Đề Xuất 3/2023 # Nguy Hiểm Cho Gan Nếu Dùng Gừng Không Đúng Cách # Top 8 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Nguy Hiểm Cho Gan Nếu Dùng Gừng Không Đúng Cách # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguy Hiểm Cho Gan Nếu Dùng Gừng Không Đúng Cách mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của con người mà từ lâu gừng cũng được biết đến với công dụng như một loại thuốc. Thậm chí trong đông y, tùy theo cách bào chế khác nhau mà gừng trở thành nhiều vị thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Đặc biệt gừng còn được phát hiện và chứng minh với công dụng chống ung thư. Các hoạt chất chứa trong gừng có thể bảo vệ các tế bào và đẩy lùi nguy cơ mắc phải ung thư. Chính vì vậy việc bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng là điều vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, khi sử dụng gừng cần chú ý thực hiện đúng cách và tránh dùng bừa bãi để không gây hại cho gan.

Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Nguy Cơ Nhiễm Trùng Vết Thương Bỏng Nếu Không Chăm Sóc Đúng Cách

Có nhiều tác nhân có thể gây bỏng như: nước sôi, bô xe, cháy nổ,… Vết thương bỏng rất dễ bị nhiễm trùng do tổn thương da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Điều trị vết bỏng, nhất là tránh nhiễm trùng vết thương bỏng là việc cần thiết và vô cùng quan trọng.

I. Vết thương bỏng đặc biệt nguy hiểm

Tổn thương bỏng phá vỡ hàng rào bảo vệ là da và cơ thể, vi khuẩn từ đó dễ dàng xâm nhập hơn. Mức độ nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào vị trí và độ sâu của vết bỏng. Bỏng nặng, diện tích càng lớn càng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Khi hàng rào da bị phá vỡ còn có nguy cơ để lộ hệ thống thần kinh dưới da, từ đó kích thích receptor đau, phù viêm gây chèn ép… Những tổng thương này có thể gây trạng thái stress, kèm theo hàng loạt rối loạn khác. Điều trị bỏng, tránh nhiễm trùng vết thương bỏng là một cuộc chiến cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân. Bỏng có thể chia thành 3 cấp độ sau:

1. Cấp độ 1 – Nhiễm trùng vết thương bỏng ở mức độ nhẹ

Đây là mức độ được đánh giá có mức tổn thương ít nhất. Bỏng trong trường hợp này chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến lớp biểu bì da ngoài cùng.

2. Cấp độ 2 – Tổn thương không chỉ trên bề mặt

Nặng hơn cấp độ trên, vết bỏng sẽ có dấu hiệu phồng rộp, đỏ rát và đau nhức. Xuất hiện thêm nhiều mụn nước chứng tỏ tình trạng đang có dấu hiệu xấu đi. Vết bỏng lúc này khó lành, cần được vệ sinh sạch sẽ, băng gạc đúng cách để tránh nhiễm trùng vết thương bỏng. Đồng thời, cần có biện pháp che phủ và bảo vệ để vết bỏng mau lành.

3. Cấp độ 3 – Mức độ nặng, nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng rất cao

Bỏng rất nặng, không chỉ trên bề mặt mà đã gây tổn thương sâu. Tổn thương có thể nặng đến mức bệnh nhân có dấu hiệu mất cảm giác, không còn thấy đau đớn nữa. Bỏng mức độ này có thể còn ảnh hưởng đến thần kinh. Nếu không được điều trị và phục hồi có nguy cơ dẫn đến co rút cơ sau này.

II. Những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương bỏng

Xuất hiện sự thay đổi độ dày vết bỏng, từ dày từng phần sang dày toàn bộ.

Thay đổi màu sắc: màu nâu tối chuyển sang màu đen, xuất hiện màu đỏ mới kèm theo phù nề. Tại vết bỏng có thể xuất hiện màu xanh và lớp mỡ dưới da.

Biến đổi thân nhiệt kèm theo giảm huyết áp, tim đập nhanh, giảm tiểu cầu. Đây cũng là các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng vết thương bỏng.

