Đề Xuất 5/2023 # Những Tác Hại Nguy Hiểm Chết Người Khi Tắm Đêm # Top 7 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 5/2023 # Những Tác Hại Nguy Hiểm Chết Người Khi Tắm Đêm # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Tác Hại Nguy Hiểm Chết Người Khi Tắm Đêm mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(NĐ&ĐS) – Nhiều người thường tắm trước khi đi ngủ cho mát mẻ, thoải mái và thư giãn. Song, thói quen tắm đêm này tiềm tàng nhiều hiểm họa, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Tắm đêm có tốt không?

Theo các chuyên gia, cơ thể con người chịu ảnh hưởng và phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Vào ban đêm, khi nhiệt độ không khí giảm, tắm khuya sẽ mang lại nhiều hậu quả không mong muốn. Vậy tắm khuya có tác hại gì?

Vào buổi tối, nhiệt độ không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Điều đó gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.

Người trẻ tuổi tắm đêm sẽ khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh, khiến việc lưu thông máu khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai gáy, lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên.

Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ có khả năng bị đột quỵ cao hơn rất nhiều so với người trẻ.

Ngoài ra, phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” không nên tắm muộn, tránh tắm và gội đầu cùng một lúc vì dễ gây ra tình trạng đau đầu và đau bụng kinh. Vào thời điểm này, khí huyết bị mất, việc tắm và gội đầu cùng một lúc làm cơ thể bị lạnh, khí huyết ngưng khiến cho huyết ra hòn cục, gây ra tình trạng đau bụng.

Giải pháp tốt nhất nếu bắt buộc phải tắm khuya

Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải tắm khuya thì bạn hãy ghi nhớ một số điều sau:

Nên tắm nước ấm và tắm nhanh. Khi gội đầu vào buổi tối nhớ dùng máy sấy tóc để làm khô tóc trước khi ngủ, không hong khô tóc dưới quạt máy.

Không nên dội nước đột ngột lên người mà nên dội 2 tay, 2 chân, sau đó mới dội lên toàn bộ cơ thể.

Hãy tắm trước 22h và sau khi tắm 2 giờ mới đi ngủ, còn nếu quá muộn bạn hãy ngủ và dậy sớm tắm vào ngày hôm sau để bảo vệ sức khỏe.

Tắm Đêm Có Tác Hại Gì?

Các chuyên gia cho biết “sự vận hành của cơ thể con người phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên giữa đêm và ngày như thời gian, nhiệt độ, thời tiết,… Theo đó, vào buổi đêm nhiệt độ bên ngoài thường giảm xuống, tạo ra sự chênh lệch về nhiệt độ so với cơ thể con người nên ban đêm chúng ta cần phải được giữ ấm tốt hơn. Đó là lý do vì sao tắm đêm lại không tốt và có thể gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe. Bởi vậy, nếu muốn có một sức khỏe tốt, các bạn cần tránh việc tắm đêm quá muộn, nếu không bạn có thể đối mặt với những tác hại nguy hiểm như:

+ Gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu: Cơ thể chúng ta luôn duy trì ở nhiệt độ trung bình là 37 độ C. Tuy nhiên, khi về đêm nhiệt độ không khí giảm làm nhiệt độ nước giảm theo. Do đó, khi bạn tắm đêm bằng nước lạnh dễ gây nên hiện tượng co thắt mạch máu trong cơ thể dẫn đến việc cản trở máu lưu thông và gây ra các bệnh như đau vai gáy, đau đầu,… về lâu dài sẽ trở thành bệnh kinh niên không thể chữa khỏi.

+ Nhiễm lạnh vùng phổi: Phổi là một cơ quan khá nhạy cảm trong cơ thể, đây chính là lý do vì sao các bạn luôn cần giữ ấm phổi bằng cách mặc thêm áo ấm vào những ngày trời trở lạnh để tránh cho phổi tiếp xúc với khí lạnh. Vì vậy, với những người có thói quen tắm về đêm thì phổi chính là cơ quan phải chịu tổn thương đầu tiên do bị nhiễm lạnh bởi nhiệt độ nước thấp. Lúc này khiến bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, phổi tắc nghẽn,…

+ Cảm lạnh, sốt cao: Bình thường vào những ngày cơ thể mệt mỏi, chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như mưa, nắng làm cơ thể mắc các bệnh như ho, cảm cúm, sổ mũi, trúng gió, sốt cao… và tắm đêm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những căn bệnh này.

