Đề Xuất 5/2023 # Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Gan # Top 8 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 5/2023 # Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Gan # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Gan mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 VÀI YẾU TỐ & QUAN ÐIỂM CHÍNH

Dinh dưỡng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo trì sức khỏe của chúng ta.

Người bị bệnh viêm gan cần một dinh dưỡng đặc biệt tùy theo bệnh trạng của mỗi cá nhân.

Nhiều loại thuốc có thể hại đến tế bào gan. Nên người bị viêm gan cần tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình của mình trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.

Dược thảo tuy an toàn. Nhưng trong một số trường hợp thuốc có thể gây ra những điều kiện bất lợi và nguy hại cho người dùng.

Khi gan bắt đầu bị chai, một số thức ăn nước uống thông dụng hàng ngày có thể trở thành những độc tố tác hại trực tiếp đến lá gan.

Trong những năm gần đây, người ta ý thức hơn về vấn đề dinh dưỡng trong việc bảo trì sức khỏe cũng như chữa trị bệnh tật

Tuy “Ăn để sống, chứ không phải sống để ăn”, chúng ta không nên chỉ ăn để sống “qua ngày”. Ăn đúng cách có thểả giúp phòng ngừa bệnh tật, hoặc thuyên giảm nhiều triệu chứng khác nhau.

Tuy nhiên nói thì dễ, làm thì khó. Ngoài sự hiểu biết sâu xa về các loại dinh dưỡng, người muốn ăn đúng cách cần một ý chí cương quyết và bền bỉ. Ăn đúng “kiểu”, chưa chắc đã ăn đúng cách. Ăn uống kiêng khem “cực khổ”, chưa chắc sẽ tạo cho cơ thể chúng ta một môi trường thuận lợi. Nếu chúng ta ăn gạo lức muối mè ngày này qua tháng nọ, chẳng hạn. Hoặc ăn trường chay một cách tuyệt đối mà không để ý đến các chất đạm hoặc chất bổ khác nhau. Cơ thể chúng ta sẽ thiếu dần nhiều chất dinh dưỡng một cách kinh niên, và từ đó đưa đến nhiều bệnh tật.

Thông thường, khi cơ thể chúng ta còn khỏe mạnh, chưa bệnh tật, ăn uống một cách “bừa bãi”, “cẩu thả” cũng chỉ gây ra một số hậu quả không tốt nếu chúng ta tiếp tục “vung vít” “phá giới” từ ngày này qua tháng nọ, tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng trở nên vô cùng quan trọng khi gan của chúng ta bị viêm, không còn tốt như xưa.

Dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan được phân biệt tùy theo bệnh trạng của mỗi cá nhân

1) Người bị viêm gan cấp tính (acute hepatitis) 2) Người bị viêm gan kinh niên (chronic hepatitis) và 3) Người bị chai gan (liver cirrhosis) hoặc ung thư gan (liver cancer).

Nói đến dinh dưỡng chúng ta thường gặp nhiều lời khuyên khác nhau. Truyền tụng từ người này qua người nọ, từ đời này qua đời kia. Một số lời khuyên rất đúng và rất nên được ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Ngược lại, nhiều lời khuyên hoàn toàn sai lầm và không dựa vào bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cả. Những lời khuyên truyền khẩu này nhiều khi đã được phổ biến từ nhiều thế hệ khác nhau, nên được in sâu vào ký ức của đại chúng.

Thậm chí nhiều lời khuyên rất phản khoa học đã và đang được xem như một trong những món quà tinh thần cao quý, trao đổi cho nhau, từ người này sang người khác, và như thế cứ tiếp tục được duy trì và ứng dụng một cách rất phổ thông, áp dụng những lời khuyên vô lý này vào cách thức ăn uống không những không mang lại một lợi ích nào mà còn có thể làm cho cơ thể của chúng ta mỗi ngày một yếu đi, một nhiều bệnh tật hơn.

Hơn nữa, không phải bệnh nào cũng có thể chữa được bằng thức ăn. Và không phải thức ăn nào cũng được xem như thuốc chữa bệnh. Theo định nghĩa, “thuốc” là một chất hóa học có thể ứng dụng để trị bệnh hoặc chữa lành thương tích. Nếu thực phẩm được dùng như thuốc trị bệnh, chúng sẽ có tất cả các phản ứng phụ nếu “dùng” không đúng cách hoặc quá “dose”.

Mục tiêu chính của dinh dưỡng là:

Giữ cán cân trung bình. Ðừng ăn ít hơn hoặc nhiều hơn sự cần thiết của cơ thể. Người mập quá, nên xuống ký. Người ốm quá nên lên cân.

Cung cấp cho cơ thể chúng ta những chất bổ và khoáng chất cần thiết.

Thực phẩm chứa đựng nhiều chất đạm (protein), chất đường/bột (sugar/carbon hydrate), chất mỡ (fat/cholesterol), sinh tố (vitamin), khoáng chất (trace elements), chất sơ (fiber) v.v. theo những tỷ lệ khác nhau. Tùy theo tuổi tác, trọng lượng, nghề nghiệp cũng như sinh hoạt thể thao và phái giới, chúng ta mỗi ngày cần từ 30 đến 35 Kcal. cho mỗi ký lô trọng lượng cơ thể. Về chất đạm (protein) chúng ta cần từ 1 đến 1.5 gm cho mỗi một ký lô trọng lượng mỗi một ngày. Nói một cách khác, nếu một người lớn nặng khoảng 70 ký. Họ cần phải ăn từ 2,100 đến 2,450 Kcal và 70 đến 90 gm chất đạm mỗi ngày.

Tuy một gram chất mỡ chứa nhiều nhiên liệu hơn một gram chất đường, chất bột hoặc chất đạm. Chúng ta nên dùng chất mỡ/ béo càng ít càng tốt. Tổng số năng lượng mỗi ngày không nên nhiều hơn 30% dưới dạng mỡ.

