Đề Xuất 3/2023 # Địa Đàng Còn In Dấu Chân Bước Quên # Top 10 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Địa Đàng Còn In Dấu Chân Bước Quên # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Địa Đàng Còn In Dấu Chân Bước Quên mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèoloài sâu ngủ quên trong tóc chiều

Mùa xanh lá

Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền Bàng hoàng lạc gió mây miền Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng Một đời bỏ ngõ đêm hồng Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô từ mưa gió từ vào trong đá xưa Ðến bây giờ mắt đã mù Tóc xanh đen vầng trán thơ Dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu Mới hôm nào bão trên đầu Lời ca đau trên cao Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền để người về hát đêm hồng địa đàng còn in dấu chân bước quên.

Về giai điệu của ca khúc tôi thấy nó có những lúc vút cao như gió, đưa ta lên đỉnh núi, nơi mà con người cho đó có cổng trời. Có những khi thì thầm như tiếng sóng, tiếng côn trùng trong đất sâu. Có những lúc lướt đi nhẹ nhàng như gió xuân, như bước chân phiêu du. Bao trùm bài hát đó là một cảm xúc buồn suy tư, suy tư về sự tồn tại, sự đau khổ của bước chân địa đàng. Qua các từ “than phiền” “ngại ngùng” “chùng chân” “nước lên mắt em” “ưu phiền” “lời ca đau”… ta cảm nhận được điều này.

Hình ảnh trong bài hát rất giản dị, gần gũi quen thuộc; Đó là gió, mây, sóng, sâu, lá, rong… Với cách sử dụng của Trịnh, cộng với chất men thần kỳ của giai điệu ta bỗng thấy nó đẹp một cách hoang sơ, huyền diệu và truyền tải những ý nghĩa rất nhân văn.

Nghe ca khúc ta có thể tưởng tượng đôi chút về hoàn cảnh sáng tác như sau: Kẻ du ca tên Trịnh một chiều lỡ bước, dừng chân bên lưng đèo, xa xa là biển cả. Không gian bao la, con người nhỏ bé lại càng bé nhỏ hơn. Lữ khách không khỏi chạnh lòng, cô đơn, ngậm ngùi về thế thái nhân tình, về kiếp người ngắn ngủi, mong manh. Chẳng thế mà Bà Huyện Thanh Quan đã có bài thơ “Qua đèo Ngang” và bài “Chiều hôm nhớ nhà” cho hậu thế buồn khi hoàng hôn xa xứ (“Dừng chân đứng lại trời non nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta… “Kẻ chốn chương đài người lữ thứ/ lấy ai mà kể nỗi hàn ôn”…). Thôi Hiệu (nhà thơ cổ đại TQ) cũng nói về hoàn cảnh trên: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Có lẽ một chiều nào đó trên con đường vạn dặm đem tiếng hát thức tỉnh trái tim con người, TCS đã ở vào hoàn cảnh tương tự như trên.

“Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèoMùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”

Cách bắt đầu ca khúc thật thú vị! “Trời buông gió…”. Giống như ánh đèn sân khấu bật sáng. Gió buông… và các sự vật bắt đầu “vai” của mình: “mây về…”, “sâu ngủ…”, “nước lên…”, Ngựa buông vó…” “người đi…”…Ca khúc bắt đầu. Chữ “gió” trong bài được ngân cao, sâu và dài, khiến ta cảm nhận được luồng gió đang phơi phới thổi mạnh giữa mênh mông đất trời, mơn man muôn loài từ vô tri đến hữu tri. Ta thấy gió như từ trong lòng mình tràn lên, ngân nga qua thanh quản. Gió thổi “Mây về ngang lưng đèo” hay cũng là Trịnh vì “gió” của nhạc, của ca mà chiều nay cũng phiêu dạt đến đây để ngắm “Mùa xanh lá…”?.”Tóc chiều”là một cách gọi sáng tạo và đẹp. Phải chăng gió chiều, xuôi cành lá của cây, của rừng tung bay giống như suối tóc của thiếu nữ trong chiều cả gió. (Chả thế mà Xuân Diệu đã nói “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng…”). Danh từ “tóc chiều” ta tưởng là một nhưng đó là sự kết hợp đầy tinh tế giữa cành lá và gió, của hai sự vật hữu hình và vô hình. Chỉ hai câu thôi mà Trịnh đã đưa ta về một không gian khá đẹp: Hoàng hôn lưng đèo lộng gió, ngàn cây xanh lá giỡn nô, loài sâu yên bình giấc ngủ.

Chiều buông nhanh, bóng đêm trùm xuống, con người rơi vào cái đặc quánh của màn đêm cô quạnh, tưởng lòng người chùng xuống, tắt lặng vào quên lãng như loài sâu ngủ quên. Nhưng một tiếng hát vút lên phá toang màn đêm và tất cả như thức tỉnh. Thức tỉnh trong ý thức về nỗi buồn.

“Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền Bàng hoàng lạc gió mây miền Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm”

“Cuộc đời đó” là xã hội mà TCS đang sống hay chính là cuộc đời ông. Buồn gì đây? chán gì đây, mà tiếng ca than phiền, ngại ngùng? Từ “như”cho ta biết đây là cảm nhận chủ quan của TCS về lời ca. Ông nghe và cảm thấy như thế. Quan tâm một chút đến năm sáng tác của ca khúc này ta sẽ hiểu được những ẩn ức trong ca từ. Bài hát viết năm 1964. Lúc này Mĩ đang leo thang chiến tranh ở miền Nam, chuẩn bị mở rộng đau thương chết chóc ra toàn Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn vào đêm khuya (khoảng 9, 10 giờ) thường có chương trình phát thanh Dạ Lan. Qua làn sóng radio, binh lính ngụy và quần chúng thường được nghe những ca khúc “nhạc vàng” (Những bài hát có nhạc điệu và ca từ buồn, ủy mị, lâm ly. Có thể vào một đêm nào đó Trịnh cũng đã buồn khi nghe những ca khúc trên và nó đã tạo thêm cảm hứng cho ông viết bài hát này chăng? Điều này ta có thể chắc chắn hơn khi biết nhan đề chính thức ban đầu của nó chính là “Tiếng hát Dạ Lan”. Quê hương đau, nắng hạ cũng buồn, nước sông ngăn đôi sơn hà, còn gì vui? Lúc này TCS đang sống tại miền Nam, ông từng bị chính quyền Sài Gòn bắt bớ, cấm đoán nhiều điều bởi các ca khúc và thái độ phản chiến của mình. Chính vì thế khi nghe những lời ca buồn, ủy mị, ông cũng như bao người Việt thời đó sao mà không cảm thấy như than, như phiền, như ngại ngùng cho kiếp mình, đồng bào mình, dân tộc mình. Có lẽ đây chỉ là một yếu tố để ta rõ hơn đôi chút về ca từ trong bài. Nhưng “Dấu chân địa đàng” của TCS đã vượt qua yếu tố thời sự, thời gian đem đến sự say mê cho nhiều thế hệ. Điều gì đã làm nên điều đó? Theo tôi khi nghe Trịnh ta tìm thấy ta thấp thoáng sau những ca từ có vẻ huyền bí, khó hiểu của ông.

Hai câu tiếp theo là một tâm trạng buồn rất Trịnh:

Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm”

Bàng hoàng là một tâm trạng ngỡ ngàng, sững sờ, choáng váng không thể làm chủ được tâm hồn. Nhìn lại mình Trịnh bất chợt ý thức về kiếp du ca. Một lần nữa ta thấy hình tượng mây xuất hiện, nếu ở trên mây về neo ngang lưng đèo thì ở đây mây “bàng hoàng lạc gió”. Trịnh đã ngầm ẩn dụ mình với mây, nếu “gió” của ca, của nhạc đưa Trịnh phiêu du khắp cõi đời, thì “gió”của đời cũng xô đẩy Trịnh phiêu bạt không ngờ. “Mây miền” là một danh từ mới của ông. Ta thường quen với các loại mây giông, trắng, đen, xám…chưa bao giờ nghe mây miền. Vậy mây miền là loại mây gì? Không thể định nghĩa theo lý tính được ta chỉ có thể hiểu được bằng cảm tính. “Mây miền” gợi cho ta nghĩ đó là một đám mây lang thang nay vùng này, mai miền nọ, ngao du khắp đất trời, sông núi. Trịnh ví đời nghệ sĩ của mình như một đám mây cũng khá hợp lý. Mây có lúc lang thang lững lờ, có lúc nhẹ nhàng phơi phới, lại có khi bàng hoàng lạc gió…Câu trên nói lên cái cảm giác bất chợt ý thức về kiếp sống giang hồ của ông còn câu dưới thể hiện nỗi lòng của ông: “Trùng trùng… sóng mềm”. Sóng ngoài khơi kia đang lên hay muôn đợt sóng lòng – bao nhiêu buồn vui, suy tư trăn trở đang dâng lên trong lòng tác giả. “Sóng mềm” cho ta biết tâm sự đó không như con sóng bạc đầu cồn cào, gào xé. Nó vẫn đang nhẹ nhàng, nhưng trùng trùng muôn lớp đang lên, tiềm tàng nhiều bí ẩn. Ta chợt nhớ cõi lòng mình cũng có những khi hoang mang, thất vọng. Muôn lớp sóng sầu dâng lên, ta mệt mỏi, chán nản giữa đường đời.

Chính vì vậy mà: “Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần”. Giống như “mây miền”, “Ngựa buông vó” khiến ta liên tưởng về những chuyến đi, những con đường. Đường đời đầy khó khăn, khiến ta bao lần mỏi gối chùng chân, mệt mỏi, chán chường, muốn kết thúc tất cả, không muốn bước tiếp. Tiếng ca dạ lan giống như cơn mưa lạnh làm cho lữ khách đường xa thêm mệt mỏi, não nề.

