Đề Xuất 4/2023 # Một Cuộc Đời Ý Nghĩa Là Gì? # Top 11 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 4/2023 # Một Cuộc Đời Ý Nghĩa Là Gì? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Cuộc Đời Ý Nghĩa Là Gì? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhưng đấy mới là điều chúng ta thường hay nói với chính mình: Tất cả đều sợ sự vô nghĩa. Một khi cảm thấy cuộc đời của mình trở nên thiếu ý nghĩa, đa số chúng ta sẽ rơi vào trầm cảm. Vậy cuối cùng thì ý nghĩa của đời sống là gì?

Sống hạnh phúc chưa chắc đã có ý nghĩa

Hãy bắt đầu bằng việc thử phân biệt xem hạnh phúc khác ý nghĩa như thế nào. Trong đời sống, hai điều này thường xuyên chồng chéo nhau. Có thể một mức độ ý nghĩa nào đó là điều kiện cần cho hạnh phúc, và ngược lại, hạnh phúc cũng làm cho ta cảm thấy đời sống này đầy ý nghĩa. Và tách biệt được hai cảm giác này là điều không hề đơn giản.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý tích cực của Hoa Kỳ vào tháng 8/-2013, nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ sự khác biệt của hai loại cảm giác này.

Họ tiến hành khảo sát 400 công dân Mỹ trong độ tuổi từ 18-78, với một số lượng lớn câu hỏi để có thể “dán nhãn” xem yếu tố nào làm cho con người hạnh phúc và cái gì đi đôi với sự ý nghĩa. Sau khi nhận được kết quả, bằng một công cụ thống kê phức tạp, nhóm tác giả thu hẹp và phát hiện ra năm khác biệt lớn giữa hạnh phúc và cảm giác có ý nghĩa như sau:

Điều đầu tiên là hạnh phúc cần sự thỏa mãn, có được thứ bạn muốn và cần, còn ý nghĩa thì có thể không. Thỏa mãn ham muốn là cội nguồn đáng tin cậy dẫn đến hạnh phúc, trong khi một cuộc đời có ý nghĩa hoàn toàn có thể không có gì cả.

Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc hơn nếu cuộc đời họ nhiều sự dễ dàng hơn là khó khăn. Những người hạnh phúc trong cuộc khảo sát nói rằng họ có đủ tiền để mua những thứ họ muốn và thỏa mãn nhu cầu. Sức khỏe tốt cũng là yếu tố góp phần mang lại hạnh phúc, nhưng không phải là điều làm cho cuộc đời bạn thêm ý nghĩa. Người khỏe mạnh sẽ hạnh phúc hơn người ốm yếu, nhưng cuộc sống của một người bệnh cũng có thể đầy ý nghĩa.

Cuộc sống, về cơ bản, là một cuộc hành hương không ngừng về phía cái chết. Vậy thì rốt cục ý nghĩa của nó là gì? (Nguồn ảnh: Philosophytalk.org)

Khác biệt thứ hai là về cảm thức thời gian. Hạnh phúc là khoảnh khắc hiện tại; ý nghĩa có màu sắc tương lai, hay chính xác hơn là sự liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi một người dành quá nhiều thời gian nghĩ về quá khứ và hiện tại, cuộc sống của họ dường như càng có ý nghĩa, nhưng ít hạnh phúc hơn.

Thời gian dành cho việc tưởng tượng ra tương lai, hoặc hồi tưởng quá khứ, trong nghiên cứu kể trên, được liên kết mạnh mẽ với cảm giác có ý nghĩa ngày một cao hơn, nhưng tỉ lệ nghịch với cảm giác hạnh phúc. Ngược lại, một người càng dành thời gian nghĩ về việc ở đây, ngay bây giờ, hiện hữu hoàn toàn trong hiện tại, họ càng hạnh phúc hơn.

Nỗi đau khổ cũng thường tập trung vào hiện tại, nhưng tần suất thấp hơn hạnh phúc rất nhiều. Nếu bạn muốn tối đa hóa hạnh phúc của mình, có vẻ lời khuyên tốt nhất là tập trung vào hiện tại (Thiền là một giải pháp phổ biến), đặc biệt nếu nhu cầu của bạn đang được thỏa mãn. Ý nghĩa, ngược lại, xuất phát từ những suy tưởng lắp ráp quá khứ, hiện tại và tương lai thành một câu chuyện mạch lạc.