90 Grams Chất Ðạm (Proteins) Năng Lượng (Calories) Mỡ (Fat) Mỡ Bảo Hòa (Saturated Fat) Choles-terol (mg) 

Thịt Bò 21 g 240 15 6.4 77

Thịt Cừu 14 g 205 20 8.8 63

Thịt Dê 26 g 136 2.8 1 66

Thịt Gà Tây 25 g 135 3 0.9 59

Thịt Gà 20 g 140 1 0.3 55

Thịt Gà 20 g 140 1 0.3 55

Thịt Heo 14 g 275 18.2 6.8 62

Thịt Nai 26 g 126 1.6 0.6 65

Thức Ăn Khẩu Phần Chất Sơ (grams)

Bánh Mì Nâu

(whole wheat)

1 lát 2.0

Bánh mì trắng 1 lát 0.9

Broccoli 1 cốc (cup)

Cam 1 quả nhỏ 3.0

Cà Rốt sống 4 củ 1.7

Chuối 1 trái cỡ trung 2.0

Cơm trắng 1 bát nhỏ 1.5

Dứa tươi 3/4 cốc (cup) 1.4

Ðậu Ðen / Ðậu Ðỏ 1/2 cốc (cup) 5.5

Ðậu Ðũa 1 cốc (cup) 4.2

Gạo Lức 1/2 cốc (chưa nấu)

Khoai Tây 1 củ nhỏ 4.2

Lê 1 trái nhỏ 3.0

Mận khô 3 trái nhỏ 1.7

Mận tươi 2 trái nhỏ 2.4

Măng tây 1/2 cốc (cup) 1.8

Nho tươi 15 trái nhỏ 0.5

Sà lách xanh 1 cốc (cup) 0.5

Táo 1 trái nhỏ 2.8

Xoài 1 quả nhỏ 6.0

THỰC PHẨM CHO NGƯỜI VIÊM GAN CẤP TÍNH:

Nếu vì một lý do nào đó, quý vị không thể ăn đủ 20 đến 30 grams chất sơ mỗi ngày, quý vị có thể uống thêm một số chất sợi được bầy bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ như Citrucel, Fiberall, Metamucil v.v, nếu được quý vị nên chọn loại chất sợi có thể tan trong nước (water soluble fiber) như methylcellulose, và tránh dùng những chất sợi như psyllium. Chất psyllium có thể lên men trong ruột già gây ra sình bụng hoặc đau “quặn bụng”. Các loại rau muống, rau rền, rau cải cúc v.v. là những thức ăn thuần túy Việt Nam với số lượng chất sợi rất cao.

Ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít.

Tránh những thức ăn quá nặng nề với nhiều gia vị, dầu mỡ.

Uống nhiều nước. Nước ấm thường dễ uống hơn nước quá lạnh.

Nên nghỉ ngơi thường xuyên và tránh làm việc quá nặng nhọc.

Nên dùng những phương pháp “nhẹ nhàng” để thuyên giảm những triệu chứng khó chịu, trước khi dùng đến thuốc men.

Nếu phải dùng thuốc, nên dùng càng ít càng tốt.

Tuyệt đối không được uống rượu bia trong thời gian này, dầu chỉ một ít mà thôi.

Nếu triệu chứng trở nên quá nặng, xin liên lạc với bác sĩ của quý vị càng sớm càng tốt.

Khi bị viêm gan cấp tính, bệnh nhân có thể bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa, tương tự như những cơn cảm cúm đường ruột hay khi bị ngộ độc thức ăn. Nếu nôn ói trở nên trầm trọng hơn hoặc tiếp tục kéo dài, họ phải nhập viện trước khi kiệt sức vì mất quá nhiều nước.

Ngược lại, nếu chỉ hơi nôn nao khó chịu, bệnh có thể được chữa tại gia. Trong trường hợp này, họ chỉ nên dùng các thức ăn nhẹ, không dầu mỡ, ít gia vị. Thường nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng, khi cơ thể còn tương đối khỏe mạnh. Vào xế chiều cơ thể bệnh nhân viêm gan cấp tính thường mệt mỏi hơn, nên dễ buồn nôn hơn. Ðể tránh bị đầy bụng, khó chịu buồn nôn sau mỗi bữa ăn, họ nên thi hành câu châm ngôn: “Ăn ít no lâu, ăn nhiều dễ ói”. Nghĩa là họ nên ăn thành nhiều bữa, mỗi lần một ít.

Một số bác sĩ tin rằng, người bệnh viêm gan cấp tính nên ăn nhiều năng lượng (calories) hơn so với lúc chưa bị bệnh. Năng lượng này rất cần thiết trong việc hồi phục những tế bào gan nói riêng và toàn cơ thể nói chung.

Như đã trình bầy trong chương “Bệnh viêm gan A”, quý vị nên dùng phương pháp “đau đâu chữa đó”. Ðiều này có nghĩa là quý vị chỉ nên uống thuốc trong trường hợp thật cần thiết mà thôi. Tránh dùng quá liều các loại thuốc có thể hại đến gan, chẳng hạn như Tylenol (Acetaminophen). Tránh uống rượu và bia. May mắn thay, đa số triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính từ các loại vi khuẩn viêm gan. Nếu có, chỉ kéo dài vài ngày tới vài tuần. Một khi gan bình phục bệnh nhân có thể ăn uống lại bình thường mà không phải kiêng cữ gì cả.

THỰC PHẨM CHO NGƯỜI VIÊM GAN KINH NIÊN

Tiếp tục ăn uống một cách bình thường. Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau.

Kiêng dầu mỡ và các chất béo như mọi người khác (không bị viêm gan).

Nên ăn nhiều rau và trái cây để có nhiều chất sinh tố và chất sợi.

Nên uống thêm thuốc bổ, nhưng nên tránh thuốc có chứa nhiều chất sắt.

Nên ăn nhiều chất đạm (protein), nhất là chất đạm từ thực vật.

Tránh uống rượu hoặc bia.

Cho đến nay Hội Y Sĩ Ðoàn Hoa Kỳ vẫn chưa có lời khuyên chính thức về thực đơn hay thực phẩm dành riêng cho người bị viêm gan kinh niên. Bệnh nhân viêm gan kinh niên trong những giai đoạn đầu, thường vẫn tiếp tục cảm thấy rất khỏe khoắn. Sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn vẫn chưa gặp bất cứ một trở ngại nào.

Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, hệ thống tiêu hóa trở nên yếu dần. Vì thế, người bị viêm gan kinh niên, với thời gian tính, không ít thì nhiều sẽ bị thiếu dinh dưỡng, mặc dầu cơ thể bên ngoài của họ vẫn có vẻ “mập mạp” và khỏe mạnh như xưa. Nói một cách khác, người viêm gan kinh niên không nên ăn uống kiêng một cách cực khổ. Họ cần phải ăn uống thật đầy đủ với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi mỗi ngày, để cung cấp cho cơ thể những chất bổ, chất đạm cần thiết. Họ nên uống mỗi ngày một viên multi-vitamin. Ngoài thuốc bổ thông thường họ cần uống thêm thiamine và folic acid. Nhất là nếu họ bị viêm gan vì uống rượu bia quá nhiều trong một thời gian quá lâu.

RƯỢU BIA VÀ BỆNH GAN:

Rượu bia là một độc chất nguy hiểm đưa đến viêm và chai gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rượu bia nếu uống thái quá sẽ làm bệnh viêm gan do vi khuẩn viêm gan (nhất là vi khuẩn viêm gan C phát triển nhanh chóng hơn và trầm trọng hơn, Vì thế bệnh nhân sẽ giảm tuổi thọ nhiều hơn và nhanh chóng hơn so với những người cũng bị viêm gan mà không hề uống rượu. Theo thông cáo của Học Viện Y Tế Quốc Gia (National Institutes of Health) vào năm 1977 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn viêm gan không nên uống rượu. Nếu uống, không được uống quá một ly rượu nhỏ mỗi ngày. Tốt hơn hết, nên tránh hoàn toàn rượu bia, để tránh tình trạng “châm dầu vào lửa”.

CHẤT SẮT VÀ BỆNH GAN:

Trong cơ thể gan là cơ quan chứa đựng nhiều chất sắt. Gan của người bị nhiễm vi khuẩn viêm gan C có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn bình thường. Quá nhiều chất kim loại này trong cơ thể, nhiều bộ phận khác nhau, như tim, tụy tạng và gan sẽ bị tổn thương.

Hơn nữa, tác dụng của thuốc Interferon có thể giảm đi nhiều phần, nếu cơ thể của bệnh nhân chứa đựng quá nhiều chất sắt. Vì thế, bệnh nhân bị viêm gan C với lượng sắt cao trong máu, nhất là khi gan bị chai nên tránh uống thuốc bổ có chất sắt hoặc thực phẩm như thịt đỏ, gan, huyết v.v. Ðây là lý do tại sao ăn gan không những không bổ gan, mà còn có thể làm hại gan hơn. Nên tránh nấu ăn bằng nồi niêu làm bằng sắt hay lót với chất sắt. Khi dự trữ thức ăn, nên dùng các loại hộp bằng nhựa hoặc thủy tinh. Tránh dùng những hộp bằng kim loại.

MỠ VÀ BỆNH GAN:

Mập phì (obesity), bệnh mỡ cao hoặc tiểu đường thường đưa đến bệnh gan nhiễm mỡ (fatty liver). Lâu dần gan có thể bị viêm. Những người này nếu xuống cân hay giảm lượng Cholesterol thì gan có thể tốt hơn. Bệnh nhân bị viêm gan vì thế nên tập thể dục đều đặn, bớt ăn nhiều chất béo, cholesterol, đường. Vì béo phì là một căn bệnh có tính cách kinh niên, kinh niên (chronic disorder). Nên những người quá mập cần được theo dõi kỹ lưỡng và phải xuống ký theo một chương trình giảm cân đặc biệt. Nếu ăn uống không đúng cách, họ có thể trở nên thiếu dinh dưỡng một cách trầm trọng mặc dầu thân hình vẫn có vẻ mập mạp, “tốt tướng”.

Nói một cách tổng quát, muốn xuống ký, chúng ta phải ăn ít hơn số calories cần thiết.

Như thế, dựa vào bản tóm tắt kể trên, nếu quý vị đi bộ khoảng nửa tiếng đồng hồ (và toát mồ hôi rất nhiều), rồi sau đó ăn một bánh cookie với một lon nước ngọt, quý vị đã “đổ đầy một bình xăng mới” và sẽ không xuống một ký lô nào cả.

Bảng chi tiết chế độ ăn uống và tập luyện thể dục

Thời Gian Tập Thể Dục (phút) để tiêu thụ Thực Phẩm đã dùng

Thức Ăn Kilo-cal Hoạt động cơ thể

Ði bộ Ði xe đạp Bơi lội Chạy bộ Nằm nghỉ

1 thìa cottage cheese 27 5 phút 3 phút 2 phút 1 phút 21 phút

1 củ carrot sống 42 5 phút 4 phút 4 phút 2 phút 32 phút

1 bánh cookie 51 10 phút 6 phút 5 phút 3 phút 39 phút

1 quả cam 68 13 phút 8 phút 6 phút 4 phút 52 phút

1 ly sữa ít mỡ 81 16 phút 10 phút 7 phút 4 phút 62 phút

1 thìa mayonnaise 92 18 phút 11 phút 8 phút 5 phút 71 phút

2 lát bacon 96 18 phút 12 phút 9 phút 5 phút 74 phút

1 quả táo lớn 100 19 phút  12 phút 9 phút 5 phút 78 phút

1 lon nước ngọt 106 20 phút 13 phút 9 phút 5 phút 82 phút

1 trứng chiên 110 21 phút 13 phút 10 p hút 6 phút 85 phút

1 chai bia 114 22 phút 14 phút 10 phút 6 phút 88 phút

2 lát ham 167 32 phút 20 phút 15 phút 9 phút 128 phút

1 ly kem nhỏ 193 37 phút 24 phút 17 phút 10 phút 148 phút

1/2 ức gà chiên 232 45 phút 28 phút 21 phút 14 phút 178 phút

Tuna salad 278 53 phút 34 phút 25 phút 14 phút 214 phút

Hamburger 350 67 phút 43 phút 31 phút 18 phút 269 phút

1 ly Milk shake 421 81 phút 51 phút 38 phút 22 phút 324 phút

CHẤT ÐẠM VÀ BỆNH VIÊM GAN:

Chất đạm từ động vật được tìm thấy rất nhiều trong các loại cá, thịt, tôm v.v.

