Cập nhật nội dung chi tiết về Đậu Hũ Tốt Cho Phòng Và Chữa Bệnh mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đậu hũ được làm ra từ đậu tương, rất giàu dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: canxi, sắt, magie,…. Đặc biệt, đây còn là loại thực phẩm chứa ít calo, không chứa cholesterol. Không chỉ vậy, đậu phụ còn cung cấp đầy đủ protein và tất cả các axit amin thiết yếu cần thiết cho sự sống của mỗi con người.
Đậu hũ phòng và trị nhiều bệnh
Theo nghiên cứu của người phương Tây, đậu hũ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho những người mắc các bệnh về tim mạch, phòng chống được các tế bào gây ung thư, phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì, điều trị bệnh tiểu đường (loại 2), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh thoái hóa thần kinh,…
Người phương Đông thì cho rằng đậu hũ là một loại “thần dược” giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu hũ còn có tác dụng thanh nhiệt và thải các chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm tắc nghẽn ruột và có thể làm dịu các cơn đau khớp. Đặc biệt, đậu hũ còn là một siêu thực phẩm để thúc đẩy sữa mẹ và nuôi dưỡng làn da.
Theo Đông y, đậu hũ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bị bệnh dạ dày. Nó hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn trong việc trao đổi chất và tiêu hoá thức ăn. Đậu phụ có vị mát, thanh nhiệt và thải độc do đó nó sẽ hữu ích cho người bị bệnh táo bón và làm ẩm da.
Cách chế biến và bảo quản đậu hũ
Lời khuyên tốt nhất là các bạn không nên tự làm đậu hũ ở nhà bởi quá trình giống lên men để làm đậu hũ không giống như các loại thực phẩm thông thường khác. Nếu bạn không sử dụng một cách chính xác thành phần của magiê clorua thì nó có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.
Đậu nành là thành phần chính của đậu hũ. Sữa đậu nành được đun nóng, sau khi sôi cho một tỉ lệ vừa magiê clorua vào để sữa đậu nành đông đặc lại. Chờ đợi cho đến khi hỗn hợp được nấu chín và nguội thì bạn sẽ có được đậu hũ non.
Bảo quản đậu hũ như thế nào để giữ được độ tươi ngon Hiện nay, đậu hũ đã được đóng thành từng gói và bán sẵn trong hầu hết các siêu thị, nó có thể được bảo quản trong tủ lạnh hoặc trong hộp vô trùng kín không lạnh. Trên bao bì của mỗi sản phẩm, đều được in hạn sử dụng do đó các bạn cần chú ý để lựa chọn được những bìa đậu hũ tươi nhất. Sau khi đã mở các gói đậu hũ này ra thì tốt nhất bạn nên rửa sạch và bảo quản trong một chiếc hộp có nước và đậy kín nắp, sau đó đem đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn thường xuyên thay nước hàng ngày thì đậu hũ có thể sẽ giữ được độ tươi ngon trong vòng một tuần.
Loại bỏ nước trong đậu hũ không khó
Trước khi chế biến các bạn nên tiến hành loại bỏ nước trong đậu hũ ra trước. Điều này không chỉ giúp cho các gia vị dễ dàng ngấm vào sâu bên trong mà nó còn tạo được hương vị độc đáo cho món ăn của bạn.
Để miếng đậu hũ được ráo nước, bạn có thể đặt nó trên một chiếc khăn khô sạch để nước trong đậu thấm vào khăn. Riêng đối với đậu hũ non thì bạn cần sử dụng một miếng vải mỏng cuốn xung quanh và đặt một vật có trọng lượng nhẹ lên trên để giữ cho đậu hũ không bị vỡ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt miếng đậu hũ theo chiều dọc và ép hai bên để nước được trục xuất ra bên ngoài.
Món ăn ngon từ đậu hũ
Có rất nhiều các công thức chế biến món ăn bổ dưỡng từ loại thực phẩm này. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đậu hũ khác nhau và để phát huy được tất cả các chất bổ dưỡng của nó thì yêu cầu người dùng cũng cần phải biết lựa chọn loại đậu hũ nào tốt và phù hợp với từng món ăn của mình.
