Đề Xuất 6/2023 # Dùng Mật Mía Thay Đường Tinh Luyện # Top 15 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 6/2023 # Dùng Mật Mía Thay Đường Tinh Luyện # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dùng Mật Mía Thay Đường Tinh Luyện mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mật mía là loại vật phẩm được sử dụng từ lâu đời. Theo sử sách ghi chép lại, từ ngày xưa, thổ dân Úc đã dùng mật mía để chữa bệnh nhưng do nền sản xuất đường công nghiệp phát triển nên chúng được ít người chú ý đến. 

Ngày nay, khoa học chứng minh đường tinh luyện rất nguy hiểm với sức khỏe con người, cùng với xu hướng trở về với thực phẩm thiên nhiên người ta đang dần quan tâm nhiều hơn đến mật mía – nguồn thực phẩm được làm hoàn toàn từ tự nhiên, nguyên chất dinh dưỡng từ cây mía.  

Đường tinh luyện – Sát thủ “ngọt ngào”

 

 

Đường tinh luyện là một trong những hình thức đơn giản nhất của đường mía. Đường có cấu trúc 50% glucose (đường đơn giản) 50% fructose. Tất cả những loại đường này sau khi ăn sẽ đi thẳng vào gan và máu, là thủ phạm gây suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt nguy hại đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên bị mệt mỏi, hay gắt gỏng khi bụng đói là do lượng isulin tăng giảm đột ngột vì chế độ ăn quá nhiều đường tinh luyện.  

 

Thói quen sử dụng đường tinh luyện rất có hại cho sức khỏe:

Làm suy giảm trí nhớ: Trong các nghiên cứu trên chuột bạch, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến não bộ, gây suy giảm trí nhớ và làm bộ não bị lão hóa nhanh hơn.

Nguyên nhân gây sâu răng và các bệnh về răng miệng: Khi răng tiếp xúc với đường, số vi khuẩn sẽ tăng lên đột ngột và các vi khuẩn này sẽ biến đường thành axit, nồng độ axit trong miệng sẽ thường xuyên ở mức cao và dẫn tới sâu răng.

Gây bệnh về tim mạch: Một cuộc nghiên cứu khác trên Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, tiêu thụ quá nhiều carbohydrat như đường, sẽ thúc đẩy gia tăng mỡ máu và do đó tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch.

Tăng nguy cơ mắc ung thư: Tiêu thụ lượng đường quá mức có thể làm tăng lượng insulin – đây là một trong các nguyên nhân đẩy cao nguy cơ mắc mắc các bệnh ung thư.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da: Ăn nhiều đường không những làm bạn trở nên béo phì mà còn góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, da xuất hiện nhiều nếp nhăn và chảy xệ.

Mật mía lành tính hơn đường tinh luyện

 

Về mặt sinh hóa mật mía ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ. Chính vì thế, chúng cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Ở Ấn Độ người ta sử dụng đường mía thô cho một số món ăn nhẹ nhằm giúp sưởi ấm cơ thể trong mùa đông.

Mật mía rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và muối khoáng. Theo một kết quả nghiên cứu chất dinh dưỡng trong mật mía, trong 40 gram, hoặc khoảng hai muỗng canh mật mía có chứa 14%  RDI Vitamin kali B6, 8% RDI Canxi, 16% RDI Kali, 10% RDI Đồng, 10% RDI Sắt, 24% RDI Magie, 30% RDI Mangan và 10% RDI Selen.

Bên cạnh đó mật mía cũng tập hợp một số lượng đáng kể của các muối sắt (iron) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Một lần nữa, đường mía thô cũng chứa các muối khoáng mà rất có lợi cho cơ thể. Bạn có thể cảm nhận khi ngâm một cục đường mía thô, nó tan trong miệng và để lại một chút muối trên lưỡi. Và đây là muối khoáng tự nhiên được mía tổng hợp từ đất. 

Mật mía có vai trò như một tác nhân làm sạch. Nó làm sạch phổi, dạ dày, ruột, thực quản và đường hô hấp. Những người làm việc trong môi trường bụi bặm như cảnh sát giao thông, kỹ sư công trình, những người phải đi nhiều nơi những con đường bụi bặm được khuyến khích dùng một chút mật mía mỗi ngày.   

 

Theo Đông y, mật mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đờm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.

