Đề Xuất 3/2023 # Mỡ Heo Có Tốt Cho Cơ Thể ? # Top 5 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Mỡ Heo Có Tốt Cho Cơ Thể ? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mỡ Heo Có Tốt Cho Cơ Thể ? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mọi người thường nghe nói mỡ heo gây béo, mỡ máu, không tốt khi ăn nhiều… Vậy liệu mỡ heo có hại cho sức khỏe hay không?

Chương trình Ask Dr Wynn tháng này nhận được một câu hỏi thú vị “BBC và Daily Mail ở Anh nói rằng mỡ heo tốt cho cơ thể và giảm Cholesterol xấu, BS nghĩ thế nào?”

Hôm nay tôi nói kỹ hơn về mỡ heo có thật sự tốt cho sức khoẻ?

Vai trò của mỡ (Saturated and Unsaturated Fat)

Mỡ là một trong những dạng dinh dưỡng thô cho chúng ta năng lượng nhiều. Mỡ được chia thành mỡ hoà tan (Saturated Fat) hay không hoà tan (Mono-unsaturated Fat hay poly-unsaturated Fat) dựa vào có một hay nhiều liên kết đôi trong cấu tạo. Mỡ hoà tan sẽ đóng thành cục ở nhiệt độ thường (phòng) trong khi mỡ không hoà tan thường ở dạng lỏng (dầu ăn). Các thức ăn nhiều mỡ gồm thịt mỡ, bơ, kem, cơm dừa, dầu cọ và chocolate.

Mỡ (gồm hoà tan và không hoà tan) là thành phần quan trọng trong việc tạo thành vỏ tế bào, phát triển cơ thể, giữ ẩm, tạo dáng cơ thể, và sản xuất hormone. Chúng ta không thể sống nếu thiếu mỡ.

Mỡ chúng ta ăn hàng ngày là mỡ của nhiều loại kết hợp giữa hoà tan và không hòa tan. Tuỳ vào loại thịt mỡ mà thành phần mỡ hoà tan hay không hoà tan ít hay nhiều. Ví dụ như mỡ heo nếu so với mỡ bò thì ít mỡ hoà tan (saturated fat) và ít mỡ cholesterol hơn (1). Đây cũng là một trong lý do mỡ heo được đánh giá tốt hơn mỡ bò.

Khi gặp BS, quý vị sẽ được nghe về các loại mỡ như HDL (mỡ tốt do chúng hỗ trợ vận chuyển mỡ lưu thông trong mạch máu), LDL (mỡ xấu, do chúng có xu hướng bám vào thành mạch, làm tăng rủi ro nghẽn mạch), mỡ Cholesterol, và mỡ dầu Triglyceride. Thật ra, HDL và LDL không phải là cholesterol mà các protein vận chuyển cholesterol.

Mỡ xấu LDL lại chia làm 2 loại là LDL nhỏ (small dense) và LDL lớn (large LDL). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng không phải tất cả các LDL là xấu. Thật ra, loại mỡ LDL loại nhỏ, dễ bị oxy hoá, và dính vào mạch tim mới là lý do chúng ta bị bệnh tim (2)(3). Như vậy, nếu chúng ta tìm cách giảm các LDL nhỏ (small LDL) và tăng LDL lớn, thì bệnh tim mạch có thể giảm?

Và đây là điểm thú vị. Dùng mỡ hoà tan (Saturated Fat) có thể chuyển hoá mỡ LDL nhỏ thành mỡ LDL lớn (4)(5)(6). Nói cách khác, ăn thực phẩm có mỡ hoà tan (như mỡ heo?) có thể giúp chuyển hóa LDL nhỏ thành LDL lớn, từ đó giảm nguy cơ bệnh tim.

Vào thế kỷ trước, bệnh tim không xảy ra nhiều như bây giờ (hay chúng ta không có đủ thống kê lúc đó). Những năm 1970s, các nghiên cứu chỉ ra cao cholesterol tăng rủi ro bệnh động mạch vành.Dựa vào dây, viện NHS của anh chỉ ra rằng cao Cholesterol là rủi ro bệnh tim (7). Nổi tiếng nhất là nghiên cứu Framingham với trên 5000 bệnh nhân cho thấy sự liên hệ giữa tăng mỡ tốt HDL và giảm mỡ xấu LDL có thể giảm tử vong (8).