Ta mơ hồ chú ý đến một thứ âm thanh khác, âm thanh bản năng của loài sâu:

“Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng

Vậy là Trịnh đã đưa ta sang một thế giới khác, thế giới của loài sâu với bữa tiệc âm thanh cuối cùng của đời mình. Phải chăng đây là những khúc hoan ca chứ không buồn như tiếng ca dạ lan? Ngay từ đầu Trịnh đã có dụng ý đặt kiếp người và kiếp sâu trong sự tương quan. Câu này và câu thứ hai trong bài rất logic. Do ngủ quên (trong tóc chiều) nên loài sâu một đời bỏ ngõ đêm hồng. “Đêm hồng” theo Trịnh có lẽ là một đêm của ánh sáng, của hạnh phúc, niềm vui, của liên hoan… (khác với đêm đen, ông có riêng một bài hát nhan đề “Đêm hồng”). Chỉ còn đêm cuối thôi, giây phút hiện hữu cuối cùng chốn địa đàng chúng đã kịp cất lên khúc ca của đời mình, kiếp mình. Chúng hát lên, ca lên để khẳng định sự tồn tại của mình. Như Xuân Diệu đã nói: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn là le lói suốt trăm năm” Nếu như kiếp người khoảng trăm năm thì kiếp sâu chỉ ba tháng. Ba tháng so với trăm năm thì quá nhỏ bé, nhưng cũng là một vòng đời. Một đời với một giấc ngủ dài và đêm hồng hát ca, vậy là chẳng có khổ đau muộn phiền. Đời người trăm năm hỏi được bao nhiêu đêm hồng mà nước còn dâng lên mắt em? Trịnh nói nước ngoài trời nhưng phải chăng chính là lệ sầu trong lòng em, trong lòng tôi?

Mây bay vì gió, sóng lên cũng vì gió, nhưng gió bắt nguồn từ đâu? Ta chỉ biết đó là từ đất trời. Cũng như tiếng ca của loài sâu:

“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô từ mưa gió từ vào trong đá xưa”

Bất kì một dân tộc nào trên thế giới cũng đều có ngôn ngữ và không dân tộc nào không biết tạo giai điệu cho ngôn ngữ của mình để có nhạc. Nhạc giống như một bản năng sẵn có. Loài sâu có lẽ cũng như người, chúng sinh ra và sẽ hát ca.(Nếu ai đã từng sống ở thôn quê sẽ biết, những đêm hè trong vắt, đầy trăng sao, gió nhẹ mơn man, ta cứ ngỡ lạc vào một đêm tiền sử với bản hợp tấu của các thanh âm nguyên thủy, huyền diệu của dế, của sâu, của các loại côn trùng, lưỡng cư… thậm chí có người nói những đêm này loài rắn cũng cất lên tiếng hát). Nhưng tiếng côn trùng trong đất, đá, mưa gió không không thể giống nhau, cũng như người ở những vùng khác nhau thì nói tiếng khác nhau. Đời khổ, bế tắc thì tiếng ca nghe ai oán, não nề, đời vui, tươi sáng thì tiếng ca hân hoan, đời trầm tư, sâu sắc thì tiếng ca cũng sâu lắng, suy tư. Đến đây ta rõ hơn ở trên tại sao TCS lại nói:

“Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”

“Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền”

Chính kiếp người chốn địa đàng còn nhiều khổ đau nên mới sinh ra những lời ca ai oán. Mắt mù và tóc xanh đen trán thơ là hai sinh linh đau khổ điển hình mà TCS lấy ra từ cuộc đời. Họ đang cố tồn tại nơi địa đàng bằng cách cất lên tiếng ca từ cõi lòng khô héo.

Một hình ảnh ta tưởng là rời rạc không ăn nhập đó là hình ảnh loài rong dưới lòng sông. Trịnh đã cố ý dùng định từ “loài” đặt trước sâu và rong , hai hình tượng bé nhỏ, bình thường nhưng cũng là một giống trong vũ trụ như loài người. Nhân hóa loài rong ngủ sâu dưới đáy sông là muốn nói đến sự yên bình, không có khổ đau, sóng gió, đua chen. Nói đến sự yên bình của loài rong phải chăng để tương phản với cuộc sống đầy rẫy muộn phiền của con người, khi mà ấn tượng về những đau khổ trong chiến tranh vẫn khó phai mờ:

“Mới hôm nào bão trên đầuLời ca đau trên cao” Đoạn cuối của bài tác giả trở về với thực tại:

Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền Để người về hát đêm hồng Địa đàng còn in dấu chân bước quên.

Thực tại có vẻ yên bình hơn. Mây tuy xám đó nhưng không nặng nề, lạc gió mà treo lững lờ. Tiếng hát không còn như than phiền, ngại ngùng nữa mà êm đềm đủ đưa ta vào giấc ngủ vừa, tuy không say quên như loài sâu, không ngủ vùi như loài rong nhưng cũng đủ tạm quên đi dấu chân chốn địa đàng mặc dù còn in bước.

Loài sâu sau khi cất lên khúc ca cuối cùng, thì chúng cũng quên đi ưu phiền (phải chăng chúng đã bước lên thiên đàng). Vậy còn loài người chúng ta tại sao không chuẩn bị, không hát đi những đêm hồng, để một mai từ biệt “Địa đàng còn in dấu chân bước quên”.