Điều này có thể phần nào giải thích được vì sao chúng ta quan tâm đến ý nghĩa nhiều như thế: đấy có thể được xem như một phiên bản dài hơi của hạnh phúc. Hạnh phúc đơn thuần chỉ tập trung vào hiện tại, trong khi đó ý nghĩa khiến ta nghĩ về một hạnh phúc bền lâu hơn, và thậm chí kiến tạo những hạnh phúc khác trong tương lai.

Khác biệt thứ ba là cảm thức xã hội. Liên kết với người khác là điều quan trọng với cả hạnh phúc lẫn cảm giác có ý nghĩa. Cô đơn dẫn đến hậu quả là cả hai cảm giác này đều ở mức thấp, nhưng khác biệt là nếu ý nghĩa đến từ việc đóng góp cho người khác, thì hạnh phúc đến từ những gì cộng đồng đóng góp cho bạn. Điều này đi ngược lại với quan niệm thông thường rằng việc giúp đỡ người khác khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Đúng, ở đây có một sự chồng chéo nho nhỏ: giúp đỡ người khác đóng góp tích cực cho cảm giác ý nghĩa độc lập với hạnh phúc, nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nó có thể đem đến hạnh phúc độc lập mà không cần cảm giác có ý nghĩa (từ việc giúp đỡ người khác).

Cuộc khảo sát kể trên đã dẫn đến một kết luận là những người cho đi cảm thấy sự có ý nghĩa nhiều hơn là hạnh phúc, và ngược lại, ai đó nhận được nhiều từ cộng đồng có thể cảm thấy hạnh phúc hơn, nhưng sự có ý nghĩa đã bị mất đi.

Độ sâu sắc của các mối quan hệ cũng là một thước đo tốt để phân biệt hạnh phúc và cảm giác có ý nghĩa: khi dành thời gian cho bạn bè, chúng ta thường cảm thấy hạnh phúc hơn, vì thời gian bên bạn bè thường là dành cho các thú vui đơn giản, không gượng ép, dễ dàng để nuôi những cảm xúc thỏa mãn, nhưng cảm giác ý nghĩa giảm xuống.

Ngược lại, khi dành thời gian cho người thân, bạn cảm thấy có ý nghĩa hơn, nhưng hạnh phúc có thể ít đi. Bạn bè không hợp có thể nghỉ chơi, nhưng người thân thì đa số theo ta cả đời, cả trong những khoảnh khắc khó chịu, như tranh cãi, bệnh tật…

Việc gắn bó với người thân có thể khiến cảm giác hạnh phúc giảm xuống về tổng thể, nhưng ý nghĩa của điều này khiến ta cảm thấy mình đáng giá hơn.

Khác biệt thứ tư là sự đối đầu với khó khăn, căng thẳng, hoặc những điều tương tự. Nhìn chung các vấn đề này thường đi với mức độ hạnh phúc thấp và ý nghĩa cao hơn. Có nhiều điều tốt đẹp xảy ra có ích cho cả ý nghĩa lẫn hạnh phúc, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng những điều tồi tệ sẽ phân biệt rõ hai cảm thức này: cuộc sống có ý nghĩa cao thường gặp phải nhiều điều tiêu cực, và tất nhiên, chúng làm giảm hạnh phúc.

Thật vậy, căng thẳng và các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống là hai thứ phá hủy hạnh phúc, nhưng chúng là những yếu tố cơ bản tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa. Bạn có thể thấy rõ nhất điều này ở một người nghỉ hưu: an nhàn và hạnh phúc hơn, nhưng cảm giác có ý nghĩa giảm xuống.

Nhưng rốt cục thì cuộc sống có ý nghĩa là gì và làm thế nào để ta đạt được nó?

4 câu hỏi dẫn đường

Hãy bắt đầu bằng định nghĩa cuộc sống. Đó là một quá trình vận động liên tục của những thành tố quan trọng như là sinh sản, tăng trưởng, khó chịu, tổ chức, thích nghi, và kết thúc bằng cái chết. Nó diễn ra bằng một chuỗi các hiện tượng vật lý và hóa học. Tính chất cơ bản của cuộc sống là luôn biến đổi, và thuần túy vật chất.

Ý nghĩa, ngược lại, thường là ổn định, và mang tính siêu hình. Con người là loài duy nhất có khả năng dùng ngôn ngữ để diễn đạt những điều trừu tượng, gán cho nó những ý nghĩa. Dân chủ là một khái niệm cho thấy cách chúng ta sử dụng ý nghĩa.

