Cập nhật nội dung chi tiết về Mắc Bệnh Thận Có Nên Ăn Táo? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường. Vậy mắc bệnh thận nên làm gì trong việc ăn uống. Có nên ăn táo hay không cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ICondom.
Để điều trị cũng như kiểm soát tốt vấn đề suy giảm chức năng thận, bên cạnh những phương pháp theo tiêu chuẩn y tế, không ít chuyên gia khuyến khích người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Thành phần dinh dưỡng có trong táo?
Táo là loại trái cây có hương vị rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên ít người biết rằng đây là loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi.
Các hoá thực vật trong táo làm cho loại quả này nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Vỏ đỏ của táo chứa anthocyanin và thậm chí là một ít malvidin (một loại anthocyanidin), các sắc tố này chứa đặc tinh chống béo phì, và hợp chất làm tăng sức mạnh tiêu hoá.
Theo Healthline, trong 1 quả táo trung bình nặng tầm 186g có chứa 95 calo với thành phần chủ yếu bao gồm:
Carbs: 25 gram
Chất xơ: 4 gram
Vitamin C: 14% lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị (RDI)
Kali: 6% RDI
Vitamin K: 5% RDI
Man gan: 2%
Đồng: 4%
Mắc bệnh thận có nên ăn táo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, táo là loại trái cây:
Giàu pectin: một loại chất xơ hòa tan hữu ích trong việc thuyên giảm cũng như duy trì mức cholesterol và đường huyết trong phạm vi cho phép.
Táo cũng hydrat hoá ở cấp độ tế bào sâu bên trong. Chúng cung cấp các khoáng chất vi lượng quý như mangan và molymden, cũng như chất điện giải và muối khoáng quan trọng giúp cơ thể bổ sung nước sau khi tập luyện hoặc căng thẳng dưới mọi hình thức.
Táo là chất rửa ruột cơ bản. Khi pectin từ một quả táo di chuyển qua ruột, nó sẽ thu thập và tống khứ khỏi cơ thể bạn các loại như vi khuẩn, virus, nấm men và nấm mốc. Nó cũng tập hợp, trục xuất chất đạm mắc kẹt lại và thối rữa cùng với cặn thừa lẩn lút trong túi ruột và nuôi dưỡng các vi khuẩn có hại như chúng tôi và c.dificile.
Mắc Bệnh Thận Yếu Có Nên Uống Nhiều Nước Không?
Mắc bệnh thận yếu có nên uống nhiều nước không? Người bệnh thận yếu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi nếu không các loại thực phẩm tiêu thụ quá nhiều sẽ không được chuyển hóa hết thành chất thải và gia tăng áp lực cho thận. Còn với nước thì sao?
Khi chức năng thận suy yếu, một chế độ ăn uống khoa học là điều cần lưu ý đầu tiên. Nếu như một số loại thực phẩm như: súp lơ, bắp cải, nước ép trái cây, ớt đỏ,… được khuyên nên ưu tiên bổ sung thì thực phẩm chứa nhiều muối, giàu kali và phốt pho, dồi dào hàm lượng protein lại cần được hạn chế. Ngoài ra, người bệnh thận yếu cũng không nên uống quá nhiều nước.
Thận yếu có nên uống nhiều nước không?
Uống ít nước sẽ gây thiếu nước nhưng quá nhiều lại ảnh hưởng đến chức năng lọc thận – người bệnh thận cần hết sức lưu ý.
Theo chúng tôi Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám, Tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Nếu không uống đủ nước thì chức năng của tế bào và các cơ quan sẽ rối loạn. Từ đó, thận yếu đi và không đảm đương được nhiệm vụ của mình, khiến cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại biểu hiện bằng việc da bị khô, tóc dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, bị táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại gây ra nhiều mối nguy hại.
Không chỉ gây quá tải cho thận, ngoài việc thải các chất độc hại, cơ thể thừa nước còn thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng, khi có tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ dẫn đến các rối loạn các chất điện giải trong máu. Nó đặc biệt nguy hiểm cho người thận yếu, bởi lẽ nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng và làm ảnh hưởng đến các tế bào, hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Bạn cần biết rằng: Ngoài nước tinh khiết, thì hàm lượng nước bổ sung còn được tính trong các loại nước canh, súp, nước ép trái cây. Do đó, nếu khẩu phần ăn hàng ngày gồm các thực phẩm chứa nhiều nước như cháo, súp,… thì nên uống nước ít hơn. Và ngược lại nếu ăn toàn đồ khô thì cần tăng lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, chỉ nên bổ sung nhiều nước trong trường hợp cơ thể bị mất nước nhiều khi sốt cao, mất nước hoặc thời tiết quá nóng gây đổ mồ hôi nhiều, khi bị nôn, hay đi tiêu chảy, luyện tập thể dục thể thao,….
