúp chống lại các tế bào ung thư vú, nhưng cần phải có các nghiên cứu trên người để xác nhận điều này.
6. Lựu Có Thể Hạ Huyết Áp
Cao huyết áp (huyết áp) là một trong các yếu tố hàng đầu dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
Trong một nghiên cứu, những người có huyết áp cao đã giảm đáng kể sau khi tiêu thụ 150 ml nước ép quả lựu mỗi ngày, trong 2 tuần.
Các nghiên cứu khác đã tìm thấy tác dụng tương tự, đặc biệt là đối với huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp lớn hơn huyết áp thông thường).
Tóm lại: tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên đã được chứng minh có thể làm giảm nồng độ huyết áp ít nhất trong 2 tuần.
7. Lựu Có Thể Giúp Chống Viêm Khớp Và Đau Khớp
Các nghiên cứu cho thấy rằng, các hợp chất thực vật trong quả lựu có tác dụng chống viêm, nó làm họ có cảm giác có thể giúp điều trị trong bệnh viêm khớp.
Điều thú vị là, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ quả lựu có thể chặn các enzym gây thiệt hại các khớp ở những người bị viêm xương khớp.
Nó cũng đã được chứng minh là có lợi đối với bệnh viêm khớp ở chuột, nhưng đến nay lại có rất ít bằng chứng ở người.
Tóm lại: Các nghiên cứu trên động vật và tế bào bị cô lập đã chỉ ra rằng chiết xuất từ quả lựu có thể có ích đối với một số hình thức của chứng viêm khớp, nhưng nghiên cứu của con người là cần thiết.
8. Nước Ép Lựu Có Thể Giảm Nguy Cơ Bệnh Tim
Hiện nay bệnh tim là nguyên nhân gây chết non phổ biến nhất trên thế giới.
Đây là một căn bệnh khá phức tạp và có nhiều yếu tố gây ra.
Axit Punicic, các axit béo chính trong quả lựu có thể giúp bảo vệ chống lại một số bước trong quá trình bệnh tim.
Trong một nghiên cứu ở 51 người có lượng cholesterol và mỡ máu cao. Họ sử dụng 800 mg dầu hạt lựu mỗi ngày trong 4 tuần. Kết quả đã cho thấy rằng, nồng độ cholesterol đã thấp hơn và mỡ máu đã được cải thiện đáng kể.
Một nghiên cứu khác xem xét tác động của nước ép quả lựu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng cholesterol cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng cholesterol LDL đã được cắt giảm đáng kể, và có nhiều cải thiện sức khỏe khác.
Nước ép lựu cũng đã được thể hiện trong cả hai nghiên cứu trên giúp bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi ôxy hóa, một trong những bước quan trọng dẫn đến bệnh tim.
Tóm lại: Một số nghiên cứu con người đã chỉ ra rằng, quả lựu có thể có lợi ích chống lại bệnh tim. Nó cải thiện nồng độ cholesterol và bảo vệ cholesterol LDL khỏi thiệt hại ôxy hóa.
9. Nước Ép Lựu Thể Giúp Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Cương Dương
Thiệt hại do ôxy hóa có thể làm giảm lưu lượng máu ở tất cả các vùng của cơ thể, bao gồm cả các mô cương dương.
Nước ép lựu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc tăng lưu lượng máu và phản ứng cương dương ở thỏ.
Trong một nghiên cứu trên 53 người đàn ông bị rối loạn chức năng cương dương, quả lựu dường như có một số lợi ích, nhưng nó không có ý nghĩa thống kê.
10. Quả Lựu Có Thể Giúp Chống Lại Vi Khuẩn Và Nhiễm Trùng Nấm
Hợp chất thực vật trong quả lựu có thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại.
Chẳng hạn, người ta đã chứng minh lựu có thể mang lại lợi ích chống lại một số loại vi khuẩn, cũng như nấm men Candida albicans.
Các tác dụng chống vi khuẩn và chống nấm cũng có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng và viêm trong miệng như viêm lợi, viêm nha chu và viêm vòm miệng.
Bottom Line: Lựu có đặc tính chống vi khuẩn và chống virus, có thể hữu ích đối với các bệnh thông thường của nướu.
11. Lựu Có Thể Giúp Cải Thiện Trí Nhớ
Một số bằng chứng cho thấy, lựu có thể giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Trong một nghiên cứu ở những bệnh nhân phẫu thuật, 2 gam chất chiết xuất từ quả lựu có thể ngăn chặn sự thiếu hụt trong bộ nhớ sau khi phẫu thuật.
