Đề Xuất 6/2023 # Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Triết Học Trong Nghiên Cứu Khoa Học # Top 13 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 6/2023 # Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Triết Học Trong Nghiên Cứu Khoa Học # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Triết Học Trong Nghiên Cứu Khoa Học mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể nói chưa bao giờ vấn đề phương pháp luận lại được bàn đến nhiều như trong thời đại của chúng ta, nhất là từ khi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và ngày nay là cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Trong lịch sử khoa học, đã có những thời kỳ vấn đề phương pháp và phương pháp luận được đặc biệt chú trọng và có nhu cầu lớn vì khoa học gặp khó khăn, trở ngại không tiến lên được. Ngày nay, người ta quan tâm đến vấn đề phương pháp và phương pháp luận không phải vì khoa học trì trệ mà trái lại khoa học đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng.

Đối với người làm triết học nói riêng và những người làm công tác nghiên cứu khoa học nói chung thì việc nghiên cứu vấn đề phương pháp luận là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Nghiên cứu về vấn đề phương pháp luận trước hết chúng ta cần hiểu phương pháp luận là gì? Cấu trúc của phương pháp luận như thế nào? Tại sao triết học nói chung và các nguyên lý nói riêng (nguyên lý thế giới quan) lại đóng được vai trò phương pháp luận?

Như vậy là cùng với sự phát triển của khoa học (nhất là những tình huống có vấn đề), người ta lại càng phải quan tâm đấn triết học nhiều hơn. Đặc biệt khoảng giữa thế kỷ 19 – khi khoa học chưa có những phát minh mang tính thời đại cũng có nghĩa là lúc đó khoa học tự nhiên gặp khủng hoảng và người ta đã giải thích nó theo những cách khác nhau, cuối cùng là dẫn đến cách giải thích duy tâm về những thành tựu mới đó. Đây chính là lúc triết học thể hiện sâu sắc vai trò định hướng của mình.

Lịch sử cho thấy, một quan niệm về phương pháp luận được thừa nhận là đúng đắn khi quan niệm đó cho rằng: Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận.

Trên thực tế, chúng ta thấy có nhiều loại thế giới quan và triết học là thế giới quan, mọi triết học đều là thế giới quan. Dĩ nhiên, đó có thể là thế giới quan khoa học hoặc không khoa học. Song không phải mọi thế giới quan đều là triết học. Triết học là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người. Bởi vậy, thế giới quan triết học macxit là sự tổng hợp lý luận của những quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội, về con người và về nhận thức.

Bất cứ một ngành khoa học nào cũng có phương pháp của họ. Điều đó có nghĩa phương pháp luận phải có cấu trúc chung và chúng ta có thể nhìn nhận cấu trúc chỉnh thể ấy từ 3 bộ phận:

– Những nguyên lý thế giới quan: Đây là bộ phận hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải mọi nguyên lý thế giới quan đều được đưa đồng đều vào phương pháp luận của các khoa học mà chỉ sử dụng những nguyên lý thích hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở tuỳ theo tính chất của từng khoa học hoặc từng nhóm khoa học.

– Lý luận về một hệ thống các phương pháp: Điều này có nghĩa là nói đến lý luận về một hay nhiều phương pháp có thể dùng chung cho nhiều khoa học. Vấn đề ở đây là phải làm rõ nội dung của phương pháp đó là gì? quan hệ giữa các phương pháp? phạm vi, khả năng và nguyên tắc ứng dụng của các phương pháp?

– Lý luận về một phương pháp cụ thể nào đó sẽ được sử dụng ở bộ môn này hay bộ môn khác. Nói cách khác thì đó chính là phương pháp nghiên cứu đặc thù của một môn khoa học (những nguyên lý và lý thuyết của bản thân khoa học đó hay của các khoa học khác có vai trò gợi mở, hướng dẫn, chỉ đạo mà khoa học này cần sử dụng hoặc có thể sử dụng).

Với một cơ cấu như vậy, phương pháp luận của các khoa học cụ thể sẽ bao gồm được cả cái chung và cả cái riêng, bao gồm được các nguyên lý và phương pháp phổ biến cũng như các nguyên lý và phương pháp của từng ngành khoa học hay của một nhóm khoa học; sẽ tránh được xu hướng tuyệt đối hoá một mặt nào đấy; sẽ tránh được quan điểm thực chứng muốn loại trừ triết học ra khỏi phương pháp luận của khoa học cụ thể.