Người bệnh thận yếu uống bao nhiêu nước trong một ngày?
Bị bệnh thận yếu, bệnh nhân được khuyên không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. Nếu cố tình bổ sung quá nhiều nước vào cơ thể có thể làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim và mạch máu, dẫn tới tình trạng ngộ độc nước vì thận không kịp bài tiết. Cũng từ đây mà dẫn đến rối loạn điện giải, các chức năng tế bào bị đình trệ, đưa đến hôn mê và thậm chí có thể chết người.
Tuy nhiên, không có liều lượng cụ thể cho người thận yếu, tùy trọng lượng cơ thể, nhu cầu và những gì bạn ăn trong ngày mà lượng nước cần thiết bổ sung cho cơ thể là khác nhau. Tốt nhất, mỗi buổi sáng sau khi thức dậy nên uống từ 1-2 ly nước sôi để nguội. Lưu ý không nên uống nhiều nước trong một lần mà nên uống từng ngụm nhỏ, rải đều trong ngày. Ngoài ra, hãy uống nước 10 phút trước khi ăn và sau một tiếng sau khi ăn để đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nếu không biết với tình trạng bệnh của mình hiện tại uống bao nhiêu nước là phù hợp, hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.
Người Mắc Bệnh Bướu Cổ Nên Ăn Những Thực Phẩm Nào?
Bướu cổ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến là vì thiếu i-ốt. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn rất nguy hiểm trong trường hợp ác tính. Vậy người bệnh nên ăn uống như thế nào để sớm đẩy lùi những tác động xấu này?
Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh bướu cổ
Theo một cách hiểu đơn thuần thì đây chính là sự tăng thể tích tuyến giáp trạng và có biểu hiện rất dễ nhận biết như xuất hiện khối u lồi ở cổ, khó nuốt, khó thở… gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tới sức khỏe, được thể hiện qua việc sút cân nhanh, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng; suy giảm trí nhớ… Đặc biệt, nếu có nguy cơ bị ác tính thì rất nguy hiểm và hậu quả xấu nhất là gây tử vong.
Người mắc bướu cổ cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
Hải sản: Các loại cá biển như: cá thu, cá ngừ, cá hồi… sẽ giúp tăng cường vitamin A, cải thiện chức năng tổng hợp hormon ở tuyến giáp hiệu quả. Đồng thời, một số hải sản như tôm, cua, ngao, sò… là nguồn cung cấp i-ốt dồi dào, rất tốt cho những trường hợp bị suy giáp và đẩy lùi sự phát triển của bướu tuyến giáp.
Rau quả có màu vàng, xanh sẫm: Các loại rau quả luôn được bác sĩ khuyên người bệnh dùng bao gồm: cam, quýt, cà rốt, rau diếp, đậu hà lan, khoai tây, cải xoong… Nên sử dụng trái cây tươi và rau củ được luộc sơ, không nên nấu quá chín sẽ làm mất chất. Hạn chế tinh bột, đường, đồ ăn chứa nhiều mỡ và rau củ có màu trắng như bắp cải…
Chế phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, váng sữa… có chứa nhiều i-ốt và những chất dinh dưỡng khác rất tốt với người có bướu ở cổ.
Lựa chọn sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên phù hợp
Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm trên trong bữa ăn hàng ngày, một giải pháp được nhiều người tin tưởng giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, hỗ trợ điều trị lâu dài là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Sản phẩm đang được nhiều người sử dụng hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là hải tảo giúp điều hòa hệ miễn dịch kết hợp cùng neem (xoan Ấn Độ, cây sầu đâu), ba chạc… Sản phẩm này có tác dụng cải thiện chức năng tuyến giáp, giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như suy giáp, bướu tuyến giáp, cường giáp… một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ đến sức khỏe.