Theo nghiên cứu, mật đường đen chứa nhiều chất chống oxy hoá hơn mật ong, cũng như các chất làm ngọt tự nhiên khác như siro cây phong, siro bắp và mật hoa thùa. Chất chống oxy hóa này giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu của lão hóa.

 

 

Theo Tạp chí Carcinogenesis, mật mía có thể được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người trồng mía, người hay ăn đường nâu… cũng có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người bình thường. Mật mía blackstrap chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hẳn so với các loại đường khác. Các chất chống oxy hoá có vai trò chống lại các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.

Hy vọng rằng bạn sẽ thay đổi thói quen sử dụng đường tinh luyện để lựa chọn những loại gia vị tạo ngọt lành mạnh và an toàn hơn – Mật mía chẳng hạn!  

☎️ 0961 068 006

 

Phân Biệt Mật Mía Và Mật Rỉ Đường • Tin Cậy 2022

Phân Biệt Mật Mía Và Mật Rỉ Đường

Mật mía và rỉ đường đều là những sản phẩm từ cây mía. Tuy có nhưng đặc tính gần giống nhau, nhưng ứng dụng lại khác nhau. Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong ngành công nghiệp đường của thế giới. Ở Việt Nam, miền Trung là vùng đất truyền thống trồng cây mía. Việc canh tác mía rất đơn giản, chỉ cần lấy phần ngọn mía cắm xuống đất để mọc thành cây mía. Mía là cây khổng lồ thuộc họ lúa bao gồm cỏ, ngũ cốc và tre nứa. Cây mía thường được dùng để sản xuất đường. Mía chứa đường dưới dạng nước ngọt trong thân cây có nhiều xơ.

Tổng quan về mật mía

Mật mía là chất lỏng dạng si-rô, tương tự như mật ong. Là sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

Thành phần

Các chất dinh dưỡng có trong mật mía: carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra còn có vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như canxi, phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…

Quá trình sản xuất mật mía

Trước tiên, cây mía khi thu hoạch được chặt bỏ ngọn và gốc. Khi đưa về các xưởng ép mía, nguyên liệu có thể được làm sạch sơ bộ, sau đó đưa vào ép. Việc ép mía trước đây chủ yếu dùng sức người hoặc sức trâu, bò kéo. Tuy nhiên hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang dùng máy ép, do vậy năng suất nâng cao rõ rệt. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

Nước mía thu được sau khi ép được lọc sau đó đem đi cô, còn gọi là nấu mật. Người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn đảo mật đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy. Trong khi nấu mật, phải vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au. Sản phẩm được để nguội sau đó rót vào thùng chứa.

Công dụng

Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.. Người ta sử dụng mật mía để làm các loại bánh, chế biến các món chè, dùng trong nấu ăn, giải khát. Bên cạnh đó, mật mía còn là 1 vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Bảo quản

Đầu tiên chúng ta cần phải nấu lại mật cho sôi. Sau khi nguội chúng ta có thể bảo quản trong chai ở nhiệt độ bình thường, không cần thiết phải để vào tủ lạnh. Vì mật rất dễ cháy nên khi nấu mật phải thật nhỏ lửa và thường xuyên khuấy. Khi nấu gần sôi thì mở nắp nồi để kiểm soát, tránh bị tràn. Sau khi sử dụng, mật còn thừa không được đổ lại chai đang đựng mật.

Tổng quan về rỉ đường

rỉ đường hay còn gọi là mật rỉ đường. Rỉ mật là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường.

Thành phần

Quá trình sản xuất rỉ đường

Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường. Khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.

Công dụng

Trong xử lý nước thải và môi trường: Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng, khử mùi rác, phân hủy chất hữu cơ

Trong ngành công nghiệp: Sử dụng trong sản xuất gạch. Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. Là một chất kết dính tốt, là nguyên liệu trong xây dựng trước đây

Trong ngành nông nghiệp: Làm phụ gia, nguyên liệu để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Sử dụng làm mồi câu cá. Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất. Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại chế phẩm dùng trong nông nghiệp

Trong ngành thủy sản: dùng trong nuôi trồng thủy sản với mục đích kiểm soát nitơ, khí độc, amoni, pH trong ao nuôi. Giúp ổn định hàm lượng tảo, điều tiết, cân bằng quá trình quang hợp trong nước.

Bảo quản

rỉ đường là chất dinh dưỡng khá lý tưởng nên chúng rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn bay vào. Sau mỗi lần sử dụng, nếu còn dư thì phải đậy kín lại, không được đổ lại vào can.