Có thể nói, trong chỉnh thể phương pháp luận, phần chung nhất chúng ta thấy được là những nguyên lý thế giới quan. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nguyên lý thế giới quan lại quan trọng như thế? Tại sao thế giới quan lại đóng được vai trò phương pháp luận? Trên thực tế, chúng ta cần khẳng định rằng: Trong những nguyên lý thế giới quan đã tổng kết, đúc kết sự hiểu biết chính xác, khoa học và đầy đủ về một đối tượng, về một sự vật, về một quá trình trong phạm vi cho đến thời điểm đó.

Sự hiểu biết của con người không phải là sự bất động, bất biến và chúng ta phải thừa nhận rằng các nguyên lý thế giới quan phản ánh những gì bản chất nhất, là những cái không thể thiếu được nhưng tất nhiên nó chưa phải là đầy đủ nhất. Và đây cũng chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với các quan điểm tuyệt đối hoá một tri thức nào đó. Thực tế là nhận thức của chúng ta không bao giờ có giới hạn, không đi tới cái giới hạn cuối cùng mà chỉ là dần tới cái giới hạn, cái tuyệt đối mà thôi.

Tóm lại, mọi nguyên lý thế giới quan sở dĩ đóng được vai trò phương pháp luận là nhờ trong những nguyên lý đó đã tổng kết, đã đúc kết lại những gì đúng nhất, chính xác nhất, khoa học nhất về các sự vật, đối tượng, quá trình diễn ra trong thế giới xung quanh ta. Chúng ta có thể dẫn ra đây những nguyên lý thể giới quan đã cho thấy được vai trò phương pháp luận của nó:

– Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ăngghen đã khẳng định: Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó chứ không phải ở sự tồn tại của nó. Đây là một nguyên lý thế giới quan đóng vai trò định hướng, gợi mở trong khoa học bởi lẽ khi khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó, điều đó có nghĩa đã định hướng, gợi mở cho người ta phải đi tìm các dạng vật chất khác nhau, đi tìm sự biểu hiện đa dạng của vật chất (từ vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ đến các bậc tổ chức từ thấp đến cao của vật chất…).

– Nguyên lý: Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận… (Theo Lê Nin). Trước đó Ăngghen cũng đã từng khẳng định: Không thể coi nguyên tử là phần tử vật chất nhỏ nhất… Nguyên lý này đã gợi mở cho các ngành khoa học phát triển, đặc biệt là vật lý học và sinh học. Đó là một nguyên lý thế giới quan đúng đắn. Nó vĩ đại ở chỗ nhờ đó mà người ta phát hiện ra rằng: thế giới không chỉ vô tận về phía vĩ mô mà còn vô tận về phía vi mô và siêu vi mô.

– Triết học không phải là khoa học của mọi khoa học như cách hiểu của chúng ta trước đây và chúng ta cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Các loại triết học khác nhau đều có thể đóng được vai trò phương pháp luận. Chỉ có điều, phương pháp luận đó đúng hay sai, dẫn người ta đi đến phát minh hay bế tắc. Hay nói một cách khác, mọi nguyên lý triết học dù khoa học hay không khoa học đều có tác dụng định hướng, gợi mở; chỉ có điều nó định hướng đúng hay sai, chỉ cho người ta đi đúng hoặc đi sai đường. Điều đó có nghĩa việc chúng ta xác định đúng vai trò của triết học trong điều kiện thế giới đương đại, trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết.

– Khi nói tới phương pháp luận, chúng ta không thể đồng nhất chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật lịch sử với phương pháp luận của khoa học xã hội. Chúng ta phải nhớ rằng triết học macxit là một khối thép duy nhất đúc thành…, không nên quá đối lập cái duy vật với cái lịch sử. Mac và Ăngghen đã làm nên một cuộc cách mạng trong triết học – đó là biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, biến phép biện chứng thành phép biện chứng duy vật… và chúng ta phải hiểu nó trong tính chỉnh thể vốn có.

– Theo quan niệm chung hiện nay về phương pháp luận thì có: Phương pháp luận riêng chỉ áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng cho một số bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng được cho tất cả các bộ môn khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học duy vật biện chứng. Sở dĩ triết học macxit đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất là do các nguyên lý thế giới quan chính là sự đúc kết, tổng kết những gì là cơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Trong trình độ phương pháp luận, có phương pháp luận chung và phương pháp luận riêng nhưng không thể thiếu được nguyên lý chung nhất là nguyên lý thế giới quan. Điều đó cũng có nghĩa chúng ta phải xác định đúng vị thế, vị trí, vai trò của triết học để tránh quay trở lại triết học tự nhiên.