Một nghiên cứu khác trong 28 cá nhân cao tuổi có phàn nàn về trí nhớ cho thấy, nước ép lựu cải thiện đáng kể các dấu ấn của trí nhớ bằng lợi nói và bằng hình ảnh.
Ngoài ra còn có một số bằng chứng từ các nghiên cứu ở chuột cho thấ, quả lựu có thể chống lại bệnh Alzheimer- bệnh đãng trí ở người giá.
Tóm lại: Một số bằng chứng cho thấy rằng quả lựu có thể cải thiện trí nhớ ở người già và sau phẫu thuật, và các nghiên cứu ở chuột cho thấy rằng nó có thể bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer.
12. Quả Lựu Có Thể Cải Thiện Hiệu Suất Tập Luyện
Lựu có chứa nhiều nitrat đã được chứng minh có thể cải thiện hiệu suất tập luyện.
Trong một nghiên cứu của 19 vận động viên chạy bộ trên máy chạy bộ, sử dụng 1 gam chiết suất quả lựu trước khi tập luyện 30 phút giúp tăng cường đáng kể mức độ lưu thông máu.
Điều này giúp cơ thể của bạn lâu bị mệt mỏi, và tăng cường hiệu suất tập luyện.
Nhiều nghiên cứ là cần thiết, các nghiên cứu đều cho kết quả dường như quả lựu có thể có lợi cho hoạt động thể chất, tương tư như nước ép củ cải đường.
Có thể nói, lựu là một trong nhiều thực phẩm mang lại lợi ích sức khỏe trên diện rộng, giúp giảm nguy cơ của nhiều căn bệnh nghiên trọng. Bạn có thể ăn trực tiếp quả lựu, hoặc uống nước ép hoặc sử dụng chiết suất của nó.
Ăn Quả Lựu Gây Vô Sinh Không?
Ăn quả lựu gây vô sinh không? [Lời đồn và sự thật gây sốc]
Điểm trung bình: 4.1/5 Bài viết có ích: 899 lượt bình chọn
Lựu là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhưng gần đây nảy sinh nhiều thông tin trái chiều cho rằng quả lựu gây vô sinh. Tin đồn này khiến nhiều người dân hoang mang, đặc biệt là những người thường xuyên ăn loại quả này.
Hỏi: “Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi ăn nhiều lựu có bị vô sinh không? Cháu năm nay 19 tuổi, đang là sinh viên đại học. Hôm trước, mẹ gửi lên ít quả lựu. Bạn cùng xóm trọ lại bảo cháu đừng ăn nhiều lựu vì sẽ khiến vô sinh làm cháu hoang mang vô cùng. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu thắc mắc này. Cháu cảm ơn!”
(Một bạn có gmail: toiyeubautroi…@gmail.com)
Trả lời: Rất cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của bạn khi gửi câu hỏi về cho chuyên mục Hỏi – Đáp của chúng tôi Đối với câu hỏi ăn nhiều lựu gây vô sinh không, chúng tôi xin trả lời là: Không.
Ăn quả lựu nhiều có gây vô sinh không?
Những tin đồn “thất thiệt” như ăn quả lựu gây vô sinh thường bị một đồn mười, mười đồn trăm khiến mọi người hoang mang không biết đâu là sự thật. Cho đến nay, chưa có bất cứ ghi chép, nghiên cứu nào chứng minh ăn lựu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.
Ăn lựu nhiều có bị vô sinh không?
Dr. Hopkins Kenly – chuyên gia dinh dưỡng đến từ Canada chia sẻ: “Lựu là loại quả dành cho tình yêu. Lựu chứa hợp chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, lựu kích thích hưng phấn, tăng ham muốn tình dục, cải thiện chất lượng tinh binh, chữa xuất tinh sớm,…”
Như vậy, để xác định một loại thực phẩm có độc hại hay không, cần phải trải qua hàng trăm thử nghiệm mới có thể cho ra kết quả chính xác. Đối với thông tin ăn trái lựu đỏ gây vô sinh, mọi người tuyệt đối không nên nghe từ một phía mà bỏ qua công dụng tuyệt vời của loại quả này.
Tác dụng của quả lựu đối với đàn ông như thế nào?