Khái niệm ấy không tồn tại trong thế giới vật chất, nhưng mọi người đều có thể hiểu nó là gì, và tạo ra những cách thức để thực hành nó, như là bầu cử.

Con người sử dụng ý nghĩa, được thống nhất với nhau bằng ngôn ngữ, để giao tiếp, truyền đạt những ý tưởng phức tạp, và biến ý nghĩa thành công cụ chống lại sự thay đổi liên tục của cuộc sống. Hôn nhân là một ý tưởng như thế: Các loài động vật đều giao phối, nhưng chỉ có con người kết hôn.

Việc gán cho sự kết đôi tự nhiên này một ý nghĩa làm gia tăng sự cam kết giữa hai con người, tạo ra sự ổn định trong cộng đồng, để cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn.

Thứ nhất, mục đích sống của chúng ta là gì? Con người có thể hướng đến một mục tiêu cụ thể (như là một chiếc Cúp, huy chương) hay một trạng thái rộng lớn hơn (hạnh phúc, cứu rỗi tinh thần, tự do tài chính, trí tuệ), nhưng mọi mục tiêu đều đến từ ba nguồn cơ bản.

Một là tự nhiên: nó đảm bảo rằng bạn sẽ duy trì sự sống đủ lâu để bắt đầu ngẫm nghĩ xem ý nghĩa cuộc sống là gì, bằng cách trao cho chúng ta bản năng sinh sản, tiếp nối giống nòi. Hai là văn hóa, thứ sẽ cho chúng ta biết những gì là quan trọng, có giá trị: nếu bạn là con cái, bạn cần có bổn phận vâng lời cha mẹ; hoặc nếu bạn là một người lính, bạn cần phải dũng cảm và phụng sự.

Ba là lựa chọn cá nhân, thứ sẽ mở ra con đường khẳng định bản sắc của bạn: bạn sẽ chọn một cách sống của riêng mình, làm sáng tỏ bản phác thảo mà tự nhiên và văn hóa đã cung cấp.

Bạn thậm chí có thể chống lại nó. Một số lựa chọn không sinh sản, hoặc từ chối tiếp tục sống, dù văn hóa và tự nhiên luôn bảo con người là phải như thế.

Thứ hai, hệ giá trị sống của chúng ta là gì? Mức độ cơ bản của nhu cầu này là phân biệt đúng sai, và tốt xấu. Con người, với tư cách là những sinh vật xã hội, có thể hiểu tốt và xấu theo những cách thức cao cấp hơn, chẳng hạn như ý thức về đạo đức, thể hiện được cuộc sống của mình một cách tích cực, chứng minh rằng bản thân là ai và có thể làm được gì. Những ham muốn nội tâm mạnh mẽ tạo ra những lý tưởng sống cao quý.

Thứ ba, nỗ lực của chúng ta có hiệu quả không? Mọi người đều muốn rằng mục đích và giá trị sống của họ không thể chỉ là lời nói suông, mà phải có hiệu quả trong cuộc sống và công việc của họ, giúp họ lái các sự kiện trong cuộc đời về hướng tích cực, tránh xa những điều tiêu cực.

Cuối cùng, là giá trị bản thân. Mọi người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi có một số cơ sở để nghĩ rằng họ là người tốt, hoặc là tốt hơn một chút so với đa số người khác. Đấy là con đường tạo ra tự trọng. Ở mức độ tối thiểu, con người có niềm tin rằng họ tốt hơn những gì mình đang thể hiện, hoặc lựa chọn.

Mọi người thường tự hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, cứ như thể nó có duy nhất một câu trả lời. Thực tế không như thế: Hành tinh này có hơn 7 tỷ người và mỗi người sẽ tìm ra những lời giải khác nhau cho 4 câu hỏi kể trên.

Trong ánh chớp lóe lên của những cuộc đời ngắn ngủi, dường như bông hoa ý nghĩa luôn phớt lờ đi thực tại tàn nhẫn ấy, để bung nở trên mỗi cây đời và trở thành vẻ đẹp muôn đời của một giống loài nhỏ bé đấy, mà cũng vĩ đại đấy: Con người.

Ban Cầm

Ý Nghĩa Cuộc Sống Là Gì?

Một buổi sáng thức giấc, đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao mình được sinh ra trên đời này? Mình được sinh ra để trở thành điều gì? Cuộc sống này có ý nghĩa gì?”