Nói tóm lại, phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể…

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

1.1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học hay tiếng Anh gọi là Scientific Research là quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn nhằm tìm ra kiến thức mới, những ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả và những mô hình mới có ý nghĩa với thực tiễn. Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là đi tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm và đôi khi phải trải nghiệm thử,… dựa trên cơ sở những già đã thu thập được về số liệu, tài liệu,…

Từ đó có thể rút ra khái niệm cụ thể của nghiên cứu khoa học chính là việc thực hiện tổng hợp hợp một chuỗi các phương pháp để nghiên cứu tìm ra quy luật mới, khái niệm mới, hiện tượng mới,… đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế hay qua những số liệu, tài liệu đã được thu thập.

Việc tiến hành nghiên cứu những công trình khoa học lớn cần nhiều thời gian công sức về cả người và của nhưng một khi đã thành công, kết quả từ quá trình nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong thực tiễn phục vụ nhu cầu cho chính con người hay còn là yếu tố tác động chính tới sự phát triển của xã hội.

1.2. Nghiên cứu khoa học cần tới con người sở hữu tố chất nào?

Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu – công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa – xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có:

– Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng.

– Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống

– Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất

– Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp.

– Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là sinh viên: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học nhiều trường đại học đã phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học với đề tài chuyên môn tự chọn thu hút sự tham gia của không ít nhóm sinh viên. Họ đều là những người có niềm đam mê nghiên cứu, tinh thần ham học hỏi, thích khám phá những điều mới mẻ. Đặc biệt với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đối tượng nghiên cứu này luôn hy vọng đem đến những điều mới mẻ chứng minh năng lực sau quá trình nghiên cứu với nhà trường tạo tiền đề cho nhiều công trình nghiên cứu lớn sau này cống hiến cho nền khoa học nước nhà.

1.3. Ai là người nghiên cứu khoa học?

Một nhóm người nghiên cứu khoa học

– Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu

– Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp

– Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước

– Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân

– Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,…

1.4. Các hình thức tổ chức nghiên cứu

– Đề tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học chứa đựng nhiệm vụ nghiên cứu cho một cá nhân hay một nhóm người thực hiện. Đây mà một nghiên cứu có mục tiêu cụ thể, phương pháp rõ ràng nội dung hướng tới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc dùng kết quả để xây dựng chính sách, là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

– Dự án khoa học nghiên cứu: Thường có vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, nhằm mục đích ứng dụng tăng hiệu quả kinh tế – xã hội. Trước tiên kết quả sẽ được sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất với quy mô lớn và đời sống

– Chương trình khoa học nghiên cứu: Là tập hợp các đề tài/ dự án có cùng mục đích nghiên cứu cho ra kết quả áp dụng cùng cho một vấn đề. Các dự án/ đề tài được quản lý một các phối hợp nhằm hướng tới một số mục tiêu chung đã định ra từ trước.

Việc làm Công chức – Viên chức

2. Môn phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

2.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những công cụ hỗ trợ quá trình nghiên cứu khoa học giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra điều mới mẻ,… Các phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống tức là phương pháp này phải đi liền với phương pháp khác theo một chuỗi nhất định đảm bảo tính thống nhất và khá dễ sử dụng.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học

Một đề tài, dự án, chương trình hay một đề án được hoàn thành với rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau được phân thành:

– Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là các phương pháp áp dụng trực tiếp vào vấn đề nghiên cứu trong thực tế để hiểu rõ bản chất và các quy luật của những vấn đề đó.

+ Phương pháp quan sát khoa học: Có hai loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và gián tiếp hoặc phân thành quan sát theo thời gian và không gian. Đối với những nghiên cứu quy mô lớn nên chia thời gian nghiên cứu theo từng giai đoạn để thu thập được nguồn thông tin chính xác nhất, xác thực nhất với vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng đối với một số vấn đề nghiên cứu cần tác động vào đối tượng để điều hướng chúng phát triển hay hoạt động theo mục tiêu dự kiến đã đặt ra

+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

+ Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ phù hợp với chuyên môn nghiên cứu sâu rộng nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép các nhận định đánh giá một sản phẩm khoa học làm cơ sở để bổ sung, chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu. Với mỗi lĩnh vực cần nghiên cứu bạn phải chọn đúng chuyên gia có năng lực chuyên môn đó, có phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.