Chất đạm (protein) đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc bảo trì và tăng trưởng bắp thịt trong cơ thể chúng ta. Chất đạm cũng giúp cơ thể tự chữa bệnh và hồi sức. Người bị bệnh gan cần ăn uống đầy đủ chất đạm để giúp tế bào gan tăng trưởng và hồi phục mau chóng. Tùy theo tuổi tác, trọng lượng, nghề nghiệp cũng như sinh hoạt thể thao và phái tính nam nữ, bệnh nhân cần từ 1 đến 1.5 gm chất đạm mỗi ngày cho mỗi một ký lô trọng lượng cơ thể. Người ta thường hiểu lầm là bệnh nhân viêm gan phải tránh chất đạm, không được ăn quá nhiều thịt, nhất là lòng đỏ trứng gà. Ðiều này chỉ đúng khi gan bị chai quá nặng mà thôi.

Khi bệnh trở nên nặng hơn, khả năng bài tiết chất mật của gan giảm dần. Thiếu chất mật sự tiêu hóa và hấp thụ dầu mỡ trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể bị sình bụng, khó chịu hoặc tiêu chảy. Các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E sẽ không được hấp thụ như mong muốn.

Vì thế nếu không uống thêm Vitamin D (5,000 – 8,000 IU mỗi ngày) và calcium, xương của họ có thể sẽ xốp hơn và dễ gẫy hơn, Nên uống thêm Vitamin A từ 10,000 đến 25,000 IU mỗi ngày và Vitamin E từ 50 đến 400 IU mỗi ngày. Một số bác sĩ cũng khuyên nên uống thêm Vitamin C mỗi ngày. Nếu khả năng tiêu hóa dầu mỡ thuyên giảm trầm trọng hơn, bệnh nhân viêm gan B kinh niên có thể uống thêm một số thuốc như Kuzyme HP, Creon 20, v.v.

THỰC PHẨM CHO NGƯỜI BỊ CHAI & UNG THƯ GAN

Trong trường hợp này, khả năng hoạt động của gan đã bị suy giảm rất nhiều. Gan không còn cung cấp cho cơ thể đầy đủ những hóa chất và chất đạm. Khả năng loại bỏ chất độc, chất dơ và cặn bã trong người giảm dần. Áp xuất tĩnh mạch cửa tăng cao. Người bị chai gan vì thế dễ bị phù thủng. Nước ứ đọng trong người làm bụng sình trướng. Bệnh nhân thường đau bụng tiêu chảy, đi cầu ra máu hoặc đôi khi ói ra máu. Bụng đau lâm râm, không biết đói, thức ăn trở nên vô vị. Vấn đề dinh dưỡng bấy giờ phải kiểm soát kỹ lưỡng với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Người bị chai gan chỉ nên ăn dưới 2 grams muối mỗi ngày, nghĩa là ít hơn một thìa café muối, Một cách giản dị, đừng chấm thêm nước mắm, xì dầu hoặc rắc thêm mắm muối vào thức ăn đã được dọn ra bàn. Ăn quá mặn, nước sẽ ứ đọng trong cơ thể, sinh ra cổ trướng, phù thủng v.v.

Ða số các bệnh nhân, vì thế, phải uống thêm thuốc lợi tiểu.

Trong giai đoạn này, bệnh bắt đầu bước vào “vòng luẩn quẩn” không lối thoát. Uống quá ít nước cơ thể sẽ bị khô khan, áp xuất máu xuống quá thấp đưa đến chóng mặt, nhức đầu. Uống quá nhiều nước, cơ thể bị phù thủng. Không uống thuốc lợi tiểu, nước sẽ ứ đọng lại trong bụng (cổ trướng), gây ra khó thở. Uống quá nhiều thuốc lợi tiểu, các chất điện giải (electrolytes) mất thăng bằng gây ra nhiều hậu quả không kém phần tai hại.

Ðể tránh bệnh loạn trí gây từ chai gan (hepatic encephalopathy), bệnh nhân nên giảm thiểu chất đạm từ động vật như thịt, cá, trứng gà/vịt, sữa. Không nên dùng quá 0.8 gram chất đạm từ động vật cho mỗi ký lô trọng lượng mỗi ngày. Ammonia từ chất đạm của thịt nếu tăng quá cao sẽ làm bệnh nhân trở nên mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu minh mẫn, kém tỉnh táo và nếu nặng hơn loạn trí, hôn mê bất tỉnh.

Mặt khác người ta nhận thấy chất đạm từ thực vật như đậu nành, đậu hũ dễ ăn hơn và có thể tránh được những hậu quả của bệnh loạn trí. Vì thế, người bị chai gan, nên ăn rau quả nhiều hơn thịt. Họ có thể ăn từ 70 đến 80 gram chất đạm từ thực vật mỗi ngày. Ăn nhiều rau còn mang lại một lợi điểm khác không kém quan trọng. Ðó là bớt bón. Khi bị bón, các độc tố, trong đó có chất ammonia chế tạo từ vi trùng trong ruột già một cách nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy rằng, nếu ăn nhiều chất sơ, bệnh tiểu đường cũng có thể suy giảm.

Ngoài các loại thuốc bổ dùng cho người bệnh viêm gan kinh niên, bác sĩ có thể sẽ cho uống thêm Vitamin K từ 2.5 đến 5.0 mg mỗi ngày. Nếu bệnh nhân có khuynh hướng chảy máu, hoặc các chất khoáng như Magnesium glunate, zinc sulfate…

Người bị chai gan cần phải ăn thật nhiều chất sơ để tránh bị bón. Trung bình họ cần đi đại tiện ít nhất 2 đến 3 lần mỗi ngày. Một lần nữa điều này nhấn mạnh sự quan trọng của rau và trái cây trong việc trị bệnh nói chung và bệnh viêm gan nói riêng. Khi đi cầu nhiều lần trong ngày, phân thành hình trong ruột già sẽ bị “tống” ra ngoài một cách kịp thời, trước khi chúng bị lên men bởi vi trùng. Khi bị bón, các độc tố bài tiết từ các vi trùng có thể đi thẳng vào máu, làm tê liệt tế bào óc của người bị chai gan. Người ta cũng nhận thấy yogurt và sữa hoặc chất men Lactobacillus acidophilus nếu dùng đúng cách có thể hóa giải chất ammonia trong phân.