III. Cần làm gì để tránh nhiễm khuẩn vết thương bỏng?

Vết thương do bỏng cần được xử lý ngay tại chỗ. Ngoài một số loại thuốc điều trị, cần có sự hỗ trợ đắc lực của các loại băng gạc vết thương. Mục đích điều trị tại chỗ tổn thương bỏng là nhanh chóng che phủ được tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi cho biểu mô hóa, hạn chế nhiễm khuẩn, tránh nhiểm trùng vết thương bỏng.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các vật liệu thay thế da tạm thời điều trị tại chỗ tổn thương bỏng theo chỉ định. Tác dụng chính để che phủ tổn thương, tạo thuận lợi cho quá trình biểu mô hóa. Đặc biệt, nhằm giúp cho các ca bỏng tránh bị nhiễm trùng vết thương, kích thích vết bỏng mau lành, băng dán vết thương dạng gel thế hệ mới nhất đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công và đưa vào sử dụng.

Băng dán vết thương dạng gel BC-A Gel là kết hợp giữa công nghệ Tế bào gốc Nhung hươu với màng Nano cellulose giúp chữa lành vết thương bỏng nhanh chóng, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng.

BC-A Gel là loại băng dán thế hệ mới, tạo màng che phủ vết thương ngay tại chỗ. Vật liệu còn có khả năng kiểm soát dịch tiết và có thể cung cấp môi trường ẩm thích hợp cho quá trình liền vết thương. BC-A Gel đã được chứng minh tác dụng điều trị đối với: vết bỏng mới, chậm liền và vết thương da khâu kín.

IV. BC-A Gel – Băng dán vết thương dạng gel thế hệ mới nhất

Băng dán dạng gel đặc biệt phù hợp với vết thương như bỏng, loét và các vết thương cần phải thay băng thường xuyên. Khi màng BC-A Gel bám dính vào nền tổn thương sẽ làm vết thương khô dần. Không có hoặc rất ít có dịch xuất tiết, dịch mủ đọng phía dưới màng. Vi khuẩn do vậy không thể xâm nhập vào vết thương bỏng trong điều trị, nhất là để tránh nhiễm trùng vết thương bỏng. Băng dán vết thương dạng gel BC-A Gel đáp ứng các tiêu chuẩn:

Vô khuẩn.

Không gây dị ứng. An toàn khi sử dụng. Thời gian bị đào thải dài.

Đàn hồi tốt. Không gây ảnh hưởng đến cử động.

Che phủ tốt. Có tác dụng giảm đau. Ngăn chặn được sự mất nước, điện giải qua vết thương.

Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Dễ theo dõi tiến triển của vết thương.

Kích thích liền vết thương và không gây sẹo phì đại.

Giá thành phù hợp. Dễ sử dụng. Dễ bảo quản.

Vết thương do bỏng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cả diện mạo và tinh thần bệnh nhân sau này. Vì thế, công tác xử lý, điều trị kịp thời rất cần thiết để tránh nhiễm trùng vết bỏng và những biến chứng có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, phòng tránh tối đa nguy cơ bỏng là quan trọng hơn cả. Do đó, cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt và quá trình làm việc hằng ngày.

Dùng Xilanh Rửa Mũi Cho Trẻ: Thô Bạo Và Nguy Hiểm

Nếu có ý định dùng xilanh rửa mũi cho con, bạn nên dừng lại bởi động tác này sẽ làm hại bé.

Dụng cụ tự chế có an toàn?

Gần đây, nhiều bà mẹ chia sẻ trên trang cá nhân cách rửa mũi, hút mũi cho con bằng xilanh tự chế. Một bà mẹ còn quay clip chia sẻ quá trình hút mũi cho trẻ sơ sinh với dụng cụ như trên.

“Đồ nghề” của bà mẹ này là một xilanh loại thường mua ở hiệu thuốc, thêm lọ muối sinh lý NaCl (loại dùng nhỏ mắt) để lấy đầu nhựa gắn thêm vào xi lanh. Sau đó, em bé được bố dùng xi lanh xịt mạnh nước muối vào lỗ mũi phải, cùng lúc này ở phía mũi bên trái, nước muối sinh lý đi kèm dịch nhầy, đờm dãi tắc trong khoang mũi ào ra.