Sự khác nhau giữa rỉ đường và mật mía

Nhìn chung, mật mía và rỉ đường đều là những nguồn thực phẩm bổ ích được làm ra từ cây mía. Chúng có vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Rỉ đường có màu sẫm dùng trong sản xuất các ngành công nghiệp. Là nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, trong đời sống hàng ngày và nông nghiệp. Còn mật mía thì ngược lại có màu vàng, sáng. Là nguồn dinh dưỡng cho con người dùng trong thực phẩm, chế biến các món ăn, thanh nhiệt.

Mọi thắc mắc về “Phân biệt mật mía và mật rỉ đường”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Mía Chữa Bệnh Tiểu Đường

Đường tinh luyện chúng ta thường ăn được làm từ đường mía, qua quá trình sản xuất, tinh chế, thêm phụ gia, đường được xếp vào hàng thực phẩm gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Trên thực tế, đường từ cây mía tự nhiên lại rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Vậy được không? Nhờ thành phần gì trong mía có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết?

Thật bất ngờ, trong cây mía chứa nhiều đường saccaro, là loại đường kép hỗ trợ ổn định đường huyết.

Mía có tên khoa học là Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao, thân cao từ 2 – 4m, chia thành nhiều đốt rõ. Bên trong có màu trắng, nhiều chất xơ, nhiều nước và đường.

Nước cây mía có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, crom, coban, magie, phốt pho, kali, kẽm,… cùng với nhiều loại vitamin như A, C, B1, B6,… và các hoạt chất tự nhiên chống oxy hóa, chứa nhiều chất xơ bão hòa rất tốt cho sức khỏe.

Đường trong cây mía là loại đường saccaro, đây là loại đường kép giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu tốt hơn, tránh đường huyết tăng đột ngột.

Đồng thời còn hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiểu đường như tim mạch, tai biến, máu nhiễm mỡ,… nhờ hỗ trợ đào thải lượng cholesterol xấu và tryglycide xấu trong máu ra ngoài cơ thể hiệu quả.

Thêm nữa, chỉ số GI trong mía thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2, sử dụng mà không sợ tăng đường huyết đột ngột.

Nhờ có chứa lượng đường ngọt, có thể làm no bụng, duy trì được năng lượng nên có thể hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân béo phì giảm cân và duy trì cân nặng tự nhiên.

Ngoài ra, lượng protein dồi dào trong mía còn giúp bồi bổ cơ thể, đào thải độc tố và các chất cặn bã trong cơ thể, tăng sức đề kháng trong cơ thể tránh khỏi bệnh tật.

Cho nên, dùng mía chữa bệnh tiểu đường là một cách đơn giản và cũng rẻ tiền nữa mà bệnh nhân có thể tự áp dụng tại nhà. Người bình thường, nên thường xuyên dùng nước mía để bồi bổ sức khỏe, và phòng chống bệnh tật.

Cách dùng mía chữa bệnh tiểu đường như thế nào mới hiệu quả?

Cách dùng mía để trị bệnh tiểu đường rất đơn giản, bạn có thể tự áp dụng các cách sau đây, cũng giống như món nước uống hàng ngày vậy thôi!

Cách 1: Bạn dùng mía kèm theo các vị thảo dược có tính mát như rễ cỏ tranh, râu bắp, lá mát,… để nấu nước dùng hàng ngày thay nước uống.

Cách 2: Uống nước mía ép với chanh và muối thường xuyên, khoảng từ 3 – 5 ly/ tuần. Vừa để giải khát nhất là những ngày nắng nóng, vừa hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với nước mía khi được ép ra, bạn cần uống ngay khoảng 15 phút không nên để quá lâu, nước mía sẽ bị chua, hoặc sẽ mất lượng dinh dưỡng có trong nước mía.

* Trong quá trình sử dụng nước mía, bệnh nhân cần phải theo dõi lượng đường, kịp thời gia giảm liều lượng phù hợp, tránh lượng đường tăng đột ngột.

* Đồng thời, khi sử dụng nước mía cần phải giảm lượng thực phẩm chứa đường tinh bột trong khẩu phần ăn.

* Để an toàn, bạn nên uống xa bữa ăn chính.

* Nếu có dấu hiệu tăng đường đột ngột cần phải ngưng uống ngay.

* Mía có tính lạnh và đường cao cho nên người có tỳ vị hư yếu hay đầy bụng đi ngoài lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.