+ Lão hóa sớm: Việc tắm đêm được biết đến là một trong những yếu tố khiến cơ thể bạn đẩy nhanh quá trình lão hóa. Lý do là bởi khi tắm đêm khiến cho cơ thể không nhận đủ oxy và dẫn đến việc trao đổi chất bị rối loạn.

+ Mắc các bệnh về khớp: Việc tắm đêm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh về khớp như viêm khớp, thấp khớp,… lý do là bởi sự phản ứng giữa cơ thể vào ban đêm gây nên.

+ Đau đầu mãn tính: Một số người thường tắm đêm và đi ngủ khi tóc chưa khô. Điều này làm da đầu bị nhiễm lạnh, khiến các mạch máu khó lưu thông và lâu dần sẽ hình thành nên chứng đau đầu kinh niên.

+ Đột quỵ: Tắm đêm sẽ thay đổi nhiệt độ cơ thể, làm máu co lại, dẫn đến máu không lên não sẽ gây ra các bệnh về phổi, nặng nhất có thể bị tai biến, đột quỵ, đặc biệt nguy hiểm cho những người bị say rượu, bệnh tim mạch, cao huyết áp.

XEM THÊM:

+ Tắm đêm bằng nước nóng được không?

+ Tắm đêm có nguy hiểm không?

Vậy nên tắm vào thời điểm nào?

Cũng theo các chuyên gia thì khung giờ dành cho việc tắm hợp lý nhất đó là:

+ Tắm vào buổi sáng: Đây là thời điểm tắm rất tốt cho cơ thể, do đó các bạn nên tập thói quen dậy sớm tập thể dục và giúp cơ thể thư giãn sau khi tắm. Hay những trường hợp hay đổ mồ hôi qua một đêm đi ngủ, tắm lúc sáng sớm sẽ giúp loại bỏ mọi chất độc trên cơ thể, đồng thời hỗ trợ làm đẹp da.

+ Tắm trước 19 giờ: Đây là thời điểm tắm lý tưởng nhất sau 1 ngày làm việc mệt mỏi cơ thể của bạn sẽ sạch sẽ, tẩy đi những bụi bẩn, mồ hôi.

Trường hợp do yếu tố công việc hoặc vì lý do nào đó bắt buộc các bạn phải tắm muộn thì để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

 Các bạn nên tắm nước ấm và tắm nhanh, trường hợp nếu cơ thể mệt mỏi thì bạn chỉ nên lau qua người.

 Khi gội đầu vào buổi tối thì nhớ dùng máy sấy tóc làm khô tóc trước khi đi ngủ.

 Khi tắm không nên dội nước đột ngột lên người mà các bạn cần làm ướt dần từ 2 tay, 2 chân để cơ thể thích nghi sau đó mới dội lên toàn bộ cơ thể, sẽ đảm bảo cho sức khỏe và tránh bị đột quỵ.

 Không nên tắm sau 23h và sau khi tắm 2 giờ mới đi ngủ, còn nếu quá muộn thì nên ngủ và dậy sớm tắm vào ngày hôm sau.

 Khi mới tắm ra, không nên để hơi lạnh của máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào người, nên chuyển máy lạnh sang chế độ thổi gió dễ chịu hoặc chế độ ngủ đêm trước khi đi ngủ.

 Riêng đối với những trường hợp là trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong ngày “đèn đỏ”, người vừa mới bệnh dậy và người mới uống rượu bia,… thì tuyệt đối không nên tắm đêm.

Tác Hại “Chết Người” Khi Dùng Cây Nặn Mụn Tại Nhà

Có thể bạn nghĩ chỉ là tiện tay nhưng việc sử dụng cây nặn mụn tại nhà sẽ để lại những hậu quả không ngờ tới trên làn da của bạn

Chắc hẳn bạn gái nào cũng khó lòng kiềm chế khi thấy những nốt mụn đáng ghét xuất hiện. Thế nên khi thấy chúng có vẻ muồi, ta sẽ tìm mọi cách để nặn ra cho bằng được với hy vọng chúng không bao giờ “ló mặt” ra nữa. Thế rồi ai đó phát minh ra dụng cụ nặn mụn (còn gọi là cây nặn mụn) giúp phái đẹp thao tác dễ dàng hơn và cảm thấy an tâm hơn.