Trong quá trình nấu ăn, tùy vào công thức nấu ăn các bạn có thể lựa chọn cho mình những miếng đậu hũ có kết cấu mềm hoặc cứng. Đậu hũ mềm hay còn được goi là đậu hũ non rất phù hợp để chế biến các món salad, nước xốt, và món khai vị. Còn đậu hũ cứng thích hợp khi các bạn muốn nấu các món xào, rán, và nướng,… Những miếng đậu hũ cứng sẽ không hề bị vỡ vụn và giữ nguyên được hình dạng trong quá trình bạn chế biến.
Đậu hũ xốt hành lá
Thành phần chính của món này đó là hành lá và đậu hũ. Kết hợp cùng với chút dầu mè và muối là bạn đã tạo nên hương vị đặc trưng riêng của món ăn này.
Nguyên liệu:
+ 325 gram đậu hũ non
+ 1/4 muỗng cà phê muối biển
+ 1/2 chén hành lá xắt nhỏ, chỉ lấy phần màu xanh của lá
+ 2 muỗng cà phê dầu mè
Đậu hũ sốt hành lá
Cách thực hiện:
+ Bước 1: Cẩn thận rửa sạch đậu hũ và cho ra một chiếc đĩa cho ráo nước
+ Bước 2: Sử dụng một con dao để cắt đậu hũ thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn.
+ Bước 3: Cho đậu hũ vào nồi sau đó và rắc muối biển, dầu mè và hành lá lên trên đậu hũ.
+ Bước 4: Đun sôi trong khoảng 10 phút, đảo sơ qua để gia vị được ngấm đều. Cuối cùng và bắt ra và thưởng thức nóng.
Đậu Hũ Là Gì Và Nó Có Tốt Cho Bạn Hay Không?
Đậu hũ là một trong những loại thực phẩm gây ra tranh cãi.
Một số người không đủ quả quyết về tính đa dụng và lợi ích sức khoẻ của nó.
Những người khác thì cho rằng đây là một loại thuốc độc biến đổi gen nên tránh xa bằng mọi giá.
Điều này có thể khiến bạn tự hỏi liệu đậu hũ có nên là một phần trong chế độ ăn của mình hay không.
Bài viết này đưa ra cái nhìn chi tiết về đậu hũ và những ảnh hưởng đến sức khoẻ của nó, cả tốt lẫn xấu.
Đậu hũ là loại thực phẩm làm từ sữa đậu nành cô đặc được ép thành các khối rắn màu trắng. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, và quá trình này tương tự như cách làm pho mát.
Có thông tin cho rằng một đầu bếp người Trung Quốc đã phát hiện ra đậu hũ cách đây hơn 2000 năm do tình cờ pha trộn một mẻ sữa đậu nành tươi với muối nigari.
Nigari là phần còn lại khi người ta chiết xuất muối từ nước biển. Nó là chất làm đông giàu khoáng chất được sử dụng để giúp đậu hũ đông đặc và giữ hình dạng.
Mặc dù thực phẩm biến đổi gen gây nhiều tranh cãi, nhưng nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tác hại của chúng đối với sức khoẻ con người ( 1).
Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về điều đó thì đơn giản chỉ chọn thương hiệu đậu hũ hữu cơ, không chứa GMO.
Đậu hũ chứa nhiều chất dinh dưỡng
Đậu hũ có hàm lượng protein cao, và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần. Nó cũng chứa chất béo, carb và nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Một khẩu phần 3.5 oz (100 gram) đậu hũ chứa:
Cùng với với tổng lượng calo chỉ ở mức 70, đậu hũ là thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, hàm lượng vi lượng trong đậu hũ có thể khác nhau, tùy thuộc vào chất làm đông được sử dụng để chế biến. Nigari tăng thêm magiê, trong khi canxi kết tủa làm tăng hàm lượng canxi.
Bao gồm:
Chất ức chế Trypsin: Các hợp chất này ngăn chặn trypsin, một enzym cần thiết để tiêu hóa protein.
Phytate: Phytate có thể làm giảm sự hấp thu khoáng chất như canxi, kẽm và sắt.