Bước chân cuối cùng chốn địa đàng được TCS miêu tả thật tinh tế, đó là một giấc ngủ vừa nửa tỉnh, nửa mê, tỉnh đấy mà mê đấy. Phải chăng nó như đời người mơ hồ. Con người sinh ra để in dấu trên mặt đất và trong lòng người, nhưng ta đi rồi ta còn nhớ gì không? Có lẽ tất cả sẽ trở về hư ảo. Đúng như nhan đề, ca khúc như một bức tranh vẽ lại, chụp lại các khoảnh khắc, một vài dấu ấn chốn địa đàng mà theo TCS đó là một buổi chiều đầy mây xám. Đó là những giấc ngủ quên, ngủ sâu, ngủ vừa, đó là những lời ca đau, than phiền, ngại ngùng, và cũng có những đêm hồng hát ca. Hạnh phúc có, đớn đau có… địa đàng là tất cả nhưng rồi tất cả sẽ rơi vào quên lãng. Chúng ta sẽ quên đi ưu phiền vĩnh viễn.

“Dấu Chân Địa Đàng” – Những Dấu Chân Siêu Thực Hằn In Cõi Hư Vô

          Trong bộn bề của cuộc sống hiện tại, đôi khi ta thèm một khoảng lặng để lắng nghe một giai điệu bài hát trầm lắng, yên tĩnh. Nhưng cái khoảng lặng của ước mơ ấy thật xa vời trong nhịp sống tất bật hiện đại này. Và chợt có một khoảnh khắc nào đó, ta được tịnh tâm và giai điệu kia cất lên khiến ta giật mình phát hiện ra bao suy tư, bao ý nghĩa mới mẻ, sâu xa từ những ca từ, giai điệu quen thuộc. Đó là cái cảm giác được đánh thức, được bừng ngộ của cảm xúc, của tâm linh. Tôi đã đã có một khoảnh khắc gặp lòng mình như thế khi nghe thí sinh Nguyễn Thị Minh Chuyên hát “Dấu chân địa đàng” của Trịnh Công Sơn trong đêm diễn tuần 5 của “Sao Mai điểm hẹn 2010”.

          Khi xướng cái tên Minh Chuyên với ca khúc “Dấu chân địa đàng” của Trịnh là màn kết của đêm diễn – đêm quyết định ai sẽ tiếp tục cuộc chơi, ai sẽ phải từ bỏ cuộc chơi “Sao Mai điểm hẹn 2010”, tôi đã rất băn khoăn xen thêm phần lo Mỗi lần cô ấy xuất hiện đều mang đến một bất ngờ, một điều gì đó phá cách, mới lạ. Nhưng đó là chuyện của những nhạc phẩm khác của những tác giả khác. Còn đây là “Dấu chân địa đàng” của Trịnh – một bài hát rất hay, rất quen, và với tôi là gắn liền với cái tên ca sĩ Khánh Ly thể hiện. Tuy nhiên khi nghe Minh Chuyên hát xong, tôi thực sự bị thuyết phục và cầm ngay di động lên để bình chọn cho Chuyên, dẫu biết rằng cách thể hiện, những bài hát mà cô chọn sẽ khó lòng nhận được thật nhiều tin bình chọn từ khán giả, nhất là khán giả trẻ quen nghe nhạc dễ dãi, chạy theo hình thức hay mốt thời đại. Thực tâm mà nói, Minh Chuyên đã đem đến một cách hát, một cách xử lý mới, khiến tôi “vỡ” ra nhiều điều từ ca khúc rất quen mà rất lạ này. Nói là “vỡ” ra chứ tôi vẫn thấy thật mù mịt khi nghe ca khúc và đọc ca từ của ca khúc này. Nó có cái gì nhẹ nhàng, bay bổng mà lại cứ bàng bạc, mờ xám, nó cứ ám ảnh nhưng lại cứ trôi trượt đi. Ngôn từ và hình ảnh của nó và là cụ thể, vừa rất hư vô, thấm đẫm màu sắc siêu thực, một vẻ đẹp nhiệm màu của sự huyền bí.

          Ngay từ nhan đề ca khúc đã mang dấu ấn siêu thực – “Dấu chân địa đàng”. Hai danh từ, một cụ thể, một trừu tượng đặt cạnh nhau không cần đến quan hệ từ nối kết. Cái nhan đề ấy như mang chút ngẫu hứng, mở ra nhiều trường liên tưởng phong phú và tác động mạnh vào cái phần vô thức trong ta. Nó khiến đầu ta cứ phải hình dung, liên tưởng và chắt chiu suy tư và dấy lên trong lòng bao khúc mắc: Dấu chân còn lưu vết trong địa đàng hay dấu chân của địa đàng in hình trong cuộc sống? Tại sao chỉ là dấu chân địa đàng thôi? Nó rất nhỏ nhẹ, mong manh, hư ảo. Hình ảnh ấy cũng như nhiều hình ảnh khác trong nhạc Trịnh mang tính chất giao thoa, mơ hồ thực – ảo.