Song, có điều mà cánh bạn gái chúng mình ít khi nghĩ tới (có lẽ vì cảm giác quá ư là khoái chí khi “trục xuất” lũ mụn chăng), đó là nặn mụn ít nhiều gì cũng sẽ gây tổn thương cho da. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn sử dụng cây nặn mụn không đúng cách thì sẽ để lại vết bầm, sẹo hoặc gây tổn thương mao mạch. Thêm vào đó, nặn mụn còn giúp vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào trong da, khiến mụn trở nên nghiêm trọng và khó trị hơn.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là treo biển “Cấm sờ vào hiện vật” cho lũ mụn. Các bạn vẫn có thể “đánh đuổi” chúng, chỉ là phải nhờ đến bàn tay chuyên nghiệp hơn, chẳng hạn như bác sĩ da liểu, chuyên viên thẩm mỹ hay nhân viên chăm sóc da. Họ là những người được đào tạo bài bản và có kiến thức về da đủ để thực hiện công việc này một cách nhẹ nhàng và an toàn nhất cho bạn.

Thế nên theo kinh nghiệm của bản thân cũng như tích lũy được từ nhiều nguồn, Her World khuyên bạn nên vứt ngay cây nặn mụn nếu không muốn da ngày càng bị thâm hay có sẹo khắp nơi. Còn nếu bạn không muốn phó thác nhan sắc cho người khác thì có thể tự xử lý mụn tại nhà với 4 cách sau:

1. Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết thường xuyên

Bạn nên chọn sản phẩm chứa axit glycolic, axit lactic hoặc chiết xuất từ đu đủ và gạo vì có tính tẩy dịu nhẹ, an toàn cho da hơn các loại tẩy rửa dạng hạt (scrub). Tẩy tế bào chết thường xuyên không chỉ giúp da ngày càng tươi sáng, sạch mụn mà còn ngăn ngừa nhân mụn mới.

2. Không dùng sữa rửa mặt hay tẩy tế bào dạng hạt

Những hạt cứng trong sản phẩm sẽ làm bong tế bào trên bề mặt da nhưng không có khả năng làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông để loại bỏ mụn đầu đen. Đối với làn da dễ bị mụn, sản phẩm dạng hạt có thể làm lây lan vi khuẩn. Vì thế, bạn nên dùng bàn chải hoặc khăn lông mềm cọ xát nhẹ trên mặt để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết.

3. Không nặn mụn còn đang viêm

Mặc dù yêu cầu này thách thức sự nhẫn nại của bạn ghê ghớm nhưng hãy vì một tương lai xinh đẹp mà phớt lờ mụn đi dù bạn nghĩ rắng chắc chúng đã chín muồi rồi. Nặn mụn khi còn đang viêm sẽ phát tán vi khuẩn và lây lan mụn ra vùng da xung quanh. Thế nên hãy dùng các phương pháp điều trị tại chỗ bằng axit salicylic hoặc than để thu nhỏ mụn và diệt khuẩn.

4. Dùng máy xông mặt

Để trị mụn hiệu quả tại nhà, bạn nên đầu tư cho một chiếc máy xông mặt giúp làm mềm da. Nếu không có máy, bạn cũng có thể xông mặt với thảo dược hoặc tinh dầu nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Sau khi xông hơi khoảng 10 phút cho da mềm, nhân mụn sẽ dễ trồi lên. Lúc này, bạn có thể quấn khăn giấy quanh ngón tay rồi nặn nhẹ để đảm bảo an toàn cho da.

Her World Việt Nam

Những Tác Hại Của Cây Đinh Lăng Nguy Hại Tới Sức Khỏe

Cây đinh lăng là thảo dược tốt cho sức khỏe cả nam và giới, toàn bộ cây có thể dùng nấu nước uống, phụ nữ sau sinh uống nước lá đinh lăng giúp lợi sữa, nam giới dùng rượu ngâm củ đinh lăng giúp tráng dương bổ thận. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ đặt tính sinh học, sử dụng không hợp lý có thể gây ra những tác hại không nhỏ tới sức khỏe.