Động tác này được thực hiện lặp đi lặp lại khá nhiều lần và thu hút nhiều lượt xem. Trong đó, nhiều người đã áp dụng cách này để rửa mũi cho con mình và thừa nhận cách làm thủ công, thậm chí có phần ghê rợn này có hiệu quả với con mình.

Xilanh rửa mũi tự chế bán khá nhiều trên các diễn đàn với giá chỉ 10-18 nghìn đồng, không khó để các mẹ mua và thực hiện với các bé. Vậy cách rửa mũi như vậy đúng hay sai?

Chuyên gia nói gì?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sĩ CKII Trịnh Quang Dũng – Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, lấy đờm đông ở phế quản là thủ thuật bình thường, cơ bản rất tốt và cần thiết

Khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi,… dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,… Do đó, rửa mũi giúp trẻ dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và gỉ mũi bít tắc đường thở của trẻ. Việc rửa mũi cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho trẻ.

Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ đạt được khi thực hiện với dụng cụ đạt chuẩn và thao tác chuyên nghiệp. Hiện các bộ dụng cụ thường có cấu tạo bình rửa thông mũi với áp suất chuẩn, vừa đảm bảo dòng chảy để rửa sạch khoang mũi, vừa không bị áp lực cao gây tổn thương niêm mạc.

Về loại xilanh tự chế hoặc đang được bán với giá rất rẻ hiện nay, bác sĩ Dũng khuyến cáo bố mẹ tuyệt đối không dùng cho con.

“Dùng xilanh để bơm trực tiếp nước muối vào mũi trẻ rất nguy hiểm bởi loại này có áp lực cao sẽ làm tổn thương niêm mạc vốn rất mỏng ở trẻ em. Đó là chưa kể đến việc các loại xilanh đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, viêm, xước nghiêm trọng ở trẻ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, nước còn ngược xuống hệ hô hấp, gây sặc vào phổi”, bác sĩ Dũng phân tích.

Bác sĩ thông tin thêm, với dụng cụ này, ngay cả người lớn dùng thử còn có cảm giác buốt lên tận óc nên với trẻ em sẽ càng nguy hiểm, đồng thời sẽ khiến các bé hoảng sợ.

Đồng quan điểm, bác sĩ CKI Vũ Thị Huyền Trang, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng cũng khuyến cáo khi trẻ bị các bệnh về tai mũi họng trước hết bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn dùng thuốc. Tuyệt đối không dùng các cách rửa mũi như bơm xilanh hoặc các biện pháp nguy hiểm khác như chấm thuốc vào mũi, họng hoặc dùng các thuốc co mạch bừa bãi…

Nếu muốn rửa mũi, phụ huynh chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Đây là một thiết bị được bán khá nhiều tại các bệnh viện, hiệu thuốc uy tín, thường khoảng 200-300 nghìn đồng.

Tuy nhiên trong quá trình rửa mũi , nếu quá 3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm, bố mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi.

Bác sĩ khuyên chúng ta không nên dùng xilanh bơm nước vào mũi trẻ sơ sinh bởi ngoài việc gây tổn thương niêm mạc, việc giãy dụa của trẻ còn có thể gây viêm ngược tai giữa. Trong trường hợp trẻ khó hợp tác, người nhà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý phòng bệnh cho con bằng cách giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh nóng lạnh đột ngột. Khi ra ngoài trời lạnh, cần che chắn và mặc ấm cho các bé.

Nguy Hiểm Khôn Lường Cho Trẻ

Theo hướng dẫn của trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), rửa mũi có các công dụng chính sau:

Làm sạch chất nhầy từ mũi, vì vậy khi nhỏ thuốc có thể hiệu quả hơn.

Làm sạch các chất gây dị ứng và kích thích từ mũi, làm giảm tác động của chúng.

Làm sạch vi khuẩn và vi rút từ mũi, giảm nhiễm trùng.

Giảm sưng ở mũi và tăng luồng khí.

Mũi là bộ phận cửa ngõ của hệ hô hấp. Hàng ngày, mũi phải hít nhiều không khí chứa bụi bẩn. Khi bị sổ mũi hay mũi đặc khó thở, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nước muối biển là rất tốt. Tuy nhiên, rửa mũi như thế nào cho đúng lại là một câu chuyện khác hoàn toàn.