Người Mắc Bệnh Gan: Cần Ăn Uống Hợp Lý
SKĐS – Với bệnh viêm gan, ngoài chế độ dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần hỗ trợ cải thiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết trong làm việc, sinh hoạt thể lực sao cho phù hợp để tăng cường sức lực, chống chọi với bệnh tật và làm cho bệnh mau hồi phục là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Đối với người bệnh viêm gan cấp
Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị phá hủy nhiều và nhanh chóng, do đó, các hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay bị nôn ói. Khi đó, rất cần một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: các chất bột, đường dễ hấp thu như: gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như: chuối, nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để khắc phục bệnh viêm gan” như một số người đã lầm tưởng. Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, vì lượng đạm cần cung cấp đầy đủ như một người bình thường là 50 – 70g mỗi ngày, các loại thịt cá nạc, sữa không béo, đậu hũ.
Nếu bị viêm gan quá nặng, với các triệu chứng như vật vã, lơ mơ báo hiệu tình trạng sắp bị hôn mê thì phải giảm lượng đạm chỉ còn dưới 40g mỗi ngày, bởi các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ chất đạm không được gan đào thải, sẽ tích tụ trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Đối với chất béo, nên giảm bớt chứ không cữ ăn hoàn toàn. Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như: óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hoá hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng khoảng 10% tổng năng lượng (khoảng 15g mỗi ngày). Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và các vitamin rất cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại.
Khi bị bệnh bắt buộc phải ngưng hẳn rượu, bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như: thuốc an thần, các thuốc giảm đau, chống viêm, ngay cả paracetamol. Vì vậy, khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của thầy thuốc chứ không được tự ý uống và khi đến khám bệnh, dù bất cứ bệnh gì, người bệnh cần thông báo cho chuyên gia rõ về tiền sử bệnh gan của mình để chuyên gia lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến gan. Nếu người bệnh bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, nhất thiết phải nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch. Về ăn uống, trong giai đoạn viêm gan cấp, người bệnh nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, không nên ăn một lần quá no.
Người bị viêm gan thường hay có triệu chứng chán ăn và nôn ói vào buổi chiều cho nên có thể cho ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối chỉ cần ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng và nôn sau khi ăn. Ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc men trong hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc.
Đối với viêm gan mạn
Khi gan bị viêm mạn tính, đa số người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, họ vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số người có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi, khi đó trong chế độ ăn rất cần phải có sự cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Vì vậy, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sẽ giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn, cơ thể đủ sức chống chọi với tình trạng viêm nhiễm cũng như các tác dụng phụ do hỗ trợ cải thiện gây ra. Trong giai đoạn này nếu vẫn còn cảm giác ăn uống và tiêu hóa bình thường, người bệnh không cần thiết phải kiêng ăn quá mức. Vì ăn kiêng nhất là thức ăn quá nhạt nhẽo sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán không thèm ăn mà khi ăn uống kém càng làm cho người bệnh mau mệt mỏi, thiếu sức hoạt động như thế bệnh gan sẽ nặng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế các thức ăn quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ… Ở người viêm gan mạn tính, chất glycogen (một loại đường dự trữ ở gan) bị giảm, cho nên cần cung cấp đều đặn chất bột, đường như bánh, trái cây ngọt; nếu không, người bệnh dễ bị những cơn mệt lả, vã mồ hôi do giảm lượng đường trong máu.
Dù bị bệnh gan mạn tính do bất kỳ nguyên nhân nào, người bệnh cũng không nên uống rượu bia vì sẽ làm cho tình trạng viêm gan bị nặng hơn, người bệnh chỉ được uống mỗi ngày một viên thuốc đa sinh tố để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Nếu viêm gan mạn do nghiện rượu, cần phải bổ sung thêm các vitamin nhóm B và axít folic. Người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, tập thể dục, thể thao vừa sức tránh các công việc nặng nhọc.
Khi bị vàng da tắc mật
Khi bị vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị ngứa, tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hoá chất béo. Ngoài ra, người bệnh còn bị thiếu các vitamin tan trong mỡ như vitamin A, vitamin D, vitamin K.
Khi bị tắc mật, người bệnh cần thực hiện như sau:
– Không nên dùng các loại mỡ động vật mà chỉ nên sử dụng các loại dầu thực vật, vì chúng dễ tiêu hóa, tuy nhiên chúng lại không cung cấp đủ các chất béo cần thiết.
– Mỗi tháng, người bệnh cần phải bổ sung vitamin K1, vitamin A và vitamin D.
– Nếu bị ngứa, có thể dùng thuốc để ngăn sự hấp thu muối mật để làm giảm bớt ngứa.
CG. HỒ VĂN CƯNG
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mắc Bệnh Thận Có Nên Ăn Táo? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!