* Bạn dùng quá nhiều nước mía cũng khiến tăng cân nhanh.

Dùng cách uống nước mía chữa bệnh tiểu đường chỉ như một món nước uống ngon lành hàng ngày cho bệnh nhân thôi!

Không phải vì tác dụng ổn định đường huyết của mía mà chúng ta chuyển qua uống nước mía thôi, hoặc uống nhiều để nhanh khỏi bệnh. Bệnh nhân cần tránh tuyệt đối tâm lý này!

Tuy mía tốt, nhưng vẫn phải duy trì các phác đồ điều trị bằng thuốc, đồng thời áp dụng triệt để các phương pháp chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc tại nhà.

Bạn có thể tham khảo các phương pháp chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc sau đây:

* Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ

* Duy trì chế độ vận động thể dục thể thao phù hợp;

* Luôn giữ một tinh thần lạc quan, tích cực, vui tươi

* Tập các bài tập khí công y đạo, yoga, thiền, dưỡng sinh, thái cực quyền,… giúp hỗ trợ hiệu quả phục hồi chức năng cơ quan bên trong mà không cần dùng thuốc.

* Các phương pháp bấm huyệt, day xoa sinh huyệt.

* Áp dụng các bài thuốc dân gian thông qua món ăn và thức uống.

Vậy đấy, có rất nhiều cách chữa bệnh chủ động để bạn lựa chọn áp dụng hiệu quả tại nhà, hỗ trợ cho phác đồ điều trị bằng thuốc.

Kết luận,là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian mà chúng tôi chia sẻ đến bạn, để có thêm lựa chọn áp dụng tại nhà.

Mật Đường Và Lợi Ích Của Việc Ăn Mật Đường

Mật đường là chất làm ngọt được cho là lành mạnh hơn đường.

Mật đường thậm chí có thể mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ đặc biệt.

Bài viết này giải thích tất cả mọi điều bạn cần biết về mật đường.

Mật đường là gì?

Mật đường là một chất làm ngọt được hình thành như một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất đường.

Đầu tiên, mía hoặc củ cải đường bị nghiền nát và chiết xuất nước ra ép.

Nước ép sau đó được đun sôi để tạo ra các tinh thể đường đã được loại bỏ chất lỏng. Mật đường là xi rô nâu, đặc còn sót lại sau khi đã được lấy đường ra khỏi nước ép.

Quá trình này được lặp lại nhiều lần, và mỗi lần sản xuất ra một loại mật đường khác nhau.

Tóm tắt: Mật đường là một loại xi-rô đặc được làm trong quá trình sản xuất đường, xuất phát từ mía đường hoặc củ cải đường nghiền.

Phân loại

Xi-rô này có nhiều loại khác nhau, đa dạng về màu sắc, tính đồng nhất, hương vị và hàm lượng đường.

Mật đường sáng màu

Đây là loại xi-rô được làm từ lần sôi đầu tiên. Nó có màu sáng nhất và ngọt nhất. Thường được dùng trong món nướng.

Mật đường sậm màu

Đây là loại được tạo ra từ lần đun sôi thứ hai. Nó đặc hơn, tối màu hơn và ít ngọt. Nó cũng có thể được dùng trong món nướng, nhưng tạo ra màu sắc và hương vị khác biệt hơn.

Mật đường đen

Đây là xi-rô được sản xuất sau lần đun sôi thứ ba. Là loại đặc nhất và tối màu nhất, đồng thời hơi có vị đắng.

Mật đường đen là dạng đậm đặc nhất, chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhất. Vì lý do đó, loại này được cho là có nhiều lợi ích sức khoẻ nhất.

Không chứa lưu huỳnh và chứa lưu huỳnh

Mật đường được dán nhãn “chứa lưu huỳnh” có chứa sulfur dioxide. Sulfur dioxide hoạt động như một chất bảo quản và giúp thực phẩm không bị hỏng.

Các loại chứa lưu huỳnh có khuynh hướng ít ngọt hơn các sản phẩm không chứa lưu huỳnh.

Các loại khác

Mật đường cũng có thể được làm từ lúa miến, lựu, hạt minh quyết (carob) và quả chà là.

Tóm tắt: Mật đường có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như loại sáng màu, sậm màu và đen.

Nó chứa một số vitamin và khoáng chất, nhưng lại chứa lượng đường cao

Không giống như đường tinh luyện, mật đường cũng chứa một số vitamin và khoáng chất (1).