          Thực ra “Dấu chân địa đàng” là bài hát có giai điệu rất hay, vừa có chỗ tiết tấu nhanh, lại có quãng chậm, trầm, ngân nga kéo dài. Nhưng cảm giác trỗi nhất của tôi khi nghe giai điệu nhạc phẩm này là cái gì đó vút cao, bay xa, phiêu bồng, thanh thoát. Vậy mà đằng sau gia điệu rất đẹp, thanh và phiêu ấy, nhất là giọng hát vang lên trên nền guitar nhẹ nhàng, mộc mạc, tinh tế lại là khối ngôn từ nguyên phiến, khó phân giải, bình giá. Có lẽ cách tư duy rất ngẫu hứng, phi lôgic của dấu ấn siêu thực trong ca từ đã khiến ca từ của bài hát này là “Bất khả giải”. Dù như thế chăng nữa, tôi cũng xin đưa ra vài lời như một cách hiểu, cách cảm theo thiển ý của cá nhân về những gì rất thực và rất siêu thực của “Dấu chân địa đàng”.

          Mở đầu bài hát là những hình ảnh không gian đầy ấn tượng mở ra theo nhiều chiều:

“Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo

Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền

Bàng hoàng lạc gió mây miền

                                   Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm”

          Nói đến không gian chỉ là nói đến những hình ảnh đậm nhất, cảm giác trỗi nhất trong đoạn ca từ mà thôi. Những “trời buông gió”, những “mây ngang lưng đèo”, “lạc gió mây miền”, “ngoài khơi nước lên sóng mềm”… Tất cả không gian bao la cùng bao chuyển động khiến không gian ấy như động hơn. Những động thái chuyển động của các sự vật trong không gian thật nhẹ nhành, bay bổng, mềm mượt, vút cao. Tất cả đều như vươn lên, cuốn đi theo phiêu lãng, bồng bềnh. Đồng hành, song song với trục không gian ấy là một dòng thời gian mong manh, xuyên thấu: “mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, “Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền”. Sợi dây thời gian như ghìm lại cái bay bổng, làm loãng cái vút cao để lại những suy tư, những dư ảnh buồn trong lòng. Bởi mắc kẹt trong không gian và thời gian là những cuộc đời nhỏ nhoi, quên lãng. Một loài sâu “ngủ quên trong tóc chiều”, một cuộc đời với “tiếng ca lên như than phiền”, một áng mây bàng hoàng khi lạc gió, khi cô quạnh ngưng đọng giữa giao điểm của không gian, thời gian. Các trạng thái “ngủ quên”, “than phiền”, “bàng hoàng” của ba đối tượng nhưng thực ra là đồng quy để khắc chạm cái trạng huống cảm xúc duy nhất của một chủ thể đang xoay nhìn, ngắm nghía mình trong một cõi đa chiều của không, thời gian. Khối đa diện ấy khiến con người kia đi từ say giấc ngủ quên đến thức tỉnh để phiền muộn, than tiếc cho cuộc đời, cho kiếp mình cũng như kiếp sâu, và suy nghiệm để bàng hoàng về chính mình – mình trong cuộc đời mà như “mây miền lạc gió”. Cái trạng thái bàng hoàng cho thất nhiều hoảng hốt, thẫn thờ, nhói buốt về bản thể khi nhận ra kiếp “con chim lìa đàn”, kiếp “mây miền lạc gió” của đời mình trong khi vạn vật, vũ trụ và thời gian vẫn bất biến, vô thủy, vô chung. Thực sự, tư duy trừu tượng, cái ngẫu hứng của chủ nghĩa siêu thực đã phát huy đến tận cùng giá trị của nó trong đoạn ca từ này. Trịnh đã sáng tạo ra những nhau. Nó phá vỡ cấu trúc ngữ pháp và cách tư duy thông thường. Tất cả chỉ là những hình ảnh ấn tượng lướt qua đầu, để lại những ảo giác, những dư ảnh đầy ám ảnh. Chính những hình ảnh đó đã gọi mời phần trực giác, cõi tiềm thức sống dậy với bao liên tưởng, bao suy nghiệm mênh mang, bất tận.

          Rồi sau đó “dấu chân địa đàng” cũng dần dần hiện lên trong cảm giác hư thực của ảo giác, của một giấc mơ địa đàng in dấu chân:

“Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần

Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng

Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng

Một đời bỏ ngỏ đêm hồng

Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em”