Lectin: Lectin là những protein có thể gây buồn nôn và chướng bụng khi không nấu chín, nấu không đúng cách hoặc ăn quá mức.
Tuy nhiên, ngâm hoặc nấu đậu nành có thể khử hoạt tính hoặc loại bỏ một số các chất kháng dinh dưỡng này.
Đậu nành nảy mầm trước khi làm đậu hũ làm giảm phytate đến 56% và chất ức chế trypsin lên đến 81%, trong khi cũng tăng hàm lượng protein lên đến 13% ( 2).
Quá trình lên men cũng có thể làm giảm các chất kháng dinh dưỡng. Vì lý do này, hãy đảm bảo thêm thực phẩm probiotic đã lên men vào chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như miso, tempeh, tamari hoặc natto.
Đậu hũ có chứa Isoflavone có lợi
Đậu nành có chứa các hợp chất thực vật tự nhiên được gọi là isoflavone.
Isoflavone có chức năng như phytoestrogen, có nghĩa là chúng có thể bám vào và kích hoạt các thụ quan estrogen trong cơ thể.
Điều này tạo ra các hiệu ứng tương tự như hoóc-môn estrogen, mặc dù chúng yếu hơn.
Hai isoflavone chính trong đậu nành là genistein và daidzein, và đậu hũ chứa 20,2-24,7 mg isoflavone trên mỗi 3.5 oz (100 gram) khẩu phần ( 3).
Nhiều lợi ích sức khoẻ của đậu hũ là do hàm lượng isoflavone cao.
Chúng tôi cũng biết rằng chất isoflavone đậu nành có thể làm giảm chứng viêm và cải thiện tính đàn hồi của mạch máu ( 5).
Một nghiên cứu cho thấy bổ sung 80 mg isoflavone mỗi ngày trong 12 tuần đã cải thiện lưu lượng máu đến 68% ở những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ ( 6).
Cuối cùng, đậu hũ còn chứa saponin, các hợp chất được cho là có tác dụng bảo vệ sức khoẻ tim mạch ( 9).
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy saponin cải thiện lượng cholesterol trong máu và làm tăng việc thải bỏ axit mật, cả hai đều có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ( 10).
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn các sản phẩm từ đậu nành ít nhất mỗi tuần một lần giảm 48-56% nguy cơ mắc ung thư vú ( 11, 12).
Tác dụng bảo vệ này được cho là xuất phát từ isoflavone, điều này cũng đã được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt và lượng oestrogen trong máu ( 13, 14).
Có vẻ như việc tiếp xúc với đậu nành trong suốt giai đoạn trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể là cách bảo vệ tốt nhất, nhưng điều này không có nghĩa là việc tiêu thụ trong giai đoạn sau này không có lợi ( 15).
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn các sản phẩm từ đậu nành ít nhất một lần mỗi tuần trong suốt tuổi vị thành niên và giai đoạn trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 24% so với những người chỉ ăn đậu nành trong thời kỳ thanh thiếu niên ( 16).
Chỉ trích thường được nghe về đậu hũ và các sản phẩm từ đậu nành khác là chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, một nghiên cứu kéo dài hai năm, trong đó phụ nữ sau mãn kinh ăn hai phần đậu nành mỗi ngày không tìm thấy nguy cơ ( 17).
Đậu hũ và ung thư hệ tiêu hóa
Điều thú vị là một nghiên cứu thứ hai báo cáo việc giảm nguy cơ này ở phụ nữ là 59% ( 22).
Hơn nữa, đánh giá gần đây của 633.476 người tham gia đã liên kết việc tiêu thụ đậu nành cao hơn với việc giảm 7% nguy cơ ung thư hệ tiêu hoá ( 23)
Đậu hũ và ung thư tuyến tiền liệt
Hai nghiên cứu tổng quan cho thấy đàn ông ăn nhiều đậu nành, đặc biệt là đậu hũ, có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 32-51% ( 24, 25).
Một đánh giá thứ ba đồng ý với điều này, nhưng có nói thêm rằng các tác dụng có lợi của isoflavone có thể phụ thuộc vào lượng tiêu thụ và loại vi khuẩn có trong đường ruột ( 26).