– Các phương nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở dữ liệu, thông tin có sẵn tại các văn bản, tài liệu bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu thông qua các phương pháp sau:

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích thành từng bộ phận các tài liệu đề tìm hiểu sâu sắc về đối tượng rồi tổng hợp những thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và bám sát hơn vào đối tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp giả thuyết: Trước tiên nghiên cứu hay đưa ra quan điểm, giả thuyết về đặc điểm định nghĩa của vấn đề rồi sau đó đi chứng minh điều mình đưa ra là đúng, có cơ sở khoa học để minh chứng

+ Phương pháp lịch sử: Là phương pháp áp dụng để đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, hình thành đối tượng nghiên cứu dựa trên tài liệu đã được ghi chép rồi từ đó rút ra mấu chốt

Nghiên Cứu Phương Pháp Học 2 Ngoại Ngữ Cùng Một Lúc

Hành trình đạt IELTS 8.0 và JLPT N1 trong vòng 1 năm của mình

Update 2: Mình đã viết một bài chia sẻ về phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ, dựa trên kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được trong vòng 1 năm nay:

Phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ của mình

Đặt cái tiêu đề nghe nó “chuyên môn” thế, chứ thực ra cốt lõi vấn đề là “làm sao để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc”. Như mình đã kể với các bạn về chuyện học ngoại ngữ của mình ở bài viết trước, mình có học tiếng Anh và tiếng Nhật. 4 năm sinh sống ở bên Nhật đã giúp mình cải thiện 2 ngoại ngữ rất nhiều. Tuy nhiên, duy trì nó thực sự là một điều khó khăn, nhất là khi mình đã về Việt Nam.

Mình muốn chia sẻ với mọi người một số phương pháp của mình để duy trì 2 thứ tiếng. Ngoài ra, viết blog cũng là cách để mình tự tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp học 2 ngoại ngữ, để chính mình học tập và áp dụng.

Một số phương pháp mình đang áp dụng để duy trì cả 2 thứ tiếng

Mình nghĩ cách để duy trì ngoại ngữ hiểu quả nhất là đem nó vào đời sống hàng ngày của chúng ta, thay vì chỉ có ngồi học từ sách vở.

1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Hồi mới bắt đầu viết nhật ký, mình cũng có băn khoăn nên viết bằng tiếng gì. Mình cảm thấy viết tiếng Việt nó cứ “sến sến”, còn viết tiếng Nhật mà không viết được chữ Hán thì hơi “nhục”, nên đã chọn tiếng Anh. Hàng ngày sau khi dậy và tập yoga, mình sẽ ngồi vào bàn và viết khoảng 1 trang nhật ký (khoảng 100 từ). Mình nghĩ đây đơn thuần chỉ là cách mình kích thích não bộ khởi động một ngày mới bằng ngoại ngữ, thay vì tiếng Việt.

3. Nghe Podcast tiếng Anh

Google Podcast là một phương tiện cực kì hữu ích khi nó chứa hàng trăm kênh podcast nổi tiếng, từ CNN đến BBC, hay là Ellen Podcast. Bất kể là khi đạp xe, đi bộ hay đi tập thể dục thì mình sẽ bật podcast lên nghe thay vì nghe nhạc. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng tập trung nghe podcast được. Nhưng mà cứ bật thôi, gọi là để tạo một môi trường “ngoại ngữ” ngay cả khi đi ra ngoài đường phố Hà Nội.

4. Viết blog bằng tiếng Nhật

Nãy giờ toàn thấy nói về tiếng Anh. Thế còn tiếng Nhật thì sao? Well, mình đang duy trì tiếng Nhật bằng cách viết blog. Thường thì mình sẽ viết blog tiếng Việt trước, sau đó ngồi dịch và viết lại bằng tiếng Nhật ở trang khác. Tuy nhiên có một số bài mình viết thẳng luôn bằng tiếng Nhật vì có lúc dễ nghĩ bằng tiếng Nhật hơn thay vì dịch từ tiếng Việt sang. Tuy không phải là ngày nào mình cũng viết, nhưng cũng cố gắng viết ít nhất 1 tuần 1 lần, gọi là để không quên.https://kiranomainichi.home.blog/

5. Đọc sách tiếng Nhật

Mình chọn đọc các cuốn self-help vì nó dễ đọc hơn thay vì các cuốn tiểu thuyết. Hơn nữa, mình không đọc theo kiểu từng chữ một, mà mình sẽ skim-reading để đọc lấy ý. Cách đọc này chủ yếu giúp mình nắm bắt nội dung cuốn sách một cách nhanh chóng cũng như duy trì được phần nào ngôn ngữ Nhật trong đầu. Mỗi tội tháng này toàn đọc sách tiếng Việt nên không đụng đến sách Nhật mấy.

