Đề Xuất 3/2023 # Đỗ Đen Xanh Lòng Tốt Cho Người Bệnh Suy Thận # Top 6 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Đỗ Đen Xanh Lòng Tốt Cho Người Bệnh Suy Thận # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đỗ Đen Xanh Lòng Tốt Cho Người Bệnh Suy Thận mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đỗ đen tốt cho người bệnh thận như thận yếu, suy thận độ 1, suy thận độ 2

Cách sử dụng: đậu đen 100g nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày, có thể uống lâu dài.

Theo đông y: đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.

Công dụng : đậu đen có vị ngọt, tính bình.có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Đậu đen được xem là thực phẩm bổ thận ( như thận yếu, suy thận độ 1, suy thận độ 2), đẹp da, tăng cường tiêu hoá, hỗ trợ bài tiết

Đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận

Nên sử dụng đậu đen kết hợp với cỏ mực hoặc 1 số vị thuốc khác trong hỗ trợ điều trị bệnh thận ( như thận yếu, suy thận độ 1, suy thận độ 2)

Những người kiêng kỵ không nên ăn đậu đen

Những người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh (ví dụ như tứ chi lạnh, mệt mỏi, eo và chân đau do lạnh, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng…) nếu ăn đậu đen sẽ làm tăng thêm vào các triệu chứng, và thậm chí dẫn đến các bệnh khác.

Những người đang dùng nhiều loại thuốc cần chú ý, do đậu đen có tác dụng giải độc khi các thành phần protein và phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng này kết hợp thành chất kết tủa.

Người già, trẻ em (thức ăn cho trẻ em có chứa đậu đen) và những người có thể chất yếu ớt cần lưu ý hàm lượng protein của đậu đen còn cao hơn thịt gà với các phần tử protein lớn trong quá trình tiêu hoá phải được chuyển đổi thành các peptide nhỏ dưới tác động của enzyme, axit amin (amino axit thực phẩm) thì cơ thể mới có thể hấp thụ.

Món ăn dù tốt đến đâu, cũng không phải phù hợp cho tất cả mọi người, do đó hãy lưu ý để không làm tổn hại sức khoẻ.

Suy Thận Có Nên Uống Nước Đỗ Đen Không? Cách Chữa Bằng Đậu Đen

Đỗ đen là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Đúng như tên gọi của nó, đỗ đen có dạng hạt nhỏ, màu đen, thường được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Suy thận có nên uống nước đỗ đen hay không chắc chắn là câu hỏi chung của không ít người không may mắc phải căn bệnh này.

Ngày nay, bên cạnh các phương pháp điều trị thận yếu bằng thuốc Tây y, các biện pháp trị liệu hiện đại, việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên cũng được chú trọng không kém. Sử dụng nước đỗ đen hỗ trợ điều trị suy thận có tính an toàn cao, đem đến hiệu quả tốt mà không hề tốn kém.

Đỗ đen vốn được biết đến có vị ngọt, tính ôn, đem đến hiệu quả tốt trong việc điều hòa gan, thải độc. Trong mỗi hạt đỗ đều chứa một hàm lượng lớn các dưỡng chất: các chất khoáng, lipit, kẽm, các vitamin, protein… Chính vì thế, không chỉ đem đến tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận, nước đỗ đen còn cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh ung thư, cao huyết áp…

Với tất cả những lí do trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nước đỗ đen để tăng cường khả năng hoạt động của thận.

Nước đỗ đen rang

Uống nước đỗ đen rang có lẽ là cách thức sử dụng quen thuộc nhất đối với rất nhiều người. Bài thuốc này không chỉ giúp điều trị suy thận mà còn thanh lọc cơ thể, khắc phục tình trạng mệt mỏi mất ngủ. Nguyên liệu duy nhất bạn cần chuẩn bị chị chính là đỗ đen chất lượng tốt.

Cách thực hiện: Trước hết chúng ta cần tiến hành sơ chế đỗ đen bằng cách loại bỏ các hạt sâu bệnh, hạt hỏng. Đem đỗ đen ngâm một lúc trong nước rồi rửa sạch, vớt ra để ở nơi thoáng mát cho ráo nước. Sau khi đỗ đen đã khô, hãy đem chào bắc lên bếp và đổ đỗ đen vào để rang chín. Bật lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi tất cả các hạt đỗ chín đều, hơi ngả màu vàng, có mùi thơm ngậy. Đợi cho đến khi đỗ rang đã nguội thì đổ vào hộp kín và dùng dần. Mỗi ngày lấy ra một chút, hãm với nước ấm thành trà để uống.

Đỗ đen rang pha trà uống hàng ngày vừa đem lại hiệu quả tốt lại tiết kiệm thời gian. Bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để thấy được hiệu quả bất ngờ của bài thuốc này.