          Khi mới nghe ca khúc, mới đọc ca từ tôi thực sự bị choán ngợp bởi một cảm giác lạ lùng, phi lý, âm u, ma mị. Quả thực những hình ảnh trong đoạn ca từ này là sự đan xen, hòa quyện giữa cái thực và cái ảo, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái quen thuộc, gần gũi và cái xa lạ, mới mẻ. Tất cả giao hòa, tương tranh, cộng gộp thành một thể – một thể phi lý để nói điều có lý, cái hỗn tạp để nói cái trật tự, cái bất logic để thể hiện điều lôgic. Nếu đặt trong quan hệ với đoạn ca từ trước chúng ta sẽ thấy một mối ràng buộc, một lôgic của hình ảnh và cảm xúc. Thứ nhất đoạn này vẫn có sự lặp lại và phát triển một số hỉnh ảnh nổi bật, là điểm nhấn: khúc hát, loài sâu, cuộc đời, không gian. Thứ hai là sự vận động của thời gian: từ chiều (“Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”) sang nửa đêm (“Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”). Thứ ba là sự vận động của tâm thế, trạng thái nhân vật trữ tình từ “ngủ quên” – “Than phiền” – “bàng hoàng” – “chùng chân” – “ngại ngùng”. Rõ ràng vẫn có một mạch suy cảm chủ đạo trong sự vận động phát triển. Cái cảm thức của con người hòa trong không gian, thời gian, để từ đó bật lên, khởi phát, lồ lộ như một sợi dây xuyên suốt, sáng lấp lánh, hằn sâu trong nhãn quan và trong cảm nhận người nghe. Đến đây, cái cảm giác thanh nhẹ, bay bổng, phiêu du đã không còn. Chỉ còn lại một bước chân của đời thực trong địa đàng rã rời, mỏi mệt, chùng chân cùng vó ngựa. Cảm thức đậm đặc nhất trong đoạn ca từ là sự tương phản: hành trình/ vó ngựa, bước chân chùng lại vì mỏi mệt; giữa bóng đêm tịch liêu/ lời ca ngại ngùng của khúc hát cuối cùng; giữa hương thơm của thiên nhiên/ mật đắng của cuộc đời. Bao trùm, quyện lấy tất cả là đêm đen, là bóng tối, là một màu u ám, là cõi tịch liêu – tịch liêu không gian, thời gian và tịch liêu trong tâm hồn. Khúc ca cất lên như bị mất hút, bị lún xuống sâu thẳm đêm đen thành hố hầm tuyệt vọng. Đêm hồng đã bỏ ngỏ và nước dâng lên mắt em. Phải chăng đó là dòng nước mắt ngập đầy những đêm u vắng, buồn vương, tiếc nuối, hoang liêu trước mênh mang cuộc đời? Có cái gì cứ se thắt, xót xa, hoài thương, tiếc nhớ trong những ca từ ấy. Hay là người ta đã bỏ lỡ dấu chân địa đàng để mọi thứ tươi đẹp đã phôi pha, đã vĩnh viễn mất đi, chỉ còn lại niềm tiếc nhớ, còn lại bóng đen tịch mịch, cô quả?

Và rồi từ nơi mịt mờ đen xám ấy, tiếng ca vẫn cất lên lần cuối cùng như phút lóe sáng trong tuyệt vọng. Nó cứ lảnh lót ru vang như tiếng con chim kia chỉ hót một lần duy nhất để tiếng hót vang lên tận cao xanh, khiến tất cả nhân gian phải lặng đi lắng nghe và thượng đế trên thiên đình phải mỉm cười, dù biết rằng mình đã mang cái chết trong người khi đâm vào giữa đám cành gai góc của bụi mận gai. Nhưng cuộc sống là thế, cái dấu chân địa đàng kia còn hằn in khi và chỉ khi người ta biết cháy hết mình, dám trả giá để nó mãi hằn in ở đó. Bài ca đó bất tuyệt, vĩnh hằng dù nó cất lên từ đâu chăng nữa:

Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô

Từ mưa gió

Và từ trong đá xưa

Đến bây giờ mắt đã mù

Tóc xanh đen vầng trán thơ

Dòng sông đó

Loài rong im ngủ sâu

Mới hôm nào bão trên đầu

Lời ca đau trên cao”.

          Vẫn là tiếng ca nhưng không còn là tiếng ca ẩn ngữ, gián tiếp của loài sâu hay của dạ lan nữa mà là tiếng ca của cuộc đời, là tiếng lòng của con người. Tiếng ca ấy là cây đời mãi mãi xanh tươi vì nó là tiếng lòng sâu thẳm, đã sống hết mình, cháy hết nhiệt huyết con tim để lại dấu chân địa đàng dù nó bắt nguồn từ đất khô, từ mưa gió, từ trong đá xưa; dù nó cất lên khi mắt đã mù, tóc xanh đen vầng trán thơ. Và tiếng ca – tiếng đời ấy một khi cất lên khiến tất cả các loài khác phải ngừng lặng lắng nghe, lắng nghe một bài ca bất tuyệt, bài ca đầy xót đau của bão táp cuộc đời. “Lời ca đau trên cao” hay chính nỗi đau đời, những bão bùng từ ngày mẹ cha cho mang nặng kiếp người khiến lời ca vút cao? Tiếng ca – tiếng lòng – tiếng đời đã hòa vào làm một cất lên những giai điệu diết dóng, tầm buồn, đầy ám ảnh, đau thương của ca từ. Ở đoạn này, giai điệu trầm hẳn, chậm hơn và dằn xuống những ấm thấp như từng tiếng đời, từng suy tư lần lượt rơi đổ theo từng nốt nhạc của giai điệu, theo từng lời ca từ ngân lên. Cái ngẫu hứng vẫn cứ tuôn chảy dào dạt đem đến những cảm giác lạ, những triết lý sâu, những day dứt lâu trong tâm khảm người nghe nhạc.