Cây đinh lăng là thảo dược tốt cho sức khỏe cả nam và giới, toàn bộ cây có thể dùng nấu nước uống, phụ nữ sau sinh uống nước lá đinh lăng giúp lợi sữa, nam giới dùng rượu ngâm củ đinh lăng giúp tráng dương bổ thận.

Tuy nhiên, nếu không nắm rõ đặt tính sinh học, sử dụng không hợp lý có thể gây ra những tác hại không nhỏ tới sức khỏe.

Tác hại của cây đinh lăng

Có một số anh chị sử dụng cây đinh lăng để đục tỉa ra thành các hình thù khác nhau như ông Phúc – Lộc – Thọ với mong muốn cầu phúc, cầu thọ, cầu lộc..

Nhưng đôi khi anh chị không hiểu về tác dụng của đinh lăng như thế nào, tác hại của cây đinh lăng là ra sao.. Cho nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ ngọn ngành về những vấn đề đó, giúp anh chị hiểu được tác dụng và tác hại, từ đó cân đối trong việc sử dụng cho hiệu quả để không tiền mất tật mang.

Theo Đông y, tất cả bộ phận đinh lăng đều dùng được, nhưng mỗi một đoạn, mỗi bộ phận sẽ có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ lá đinh lăng là phải phơi khô, sao vàng hạ thổ, làm gối nằm để trị chứng đau đầu, mồ hôi trộm và tăng cường trí nhớ.

Phần thân đinh lăng có thể băm ra, sao vàng hạ thổ để sắc nước uống. Theo một kinh nghiệm của một số người chơi rượu thảo dược cho biết, bắt buộc phải sao vàng để dược tính bên trong biến chuyển mới có thể dùng được.

Củ đinh lăng chia thành 2 phần, phần nổi bên trên lớn hơn phần chìm dưới đất một chút. Phần trên là phần hóa gỗ, hiện nay đang được nhiều người tìm tòi, đục đẽo, uốn lượn thành hình thù đẹp mắt (còn gọi là đinh lăng điều khắc).

Rất nhiều anh chị chưa hiểu, mua bình rượu đinh lăng điêu khắc đó về trưng bày và sử dụng, nhưng không biết tác hại của nó như thế nào. Chính tôi, Admin Cây Thuốc Dân Gian là người đã từng dính.. Đó là một lần đến nhà quen chơi, uống một loại rượu thảo dược, sau đó thấy trong người cứ hồi hộp, bồn chồn, nao nao, tim đập nhanh, hơi đau nhói..

Hỏi ra mới biết đó là rượu ngâm đinh lăng, sau đó tôi về tìm hiểu mới biết lý do tại sao. Nó giống mới cây ba kích vậy, khi ngâm rượu mà không bỏ phần lõi, chỉ dùng phần thịt thì sẽ gây độc, nhưng ba kích nhẹ hơn, nó từ từ và không gây hại trong thời gian ngắn.

Trong khi đinh lăng có tác dụng cực nhanh, nếu sử dụng không đúng cách hoặc uống rượu không chuẩn, thì có thể gây ra những hiện tượng trên. Khi đó nên dừng lại ngay, không nên dùng tiếp!

Giải thích về tác hại của cây đinh lăng

Hiện tượng uống rượu đinh lăng thấy có những biểu hiện khó chịu, khác thường được giải thích là do trong rễ đinh lăng có thành phần Saponin giống như nhân sâm. Loại saponin này có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu, cho nên cần uống với liệu lượng vừa đủ và tìm hiểu kĩ cách chế biến.

Ngoài ra, trong cây đinh lăng còn chứa Ancaloit, một hợp chất có tác dụng gây hoa mắt chóng mặt. Nếu dùng ở liều cao, có thể gây say thuốc, tạo cảm giác mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy. Đinh lăng càng lâu năm dược tính càng mạnh, sử dụng càng cần thận trọng.

Ngoài ra, một số đối tượng không nên dùng đinh lăng như phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh gan, những người đang bị bệnh khác sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Tác Hại Nguy Hiểm Chết Người Khi Tắm Đêm trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!