Đây là những cách mình áp dụng vào đời sống hàng ngày để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc, nhưng mà nó vẫn chỉ đang ở mức DUY TRÌ. Giai đoạn vừa rồi thì mình cũng có ôn thi IELTS nên cũng có học một tí.

Mục tiêu học ngoại ngữ năm 2019

Một trong những mục tiêu của mình trong năm 2019 chính là việc HỌC 2 ngoại ngữ, thay vì chỉ DUY TRÌ nó. Nói theo một cách khác thì mình muốn trở thành một trilingual thực sự. Và tất nhiên điều này sẽ yêu cầu mình phải áp dụng các phương pháp học trên sách vở. Nhưng có một điều làm mình tò mò hơn, là liệu mình có thể kết hợp học 2 thứ tiếng cùng một lúc trong một thời gian nhất định hay không. Trước đó, có ba thứ mình cần phải làm rõ, đó là lí do tại sao muốn học hai thứ tiếng, năng lực hiện tại, và thứ tự ưu tiên.

Lí do vì sao muốn trở thành trilingual?

Thực ra thì mình cũng có một background “ngon nghẻ” khi biết được cả tiếng Anh và tiếng Nhật, và mình cũng muốn duy trì cả 2 ngôn ngữ đó. Nhưng kể cả đối với người đang biết 1 ngoại ngữ, biết thêm một thứ tiếng sẽ rất có ích ở nhiều mặt, ví dụ như là du học, du lịch hay là công việc. Đối với mình, nếu trong tương lai mình muốn làm việc ở Nhật trong một môi trường global, năng động thì tiếng Anh đôi khi lại quan trọng hơn. Mình cũng có thể đi làm việc phiên dịch Nhật – Anh – Việt như là một việc làm chuyên môn.

Đánh giá năng lực ngoại ngữ hiện tại

Mình nghĩ bước đầu tiên để xác định được phương pháp học chính là việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình hiện tại, gồm cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Lấy bản thân mình làm ví dụ:

Điểm mạnh:

Nói: đây có lẽ là cái mà mình tự tin nhất khi nói chuyện bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. Vốn sống ở Nhật từ bé, rồi trong quá trình học tập, mình có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là trong 4 năm du học ở Nhật.

Nghe: Giao tiếp thì phải có nói và nghe. Và mình cũng khá tự tin với năng lực nghe của mình. Xem anime hay phim thì không cần phụ đề mình vẫn có thể hiểu được địa khái nội dung, tất nhiên có những lúc mình không hiểu, vì đơn giản là không biết nghĩa của một số từ

Điểm yếu:

Ngữ pháp: Cả tiếng Nhật và tiếng Anh ngữ pháp của mình đều thuộc loại “tàng tàng”. Tiếng Nhật thì vì sống ở Nhật từ bé nên ngữ pháp nó tự ngấm vào đầu, nên đôi khi làm bài ngữ pháp đúng hết nhưng lại không biết giải thích thế nào. Tiếng Anh cũng không hiểu vì sao mà lại ghét ngữ pháp đến thế. Cho đến tận bây giờ đôi lúc mình vẫn chia sai thể, dùng sai thì, rồi sai linh tinh.

Vốn từ vựng kém: mình tự thấy cả 2 ngoại ngữ của mình đều có vốn từ không được phong phú cho lắm. Thực ra thì nếu đọc các cuốn sách tiếng Nhật hay tiếng Anh bây giờ thì nó cũng không có quá nhiều từ khó, nhưng mà nếu mà lên các trang báo, đặc biệt là tiếng Nhật thì thú thật là mình cũng chẳng đọc được hết.

Tiếp theo là lựa chọn xem cần ưu tiên học ngoại ngữ nào nhiều hơn ở thời điểm hiện tại. Lấy ví dụ: Mình muốn ôn thi N1 để thi vào hè năm sau, rồi sau đó thi IELTS lại vào khoảng cuối năm sau. Như vậy, mình sẽ ưu tiên cho việc học tiếng Nhật nhiều hơn.

Phương pháp học tham khảo

Như mình đã nói thì đưa việc học ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày và biến nó thành thói quen cũng là một cách tốt để ta có thể tiếp nhận và duy trì thứ tiếng đó trong đầu mà không tốn nhiều sức lực. Ví dụ như viết nhật ký bằng tiếng Anh, nghe podcast thay vì nghe nhạc, viết blog bằng tiếng Nhật.