Quả lựu gây vô sinh chỉ là tin đồn thất thiệt. Thực tế, rất nhiều bác sĩ nam khoa dành “lời khen có cánh” cho loại quả này. Quả lựu chẳng những không khiến quý ông ăn nhiều bị vô sinh, ngược lại còn đem đến những lợi ích sức khỏe to lớn.
Nhờ lượng vitamin C dồi dào, chức năng sinh lý, khả năng sinh sản và hệ miễn dịch của nam giới sẽ được cải thiện đáng kể.
Hợp chất trong quả lựu tạo ra hormone hưng phấn, phái mạnh cảm thấy kích thích và ham muốn hơn, không còn bị xuất tinh sớm, khả năng “giường chiếu” được như ý.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, người hay ăn lựu có tỷ lệ mắc bệnh viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt thấp hơn người bình thường.
Nhờ chất chống oxy hóa có trong lựu, huyết mạch được lưu thông, máu di chuyển nhanh hơn tới cơ quan sinh dục, kéo dài “cuộc yêu” hơn, chất lượng tinh trùng cũng tốt hơn.
11 tác dụng của quả lựu đối với bà bầu
Giảm huyết áp
Phụ nữ mang thai thường mắc chứng tiền sản giật, bệnh gây ra huyết áp cao. Vì vậy, bà bầu bổ sung quả lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ hỗ trợ tốt trong việc giảm tình trạng này.
Bổ sung vitamin C
Lựu rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp mẹ bầu chăm sóc tốt hơn cho chính mình cũng như cơ thể con của mình.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Tác dụng chất chống oxy hóa: Tăng tuổi thọ, tái tạo tế bào cơ thể, hỗ trợ cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu hơn,…
Cải thiện mật độ xương
Lựu có tác dụng tốt đối với sự phát triển xương, không chỉ cải thiện mật độ xương của mẹ bầu mà rất tốt cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.
Tốt cho da
Giúp cho làn da sáng mịn hơn, ngăn ngừa vết rạn xấu xí, hạn chế tình trạng nổi mụn trứng cá, phát ban,…
Ăn lựu nhiều giúp da sáng mịn
Bổ sung chất xơ
Lựu cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ…
Chống kháng khuẩn
Lựu rất hữu ích trong chữa bệnh nhiễm trùng. Bổ sung lựu trong thực đơn hàng ngày giúp bảo vệ mẹ và con khỏi sự tấn công của vi trùng.
Bảo vệ mô não
Quả lựu có lợi cho sự phát triển mô não ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn lựu giúp bảo vệ mô não trẻ sơ sinh khỏi thiệt hại do giảm cung cấp oxy.
Hạn chế sự phát triển của bệnh tim mạch
Ăn lựu giảm nguy cơ đau tim, làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, giúp đường kính động mạch tăng lên,…
Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại
Lựu rất giàu vitamin tổng hợp tự nhiên và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Cải thiện trí nhớ
Các chất trong quả lựu giúp tăng cường tế bào não, cải thiện trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer, tăng cường khả năng lưu giữ lời nói, hình ảnh của trí não,…
Mách bạn cách chữa vô sinh hiệu quả bằng quả lựu
Quả lựu gây vô sinh không đã có lời giải đáp rõ ràng. Quả lựu không những không gây vô sinh mà công dụng và dưỡng chất trong loại quả còn giúp bạn chữa vô sinh, cải thiện sinh lý tốt hơn.
Ngay từ bây giờ, hãy bổ sung trái lựu vào thực đơn hàng ngày bằng cách ăn 1 – 2 quả/ngày hoặc uống nước ép lựu. Bạn nên duy trì liên tục trong thời gian 2 – 3 tuần.
Sau một thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể có sự thay đổi rõ rệt về vấn đề sinh lý. Khi đã có sự chuyển biến hiệu quả, bạn có thể sử dụng cách ngày hoặc hai đến ba ngày/lần đều được.
Những lưu ý khi ăn lựu:
Người bị viêm dạ dày hạn chế ăn lựu
Người mắc bệnh viêm dạ dày, sâu răng, có vấn đề về răng miệng,… hạn chế ăn lựu. Muốn ăn lựu phải chải răng ngay sau khi ăn xong
Người nóng trong (nhất là trẻ em), bệnh nhân đái tháo đường,… không nên ăn lựu. Lựu có thành phần làm cơ thể nóng lên, tích tụ nhiều đường.