Đôi khi, con người ta đi hết một đời, trăn trở một đời chỉ để tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi, một đáp án, tìm một lời giải thích cho khái niệm trừu tượng mang đầy tính triết lý mà cũng thật mơ hồ- ” ý nghĩa cuộc sống “. Nhiều người lạc bước trên con đường kiếm tìm ấy, nhiều người tìm thấy câu trả lời trong sự hoàn thiện. Họ đạt được thành công, và họ reo lên: Tôi sinh ra để chiến thắng, rốt cuộc tôi đã tìm thấy rồi, ý nghĩa cuộc sống chính là sự hoàn thiện!

Phải chăng là như vậy?

Tôi đã từng nghĩ như thế, đã từng vui trước thành công đạt được, đã từng mỉm cười nếm trái ngọt của bản thân, nhưng rồi lại nhận ra rằng thành công ấy cũng nhanh chóng qua đi, huy chương không thể ở lại mãi với người chiến thắng, nó sẽ liên tiếp đi tìm những người giỏi, giỏi hơn, và giỏi hơn nữa. Không lẽ cuộc sống chỉ có ý nghĩa ngắn ngủi như thế?

Một lần tình cờ, tôi đọc được câu nói này của Nick Vujicic – người đàn ông tật nguyền với sự lạc quan và khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời, và người đàn ông ấy đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi : “Ý nghĩa cuộc sống không phải là khi đạt được sự hoàn thiện mà chính trên hành trình đi tìm sự hoàn thiện”.

Quay lại với câu hỏi lúc đầu của chúng ta: Thế nào là ý nghĩa cuộc sống? Thật đáng tiếc, cho đến nay vẫn chưa có một ai, chưa có một ngôn ngữ hay một cuốn từ điển nào giải thích được trọn vẹn khái niệm này, mỗi người chỉ có thể tự đưa ra cho mình một đáp án khác nhau. Phần nhiều người nghĩ rằng ý nghĩa cuộc sống nằm ở sự hoàn thiện, sự thành công – những điều đã quá mức hoàn hảo, không cần thêm bất cứ sửa chữa nào. Đó có thể là những lý tưởng, những mục tiêu đã đạt được thực hiện một cách trọn vẹn hay những công việc được hoàn thành xuất sắc. Nếu coi đời người là một hành trình thì có lẽ, hoàn thiện hay thành công là cái đích, là điều mà ai cũng muốn hướng tới, bởi bản chất của con người, bản chất của xã hội là không ngừng vươn lên. Nhưng cái mục đích đó đâu phải dễ thực hiện. Để đạt được sự toàn thiện, toàn mỹ, con người phải trải qua một hành trình dài: đi, vấp ngã, lại đi , và tiếp tục vấp ngã, đôi khi lạc lối, đôi khi tưởng chừng như đã tìm ra điều mình muốn nhưng thực ra lại chưa phải…

Vậy mà Nick lại cho rằng trên chính hành trình đầy mệt nhọc ấy, chúng ta lại tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Tại sao ư? Có lẽ, trên con đường đi và tìm, chúng ta học được nhiều điều, rút ra nhiều bài học bổ ích không chỉ cho mình mà còn cho người khác. Nhà bác học thiên tài Edison – người đã làm khoảng 10.000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn, và cũng thất bại 10.000 lần, nhưng sau số lần thất bại kinh khủng ấy ông lại học được rằng: một lần thất bại chính là một lần rút ngắn khoảng cách đi tới thành công. 10.000 lần thất bại tích lại tạo nên một thành công lớn: nhà bác học cuối cùng cũng tìm ra vật liệu mình cần, cuối cùng ông đã đi tới cái đích của sự hoàn thiện. Nếu không có những thất bại, chắc gì Edison và nhân loại đã thấy được sự vĩ đại của bóng đèn? Nếu sự hoàn thiện tới quá dễ dàng, con đường tìm kiếm quá ngắn ngủi hoặc trải đầy hoa hồng, chắc gì con người ta đã biết trân trọng nó? Nick Vujicic- người sinh ra với cơ thể khiếm khuyết: không có cả tay và chân, anh cũng như bao người, cũng đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong sự hoàn thiện và rồi nhận ra nó nằm ngay trên con đường mà anh đang đi.

Bất chợt, tôi nhớ tới hai câu thơ của Lưu Quang Vũ: “Nếu ở đời mọi sự đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta.”