Thêm một bài thuốc dân gian không thể không kể đến trong việc chữa suy thận chính là sự kết hợp giữa đỗ đen và cỏ tranh. Nếu đỗ đen đem đến tác dụng thanh nhiệt giải độc thận, cỏ tranh góp phần chữa hiện tượng sưng phù tay chân nhờ việc giải phóng nước tích tụ trong cơ thể, giúp cho người suy thận lợi tiểu hơn. Cách thực hiện bài thuốc này cũng không hề rắc rối chút nào.

Cách thực hiện: Trước tiên bạn cần đem sơ chế 2 liệu chính là đỗ đen và cỏ tranh. Đỗ đen cần được đãi sạch, loại bỏ các hạt hư hỏng, rửa bằng nước và để khô ráo. Cổ tranh đem ngâm cho hết đất rồi rửa thật kỹ bằng nước sạch. Cho cả hai nguyên liệu vào nồi, đổ thêm khoảng 1 lít nước và tiến hành sắc kỹ. Sau khi đã sắc xong, gạn lấy phần ở nước để uống.

Phần nước đỗ đen và cỏ tranh sau khi đã sắc xong nên chia thành các bữa nhỏ sử dụng trong một ngày. Thực hiện liên tục và đều đặn trong vài tháng để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước đỗ đen chữa suy thận

Cách chọn đỗ đen: Chọn đỗ đen chất lượng tốt mới có thể đem đến hiệu quả chữa bệnh cao, đồng thời những hạt đỗ chất lượng sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. Hãy lựa chọn loại đỗ có lòng xanh, vỏ đen bóng, căng mịn, đều nhau để đảm bảo bảo đỗ không bị hỏng hay sâu mọt.

Khi nấu nước đỗ đen, tuyệt đối không được bỏ đi phần vỏ. Bởi phần vỏ đỗ mới là phần chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Bỏ vỏ đi đồng nghĩa với việc loại bỏ rất nhiều dưỡng chất có trong hạt đỗ.

Trong đỗ đen có chứa chất phytate – loại chất này được biết đến có thể làm giảm đi khả năng hấp thụ một số chất của cơ thể như sắt, kẽm, canxi. Chính vì vậy, người bệnh không nên sử dụng đỗ đen quá nhiều. Đồng thời, người sử dụng cũng nên hạn chế tối đa việc ăn đỗ đen kết hợp với các loại thực phẩm giàu các chất này.

Đỗ đen có tính mát cao, chính vì thế cần ghi nhớ một số đối tượng không nên sử dụng đỗ đen, bao gồm: đối tượng bị loét hành tá tràng, người bị tiêu chảy mạn, người bị hư hàn, sợ lạnh, tay chân lạnh…

Đỗ đen chỉ thực sự có tác dụng khi tình trạng suy thận chưa ở mức độ quá nghiêm trọng, hoặc bạn có thể sử dụng đỗ đen kết hợp cùng các biện pháp theo chỉ dẫn của các sĩ để nâng cao khả năng chữa bệnh. Nước đỗ đen không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Suy Thận Mạn Tính

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI SUY THẬN MẠN TÍNH

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính có nhiều điểm cần lưu ý hơn so với người bình thường, bởi chức năng thận bị suy giảm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ giúp cho người suy thận mạn có được sức khỏe tốt đồng thời hạn chế được sự phát triển của bệnh.

Dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn tính cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sau đây: Giảm lượng muối, hạn chế đạm protein, giảm kali, phospho, uống nước vừa đủ, bổ sung đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất, không sử dụng đồ uống có chất kích thích.

Giảm lượng muối

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Người bệnh suy thận thường bị phù, tích nước trong cơ thể nên lượng muối sử dụng hàng ngày nên được giảm xuống khoảng 2-4 g/ngày. Lượng muối hấp thu vào cơ thể ít đi sẽ hạn chế tích nước, phù, giúp cơ thể kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Để giảm lượng muối hấp thu hàng ngày bệnh nhân suy thận không chỉ phải ăn nhạt đi mà còn nên hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn…vì chúng chứa hàm lượng muối rất cao, khó kiểm soát được.

Hạn chế đạm protein

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Do mức lọc cầu thận bị suy giảm nên nồng độ creatinin, ure máu ở bệnh nhân suy thận luôn ở mức cao, vì vậy người bệnh nên hạn chế lượng đạm đưa vào cơ thể hàng ngày.

Đặc biệt là đạm từ thịt đỏ như bò, cừu, chó cần hạn chế vì chúng chuyển hóa trong cơ thể tạo thành nhiều chất độc hại khiến thận phải lọc nhiều hơn, dẫn đến quá tải, tổn thương. Nguồn đạm nên sử dụng là từ cá, thịt gà, trứng, sữa, đậu đỗ…dễ hấp thu, đảm bảo năng lượng, acid amin cung cấp đủ cho cơ thể

Uống nước vừa đủ

Người suy thận mạn tính nên uống đủ nước, không nên uống thừa

Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể con người tuy nhiên ở người bệnh suy thận vốn bị phù, tích nước nếu lượng nước đưa vào cơ thể nhiều sẽ dễ dẫn đến biến chứng tăng huyết áp, phù phổi, tràn dịch…

Bệnh nhân nên uống nước có kiểm soát bằng cách sử dụng những vật đựng nước có thể tích rõ ràng. Lượng nước hấp thu vào cơ thể một ngày nên bằng lượng nước tiểu thải ra trong 24h.