Nên ăn lựu bỏ hạt, vì có nhiều trường hợp trẻ em nguy kịch vì ăn nhiều hạt lựu gây tắc ruột.
Những thực phẩm vô sinh nam và nữ giới nên tránh
Đối với nam giới:
Tránh sử dụng chất kích thích
Thực phẩm được chế biến từ đậu nành: Đậu nành tốt cho tim mạch nhưng nếu nam giới lạm dụng sử dụng quá nhiều có thể khiến số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm, ảnh hưởng tới dương vật.
Thực phẩm chứa nhiều cafein, alcohol: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… suy giảm khả năng thụ thai, xuất tinh sớm, số lượng tinh trùng giảm, suy yếu, teo tinh hoàn,…
Nội tạng động vật: Chất cadmium là một chất kim loại nặng có trong nội tạng của động vật. Chất này gây suy giảm số lượng tinh trùng, cản trở việc thụ thai.
Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều acrylamide, nhiều acid béo không bão hòa làm giảm khả năng bài tiết hormone ở nam giới, ảnh hưởng đến sự linh hoạt của tinh trùng,…
Một số loại rau gia vị: Ăn quá nhiều rau răm, húng bạc hà, rau mùi,… có thể khiến khả năng sản xuất tinh trùng bị giảm, gây bệnh yếu sinh lý, gây vô sinh nam.
Tỏi: Chất allicin có trong tỏi có thể tiêu diệt tinh trùng.
Hạt hướng dương: Nam giới ăn quá nhiều hạt hướng dương khả năng sinh sản bị giảm, gây teo tinh hoàn,…
Đối với nữ giới:
Tránh sử dụng nội tạng động vật
Thực phẩm chứa chất cafein: Trà, cà phê,… ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới (lên đến 50%) nếu chị em sử dụng thường xuyên và lạm dụng.
Rượu, bia, đồ uống có cồn: Gây chứng co thắt mạch máu, giảm khả năng tuần hoàn đến bộ phận sinh dục, gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn rụng trứng, ảnh hưởng nội tiết tố,…
Cà rốt: Chất carotenoid trong cà rốt gây ức chế khả năng rụng trứng, suy thoái hoạt động của buồng trứng,…
Tỏi: Ăn quá nhiều tỏi, tinh trùng đi vào để gặp trứng khó khăn vì chất trong tỏi khiến tinh trùng chết trước khi gặp được trứng.
Nội tạng động vật: Tương tự nam giới, chất kim loại nặng cadmium cản trở việc thụ thai ở nữ giới do các nhiễm sắc thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Kem và chế phẩm từ sữa: Chất béo trong loại thực phẩm này khiến bệnh nhân béo phì, rối loạn kinh nguyệt, không đoán được thời gian rụng trứng,… dẫn đến mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Đu đủ: Enzyme papain trong đu đủ tác động đến protein progesterone (progesterone giúp điều kinh) khiến phái đẹp khó thụ thai.
khám vô sinh ở đâu tốt nhất Hà Nội để thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần. Nếu còn băn khoăn địa chỉ khám sức khỏe sinh sản uy tín, hãy đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội để trải nghiệm. Mọi chi tiết liên hệ hotline 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến]
Đặt hẹn trực tuyến
PGS.TS
PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu
Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS) và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp (SFCD)..
Hà Nội
1898 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
TS.BÁC SĨ CK II
TRỊNH TÙNG
Chuyên khoa: Ngoại khoa
Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
Hà Nội
1202 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
Lợi Ích Bất Ngờ Từ Vỏ Quả Lựu
nguyenchitin đã gửi 19/10/2019 – Sửa lần cuối 19/10/2019
Quả lựu có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vỏ quả lựu cũng có ích không kém, xin mời các bạn cùng tìm hiểu một số lợi ích của nó.
1. Tăng cường sức khỏe tim
Vỏ quả lựu giúp chống lại các bệnh về tim. Với nhiều chất chống oxy hóa, vỏ quả lựu loại bỏ các gốc tự do gây hại và bảo vệ tim.
2. Vệ sinh răng miệng
Vỏ quả lựu có thể giúp tránh hơi thở hôi. Chỉ cần nghiền vỏ quả lựu thành bột, trộn với nước và chà xát vào răng bạn còn có thể phòng viêm lợi và loét miệng.
