Cập nhật nội dung chi tiết về Dầu Dừa Nấu Ăn Có Tốt Không? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dầu nấu ăn giúp chuyển hóa nhiệt từ các nguồn nhiệt dùng để nấu ăn (bếp ga, bếp điện, than…) vào thức ăn, giúp quá trình chế biến thức ăn diễn ra nhanh hơn. Dầu ăn cũng tác động đến mùi và vị thức ăn được chế biến. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận khi lựa chọn loại dầu dùng để nấu ăn, đặc biệt là khi dùng dầu để chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao (chiên, xào, nướng) vì không phải loại dầu nào cũng tốt cho sức khỏe. Một số loại còn mang lại nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là dầu thực vật đã hydro hóa (hydrogenated vegetable oils).
Hiện nay rất nhiều loại dầu thực vật được sản xuất với công nghệ hydro hóa để kéo dài hạn sử dụng. Quá trình hydro hóa dầu thực vật (cho thêm hydro (kí hiệu hóa học: H) vào thành phần của dầu) khiến cho các phân tử chất béo của dầu bị chuyển đổi về hướng ngược lại so với các phân tử chất béo tự nhiên. Chất béo có cấu trúc phân tử bị thay đổi hướng này gọi là chất béo chuyển hóa (trans fat).
Theo bác sĩ (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN), những dầu thực vật đã hydro hóa gây ra béo phì nhanh chóng và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường. Bên cạnh đó, các loại dầu thực vật đã hydro hóa còn gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, giảm lưu thông máu nuôi tim dẫn đến các cơn đau thắt ngực, đột quị, nhồi máu cơ tim, ung thư và nhiều bệnh nan y khác. Chất béo chuyển hóa có hầu hết trong các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, các loại thức ăn nhanh, dầu thương phẩm và đặc biệt trong shortening, margarine đặc (bơ thực vật). Chất béo chuyển hóa làm mất cảm giác no và cứ ăn mãi không biết chán gây ra béo phì nhanh chóng và hàng loạt bệnh nguy hiểm sẽ phát triển theo.
Bình thường, ở Việt Nam chúng ta không thể biết được loại dầu nào có sử dụng công nghệ hydro hóa hay thực phẩm nào có chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao để đề phòng vì chưa có qui định ghi lên nhãn sản phẩm thành phần này. Do vậy cách tốt nhất là chúng ta tránh ăn những loại thực phẩm phải sử dụng nhiều dầu ăn hay không chiên quá kỹ thực phẩm bằng dầu, không sử dụng dầu đã khét, đã dùng rồi.
Theo Dr. Mercola, các loại dầu đã hydro hóa đặc biệt cần tránh là dầu đậu nành, dầu bắp (ngô), dầu hạt cotton, dầu hạt cải canola.
Ads by Adpia
Dầu dừa nguyên chất là loại dầu tốt nhất mà bạn có thể dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao (chiên, xào, nướng). Dầu dừa nguyên chất có điểm khói cao và chất béo trong dầu dừa chủ yếu là chất béo bão hòa (saturated fats) – chiếm khoảng 90% – nên bạn có thể yên tâm dùng để nấu ăn. Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm để xác định và so sánh lượng chất độc aldehyde sinh ra khi đun nóng các loại dầu khác nhau ở nhiệt độ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy dầu dừa sinh ra lượng aldehyde ít nhất trong số các loại dầu đã thí nghiệm. Do đó nếu muốn nấu các món chiên, xào thì dầu tốt nhất để sử dụng là dầu dừa nguyên chất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chiên xào quá lâu.
Nồng độ của chất độc aldehyde / lít dầu khi đun ở nhiệt độ 180oC (Nguồn: mercola.com)
Ghi chú: là chất độc đối với cơ thể con người, có thể gây ra một số loại ung thư, bệnh tim mạch, những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer.
Các loại dầu ăn khác cần được đựng trong chai tối màu (tránh ánh sáng) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi mở nắp. Tuy nhiên, dầu dừa có thể đựng trong chai màu sáng, bảo quản ở ngoài tủ lạnh mà không sợ bị ô-xy hóa. Lưu ý: Ở nhiệt độ dưới 25, dầu dừa nguyên chất sẽ bị đông đặc lại. Bạn có thể dùng thìa múc dầu dừa đông đặc cho vào chảo nấu ăn như thường.
Ngoài việc dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao, dầu dừa còn là sản phẩm rất tốt để chăm sóc sức khỏe răng miệng, giúp tiêu hóa tốt (giúp diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa), giúp nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm cân, tốt cho tim mạch (tăng mức cholesterol tốt, giảm mức cholesterol xấu).