Mình cũng đã tìm hiểu qua một số trang web chia sẻ, và mình thấy có một số chia sẻ khá là hay mà mình cũng muốn áp dụng thử.

Trang web này chia sẻ cách học theo kiểu MIX-UP, tức là kết hợp 2 ngoại ngữ cùng lúchttps://www.fluentu.com/blog/learning-two-languages-at-once/

Luyện 2 thứ tiếng cùng 1 lúc bằng cách dịch Nhật – Anh. Bằng cách này mình sẽ tránh được việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vốn đã thành thạo làm “điểm tựa”, qua đó giúp mình có thể “suy nghĩ” được bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật thay vì phải nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang.

Trộn lẫn flashcards (thẻ học từ vựng) của 2 thứ tiếng với nhau. Điều này giúp mình có thể học được các từ mới của 2 thứ tiếng cùng một lúc, đồng thời cải thiện tốc độ của não phản ứng với việc phải đổi ngoại ngữ liên tục. Tất nhiên cũng có ý kiến cho rằng cách này lại phản tác dụng vì có thể gây nên confusion (rối loạn). Nhưng mà phải thử thì mới biết.

Cách học theo kiểu riêng biệthttps://www.rocketlanguages.com/blog/is-it-possible-to-learn-two-languages-at-the-same-time/

Học mỗi thứ tiếng ở địa điểm khác nhau. Ví dụ: học tiếng Anh ở phòng riêng, còn tiếng Nhật thì học ở phòng sinh hoạt chung.

Sử dụng các dụng cụ và phương pháp học tập khác nhau. Ví dụ: Tiếng Anh học bằng điện thoại và flashcard, còn tiếng Nhật học bằng sổ và máy tính.

Đây là một số cách học được chia sẻ trên mạng. Sau khi đã tham khảo kĩ lưỡng, cùng với việc kết hợp với phương pháp học hiện tại của mình, đây sẽ là 10 chiến lược mình muốn áp dụng cho việc học ngoại ngữ năm 2019:

MY STUDY PLAN 2019

Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Đọc 1 trang sách tiếng Anh mỗi buổi sáng

Sử dụng app điện thoại để học IELTS. Mình đang sử dụng app IELTS Ngoc Bach và cảm thấy rất có ích. Đôi khi mình có thể mở app và check qua một số bài writing hay speaking.

Nghe podcast tiếng Anh mỗi khi ra ngoài đường, hay kể cả khi là đi tập thể dục.

Nghe thời sự, tin tức tiếng Nhật bằng máy tính ở nhà. Mình đã tìm được cách để đổi đường truyền từ Việt Nam sang Nhật Bản, nhờ đó mình có thể xem các trang TV của Nhật, ví dụ như https://abema.tv/

Sử dụng note để học tiếng Nhật ôn thi N1. Học N1 thì ngữ pháp, chữ Hán rất quan trọng. Nên vở ghi chép là cần thiết.

Học ngoại ngữ theo topic và sử dụng flashcards nếu cần thiết.

Đọc sách ngoại ngữ trước khi đi ngủ.

Viết blog bằng tiếng Nhật ít nhất một lần mỗi tuần

Nói chuyện tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Từ hồi về Việt Nam thi thoảng mình có nhắn tin, gọi điện nói chuyện với mấy đứa ở bên Nhật. Thôi thì “mặt dày” tí đôi lúc nhắn tin gọi điện hỏi thăm, vừa gọi là quan tâm bạn bè mà vừa được giao tiếp tiếng Anh tiếng Nhật.

Tất nhiên để master được 2 ngoại ngữ trong cùng 1 thời gian thì phải rất kiên trì và chăm chỉ. Với một năm nghỉ ngơi quý báu thì mình càng không được lãng phí thời gian này và sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2019.

Phương Pháp Học Tốt Ngữ Pháp Tiếng Anh

Hamdan, là giáo viên của trung tâm tiếng Anh nổi tiếng sẽ chia sẻ một số phương pháp mang tính thực tiễn nhằm giúp học viên học tốt ngữ pháp tiếng Anh – một trong những phần khó nhằn của những người chọn lựa học ngôn ngữ này, từ chính kinh nghiệm của Hamdan.