Tất cả đều là một hành trình, ý nghĩa cuộc sống của chúng ta nằm trên hành trình ấy, khi mà chúng ta vươn tới sự hoàn thiện. Vì vậy, bạn cũng như tôi, như bao người khác, cũng đang trên đường tìm kiếm sự toàn thiện, toàn mỹ, nếu ta kiên trì và góp nhặt từ những điều nhỏ bé trên đường, đối với tôi chính là cách để đi tới câu trả lời cho câu hỏi chúng ta đang cần.

Chúng ta, mỗi người, đều có một cuộc đời ở trước mắt. Đâu là bến? Đâu là bờ? Nếu chúng ta chỉ chăm chăm hướng tới cái đích đó, nghĩ đến nó mà không tưởng tới cách đạt được nó thì cũng như bạn đang đánh mất đi ý nghĩa cuộc sống trên chính hành trình tìm kiếm. Phải kiên trì, phải nhẫn nại, phải vui vẻ trước những thất bại, tìm được cho mình niềm vui trên hành trình đi tới sự hoàn mỹ. Làm được điều đó, bạn đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống – điều mình đang cần rồi đấy!

Ý Nghĩa Số 49: Bước Ngoặt Cuộc Đời

Ý nghĩa số 49 trong quan niệm dân gian và trong phong thủy là gì? Nên hay không nên dùng sim đuôi 49? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.

1. Quan niệm dân gian về ý nghĩa số 49

Trong quan niệm của người Việt, số 4 là con số xấu, không may mắn. Nhắc đến số 4, người ta nghĩ đến sự chết chóc, bi thương.

Số 9 được dân gian gọi là con số Vua, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực. Số 9 là con số biểu tượng của bậc vua, chúa; biểu trưng cho sức sống trường thọ và bất diệt. Chạm tay đến số 9 là chạm đến thành công, chạm đến vinh quang tột cùng.

Khi số 4 và số 9 kết hợp với nhau tạo thành cặp số 49. Ý nghĩa số 49 theo quan niệm dân gian được đọc luận là “bước ngoặt cuộc đời”. Khi đối diện với cái chết, khi vượt qua được nút sinh tử, con người ta có thêm kinh nghiệm cùng sức mạnh để chiến thắng tất cả.

Ngoài ý nghĩa trên, không ít người coi số 49 là con số của sự xui xẻo, con số đại kỵ khi chọn sim số đẹp hay chọn biển số xe. Cột mốc 49 là một trong hai mốc hạn nặng nhất trong đời người. Vào năm hạn 49 tuổi, nhẹ thì gia chủ gặp ốm đau, tai ương bất ngờ ập đến, nặng thì sinh ly tử biệt không thể lường.

Văn hóa của người Phương Đông có lễ tứ cửu bảy nhân bảy bốn mươi chín ngày. Con số 49 còn mang ý nghĩa siêu thoát, giúp linh hồn người đã khuất được đổi kiếp, đầu thai sang kiếp khác.

2. Phong thủy số 49

Dưới góc nhìn của các chuyên gia phong thủy số, số 49 là con số cân bằng âm dương, mang may mắn đến cho người dùng.

Theo thuyết Âm Dương, số 4 là số chẵn mang vận Âm, số 9 là số lẻ mang vận Dương. Cặp số 49, một Âm một Dương, cân bằng, hài hòa, hợp với tất cả mọi người.

Theo thuyết phong thủy ngũ hành, số 4 có ngũ hành thuộc Mộc, số 9 ngũ hành thuộc Hỏa. Mối quan hệ tương sinh Mộc sinh Hỏa trong ngũ hành tượng trưng cho những may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

Theo Du Niên học cải vận số, cặp số 49 ứng với sao Thiên Y. Sao Thiên Y là một cát tinh trong Du Niên, chủ về tiền bạc dư giả. Người sở hữu con số 49 dễ được quý nhân tương trợ, làm ăn gặp nhiều may mắn, công danh thăng tiến, vượng tài vượng lộc.

Quẻ số 49 trong Kinh Dịch là quẻ Trạch Hỏa Cách. Quẻ này là một quẻ tốt, đắc cách với những người đang cầu công danh, sự nghiệp. Dụng quẻ sẽ đem đến những chuyển biến tốt về đường quan lộc, vạn sự hanh thông như ý.

3. Sim 49 – sim phong thủy số đẹp giúp kích công danh

Quan niệm về ý nghĩa các con số trong mắt người dùng không có sự khác biệt. Khi chọn sim điện thoại, cũng có nhiều quan điểm trái chiều khi đứng trước các dãy sim đuôi 49.