Xịt rửa mũi bằng xi lanh cho trẻ thực sự tiện dụng và an toàn?

Trào lưu xịt rửa mũi bằng xi lanh cho con trẻ xuất hiện từ việc các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau về sự tiện dụng và hiệu quả của cách làm này. Từ chỉ dẫn của bác sĩ trong một số trường hợp đặc biệt phải bơm rửa mũi bằng xi lanh (như bệnh nhân viêm xoang), nhiều mẹ tự ý vận dụng vào con mình và thấy hiệu quả vì dịch nhầy trong mũi dù đặc đến mấy cũng đều được đẩy ra sau cú bơm xịt mạnh cả 10-20ml nước muối sinh lý vào thẳng mũi trẻ.

Phương pháp này được nhiều mẹ tin tưởng vì có thể đẩy được mũi đặc ra ngoài. Trong khi đó, rửa mũi bằng bình xịt phun sương thấy dịch nhầy mũi không ra nhiều. Thực chất, phương pháp xịt rửa mũi trẻ bằng xi lanh lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

Viêm tai giữa

Ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, tuyệt đối không được lạm dụng phương pháp này. Bởi vì, trẻ có vòi nhĩ còn ngắn, nằm ngang và luôn mở. Xịt rửa bằng xi lanh khiến dịch mũi họng dễ bị đẩy lên vòi nhĩ dấn đến không chỉ viêm mũi mà còn gây viêm tai giữa. Ngoài ra, dùng xi lanh để xịt rửa mũi trẻ rất nguy hiểm bởi loại này có áp lực cao dễ gây sặc do phản xạ nuốt của bé còn yếu và sang chấn tâm lý nặng cho trẻ nhỏ.

Biểu hiện khi bị viêm tai giữa là đau tai. Khi đó, các bé thường hay kéo rứt tai, khó chịu đặc biệt khi được đặt nằm nghiêng về bên tai bị viêm. Bởi khi đó dịch nhầy viêm tai giữa bắt đầu đổ bộ dồn về phía màng nhĩ, khiến các bé khó chịu thường lăn qua lăn lại để giảm cơn đau. Ngoài ra, bỏ ăn, khóc nhiều cũng là dấu hiệu các mẹ cần quan tâm.

Tổn thương niêm mạc mũi

Việc bơm rửa bằng xi lanh tạo ra áp lực mạnh gây tổn thương, phù nề niêm mạc mũi trẻ. Không chỉ vậy, các loại xi lanh có đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu, xước niêm mạc mũi nghiêm trọng.

Chuyên gia mách mẹ xịt rửa mũi trẻ theo cách thông minh nhất

Xịt rửa mũi bằng xi lanh là giải pháp bất đắc dĩ đành phải làm vậy. Chứ bình thường không ai dùng xi lanh tiêm để bơm vào mũi con trẻ cả. Lợi ích thì chưa rõ nhưng tác hại khi dùng xi lanh xịt rửa mũi trẻ có thể dễ dàng nhận thấy được.

Để rửa mũi trẻ, mẹ có thể dùng dung dịch nước muối biển sâu dạng bình xịt. Khi xịt, nước muối biển đi vào mũi dạng hạt phun sương mịn, siêu nhỏ đi vào từng ngóc ngách mũi để làm sạch một cách an toàn. Hiện nay, có những sản phẩm xịt nước muối biển sâu được thiết kế với áp suất phun sương phù hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi , tránh làm hỏng niêm mạc mũi trẻ.

Mẹ nên ưu tiên dùng sản phẩm xịt có khấc chặn an toàn để vòi không đi sâu vào mũi trẻ. Vì vậy, trẻ nhỡ và trẻ lớn có thể tự xịt rửa mũi mà vẫn hiệu quả và an toàn.

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên được rửa mũi bằng nước muối sinh lý chuyên biệt.

Tác giả: Hoài Anh

Tham vấn chuyên khoa: Đinh Ngọc Hoa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguy Hiểm Cho Gan Nếu Dùng Gừng Không Đúng Cách trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!