          Để rồi, sau đó, ca từ và giai điệu lại vút lên lần cuối, nhẹ nhàng hơn, êm du hơn như một sự giải thoát:

“Ngàn mây xám chiều nay về đây treo hững hờ

Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa

Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền

Để người về hát đêm hồng

Địa đàng còn in dấu chân bước quên”

          Khúc ca kết thúc, người hát ngừng lời nhưng dư âm vẫn còn vang mãi, vang lên bởi những giấc mơ đẹp, lãng mạn, bay bổng. Những hình ảnh trở lại nhưng là sự trở lại trong chính đời sống đầy ý nghĩa của nó. Mây xám về đây treo hững hờ, tiếng hát ru con người trong giấc ngủ vừa, loài sâu quên đi ưu phiên để cứ vui chơi trong cuộc đời, con người về hát trong đêm hồng và địa đàng in dấu chân bước quên. Tâm hồn, ngôn ngữ, hình ảnh cùng giai điệu cùng thăng hoa, siêu thoát. Giấc mơ về dấu chân địa đàng đã hiển hiện thành hiện thực. Hành trình gian truân, đầy khắc khoải đã kết thúc thật đẹp, thật thơ, thật mơ, thật phiêu du. Bởi tất cả đang ở trong địa đàng, địa đàng tình yêu, địa đàng sắc đẹp, địa đàng âm thanh và địa đàng của mơ ước. Dù con người chỉ để lại dấu chân bước quên trong địa đàng nhưng ý nghĩa của nó thì không là một bước quên.

          Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang một dấu ấn riêng, có một đời sống riêng của nó. “Dấu chân địa đàng” đã chạm vào lãnh địa sâu thẳm tâm hồn người nghe, đánh thức phần vô thức sâu thẳm trong ta để lại những ấn tượng, ảo giác của hiện thực và ước mơ. Đó chính là đời sống riêng, nét đẹp riêng của ca khúc. Nó mãi mãi đưa ta vào giấc mơ cùng những dấu chân bước quên chốn địa đàng, để ta bước chân vào cuộc lãng du của đôi bời hư thực, được một lần chạm vào lãnh địa cõi siêu thực và trải nghiệm cùng “Dấu chân địa đàng” phù du, ngẫu hứng cùng bao ám ảnh hằn sâu.

                                                                                                                                   11/2010

Giảm Thiểu Dấu Chân Sinh Học

Trong năm 2017, dấu chân môi trường tổng thể của sáu loại sản phẩm của chúng tôi (Sữa Tắm, Chăm sóc dưỡng thể, Nước hoa, Chăm sóc tóc, Trang điểm và Chăm sóc da) đã cải thiện 3%. Mỗi loại Chăm sóc cơ thể và Nước hoa của chúng tôi đều được cải thiện 5%.

Hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp của chúng tôi, chúng tôi đã đạt được tiến bộ này bằng cách thúc đẩy các thành phần bền vững và những thành phần được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp hóa học xanh (các quá trình làm giảm việc sử dụng hoặc sản xuất các hóa chất gây hại cho môi trường). Điều này được liên kết chặt chẽ với chương trình Thương Mại Cộng Đồng mở rộng của chúng tôi và tăng số lượng thành phần có nguồn gốc tự nhiên mà chúng tôi cung cấp.

Trong năm 2017, tổng điểm môi trường của tất cả các sản phẩm của chúng tôi đã tăng hơn 5%. Chúng tôi đã đưa ra 146 công thức sản phẩm mới, 95% trong số đó dẫn đến cải thiện dấu cân sinh học của tập sản phẩm. Tám sản phẩm mới không có tác động môi trường, được cải thiện chủ yếu là các sắc thái mới dựa trên các sản phẩm trang điểm hiện có với cùng số điểm môi trường như các sắc thái hiện có.

Từ tháng 1 năm 2018, chúng tôi đã điều chỉnh mục tiêu – kết quả của sự liên kết mới của chúng tôi với Natura & Co. Do đó, đây là năm cuối cùng chúng tôi sẽ công bố điểm dấu chân sinh học, vì đây là công cụ mà chúng tôi sử dụng dưới công ty mẹ trước đây và không còn có sẵn.

“Truy Tìm” Địa Chỉ Bán Chân Giò Hun Khói Ông Già Ika

Chân giò hun khói mua ở đâu? Thịt chân giò hun khói giá bao nhiêu? Đó là những thắc mắc của rất nhiều bà nội trợ. Họ luôn muốn tìm kiếm những sản phẩm thịt chân giò hun khói chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để chuẩn bị những mâm cơm thật ngon, tươm tất nhưng không có bất kỳ một thông tin nào đáng tin cậy. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay Ông già Ika sẽ bật mí cho các chị em những địa chỉ mua chân giò “ngon – bổ – rẻ”, quan trọng hơn hết là chính hãng!

Chân giò hun khói là gì?