Đây là những chất dinh dưỡng bạn có thể tìm thấy trong 40 gram, hoặc khoảng hai muỗng canh mật đường:

Vitamin B6: 14% RDI.

Canxi: 8% RDI.

Kali: 16% RDI.

Đồng: 10% RDI.

Sắt: 10% RDI.

Magiê: 24% RDI.

Mangan: 30% RDI.

Selen: 10% RDI.

Hai muỗng canh mật đường cũng chứa khoảng 116 calo, tất cả đều có nguồn gốc từ carb – chủ yếu là đường.

Vì vậy, mặc dù chứa vitamin và khoáng chất, hãy nhớ mật đường cũng có lượng đường cao. Đường có thể rất nguy hại cho sức khoẻ của bạn khi tiêu thụ quá mức.

Do hàm lượng đường cao nên đừng thêm mật đường vào chế độ ăn uống của bạn chỉ vì cần các chất dinh dưỡng. Cách tốt nhất để có được các chất dinh dưỡng là ăn thực phẩm nguyên chất.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn đường, thì đây chắc chắn là một sự thay thế lành mạnh hơn.

Tóm tắt: Mật đường có chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng và có hàm lượng khoáng chất khá cao. Tuy nhiên, nó cũng chứa lượng đường rất lớn.

Lợi ích sức khoẻ tiềm tàng

Có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng sức khoẻ của mật đường. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng có trong đó đã được hệ với một số lợi ích sức khỏe.

Sức khỏe xương

Loại xi-rô này chứa một lượng canxi nhất định, đóng một vai trò quan trọng trong sức khoẻ xương và ngăn ngừa chứng loãng xương (5).

Nó cũng là nguồn đồng, sắt và selen tốt, tất cả đều giúp duy trì xương khỏe mạnh (6).

Sức khỏe tim mạch

Mật đường là nguồn kali tốt giúp giữ huyết áp ở mức bình thường và duy trì sức khoẻ tim mạch (7).

Mặc dù điều này chưa được nghiên cứu ở con người nhưng các nghiên cứu ở chuột cho thấy, bổ sung  mật đường có thể giúp làm tăng cholesterol HDL hay còn gọi là cholesterol “tốt” (8).

Mức cholesterol HDL vừa phải có thể bảo vệ chống lại bệnh tim và đột quỵ.

Đường huyết

Mật đường cũng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu ở người lớn khỏe mạnh.

Một nghiên cứu cho thấy ăn nó cùng với thực phẩm chứa carb có thể làm giảm lượng đường trong máu và lượng insulin so với khi chỉ ăn thức ăn (9).

Tuy nhiên, mật đường đạt điểm số 55 trên thang chỉ số glycemic, dùng đo lường mức độ thức ăn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hay chậm. Con số này không thấp hơn mấy so với đường tinh luyện, vào khoảng 60.

Những người bị đái tháo đường có thể muốn chọn chất làm ngọt có calo thấp như cỏ ngọt stevia hoặc erythritol.

Chất chống oxy hoá

Theo nghiên cứu, mật đường đen chứa nhiều chất chống oxy hoá hơn mật ong, cũng như các chất làm ngọt tự nhiên khác như xi-rô cây phong và mật hoa thùa (agave) (10).

Tóm tắt: Mật đường chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Đồng thời chứa chất chống oxy hoá cao hơn chất làm ngọt thông thường khác.

Độ an toàn và tác dụng phụ

Mật đường an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng tiết chế.

Tuy nhiên, trong khi đây có thể là sự thay thế tốt cho đường tinh luyện thì chút lượng đường dư thừa nào cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng.

Ngoài ra, mật đường có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Tiêu thụ một lượng lớn có thể làm lỏng phân hoặc tiêu chảy.

Nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc rối loạn tiêu hóa, nên tránh dùng xi-rô này.

Tóm tắt: Mật đường rất an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng cần được tiêu thụ tiết chế. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tiêu hóa nên tránh dùng.

“Ít có hại” hơn đường một chút

Mật đường chứa một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hoá quan trọng, do đó nó là một lựa chọn tốt hơn so với đường tinh luyện.

Tuy nhiên, nó vẫn còn chứa lượng đường rất cao, có thể có hại khi tiêu thụ quá mức.

Suy cho cùng thì mật đường chỉ là một dạng đường “ít có hại” một chút.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dùng Mật Mía Thay Đường Tinh Luyện trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!