Ăn nhiều mỡ (fat) có vẻ như tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó dẫn đến suy luận là ăn nhiều mỡ dẫn đến bệnh tim. Rất nhiều hướng dẫn và khuyến cáo dinh dưỡng dựa vào suy luận này cho đến gần đây. Một nghiên cứu tổng hợp (systematic review) cho thấy không có sự liên hệ nào giữa cao LDL và bệnh tim (9), đặt ra dấu chấm hỏi lớn về lý thuyết cao cholesterol mỡ xấu LDL dẫn đến bệnh tim mạch. Chưa kể chính LDL cũng có 2 loại và cách ảnh hưởng đến tim mạch cũng khác nhau.

Các nghiên cứu sau này chỉ ra không có mối liên hệ rõ ràng giữa ăn mỡ hoà tan saturated fat và rủi ro tim mạch. Nghiên cứu trên 347,000 bệnh nhân năm 2010 cho thấy không có sự liên hệ giữa cao mỡ hòa tan và bệnh tim mạch (10). Vài năm sau, 2014, một nghiên cứu tổng hợp khác trên 643,000 bệnh nhân cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa mỡ hoà tan và bệnh tim mạch (11).

Mối quan hệ giữa mỡ hoà tan, cholesterol, bệnh tim mạch, và tử vong có thể chưa rõ ràng như chúng ta nghĩ.

Sau khi xem một loại các nghiên cứu, thậm chí có phần trái ngược nhau, tôi nghĩ rằng có nhiều lý do dẫn đến bệnh tim mạch và tử vong hơn là chỉ cao cholesterol do ăn nhiều mỡ. Thực tế đã chứng minh các bệnh nhân tiểu đường, bệnh tự miễn, hay các bệnh lý mãn tính khác dễ mắc thêm bệnh tim mạch và tử vong sớm hơn.

Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC) có một bài về các truyền thuyết về mỡ cholesterol (12), trong đó chỉ ra ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol (như mỡ hoà tan) chưa hẳn đã tăng nồng độ cholesterol. Điểm thú vị là chính CDC cũng cho rằng LDL tăng rủi ro bệnh tim mạch, trái ngược với bài review đăng trên BMJ (9).

Vậy thì mỡ heo có tốt cho sức khỏe?

Câu trả lời là Yes, nếu dùng đủ liều và đúng lúc. Nghiên cứu trên BBC Future chỉ ra mỡ heo là một trong những chất giàu dinh dưỡng nhất (xếp hạng 8/100), thậm chí xếp trên nhiều loại rau củ (13).

Có một nghiên cứu thú vị năm 2001 cho thấy ăn thịt heo nuôi bổ sung làm giảm mỡ saturated fat sẽ giúp giảm mỡ xấu LDL (14). Có lẽ quý vị hỏi tôi nghe từ bài BBC hay Daily Mail qua bài này. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân rất ít (chỉ có 20) người và thịt heo nuôi đã được thay đổi chế độ dinh dưỡng. Trên Livestream tôi cũng có nhắc đến nghiên cứu này và tôi nghĩ kết quả không đáng tin lắm.

Mỡ là dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể. Điểm quan trọng là chúng ta cần ăn mỡ ở mức độ vừa phải.

Mỡ heo là một dinh dưỡng tốt cho cơ thể (ăn vừa phải).

Thịt heo là loại “thịt trắng hơn” trong các loại thịt đỏ và là loại thịt giàu chất dinh dưỡng. Thịt heo vẫn là thịt đỏ theo định nghĩa, tuy rằng một số nơi vẫn gọi là the other white meat.

Chưa có bằng có mối liên hệ giữa cao mỡ hoà tan và tăng rủi ro bệnh tim mạch.

Tập thể dục đều độ, ăn uống cân bằng mỡ, thịt với rau cải, ngũ cốc, uống nước đầy đủ, và tập thể dục vẫn là cách tốt nhất để chăm sóc sức khoẻ.

Cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi hay cho chương trình Ask Dr Wynn. Tôi mong nhận được nhiều câu hỏi hay để chúng ta cùng học hỏi.