Chia sẻ của Hamdan khi còn là học viên tại các trung tâm tiếng Anh

Khi tôi học tiếng Anh, các thầy cô giáo đã dành ra rất nhiều thời gian trong lớp chỉ để tập trung vào hình thức của ngôn ngữ, nhưng lại không có ngữ cảnh, hậu quả là khả năng sử dụng tiếng Anh tự nhiên và phong phú của tôi bị ảnh hưởng nhiều từ việc ấy.

Sau đó, tôi đã tự mình trải nghiệm “tiếng Anh tự nhiên” thông qua phim ảnh, âm nhạc và tiểu thuyết. Những nguồi tài liệu này đã giúp tôi tìm ra ý nghĩ và các dạng ngữ pháp trong tiếng Anh. Ngoài ra, còn tạo cho tôi một nền tảng vững chắc hơn để xử lý và học tập ngôn ngữ. Từ đó, bản thân tôi cũng bắt đầu nhận thấy được sự hữu ích từ các cấu trúc mà giáo viên đã tập trung vào giảng dạy trên lớp.

Có thể nói, việc chú ý để cả hình thức và ý nghĩa của ngôn ngữ sẽ có những đóng góp đáng kể vào việc học một ngoại ngữ cá nhân. Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều này?

Nhận thấy những lỗ hổng trong kiến thức ngôn ngữ

Khi người học tập trung nghiêm túc vào những thiếu sót trong ngôn ngữ của họ, khi ấy, họ nhận ra những lỗ hổng kiến thức. Thậm chí, họ còn có thể phát hiện ra những lỗ hổng này khi tham gia vào phương pháp Dictogloss – việc học ngữ pháp được lồng ghép trong giao tiếp tiếng Anh, hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các trung tâm tiếng Anh.

There are an estimated nine million olive trees in Palestine, which can produce tons of oil. Green ripe olives are picked in October by thousands of Palestinian population participate in the olive harvest. Once the harvest is completed, fresh olives are sent to the press. Olive oil is then exactred from the olives and packaged in yellow gallons. The product is not only sold in Palestine but also shipped around the world.

(Ước tính có khoảng chín triệu cây ô liu ở Palestine, số lượng này có thể sản xuất hàng tấn dầu. Ô liu xanh được thu hoạch vào tháng 10 bởi hàng ngàn nông dân Palestine. Sau khi thu hoạch xong, ô liu tươi được chuyển đến máy ép. Dầu ô liu sau đó được chiết xuất từ ô liu và được đóng gói trong những gallon màu vàng. Sản phẩm không chỉ được bán ở Palestine mà còn được vận chuyển trên phạm vi toàn thế giới).

Giáo viên đã kiểm tra góc độ hiểu biết chung của người học về văn bản, sau đó giáo viên đọc lại nó một lần nữa. Lần này người học sẽ viết ra những từ khóa mà họ nghe được. Học viên được yêu cầu làm việc nhóm để cố gắng xây dựng lại văn bản bằng việc ghi nhớ sao cho càng giống với bản gốc càng tốt. Sau đó, mỗi nhóm sẽ so sánh kết quả của mình với những nhóm khác để đi đến quyết định chung. Cuối cùng, giáo viên sẽ chiếu đoạn văn bản mà học vừa đọc trước đó lên bảng.

Trong suốt hoạt động này, người học đã sử dụng kiến thức ngôn ngữ của mình, cũng như tìm ra ý nghĩa và hình thức của ngôn ngữ. Đây là cách để họ chú ý đến những “khoảng trống” nghe được trong bản ghi chú tiếng Anh của họ. Quá trình này có thể dẫn đến một sự tái cấu trúc trong tổng quan ý thức của họ về hệ thống ngôn ngữ.

Làm thế nào người học có thể tập trung vào ý nghĩa lẫn hình thức?

Mặc dù chúng ta có thể suy ra các quy tắc và hình thức ngôn ngữ nhưng khi giao tiếp để truyền tải một thông điệp, dù trôi chảy đến đâu nhưng chúng ta lại thiếu sự chính xác về mặt ngữ pháp.

A man killed a cat. (Một người đàn ông đã giết con mèo).

A cat was killed by a man. (Một con mèo đã bị giết bởi một người đàn ông).

A man killed cats. (Một người đàn ông đã giết nhiều mèo).

The man may have killed his cats. (Người đàn ông có thể đã giết con mèo của mình).

“Grammaticalisation” là một thuật ngữ được đặt ra bởi Dianne Larsen-Freeman và Marti Anderson trong cuốn sách có tên “Techniques and Principles in Language Teaching” (2011). Thuật ngữ này mang ý nghĩa là người học tập trung đồng thời vào ngữ nghĩa và các dạng ngữ pháp.