Giảm lượng Kali, Phospho

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Người bệnh suy thận lượng kali và phospho hấp thu vào cơ thể cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh biến chứng trên tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng như nguy cơ mất canxi gây loãng xương do nồng đọ phospho tăng cao.

Bệnh nhân suy thận nên hạn chế những thực phẩm nhiều kali như đậu nành, đậu xanh, cá ngừ, cá thu, rau giền đỏ, rau ngót, khoai sọ, chuối, na, đu đủ, hồng… Một số loại thực phẩm nên dùng là cam, bưởi, bí đao, mướp, su su, bắp cải…

Các thức ăn chứa nhiều phospho bao gồm đậu, ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc chưa xay giã kỹ như gạo lứt), gan, yến mạch, hạt hướng dương…

Bổ sung đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất

Bổ sung đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cho người suy thận mạn tính

Để tăng cường sức khỏe và “chống chọi” lại với bệnh tật, bệnh nhân suy thận cần được cung cấp đủ năng lượng: trung bình 35-40 kcalo/kg/người. Nên dùng các loại khoai, củ, miến dong giàu năng lượng nhưng ít đạm. Còn gạo, mỳ chỉ dùng dưới 150g/ngày.

Đồng thời chế độ ăn đầy đủ các vitamin và chất khoáng. Nên chọn các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B6… để chống thiếu máu cho bệnh nhân; giàu các vitamin nhóm B để chuyển hoá năng lượng của khẩu phần. Có thể dùng các loại rau, quả nhưng nên giảm những loại rau có hàm lượng đạm cao.

Không sử dụng đồ uống, thức ăn có chất kích thích

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, nước chè, cà phê…, những đồ ăn có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt… cũng nên hạn chế cho người bị suy thận vì những thứ này có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Một lưu ý quan trọng nữa là bệnh nhân suy thận tuyệt đối không được hút thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch.

Khoai Môn Tốt Cho Bà Bầu, Người Bị Bệnh Thận, Tiểu Đường

Khoai môn cung cấp đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…

Cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.

Tác dụng của khoai môn

Tốt cho phụ nữ mang thai

Chất magie có trong khoai môn rất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.

Khoai môn có nhiều giá trị dinh dưỡng (ảnh: Internet)

Tốt cho người tiểu đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng, đối với những người bị bệnh đái tháo đường thường được khuyên là nên chọn các món ăn ít tinh bột và hạn chế tiêu thụ đường, thế nhưng khoai môn lại là sự lựa chọn rất tốt cho họ. Nếu được sự tư vấn sử dụng đúng liều lượng thì người bị bệnh đái tháo đường không bị tăng đường huyết khi ăn khoai môn. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.

Tốt cho người bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên kiêng ăn nhiều các chất béo, đường, đạm vì nó khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây đau tức, khó thở. Trong khi đó, khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Khoai môn rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ một chén khoai môn luộc 132 g sẽ cung cấp 7 g chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày). Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón ăn khoai môn thường xuyên sẽ cải thiện rõ rệt.

Tốt cho người ăn kiêng

Những người đang ăn kiêng nên bổ sung thêm khoai môn vào khẩu phần ăn hàng ngày vì loại củ này không cung cấp chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân khá hiệu quả.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ khoai môn

1. Hoạt huyết tiêu viêm

2. Chữa tiêu chảy, lỵ

Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi 1 củ. Sắc nước uống.

Khoai môn hỗ trợ chữa táo bón tiêu chảy (ảnh: Internet)

3. Chữa mụn nhọt đầu đinh

Củ khoai sọ và giấm, liều lượng bằng nhau. Luộc chín sau đó nghiền nát để đắp.

4. Chữa rắn cắn, ong đốt

Lấy lá tươi giã nát đắp.

5. Chữa mề đay

Bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống. Có thể kết hợp nấu bẹ khoai sọ tươi với sườn lợn.

6. Thông hầu họng kháng độc, dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng

Khoai sọ 6 – 12g, củ khởi (rễ kỷ tử) 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong, uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày

Cách chọn và ăn khoai đúng cách

– Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.

– Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt tồn tại ở sát lớp vỏ của củ.

– Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.

– Lưu ý: Cần tránh nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khi ăn nên chọn những củ có kích thước vừa. Bổ ra, bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.

Yên Sơn – Theo Khoeplus.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đỗ Đen Xanh Lòng Tốt Cho Người Bệnh Suy Thận trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!