Hơn 10 năm qua, một số nghiên cứu trên tế bào và động vật cho thấy isoflavone đậu nành có thể có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu ( 27, 28).
Trong một nghiên cứu ở phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh, 100 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu xuống 15%, và mức độ insulin là 23% ( 29).
Đối với phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh đái tháo đường, bổ sung 30g protein đậu nành phân lập đã làm giảm 8,1%, mức insulin nhịn ăn, 6,5% kháng insulin, 7,1% cholesterol LDL và 4,1% cholesterol toàn phần ( 30).
Trong một nghiên cứu khác, dùng isoflavone mỗi ngày trong một năm cải thiện độ nhạy insulin và chất béo trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim ( 31).
Tuy nhiên, những phát hiện này không phổ biến. Một đánh giá gần đây của 24 nghiên cứu ở người cho thấy protein đậu nành nguyên chất – trái với các chất bổ sung isoflavone hoặc chất chiết xuất protein – có thể làm giảm lượng đường trong máu ( 32, 33).
Do hàm lượng isoflavone cao, đậu hũ cũng có thể có lợi cho:
Sức khoẻ xương: Dữ liệu khoa học cho thấy 80 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm sự mất xương, đặc biệt là trong giai đoạn mãn kinh sớm (34, 35).
Chức năng não: Các isoflavone đậu nành có thể có ảnh hưởng tích cực đến trí nhớ và chức năng não, đặc biệt đối với phụ nữ trên 65 tuổi (36).
Triệu chứng thời kỳ mãn kinh: Isoflavone đậu nành có thể giúp làm giảm các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng ý với ý kiến này (37, 38, 39, 40, 41).
Độ đàn hồi của da: Uống 40 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày làm giảm đáng kể nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da sau 8-12 tuần (42).
Giảm cân: Trong một nghiên cứu, dùng isoflavone đậu nành trong 8-52 tuần làm giảm trọng lượng trung bình 10 lbs (4,5 kg), nhiều hơn so với nhóm dùng hạn chế (43).
Ăn đậu hũ và các loại thực phẩm từ đậu nành khác mỗi ngày thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát lượng tiêu thụ nếu có:
Sỏi thận hoặc túi mật: Đậu hũ chứa khá nhiều lượng oxalat, có thể làm tình trạng các loại sỏi thận hoặc túi mật chứa oxalate xấu hơn.
Ung thư vú: Do hiệu ứng hóc môn yếu của đậu hũ, một số bác sĩ nói với những phụ nữ có khối u ở ngực nhạy cảm với estrogen nên hạn chế tiêu thụ lượng đậu nành.
Các vấn đề về tuyến giáp: Một số chuyên gia cũng khuyên những cá nhân có chức năng tuyến giáp thấp tránh dùng đậu hũ do hàm lượng goitrogen chứa trong đó.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý. Một số thậm chí còn nói rằng tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ có thể có lợi cho người bị bệnh sỏi thận ( 44).
Ngoài ra, báo cáo gần đây của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã kết luận rằng đậu nành và chất isoflavone đậu nành không gây lo ngại cho ung thư vú và tử cung hoặc chức năng tuyến giáp ( 45).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đồng ý trẻ sơ sinh không nên tiếp xúc với ioflavone đậu nành, nó thể làm gián đoạn sự phát triển của cơ quan sinh sản ( 26, 46).
Mặc dù điều này chưa được nghiên cứu kỹ ở người, nhưng một số nghiên cứu trên động vật cho thấy đậu nành có thể gây trở ngại cho khả năng sinh sản ( 47, 48).
Đậu hũ có thể được mua với số lượng lớn hoặc các gói riêng lẻ, làm lạnh hoặc không làm lạnh.
Bạn cũng có thể tìm thấy loại khử nước, đông lạnh khô, đóng lọ hoặc đóng hộp.
Nói chung, không cần nhiều phương pháp chế biến để làm đậu hũ, do đó, lựa chọn các loại có nhãn dinh dưỡng thu gọn.