Với những người thích chơi sim số đẹp, hiếm ai sẵn sàng xuống tiền để mua sim 49. Bởi quan niệm, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Số 4 xấu, các con số đi kèm với số 4 cũng không may mắn gì. Chưa kể số 49 là con số đại kỵ trong mắt nhiều người.

Với những người tín phong thủy, sim 49 lại là lá bùa may mắn, mang sinh khí của sao Thiên Y, giúp kích công danh, hóa giải vận hạn. Do đó, sim phong thủy đuôi 49 được nhiều người săn tìm.

4. Cách chọn sim 49 phong thủy hợp mệnh

Để đánh giá một số sim phong thủy đẹp hợp mệnh, người ta thường căn cứ vào 6 yếu tố.

Dãy sim cân bằng Âm Dương hoặc âm dương tương phối với Âm mạng, Dương mạng của người dùng.

Ngũ hành dãy sim tương sinh hoặc tương hỗ với mệnh người dùng.

Ngũ hành của dãy sim là bổ khuyết ngũ hành tứ trụ mệnh người dùng.

Dãy sim có chứa cặp số đẹp theo quan niệm dân gian: Lộc phát 68, phát lộc 86, thần tài lớn 79, thần tài nhỏ 39, ông địa nhỏ 38, ông địa lớn 78, bộ số tam hoa, tứ quý…

Dãy sim có chứa nhiều con số có năng lượng cát lành trong trung cung cửu tinh đồ, sẽ mang nhiều vận khí tốt.

Dãy sim luận theo Kinh Dịch có quẻ chủ và quẻ hỗ đều là quẻ tốt, quẻ đại cát, chí ít cũng nên là quẻ bình hòa.

Vận dụng các đánh giá phong thủy sim trên, bạn sẽ tìm được số sim 49 phong thủy hợp mệnh như ý.

Cái đẹp nằm trong mắt kẻ si tình, chơi sim 49 thể hiện cái nhìn khác biệt, để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của bản thân. Nếu bạn yêu thích những dãy sim số đẹp đuôi 49, hãy liên hệ với Sim Thành Công để được hỗ trợ tư vấn.

Website: chúng tôi Hotline: 0961.83.6688

Ý Nghĩa Của Những Ước Mơ Trong Cuộc Đời Mỗi Người

– Suy nghĩ về ước mơ của con người trong cuộc sống. Mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn.

– Tư liệu: Sách báo, đời sống thực tế

– Ước mơ là gì? Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới. Có ai đó đã ví rằng” Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi tới được bến bờ mà không mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ hơn, đúng hơn về ước mơ của mình.

Phải chăng “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn’?

Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời thật phong phú. Có ước mơ lớn, ước mơ nhỏ; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; có ước mơ bình dị, cao cả; ước mơ bay theo đời người, ước mơ là vô tận. Và thật tẻ nhạt và vô vị khi cuộc đời không có những ước mơ.

Ước mơ đủ lớn nghĩa là nó cũng như cái cây được ươm mầm. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ hạt giống được gieo và nảy mầm rồi lớn dần lên. Ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ cũng phải bắt đầu từ điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Ước mơ lớn lên, trưởng thành không dễ gì mà có, nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được và vẫn trung thành với ước mơ, khát vọng, lý tưởng thì chẳng có gì là không đạt được điều mình mong muốn.

Như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, có ước mơ “tột bậc” là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao khó khăn, gian khổ và hy sinh người đã đạt được ước mơ lớn lao đó. Cũng có bao nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học cho tới những người bình dân, thậm chí thân thể khuyết tật, họ vẫn vươn tới, đẹp bằng những khó khăn, cản trở của cuộc sống để đạt được những điều mong muốn.

Trong cuộc sống, cũng có những ước mơ bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được. Đó là ước mơ của em bé mù, của những em bị khuyết tật cho chất độc da cam, những người bị bệnh hiểm nghèo… Và ước mơ cũng không thể đến với những người sống không lý tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…

Ước mơ dù có thể thành, có thể không thì hãy cứ tự tin. Đừng vì sợ ước mơ thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ thì thật đáng tiếng. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn. Sống như vậy thật vô nghĩa.

Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền. Mất hải đăng, thuyền sẽ đi đâu về đâu? Vì thế ước mơ thật đẹp và lớn lao biết bao, nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt và vô nghĩa biết nhường nào.

Please follow and like us:

Comments

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Cuộc Đời Ý Nghĩa Là Gì? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!