Tóm lại, thực phẩm cho người chai gan và ung thư gan trở nên rắc rối và phức tạp hơn nhiều so với dinh dưỡng cho người chỉ bị viêm gan trong những giai đoạn đầu.

Bệnh nhân chai gan mất dần khả năng loại bỏ nhiều độc tố khác nhau trong cơ thể nên dễ bị ngộ độc, Thức ăn thông thường hằng ngày nay cũng có thể biến thành chất độc và trở nên nguy hiểm nếu ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Thực phẩm cần được lựa chọn kỹ lưỡng hơn, và cách thức cũng như giờ giấc ăn uống cũng phải thay đổi vì cơ thể người bị chai gan yếu dần, Họ thường cảm thấy uể oải, thiếu sinh lực, ăn không ngon, bụng không đói, miệng không thèm ăn, phần vì ăn không tiêu, phần vì mùi vị thức ăn thơm ngon ngày xưa nay trở nên khó chịu, lợm giọng buồn nôn. Bệnh nhân vì thế nếu không được chữa trị đúng cách, sẽ lìa trần sớm hơn.

Nếu thận hoạt động tốt và chưa bị phù thủng hoặc sưng cổ trướng.

Người bệnh nhân viêm gan nên uống thật nhiều nước, càng nhiều càng tốt. Nên tránh uống rượu bia hoặc các loại nước chứa đựng chất caffeine như coffee, trà đen, Coke, Mountain Dew. Caffeine với đặc tính loại tiểu dễ làm cơ thể mất nước hơn. Tuy nhiên nếu quý vị đang uống thuốc lợi tiểu như Lasix, Aldactone v.v. Xin quý vị tham khảo ý kiến bác sĩ.

       2. Nên chọn lựa thức ăn hợp với khẩu vị.

Không nên cưỡng ép ăn uống những thực phẩm không hợp với cơ thể, như uống sữa Ensure để rồi sau đó bị lình sình bụng suốt ngày và không ăn uống được gì nữa.

       3. Ðể tránh nôn ói, hoặc để ăn ngon miệng hơn, nên ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Mỗi lần một ít. Nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng. Một ít bánh nhạt, nước ngọt có thể giảm cảm giác nôn nao khó chịu hoặc lợm giọng buồn nôn.

       4. Vì người chai gan dễ bị viêm bao tử (gastritis)

Nên thức ăn quá mặn, cay, chua có thể làm họ đau bụng, khó tiêu sau mỗi bữa cơm. Nên tránh các loại thức ăn kể trên. Ngoài ra nên tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều gia vị. Mùi vị nồng nặc của một số thức ăn có thể giảm đi nếu để lạnh hoặc nguội trước khi dùng, Nên nấu thức ăn nơi thoáng khí, hoặc dùng máy hút hơi hữu hiệu, để giảm thiểu sự buồn nôn có thể gây ra từ khói cay hoặc hương vị khó chịu trong lúc nấu nướng. Hấp và luộc thức ăn cũng như nấu bằng microwave trong các túi nylon cột kín sẽ giảm đi phần lớn sự ngào ngạt nặng mùi trong lúc nấu nướng.

       5. Người chai gan có thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

Tuy nhiên họ có thể sẽ khỏe hơn khi ăn “chay” một vài bữa với thật nhiều đậu lành. Đậu hũ cũng như các loại trái cây không quá chua, Nếu đau bụng sau khi ăn hoặc khi bụng quá đói, xin liên lạc với bác sĩ của quý vị, vì đây có thể là triệu chứng của loét lở bao tử, Nếu thức ăn quá chua làm đau bụng, quý vị có thể uống thuốc Prelief kèm với thức ăn có nhiều chất chua.

Nguồn: Ung Thư Hội Việt Mỹ

Bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan C

Bệnh viêm gan D

Những người có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, miệng đắng, ăn không ngon sau khi nhậu hoặc có chỉ số men gan cao hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đưa chỉ số men gan về mức ổn định, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. “Nếu phải sử dụng rượu bia ít nhất 2 lần/tuần, Bảo Ích Can sẽ đồng hành cùng bạn để giúp hạ men gan, phòng ngừa xơ gan trước bia rượu”.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Gan Gia Cầm Tươi

Gan ngỗng hay gan vịt béo là món ăn ngon của Pháp và ngày nay được phổ biến trên toàn thế giới. Nó thường bị nhầm với pate gan. Tuy nhiên, gan ngỗng có kết cấu mịn, mùi vị béo ngậy như bơ và gan ngỗng có thể được chế biến nhiều cách khác nhau. Gan ngỗng rất bổ dưỡng đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng nó có giá khá cao.

Gan ngỗng tươi có nhiều chất béo, nhưng cũng rất giàu vitamin và chất khoáng. Bởi vì, gan đóng vai trò là cơ quan lưu trữ nhiều chất dinh dưỡng.

Thông tin về thành phần dinh dưỡng trong gan ngỗng còn hạn chế, nhưng trong 28 gam pate gan ngỗng được làm bằng một lượng nhỏ rượu vang trắng cung cấp các chất dinh dưỡng bao gồm: 130 calo, 3 gam protein, 12 gam chất béo, 1 gam carbs, 0 gam chất xơ, 111% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày, 32% vitamin A, 7% acid pantothenic, 7% riboflavin, 5% đồng, 9% sắt, 5% phốt pho. Rượu vang trắng có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng ở một mức độ nào đó. Nhưng với chất béo, vitamin và khoáng chất thì không bị ảnh hưởng.

Vì hàm lượng chất béo trong gan ngỗng cao nên nó là loại thực phẩm rất giàu calo. Không những thế, gan ngỗng còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất.

Hơn nữa, gan ngỗng cũng là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin A tốt. Thành phần vitamin này trong gan ngỗng có tác dụng giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị lực đồng thời thúc đẩy sự phát triển các tế bào khỏe mạnh trên toàn bộ cơ thể.