Bạn có thể thấy các thành phần như đậu nành, nước, chất làm đông (như canxi sunfat, magiê clorua hoặc đồng bằng gluconolactone) và có thể một số gia vị.
Một khi mở ra, khối đậu hũ cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng.
Phần còn lại có thể được ngâm trong nước và cất vào tủ lạnh. Lưu trữ theo cách này, đậu hũ có thể được giữ trong vòng một tuần – chỉ cần đảm bảo bạn thường xuyên thay nước.
Đậu hũ cũng có thể được đông lạnh, giữ được tối đa năm tháng trong gói nguyên chưa khui.
Cuối cùng, bạn cũng có thể tự làm đậu hũ. Tất cả những gì bạn cần là đậu nành, chanh và nước. Nếu bạn muốn thử, hãy xem video đơn giản này.
Đậu hũ có nhiều chất đạm và nhiều chất dinh dưỡng.
Ăn đậu hũ có thể bảo vệ chống lại nhiều bệnh trạng khác nhau, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và thậm chí một số bệnh ung thư nhất định.
Đậu Xanh , Tác Dụng Chữa Bệnh Của Đậu Xanh
Đậu xanh
Tên khác
Tên dân gian
Đậu xanh còn gọi là đậu chè, đậu tằm, đậu tắt, lục đậu.
Tên khoa học
Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata (Phaseolus radiatus L.), thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Cây Đậu xanh
( Mô tả, hình ảnh cây Đậu xanh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo mọc đứng cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ mảnh, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu, thường có màu xanh.
Hoa tháng 8 – 10; quả tháng 3-11.
Bộ phận dùng:
Hạt – Semen Vignae Radiatae, thường gọi là Lục dâu
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng cổ nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, làm bánh, ủ giá.
Thành phần hóa học
Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.
Vị thuốc Đậu xanh
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị ngọt, hơi lạnh, tính mát. Vỏ hạt Đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc,
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt.
Vỏ hạt Đậu xanh có tác dụng giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ.
Liều dùng:
50g- 200g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đậu xanh
Giải nhiệt, cảm sốt:
Bột Đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá Dâu non 18g, lá Tía tô 12g. Bột Đậu xanh cho thêm ít gạo nấu nhừ nát, Dâu và Tía tô thái nhỏ, bỏ vào nồi cháo, để sôi 5-10 phút, ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi, và chữa cảm thể nóng, đã ra nhiều mồ hôi.
Giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín…), uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…)
Nước nấu Đậu xanh, cam thảo (Đậu xanh 120g, cam thảo sống 60g).
Những món ăn phòngchống các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè
Cháo Đậu xanh, lá sen: Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1 cái, gạo tẻ 100g. Lá sen rửa thật sạch, để ráo. Đậu xanh và gạo đãi sạch rồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, dùng lá sen đậy lên trên mặt nồi cháo. Đun lửa nhỏ một thời gian, đến khi cháo có màu xanh nhạt là được. Hoặc dùng: Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g. Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi Đậu xanh chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô, vào lúc đói bụng.
Bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì:
Cháo Đậu xanh, sắn dây: bột sắn dây 50g (hoặc củ sắn dây 100g), Đậu xanh (để nguyên vỏ) 100g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ và Đậu xanh vo sạch, đem ninh nhừ thành cháo. Khi chín, cho bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào cùng lần với gạo và Đậu xanh).
Thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát:
Canh Đậu xanh: nấu canh Đậu xanh ăn rất tốt cho người bị bí tiểu. Trường hợp có đau rát ở đường niệu, có thể dùng 500g giá Đậu xanh giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống.
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than
Nấu canh Đậu xanh để ăn, hoặc dùng bột Đậu xanh 30g, hòa với nước sôi để uống. Lưu ý: nên dùng Đậu xanh còn nguyên vỏ, vì theo Đông y, vỏ Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt hơn thịt hạt đậu, còn giúp sáng mắt, lợi tiểu, trừ phiền.
Chữa giời leo:
Đậu xanh rửa sạch, giã nát nhuyễn (hoặc nhai sống), lấy bã đắp vào chỗ đau. – Bột Đậu xanh, hoạt thạch: bột Đậu xanh 20g, bột hoạt thạch 30g, hai thứ trộn đều, dùng xoa lên những chỗ bị rôm sảy.