3. Cải thiện sức khỏe xương
Vỏ quả lựu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp tăng cường sức khỏe xương, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh. Bạn có thể uống đồ pha chế từ vỏ quả lựu để tránh loãng xương và giảm mật độ xương.
4. Chữa ho và đau họng
Bột vỏ quả lựu là bài thuốc tại nhà tuyệt vời để trị loét họng và ho khan. Cho một ít bột vỏ quả lựu vào nước và làm ấm lên. Súc miệng bằng loại nước này để giảm đau họng.
5. Chống lão hóa
Nếu bạn muốn trẻ lâu, vỏ lựu là lựa chọn tốt nhất. Nó giúp ngăn ngừa các enzym phá vỡ collagen, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào. Điều này giúp trì hoãn quá trình lão hóa.
Vỏ lựu giàu chất chống oxy hóa nên có thể phòng ngừa ung thư. Nguy cơ ung thư da có thể giảm với sự trợ giúp của vỏ lựu. Nó cũng hoạt động như một chất chống nắng hiệu quả.
7. Khử độc
Vỏ quả lựu có tác dụng loại bỏ những độc tố tích tụ. Tác dụng này là nhờ sự hỗ trợ của các chất chống oxy hóa trong vỏ lựu.
8. Làm sạch mặt
Vỏ lựu là lựa chọn tuyệt vời giúp làm sạch mặt bằng cách chống mụn trứng cá. Phơi khô vỏ lựu, tán bột và bôi lên mặt sau khi trộn nước hoặc mật ong. Vỏ lựu chứa chất chống oxy hóa có thể giúp tránh xa vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng khác
9. Ngăn ngừa gàu
Tán bột vỏ quả lựu, trộn với dầu dừa ấm. Bôi hỗn hợp này lên da đầu và để 15 phút. Gội đầu với nước lạnh. Bạn sẽ thấy tác dụng của hỗn hợp này.
Theo SKĐS.
Lựu, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lựu
Quả Lựu – Vị thuốc thạch lựu bì
Tên khác:
Tên thường gọi: Lựu còn gọi là Thạch lựu, Thừa lựu, Tháp lựu, An thạch lựu, Toan thạch lựu, Thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu)
Tên khoa học: Punica granatum L.
Họ khoa học: thuộc họ Lựu – Punicaceae.
Cây Lựu
(Mô tả, hình ảnh cây Lựu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Mô tả:
Cây nhỏ, cao tới 5-6m, có thân thường sần sùi, màu xám. Rễ trụ khoẻ, hoá gỗ, dạng con thoi, màu nâu đỏ ở ngoài, màu vàng nhạt ở trong. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành. Hoa có 5-6 lá đài hợp ở gốc, 5-6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng có vỏ dày, tròn phía trên có đài tồn tại, có vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng này lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn, có vỏ hạt mọng.
Hoa tháng 5-6; quả tháng 7-8.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Tây Á, được trồng nhiều ở Bắc Phi châu, nay thành phổ biến. Ở nước ta, Lựu cũng được trồng bằng hạt hoặc bằng cành chiết. Thu hái vỏ rễ, vỏ thân quanh năm, hoa quả thu hái vào tháng 6-7. Đào rễ về rửa sạch, bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, bỏ màng trong, thái mỏng, sấy khô; khi dùng vỏ khô thì rửa sạch, cạo bỏ màng trong, đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm.
Bộ phận dùng:
Vỏ quả- Pericarpium Granati, thường gọi là Thạch lựu bì.
Vỏ cây, vỏ rễ, hoa, thịt quả cũng được sử dụng nhưng ít hơn
Bào chế thạch lựu bì
Vỏ quả lựu rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát dùng dần
Ngoài ra có thể sao lên, hoặc sao cháy (thán thạch lựu bì)
Thành phần hoá học:
Vỏ rễ chứa một hàm lượng tanin cao (2%) và 0,5-0,7% alcaloid toàn phần trong đó có pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn. Còn có acid betulic và 3 chất base khác.
Vỏ quả chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin.
Dịch quả chứa acid citric, acid malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.
Tác dụng dược lý:
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện, trong trái lựu có chứa hợp chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Thí nghiệm trên chuột cho thấy, với những con chuột đã được cấy tế bào ung thư, ở nhóm được dùng nước lựu các khối u phát triển nhỏ hơn, so với nhóm không dùng nước lựu. Nước ép trái lựu còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong huyết tương máu, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, do đó có thể phòng ngừa đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Tác dụng chống ký sinh trùng: chất pelletierine trong Thạch lựu bì có tác dụng mạnh đối với giun móc, Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ. Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alkaloit và làm tăng tác dụng của nó chống giun.
Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lî, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây bệnh. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm.
Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, liều cao của alkaloit trong thuốc làm cho súc vật ngưng thở và chết. Tác dụng phụ thường gặp ở người là chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, giật đùi chân, run giật, cảm giác kiến bò. Liều cao dẫn đến giãn đồng tử, đau đầu, nặng gây chóng mặt hoa mắt, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ.
Vị thuốc thạch lựu bì
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị
Vỏ quả lựu là Thạch lựu bì”, còn có tên là “Thạch lựu xác”, “Toan thạch lựu bì”, “Toan lựu bì”, “Tây lựu bì” có vị chua, chát, tính ấm.
Quả có vị chua ngọt, tính ấm;
Quy kinh:
Quả có tác dụng vào kinh vị , đại tràng.
Vỏ lựu tác dụng vào 2 kinh Đại tràng và Thận
Tác dụng:
Quả có tác dụng sinh tân chỉ khát (làm tăng thủy dịch trong cơ thể và giải khát). Nếu là loại lựu chua, còn có thêm tác dụng sáp trường (làm săn niêm mạc ruột), chỉ huyết (cầm máu), dùng chữa hoạt tả (ỉa chảy), kiết lỵ lâu ngày, băng lậu, khí hư, đới hạ. Loại quả ngọt, ngoài tác dụng sinh tân chỉ khát và chữa kiết lỵ lâu ngày, còn có thêm tác dụng sát trùng, có thể dùng chữa đau bụng do một số loại ký sinh trùng gây nên.
Vỏ quả có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Vỏ rễ lựu (Thạch lựu căn bì): Có tác dụng tương tự như vỏ quả, cũng có tác dụng sáp tràng chỉ tả, cố băng chỉ huyết, khu trùng, cũng như sát trùng chỉ dương (chống ngứa). Nhưng vỏ rễ có tác dụng sát trùng mạnh hơn, chủ yếu dùng chữa đau bụng do ký sinh trùng. Tuy nhiên vỏ rễ có độc tính, uống vào kích thích dạ dày, nên người bị bệnh dạ dày không sử dụng được.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Lựu
Trị sán dây:
Vỏ rễ Lựu tươi 60g, Hạt cau 40g, nước 750mg. Cho vào nồi (không dùng nồi gang, nồi tôn) ngâm 6 giờ, rồi sắc còn 500ml, lọc bỏ bã. Uống buổi sáng khi đói, chia làm 2 lần cách nhau nửa giờ. Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt (theo Dược liệu Việt Nam).
Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già:
Quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột:
Dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu.
Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè
Nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.
Thực tích (do ăn nhiều thịt) khó tiêu, trĩ và ra máu, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều:
Dùng quả lựu muối nấu với canh thịt heo ăn.
Viêm loét trong miệng:
Lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày.
Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy:
Lựu 2-3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài:
Ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.
Sâu răng:
Vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu.
Khô miệng, viêm họng, loét lưỡi:
Bóc lấy hạt của 1-2 quả lựu tươi nhai chậm kỹ nuốt nước.
Trĩ loét chảy máu:
Vỏ quả lựu 50 – 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn.
Nước ngâm rửa khi bị đới hạ, khí hư:
Vỏ quả lựu 30g, phèn chua 10g sắc lấy nước ngâm rửa.
Ghẻ ngứa:
Vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương – có thể ngâm vào rượu hoặc cồn để dùng hoặc lá lựu tươi giã nhuyễn xoa xát.
Chữa són tiểu:
Trái lựu đem thiêu tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên chất quả), tán bột; ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 6g, hòa với nước sôi uống. Dùng chữa són tiểu, nước tiểu nhỏ giọt không tự chủ được, lượng nước tiểu ít, bụng dưới căng tức như mót tiểu; thường gặp ở người già hoặc người mới ốm dậy, cơ thể còn yếu.
Chữa miệng hôi, viêm amiđan:
Dùng trái lựu sắc lấy nước đặc, ngậm và nuốt từ từ, nhiều lần trong ngày.
Chữa thoát giang (sa trực tràng):
Dùng thạch lựu bì, thiến thảo – mỗi thứ 10g, rượu 1 chén con; sắc uống trong ngày.