Thêm vào đó, gan ngỗng cũng chứa nhiều chất khoáng như đồng và sắt. Giống như vitamin B12, đồng và sắt rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Một trong những vấn đề quan trọng trong sản xuất gan ngỗng là chế nuôi dưỡng ngỗng với khẩu phần ăn đặc biệt. Chế độ ăn của chúng dựa vào ngô và chất béo cao để làm cho ngỗng tăng cân nhanh chóng đồng thời tích tụ mỡ xung quanh gan. Quá trình vỗ béo ngỗng là làm tăng gan của ngỗng lên tới 10 lần. Điều này, làm cho gan ngỗng có giá trị lớn về kinh tế.

Gan ngỗng Pháp là một phần ẩm thực không thể thiếu của người Pháp cũng như của những người yêu thích món ăn này trên toàn thế giới. Món ăn được chế biến từ gan ngỗng phổ biến và quen thuộc là gan ngỗng nướng hay áp chảo. Tuy nhiên, mọi người vẫn quen thuộc hơn với món pate gan ngỗng ăn cùng với bánh mì baguette hoặc bánh quy giòn.

Gan ngỗng rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin A, đồng và sắt. Nó cũng có lượng calo khá cao cùng với các chất béo. Đặc biệt, chất béo trong gan ngỗng là sự kết hợp lành mạnh của chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Hầu hết chất béo trong gan ngỗng là chất béo không bão hòa đơn, có tính kháng viêm cao. Hơn nữa nó còn có tác dụng giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thêm vào đó, chất béo bão hòa trong gan ngỗng hầu như không có hại như quan niệm trước đây. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực phẩm có chất béo bão hòa cao có thể được sử dụng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng.

Tuy nhiên, do hàm lượng chất béo trong gan ngỗng cao nên nó cũng nhanh chóng mang lại cảm giác no. Do đó, cần điều chỉnh lượng gan ngỗng được ăn vào phù hợp bởi vì điều đó rất quan trọng để xem xét hàm lượng calo được cung cấp cho cơ thể.

Với phương thức sản xuất độc đáo và đặc biệt, nên gan ngỗng là món ăn có giá khá đắt. Ngoài ra, nhiều nơi đã cấm không sử dụng thực phẩm này. Bởi vì lý do đạo đức, khi bắt những con ngỗng ăn theo chế độ ăn kiêng đặc biệt để làm tăng lượng gan của chúng. Chẳng hạn, thành phố New York đã thông qua luật vào tháng 10 năm 2019 rằng sẽ cấm thực phẩm gan ngỗng vào năm 2022. Hay ở Califonia cũng cấm sản xuất gan ngỗng theo phương pháp truyền thống.

Tuy nhiên, đây là món ăn có vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Pháp, nên gan ngỗng vẫn được sản xuất và bảo vệ ở Pháp.

Hơn nữa, nếu ăn gan ngỗng, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều trong một lần. Bởi vì nó rất giàu và có hàm lượng chất béo cao. Cho nên, ăn quá nhiều gan ngỗng trong cùng một thời gian có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa chẳng hạn như: đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương chỉ nên ăn gan ngỗng khi đã được tiệt trùng bằng nhiên. Còn với gan ngỗng từ làm hoặc gan ngỗng tươi có nguy cơ nhiễm khuẩn cao vì nó được chế biến ở nhiệt độ thấp.

Gan ngỗng là một món ăn chính trong ẩm thực Pháp. Nó thường được chế biến thành món pate ăn cùng với bánh quy giòn hay bánh mì. Gan ngỗng có nhiều chất béo và calo, nhưng nó cũng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin b12, vitamin A, đồng, sắt. Acid béo trong gan ngỗng chủ yếu là acid béo không bão hòa đơn có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, phương thức sản xuất ra gan ngỗng vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi, và dẫn đến việc cấm sản xuất thực phẩm này ở một số vùng. Hơn nữa, đây cũng là món ăn có giá thành khá cao.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Dinh Dưỡng Hợp Lý Cho Trẻ

Ngày đầu tiên, chúng tôi lo lắng rằng bọn trẻ có ăn đủ dinh dưỡng hay không?- tuy nhiên với tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện nay là 17%, chúng tôi cũng băn khoăn chúng ăn quá nhiều. Vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là như thế nào?.

Để giảm bớt mối lo ngại này, các chuyên gia dinh dưỡng đã giúp đưa ra những hướng dẫn về lượng thức ăn cho mỗi độ tuổi của trẻ, cùng với các mẹo vặt làm thế nào để theo dõi sát sao vấn đề này. Nếu làm theo những lời khuyên nêu trên, cân nặng của trẻ không còn là mối quan tâm quá lớn đối với bạn nữa.

TRẺ Ở ĐỘ TUỔI TỪ 1-3 TUỔI: Nhu cầu calo hàng ngày là 1.200 đến 1.400

Bạn hãy nhớ rằng, con của bạn sẽ thích ăn gà, bí và hầu hết các đồ ăn khác đặt ở khay trên ghế cao, hơn là việc bị đổi vị trí khác trong khi ăn.

Sau 1 tuổi, sự tăng trưởng của bé giảm đi 30%, và vì thế có thể bé sẽ thèm ăn. Theo khuyến cáo của Viện Y tế, trẻ sơ sinh cần hấp thu khoảng 35 tới 50 lượng calo, trong khi đó trẻ nhỏ chỉ cần khoảng 35 tới 40 lượng calo. Làm thế nào để bạn thực hiện đúng mục tiêu trên? Tạo bản năng cho trẻ: Trẻn nhỏ 2 tuổi thường biếng ăn thì cũng là bình thường. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học của California, San Francisco (Mỹ), có đến 85% bậc cha mẹ nói rằng họ ép con họ ăn nhiều hơn, nếu như ăn thêm một chút ít thì sẽ được khen và có thưởng. Khi mà con bạn đẩy bát ăn ra hay nói rằng no rồi thì bạn cũng không nên ép trẻ ăn thêm nữa. Nếu không thậm chí bé sẽ ăn nhưng không cảm thấy đói – và đó là điều không nên làm.

Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Pennsylvania cho thấy nhiều trẻ thừa cân, béo phì độ tuổi 5 đến 12 chúng đã gần như mất tín hiệu đói bụng, thèm ăn của mình. Tác giả của nghiên cứu – tiến sĩ Tanja Kral cho biết: “Để cho trẻ nhận biết được rằng mình đói bụng hay no bụng có thể là một phương pháp hiệu quả giúp đẩy lùi tình trạng béo phì. Vừa ăn được chút ít, cũng chỉ vì mải chơi quên ăn, trẻ sẽ tụt xuống bàn để vui chơi. Dina Rose – tiến sĩ và nhà xã hội học ở Hoboken, New Jersey – chuyên gia về thói quen ăn uống của trẻ nói: Việc sử dụng một số đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như rau quả, pho mát, bánh quy giòn và ngũ cốc nguyên hạt trong tầm với của trẻ vào giờ chơi đùa cũng không phải là không tốt. Tuy nhiên, các bữa ăn chính và bữa phụ nên sử dụng bàn ăn để tạo thành thói quen. Lên kế hoạch thời gian biểu: Jill Castle – nhà nghiên cứu và phát triển và là tác giả của bài viết “Cho trẻ ăn không còn là nỗi lo: Làm thế nào để nuôi dạy 1 đứa trẻ khỏe mạnh từ khi còn bế ẵm cho đến khi tới trường” nói: Phân chia các bữa ăn và đồ ăn nhẹ cách nhau 3 giờ đồng hồ; điều này sẽ giúp trẻ có được cân nặng cân đối, cơ thể khỏe mạnh. Một cậu bé lười ăn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy đói. Hơn nữa, nếu trẻ bỏ bữa thì 1 vài giờ sau nên cho trẻ ăn lại.

Thực đơn mẫu cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Dùng ½ ly sữa có hàm lượng chất béo thấp; cho thêm nước nếu trẻ vẫn còn khát. Với bữa ăn nhẹ thì cho trẻ uống nước hoặc 100% rau quả, trái cây. Không vượt quá 6 ly nước hoa quả mỗi ngày.Bữa sáng Yến mạch (1/2 thìa trộn với 1 muỗng cà phê, đường và rắc 1 chút quế) ½ quả chuối thái lát

Bữa trưa Đậu và pho mát (bánh bắp, Đậu rán và phô mai cắt nhỏ) Trộn 1/4 chén sốt cà chua cay.

Bữa tối 1 oz. gà nướng 1/2 chén khoai tây chiên 1/2 chén hấp bông cải xanh (trộn với 1/4 muỗng dầu ô liu và 2 muỗng pho mát Parmesan.)

Đồ ăn nhẹ 1/2 cốc sữa chua ít béo với một bánh kem nguyên ngũ cốc 1/2 quả táo, thái lát, với một bánh pho mát

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ TỪ 4-6 TUỔI: Nhu cầu calo mỗi ngày: 1.500 đến 1.750

Trẻ ở độ tuổi này tiêu thụ khoảng 40% lượng calo hoặc hơn thế nữa: luôn ăn vặt và ăn trưa tại trường, hoặc sau khi tan học. Sarah Krieger, nhà nghiên cứu và phát triển, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và ăn kiêng tại Petersburg, Florida cho biết: Giữ nguyên bữa ăn phụ, tăng lượng thức ăn khoảng một phần ba đối với các bữa ăn chính. Hoặc bạn có thể tham khảo một số phương pháp khác sau đây:

Đặt lịch ăn trưa: Cha mẹ nên ăn trưa cùng với con của mình, hoặc không thì ngồi cổ vũ con ăn tại phòng ăn. Liz Weiss, tiến sĩ, tác giả của tác phẩm “No whine with dinner” cho hay: Hầu hết trẻ ở độ tuổi này ăn rất chậm, Vì vậy, không nên ép con bạn lĩnh hội được tất cả lượng calo trong hộp ăn trưa. Điều chỉnh kích thước hộp cơm cho phù hợp, và thiết lập một bữa ăn sáng hoặc bữa tối lớn hơn. “Coi trọng món ăn tinh thần: Susan M.Kosharek, nhà nghiên cứu và phát triển, tác giả bài viết “Nếu con bạn thừa cân: 1 giải pháp cho cha mẹ” nói rằng : ‘Nếu con bạn cứ nài nỉ đòi ăn vặt, bé sẽ ăn mà không thấy chán nản hay thậm chí là lo sợ. Hãy chơi trò “đo tỷ lệ độ đói bụng” với con bạn: 0 là rất đói, 10 là rất no, và 5 là không đói mà cũng chẳng no. Nếu con số của con bạn là trên 5 thì có nghĩa con bạn muốn ăn. Con bạn đã đủ lớn để nhận biết được vấn đề, vì thế hãy đặt ra những câu hỏi như: “Con buồn chuyện gì à?; Con làm sao thế?” Sau đó giúp con giải quyết vấn đề hoặc giúp con thoát ra khỏi rắc rồi đó mà không cần dùng đến đồ ăn.Ăn uống theo lối gia đình: Bạn hãy tự để con mình ăn, bạn đừng nhắc nhở hay ép buộc con, như vậy con bạn sẽ ăn một lượng vừa đủ. Castle cho rằng: “Một số phụ huynh vô tình đã cho con của họ ăn nhiều như khẩu phần người lớn, như vậy trẻ em đã ăn một lượng nhiều hơn bản thân chúng cần ăn”.

Thực đơn mẫu cho trẻ lứa tuổi 4-6

Chuẩn bị bữa ăn với 3/4 cốc sữa ít chất béo; cho thêm nước nếu con bạn vẫn còn khát. Dùng nước hoặc nước trái cây 100% cho bữa ăn nhẹ. Không vượt quá 6 ly nước mỗi ngày.

Bữa ăn sáng ½ bánh mỳ tròn (nguyên bột mì) quết bơ 1/2 chén salad trái cây

Bữa ăn trưa 1/2 con gà tây-và bánh mì pho mát Dải tiêu vàng với 2 muỗng canh 1/2 chén dâu tây thái lát.