Nguồn chú thich:

1. https://foodstruct.com/compare/pork-vs-beef 2. https://jamanetwork.com/journa…/jama/article-abstract/407945 3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7616114 4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9583838 5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20089734 6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8299884 7. https://www.bhf.org.uk/informationsupport/risk-factors 8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/193398 9. https://bmjopen.bmj.com/content/6/6/e010401 10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20071648 11. https://annals.org/aim/ 12. https://www.cdc.gov/ 13. https://www.bbc.com/ 14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11470718

Bài viết của Dr.Winn Tran

Ăn Mỡ Heo Có Tốt Không?

Nhiều người cho rằng không nên ăn nhiều mỡ heo vì mỡ heo là một thực phẩm có năng lượng cao, gây béo phì. Thực hư việc này thế nào?

Mỡ heo có tốt không?

Những năm gần đây, thịt mỡ luôn là loại thực phẩm khiến nhiều người e ngại và né tránh vì quan điểm ăn thịt mỡ sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe con người.

Chính vì vậy, nhiều người vẫn thường loại bỏ thịt mỡ ra khỏi các bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, quan điểm ăn thịt mỡ không tốt cho sức khỏe là một quan điểm sai lầm vì trong thịt mỡ vẫn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Lượng vitamin D trong mỡ heo có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.

Trong mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% – 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa, có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng các bệnh về tai biến và các bệnh về tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Mọi người không nên bỏ mỡ động vật ra khỏi bữa ăn hàng ngày mà nên dùng song song hài hòa cùng mỡ thực vật với liều lượng vừa phải để cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể và phòng tránh được bệnh tật.

Ăn mỡ heo như thế nào là hợp lý?

Cần lưu ý, trong mỡ lựa chứa nhiều chất béo và có hàm lượng calo cao, chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Các gia đình nên kết hợp mỡ lợn và dầu ăn luân phiên, tất nhiên là không nên ăn quá nhiều để tránh thừa cân hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Với tuổi trẻ đang ở giai đoạn phát triển mạnh, tỷ lệ mỡ/dầu là 70/30 và ngược lại người cao tuổi thì tỷ lệ tốt nhất là 30/70.

Comments

Uống Collagen Nhiều Có Tốt Cho Cơ Thể Không?

(09/10/2020)

Độ tuổi nên bắt đầu bổ sung collagen để chống lão hóa

Việc bổ sung collagen cho cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, độ tuổi và mục đích riêng của bản thân. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, khi bước sang tuổi 20, quá trình sản xuất collagen trong cơ thể bắt đầu giảm dần theo từng năm. Đáng buồn, lượng collagen đó sẽ không thể tự tổng hợp lại được. Bởi vậy việc bổ sung collagen sớm là điều rất cần thiết để chống lão hóa da.

Ở tuổi 20, làn da của chúng ta dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn uống không lành mạnh, tác hại của môi trường, ánh nắng mặt trời,… Những yếu tố này sẽ kích thích quá trình lão hóa da xuất hiện nhanh hơn. Dấu hiệu đầu tiên của quá trình lão hóa đó là xuất hiện quầng thâm ở mắt, da sạm hơn.

Đặc biệt, từ tuổi 25 trở đi, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể bắt đầu diễn ra. Khi ấy, số lượng và cả chất lượng của các sợi collagen đều bị giảm sút. Vì vậy, việc bổ sung collagen là điều cần thiết để duy trì sức khỏe của làn da và chống lại lão hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng collagen rất an toàn và không có tác dụng phụ đáng kể nên chị em có thể yên tâm sử dụng.

Bên cạnh việc bổ sung collagen, các cô nàng trong độ tuổi từ 20 cũng nên chú ý thường xuyên thoa kem chống nắng và đeo kính râm mỗi khi ra ngoài.

Khi phụ nữ bước sang độ tuổi này, các dấu hiệu lão hóa bắt đầu lộ rõ như vết chân chim, xuất hiện nhiều nếp nhăn ở vùng mắt và mặt. Bởi vậy, uống collagen là phương pháp tốt để cải thiện làn da và giữ da luôn căng mịn tràn đầy sức sống.

Bổ sung collagen ở ĐỘ TUỔI 40

Làn da của độ tuổi 40 rất khác với độ tuổi 20 hay 30 bởi chúng trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Đây là lúc cấp thiết nên bổ sung collagen để duy trì độ đàn hồi và săn chắc cho da.