Chân giò hun khói là một món thịt được chế biến sẵn với nguyên liệu chính là chân giò heo rút xương và được hun khói (xông khói, hong khói) – là phương pháp bảo quản thực phẩm để giữ thịt sử dụng được lâu hơn. Chân giò hun khói được ra đời từ châu Âu và là món ăn phổ biến trên bàn ăn của người dân châu Âu và Mỹ.

Chân giò hun khói

Chân giò hun khói Ông già Ika được làm như thế nào?

Để cho ra mắt một sản phẩm ngon và chất lượng, đội ngũ của Ông già Ika đã nghiên cứu, thử nghiệm công thức và đúc kết bằng cách chế biến như sau:

Để món chân giò hun khói đạt độ ngon ở mức tuyệt đổi thì khâu quan trọng đầu tiên đó chính là lựa chọn nguyên liệu thịt heo. Thịt heo phải là thịt heo sạch, vừa mổ xong vẫn còn chút máu tươi, tránh thịt đông lạnh, thịt thâm sẽ ảnh hưởng đến thành phẩm. Phần thịt sử dụng sẽ là chân giò heo rút xương.

Sau đó, chân giò heo sẽ được làm sạch để loại bỏ tạp chất rồi sẽ mang đi tẩm ướp với gia vị và cho vào túi lưới (bước này sẽ khiến cho chân giò tròn, không bị méo mó và đảm bảo về tính thẩm mỹ cho lớp bì bên ngoài). Thịt ướp sẽ để từ 2-5 ngày để gia vị ngấm đậm trong từng thớ thịt. Những gia vị này sẽ được Ông già Ika nhập khẩu trực tiếp ở châu Âu để chân giò khi đã hoàn thành sẽ ra đúng vị Tiệp Khắc.

Chân giò hun khói Ông già Ika

Khi thịt chân giò đã ướp đủ ngày quy định. Thịt sẽ được hun khói với gỗ sồi theo quy trình khắt khe. Tại sao không phải là những loại gỗ khác mà phải là gỗ sồi? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ phân tích từng loại gỗ khác nhau. Đối với gỗ Hồ Đào Hickory, tuy nó rất linh hoạt vì có thể xông khói theo nhiều cách khác nhau, nhưng hương vị của loại gỗ này rất dễ gây đắng cho thịt. Gỗ thông hay gỗ tùng lại là những loại gỗ mềm, chứa nhiều nhựa nên khi đốt sẽ rất dễ gây hỏng thịt. Trong khi đó gỗ sồi lại là loại gỗ tinh túy nhất để xông khói, bởi nó sẽ cho hương vị trung bình đến mạnh mẽ, khi kết hợp cùng gia vị Tiệp Khắc thì lại càng hoàn hảo. Do đó, chúng tôi chỉ lựa chọn gỗ sồi khi hun khói cho chân giò.

Hamburger sử dụng chân giò hun khói Ông già Ika

Chân giò hun khói Ông già Ika nên sử dụng như thế nào?

Để sử dụng sản phẩm đúng cách và đảm bảo độ ngon tuyệt đối, các bạn nên sử dụng chân giò hun khói Ông già Ika theo những cách sau:

Trong quá trình hun khói, chân giò đã chín nên bạn có thể ăn ngay mà không cần chế biến quá cầu kỳ, chỉ cần loại bỏ bao bì, thái lát mỏng cỡ 0.2cm và dùng cùng tương ớt cay, tương ớt ngọt, tương cà, một số gia đình Việt Nam sẽ sử dụng nước mắm tùy theo thói quen.

Ngoài ra, bạn có thể chế biến chân giò hun khói thành những món ăn khác như: chân giò xào nấm, chân giò hấp cá, chân giò cuộn tôm nõn, chân giò cuộn xoài xanh, bánh tráng chân giò, bánh mì kẹp, sandwich, hamburger.

Chân giò hun khói Ông già Ika có thể ăn ngay

Giá của chân giò hun khói Ông già Ika giá bao nhiêu?

Hiện tại, sản phẩm chân giò hun khói Ông già Ika được phân phối trên thị trường với giá niêm yết là 152.000 đồng cho khối lượng 500g.

Mua ngay: Chân giò hun khói để thưởng thức trong dịp Giáng sinh và Tết Dương Lịch.

Mua chân giò hun khói Ông già Ika ở đâu?

Để mua chân giò hun khói Ông già Ika chính hãng và chất lượng, bạn có thể mua tại các hệ thống siêu thị lớn như: Vinmart, Big C, Aeon Mall,… hoặc các đại lý phân phối của Ông già Ika.

Ngoài ra, để tiện lợi hơn và tiết kiệm thời gian của khách hàng. Chúng tôi có phân phối sản phẩm trên các trang thương mại điện tử:

Lazada Hồ Chí Minh: https://www.lazada.vn/shop/thuc-pham-ong-gia-ika-hcm/

Lazada Hà Nội: https://bit.ly/3mRUm23

Website: https://onggiaika.com/

Facebook: https://www.facebook.com/thucphamonggiaika2007/

Vinid: https://vinid.net/scan-and-go/xuc-xich-ong-gia-ika/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Địa Đàng Còn In Dấu Chân Bước Quên trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!