Bữa tối 2 cá ( cá thu hoặc cá rô phi) 1/2 chén gạo lức nấu chín 4 chén măng xào với dầu ô liu

Bữa ăn nhẹ 1/4 chén món khai vị làm từ gà,đậu và 10 chú cà rốt 1 hộp nho khô nhỏ

Tư Vấn Dinh Dưỡng Cho Bạn Từ Dinh Dưỡng Viên Tốt Nghiệp Khoa Dinh Dưỡng Lâm Sàng Chính Quy Ở Hoa Kỳ.

Sự khác biệt đáng kể nhất là nhà hàng POPEYE’S nhìn chung có lượng muối cao hơn có lẽ do “spicy” hơn nên gia vị họ dùng ban đầu đã có sẵn thành phần natri cao hơn. Nếu bạn để ý sẽ thấy nhà hành POPYEYE’S có nhiều món có thành phần chất béo chuyển hóa (trans fat) cao hơn nhà hàng KFC. Sự khác biệt này-nếu có thật và nếu chúng ta có thể tin tưởng “sự thành thật” của nhà hàng KFC trong việc báo cáo dinh dưỡng của họ-thì sự khác biệt về trans fat giữa POPEYE’S VÀ KFC có thể là từ loại dầu ăn họ dùng trong chiên xào và một phần là do thành phần trong các nước sốt (ví dụ nước sốt dùng trong xà lách, hay xốt dùng để quét lên bánh mì kẹp).

FINAL THOUGHT: Mặc dù tôi rất trân trọng sự thành thật của nhà hàng POPEYE’S, nhưng vì lý do thành phần trans fat của họ cao, tôi sẽ không dám order từ nhà hàng này. Giữa hai nhà hàng này, nếu một ngày đẹp trời tôi từ bỏ chế độ ăn chay, tôi có lẽ sẽ vào KFC.

KFC

Drumstick= đùi tỏi

Thigh= Đùi+lườn gà

HOT & SPICY CHICKEN

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Ức 530 35 6 0 10 1150 18 0 0 35  

Đùi tỏi 170 12 2 0 50 390 5 0 0 10  

Đùi + lườn 330 23 4.5 0 100 700 9 0 0 22  

Cánh 170   13 2 45 340 5 0 0 10  

ORIGINAL RECIPE

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Ức 390 21 4 0 120 1190 11 2 0 39  

Đùi tỏi 130 8 1.5 0 55 430 4 1 0 12  

Đùi & lườn 280 19 4.5 0 100 910 8 1 0 19  

Cánh 130 8 2 0 55 380 3 0 0 10  

HOT WINGS

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Cánh 70 4 1 0 20 160 3 0 0 4

                     

GÀ NƯỚNG

(BLACK PEPPER/BIG N JUICY)

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Ức 210 7 2 0 130 710 0 0 0 38

Đùi tỏi 80 4 1 0 55 220 0 0 0 11

Đùi & lườn 330 23 4.5 0 90 420 0 0 0 17

Cánh 70 3 1 0 45 180 0 0 0 9

CHICKEN POPCORN

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Thường (R) 290 19 2.5 0 30 870 19 1 0 13

Lớn (L) 620 39 5 0 65 1820 39 2 0 27

KHOAI TÂY nghiền

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Thường (R) 120 4 1 0 0 500 19 1 0 2

Lớn (L) 150 5 1 0 0 640 24 2 0 3

Jumbo 560 19 4 1.5 5 2380 88 6 1 10

COLESLAW

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Thường (R) 170 12 2 0 5 180 14 4 10 1

Lớn (L) (estimatd) 300 24 4 0 7 350 22 7 15 2

Jumbo 630 45 7 0 10 660 53 14 37 4

CHICKEN SALAD

Ước tính: 300 kcal

BURGER-RICE

RICE

Các món có cơm trong menu này chủ yếu kết hợp gà chiên, gà nướng cùng với cơm trắng. Các bạn hãy coi phần trên cho calories trong 1 miếng tương ứng (như ức, đùi) cộn thêm phần calories ước tính cho cơm trắng là: 200 calories .

BURGER

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

ZINGER 480 24 3 0 65 1120 39 3 4 27

FLAVA 380 4.5 0.5 0 55 1440 59 3 22 25

SHRIMP 410 16 6.5 0-1 10 660 53 2 4 13

POPEYE

GÀ GIÒN CÓ XƯƠNG

Giữa menu gà giòn có xương cay và không cay chỉ chênh lệch từ 10-40 kcal cho mỗi miếng.

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

ỨC 440 27 11 1 110 1330 16 2 0 35

ĐÙI TỎI 160 9 4 0 40 460 5 1 0 14

Đùi+lườn 280 21 8 0 50 640 8 1 0 14

CÁNH 210 14 4 0 60 610 8 1 0 13

GÀ GIÒN KHÔNG XƯƠNG

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

3 MIẾNG 340 14 6 1 70 1350 16 2 0 28

5 miếng 567 23 10 1.7 117 2250 27 3 0 47

HẢI SẢN

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Cá cajun 1pc 130 6 2 0 15 550 12 0.5 1 5

BURGER

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Bơ gơ gà 500 16.5 6 1 70 1630 45 3 4 33

Bơ gơ cá 420 14.5 4 0 30 1380 53 2 6 15

Bơ gơ tôm 450 19.5 8 1 90 1100 50 4 4 17

MÓN ĂN KÈM

Món Calories

(kcal)

Tổng béo (g) Béo bão hòa (g) Béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg) Muối natri (mg) Tổng đường carbohydate (g) Chất xơ (g) Đường

(g)

Đạm (g)

Khoai chiên (R) 260 14 5 1 10 570 30 2 0 3

Khoai chiên (L) 770 41 16 3.5 25 1700 89 7 1 10

Khoai nghiền R 110 4 2 0 5 590 18 1 1 3

Khoai nghiền L 330 12 6 0 15 1770 54 3 3 9

Cơm 200 0 0 0 0 <10 45 1 0 4

Bắp cải trộn R 220 15 2.5 0 10 300 19 2 15 1

Bắp cải trộn L 660 46 8 0 30 900 50 5 4 6

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Gan trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!