Chữa dị ứng sơn:
Đậu xanh sống 100g, rửa thật sạch, ngâm nước trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng vữa, cho thêm 30g kim ngân hoa đã nghiền nát, hai thứ trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn.
Trị tiêu chảy:
Khoảng 150g đậu xanh rang chín vàng có mùi thơm, hạt tiêu 30g sau đó nghiền nhỏ trộn vào nhau. Mỗi lần uống khoảng 7-10g, cách 4h lại uống một lần.
Giải rượu:
Nấu cháo đậu xanh, ăn khoảng vài bát giúp toát mồ hôi ra ngoài.
Gây nôn khi ngộ độc thức ăn:
Ngâm đậu xanh trong nước cho nở, sau nghiền nát đậu và hòa với nước vừa ngâm đậu và cho uống để nôn những thức ăn gây độc.
Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn:
Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho uống 1 cốc; hoặc có thể sử dụng 100g đậu xanh, 100g cam thảo sống, đổ nước vào đun lấy nước uống 2 lần/ngày.
Chữa trị viêm đường ruột:
Bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô lại cho chút nước ấm vào nhào đều và sao vàng, sau nghiền bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa bí tiểu:
Ăn canh đậu xanh. Nếu thấy đau rát bỏng ở đường niệu đạo có thể dùng 500g giá đậu xanh giã nát lấy nước cho thêm đường vào uống.
Tham khảo
Những trường hợp không sử dụng được đậu xanh
– Những người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng… khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến các bệnh về hệ thống tiêu hoá.
– Đối với người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều đỗ xanh thì bệnh sẽ dễ bị tái phát.
– Khi đang đói bụng bạn cũng không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.
– Những chị em có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đỗ xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ, hay bệnh phụ khoa.
– Đặc biệt theo lưu truyền dân gian, khi uống thuốc Đông y thì không nên ăn đỗ xanh bởi đỗ xanh được xem là một “thủ pháp” cấp cứu trúng độc. Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc.
Tag: cay dau xanh, vi thuoc dau xanh, cong dung dau xanh, Hinh anh cay dau xanh, Tac dung dau xanh, Thuoc nam
Nơi mua bán vị thuốc Đậu xanh đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Đậu xanh ở đâu?
Đậu xanh là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Đậu xanh được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Đậu xanh tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay dau xanh , vi thuoc dau xanh , cong dung dau xanh , Hinh anh cay dau xanh , Tac dung dau xanh , Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Ăn Đậu Hũ Có Giảm Cân Không, Sự Thật Tác Dụng Đậu Hũ Mang Lại Cho Sức Khỏe
ĂN ĐẬU HŨ CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?
Những thắc mắc xoay quanh đề tài ăn đậu hũ có giảm cân không đã được khoa học chứng minh cụ thể. Đậu hũ hay đậu phụ được coi là món ăn chay có tác dụng giảm cân an toàn.
Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không chứa cholesterol vì vậy mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giảm cân hiệu quả. Đậu hũ là thực phẩm chứa rất ít calo nên sẽ hạn chế tạo ra những năng lượng dư thừa cho cơ thể.
Trong đậu phụ có chứa lượng carbohydrate thấp nên thích hợp cho chế độ ăn kiêng
Không những thế, trong đậu phụ có chứa lượng carbohydrate thấp nên thích hợp cho chế độ ăn kiêng. Ngoài ra hàm lượng canxi trong đậu hũ rất cao lên tới 68% cũng giúp tăng khả năng hỗ trợ giảm cân vì canxi giúp mỡ thừa tích trữ trong cơ, không ảnh hưởng đến cân nặng và tích mỡ dưới da.
Để việc giảm cân hiệu quả cao, bạn không nên chiên qua dầu mỡ hay nấu đậu hũ với những thực phẩm chứa nhiều calo. Điều này không những không có tác dụng giảm cân mà còn khiến bạn béo lên trông thấy.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đậu Hũ Tốt Cho Phòng Và Chữa Bệnh trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!