Chữa ỉa chảy ra toàn nước:
Dùng thạch lựu bì 5g, sơn tra 10g; cả 2 thứ nghiền thành bột mịn, chia thành 2 phần uống trong ngày, dùng nước đã đun sôi pha đường đỏ để chiêu thuốc.
Chữa sỏi thận:
Dùng rễ lựu 30g, kim tiền thảo 30g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa phế ung (áp-xe phổi):
Dùng thạch lựu hoa (hoa lựu) 6g, ngưu tất 6g, nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g; sắc nước uống.
Trẻ nhỏ da viêm loét:
Trẻ nhỏ không được trông nom cẩn thận, da ở cổ, nách, nếp nhăn ở tay chân, bẹn, … có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy đỏ đau hoặc lở loét chảy mủ. Có thể dùng lá cây lựu, sấy khô, nghiền thành bột mịn, rắc lên những chỗ bị bệnh.
Tham khảo
Công dụng và chỉ định:
Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, cũng thường phối hợp với các chất thơm.
Vỏ thân và vỏ rễ dùng trị giun, đặc biệt đối với sán dây ở người và đối với cả sán của chó. Ngày dùng 20-60g, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng 0,30g pelletierin phối hợp với 0,40g tanin chia làm 3 lần uống. Còn dùng trị Đau răng (ngậm nước sắc).
Thịt quả được dùng trợ tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hoá. Hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.
Kiêng kỵ:
– Lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa.
– Không dùng lựu cùng củ cải.
– Người hư tổn, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng rễ Lựu.
Nơi mua bán vị thuốc Lựu đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Lựu ở đâu?
Lựu là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Lựu được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Lựu tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay luu, vi thuoc luu, cong dung luu, Hinh anh cay luu, Tac dung luu, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Ăn Lựu Có Tác Dụng Gì, Ăn Lựu Nhiều Có Tốt Không ?
Ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng chống ung thư, hữu ích cho các mẹ bầu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch chính là những công dụng thần kỳ mà quả lựu mang lại cho cơ thể chúng ta. Để hiểu được căn kẽ những tác dụng này cũng như cách ăn hợp lý, mời các bạn cùng theo dõi bài viết: Ăn lựu có tác dụng gì, ăn lựu nhiều có tốt không ?
Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Các nhà khoa hcoj đã chứng minh được rằng, lựa có khả năng ngăn ngừa ung thư rất lớn. Nguyên nhân là bởi loại quả này rất giàu những nguyên tố như: polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất, mà những hợp chất này lại có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, đồng thời giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
Phòng chống ung thư: Với hàm lượng chất chống oxy hóa và polyphenol dồi dào, thì lự chính là loại thực phẩm có khả năng loại bỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả. Chính vì vậy, việc sử dụng nước ép lựu hằng ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta ức chế sự tăng trưởng và phát triển của khối u, tế bào ung thưvà cũng thúc đẩy tác dụng của phương pháp điều trị chống ung thư hoặc các phương pháp điều trị bệnh khác.
Tốt cho phụ nữ mang thai: Quá trình mang thai đỏi hỏi các mẹ bầu phải tăng cường bổ sung những loại khoáng chất như: Chất xơ, sắt, vitamin và khoáng chất, cùng đó là các hợp chất niacin và axit folic để giúp thai nhi được phát triển toàn diện, và lựu chính là nguồn cung cấp dồi dào những nguyên tố trên.
Ngăn xơ vữa động mạch: Đây chính là nguyên nhân chủ chốt khiến chúng ta mắc phải các chứng bệnh: đột quỵ, đau tim và huyết áp cao và phương pháp ngăn ngừa chúng là sử dụng nước ép lựu hàng ngày.
Ăn lựu nhiều có tốt không ?
Cũng giống như những thực phẩm khác, khi ăn quá nhiều lựu cũng sẽ dẫn đến nhiều tác hại không tốt cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau:
Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt: Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.
Những người hạn chế ăn lựu: viêm dạ dày, sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng, bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em, bị đái tháo đường.
Xem bài viết tủ lạnh hãng nào tốt : https://www.linkedin.com/pulse/nên-mua-tủ-lạnh-hãng-nao-tot-nhat
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quả Lựu &Amp; 12 Lợi Ích Sức Khỏe Tuyệt Vời Đã Được Chứng Minh trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!