Bổ sung collagen ở ĐỘ TUỔI 50

Khi bước sang tuổi 50, sự thay đổi của hormone trong cơ thể khiến làn da của người phụ nữ trở nên thô ráp và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn, các dấu hiệu lão hóa cũng rõ rệt. Để bảo vệ làn da khỏi những thương tổn ấy, bạn nên cung cấp đủ lượng collagen cho cơ thể thông qua các thực phẩm tự nhiên và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ bổ sung collagen.

Uống collagen nhiều có tốt không?

Việc bổ sung collagen cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng để chống lại lão hóa, giúp giữ lại độ tươi trẻ của làn da, tuy nhiên, uống collagen nhiều có tốt không?

Nếu sử dụng collagen thông thường cần đến 10.000mg – 20.000mg mỗi ngày thì khi sử dụng collagen dạng thủy phân, chỉ cần bổ sung 3.000mg – 5.000mg mỗi ngày là đủ. Bởi khả năng hấp thụ và hàm lượng dưỡng chất có trong collagen dạng thủy phân cao hơn collagen thường rất nhiều lần. Bạn nên uống bổ sung collagen ít nhất trong vòng 3 tháng để có kết quả tốt nhất.

Bao nhiêu collagen 1 ngày là đủ

Tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi người và các yếu tố ảnh hưởng làm hao hụt lượng collagen trong cơ thể mỗi người là khác nhau, nên hàm lượng collagen cần bổ sung cũng khác nhau. Nếu uống collagen liều lượng quá thấp thì không hiệu quả, nhưng nếu bổ sung quá nhiều thì cơ thể không thể hấp thụ hết dẫn đến bị đào thải ra ngoài gây lãng phí và tốn kém.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bổ sung 5000mg collagen dạng thủy phân là liều lượng hợp lí nhất tốt cho cơ thể.

DA BẠN ĐANG BỊ LÃO HÓA, NÁM, SẠM VÀ KÉM ĐÀN HỒI?

Xoài Xanh Bao Nhiêu Calo? Ăn Xoài Xanh Có Tốt Cho Cơ Thể?

Xoài xanh chấm muối ớt là một trong những món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, liệu các bạn có biết xoài xanh bao nhiêu calo không? Đây là câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm của những người đang trong khoảng thời gian giảm béo và rất mong sớm được các chuyên gia đưa ra lời giải đáp thỏa đáng về vấn đề này.

1 trái xoài xanh bao nhiêu calo?

Theo nhiều nghiên cứu về loại trái cây này thì trong 100g thịt xoài xanh chứa khoảng 70 – 75 calo và trung bình 1 quả xoài xanh sẽ chứa khoảng 160 calo. Loại quả này mang lại rất nhiều những vitamin tốt cho cơ thể con người như Vitamin C, Vitamin A, hydrat cacbon….

Xoài xanh bao nhiêu calo lợi ích mang lại?

Những lợi ích tuyệt vời mà xoài xanh mang lại cho chúng ta đó là;

Không làm tăng cân: Trong xoài xanh chứa bao nhiêu calo là câu hỏi bạn quan tâm để có cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Điều này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì xoài xanh có lượng đường khá thấp và ngược lại lượng vitamin C khá cao nên có tác dụng trong việc giảm cân.

Tốt cho hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các dưỡng chất khác sẽ giúp cho cơ thể tăng khả năng miễn dịch, cải thiện sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Tốt cho mật và gan: Hàm lượng axit cao sẽ tốt cho việc làm sạch ống mật và đẩy các vi khuẩn ra ngoài, thúc đẩy hệ tiêu hóa.

Kết luận xoài xanh bao nhiêu calo?

Tuy nhiên do hàm lượng vitamin C cao nên các bạn cũng không nên ăn xoài xanh quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Xoài https://vi.wikipedia.org/wiki/Xo%C3%A0i Truy cập ngày: 21/01/2020.

Hai mặt của quả xoài đối với sức khỏe https://news.zing.vn/hai-mat-cua-qua-xoai-doi-voi-suc-khoe-post657706.html Truy cập ngày: 21/01/2020.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mỡ Heo Có Tốt Cho Cơ Thể ? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!