Một trong những lớp học dành cho độ tuổi thanh thiếu niên ở cấp độ B1, giáo viên đã đọc to văn bản đã được đơn giản hóa ngữ pháp sau đây:

Jemina – Jeremy – young – rich – couple – live – work – London – Sunday evening – drive – home – Jaguar – see – car – resemble – Porsche – rush – home – discover – Porsche – not there – stolen – feel – terrible – call – police.

(Jemina – Jeremy – trẻ – giàu – cặp vợ chồng – sống – làm việc – London – tối chủ nhật – lái xe – về nhà – Jaguar – thấy – xe – giống – Porsche – vội vàng – nhà – khám phá – Porsche – không ở đó – bị đánh cắp – cảm thấy – khủng khiếp – gọi cảnh sát).

Giáo viên đã yêu cầu học viên kể một câu chuyện bằng cách sử dụng các từ đơn. Sau đó, người dạy viết các từ vựng lên bảng và khuyến khích học viên xây dựng một câu chuyện bằng cách thêm các điểm ngữ pháp cần thiết. Khi kết thúc, giáo viên sẽ hiển thị toàn bộ câu chuyện hoàn chỉnh lên bảng để so sánh với kết quả của học viên.

Jemina and Jeremy were a young, rich couple who lived and worked in London. One Sunday evening, they were driving home in their Jaguar when they saw a car resembling their Porsche. They rushed home and discovered that there; it had been stolen! They felt terrible and called the police.

(Jemina và Jeremy là một cặp vợ chồng trẻ, giàu có, sống và làm việc ở London. Một tối chủ nhật, họ đang lái xe về nhà trong chiếc Jaguar thì thấy một chiếc xe giống chiếc Porsche của họ. Họ vội vã về nhà và phát hiện ra rằng ở đó; nó đã bị đánh cắp! Họ cảm thấy thật khủng khiếp và gọi cho cảnh sát).

Bằng cách này, người học đã cải thiện được sự hiểu biết của họ về các câu tường thuật trong quá khứ thông qua sự chú ý để tìm ra hình thức và ý nghĩa của ngôn ngữ,

Làm thế nào để chuyển thái độ học tập từ thụ động sang tích cực?

Trong cuốn sách: “Implementing the Lexical Approach: Putting Theory into Practice” của Michael Lewis, ông đã chủ trương các hoạt động cho phép người học chú ý và quan sát vào các hình thức ngôn ngữ. Theo ông, những hoạt động này khuyến khích người học chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, từ đó đảm bảo sự hiểu biết nhanh hơn và người học xây dựng nền tảng về quy tắc ngữ pháp cẩn thận hơn.

Giáo viên có thể làm điều này bằng cách áp dụng hoạt động “điền từ vào chỗ trống” – dạng bài kiểm tra người học về kiến thức hiện có khi họ dự đoán các cấu trúc ngữ pháp bị thiếu.

Trong một lần học về các cụm động từ ở một nhóm người có trình độ B2, giáo viên đã yêu cầu người học dự đoán các động từ bị thiếu trong một văn bản về Maya Anglou:

Khi hoạt động này kết thúc, người học sẽ so sánh dự đoán của họ với văn bản gốc. Dạng bài tập này giúp học viên nhận ra rằng phần lớn họ sẽ tránh sử dụng các cụm động từ và thích các động từ quen thuộc hơn. Điều này thúc đẩy họ tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt, cũng như ý nghĩa và cách sử dụng ngôn ngữ đích.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người học không chú ý đến ngữ pháp?

Nếu không có chú ý đến ngữ pháp, người học vẫn có thể sẽ mắc lỗi mặc dù đã có kinh nghiệm kha khá với các thì động từ trong tiếng Anh. Học viên cũng có thể suy luận chính xác các quy tắc và mô hình ngôn ngữ dựa trên những gì họ đã học, nhưng tránh sử dụng các cấu trúc này trong các tình huống thực tiễn.

Việc thay đổi trạng thái từ “không chú ý” sang “chú ý” và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên không phải là một chuyện có thể diễn ra ngay lập tức. Quá trình chuyển đổi có thể mất vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày, cũng có khi nó chẳng xảy ra. Tuy nhiên, nhiệm vụ của giáo viên chính là giúp người học khám phá cách ngữ pháp hoạt động trong tình huống thực tế.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Triết Học Trong Nghiên Cứu Khoa Học trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!