Ở Việt Nam, đa số các loại dầu dừa bán trên thị trường có thang điểm từ 4 đến 9. Theo tôi biết thì ở Việt Nam có một cơ sở sản xuất dầu dừa từ cơm dừa lên men là cơ sở Phương Huỳnh ở thành phố Trà Vinh. Các loại dầu 8 và 9 điểm có vị ngọt đặc trưng của cơm dừa. Còn loại 10 điểm thì có vị chua hơn loại 8 và 9 điểm do đã lên men.
Để nấu ăn, bạn nên dùng loại từ 8 điểm trở lên để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Ads by Adpia
Ở Việt Nam bây giờ có nhiều nhà sản xuất dầu dừa nguyên chất có chất lượng tốt. Gia đình tôi dùng dầu dừa thương hiệu Vietcoco của công ty từ năm 2016 đến nay và hoàn toàn hài lòng về chất lượng. Theo thang điểm ở trên thì dầu dừa nguyên chất Vietcoco ở nấc điểm 9. Một điều quan trọng khiến chúng tôi an tâm về dầu dừa nguyên chất Vietcoco là dầu này đạt được chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Mỹ ( USDA ORGANIC).
Ở thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể mua dầu dừa nguyên chất Vietcoco tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Citimart AEON hoặc Lotte Mart. Lưu ý: Vietcoco có cả dầu dừa tinh luyện (màu vàng). Bạn cần mua loại dầu dừa nguyên chất (màu trắng hay không màu). Không nên dùng dầu tinh luyện.
Nếu nơi bạn sống không có chúng tôi mart, Citimart AEON hoặc Lotte Mart thì bạn có thể đặt mua online . Giá mua online và giá mua tại Co.opmart chênh lệch nhau không đáng kể.
Để đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng các chất béo tốt cho cơ thể, bạn cần dùng các loại dầu ăn tốt khác, ví dụ như , dầu trái bơ, dầu hạnh nhân, dầu hạt gai dầu … Tuy nhiên các loại dầu này chỉ phù hợp với các món nguội (trộn salad, …) hoặc các món không cần chế biến ở nhiệt độ cao. Nếu cần dầu để chiên, nướng thì bạn cần dùng dầu dừa nguyên chất.
Dùng Dầu Dừa Nấu Ăn Có Được Không?
Khi nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật tăng cao, dầu dừa đã trở thành chất béo được lựa chọn rộng rãi vì vị ngậy cùng hương dừa thơm phảng phất của nó.
Đặc tính của dầu dừa
Dầu dừa là chất béo 100%, trong đó có khoảng 80-90% là chất béo bão hòa. Chính nhờ yếu tố này mà khi để ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ lạnh, kết cấu của dầu dừa sẽ trở nên rắn chắc. Chất béo được tạo thành từ các phân tử nhỏ hơn gọi là axit béo, và trong dầu dừa cũng có một số loại axit béo bão hòa. Trong đó, loại trội hơn hẳn là axit lauric (47%), tiếp đến là axit myristic và axit palmitic nhưng với hàm lượng nhỏ hơn mà đã được nghiên cứu và chứng minh là làm tăng nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ chất béo không bão hòa đơn cùng chất béo không bão hòa đa.
Dầu dừa không chứa cholesterol hay chất xơ, và chỉ có chút ít vitamin, khoáng chất cũng như sterol thực vật. Sterol thực vật có một cấu trúc hóa học tương tự với cholesterol trong máu, và có thể giúp ngăn chặn sự hấp thu của cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng sterol thực vật có trong vài thìa canh dầu dừa là quá ít để tạo ra tác động có lợi.
Dầu dừa và sức khỏe
Rất nhiều tuyên bố về lợi ích sức khỏe của dầu dừa được dựa vào những nghiên cứu sử dụng công thức đặc biệt của loại dầu dừa làm từ 100% chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT/Medium-Chain Triglycerides), chứ không phải dầu dừa thương phẩm bày bán rộng rãi trong siêu thị. MCT có cấu trúc hóa học ngắn hơn các chất béo khác, và được cơ thể hấp thu cũng như sử dụng cực kỳ nhanh chóng. Sau quá trình tiêu hóa, MCT di chuyển đến gan nơi chúng ngay lập tức được chuyển hóa thành năng lượng. Theo lý thuyết thì dạng được hấp thụ nhanh này sẽ làm tăng cảm giác no và ngăn ngừa tích trữ chất béo. Nhưng dầu dừa chủ yếu chứa axit lauric, không phải một loại MCT. Axit lauric được hấp thụ chậm hơn và chuyển hóa như các axit béo chuỗi dài khác. Do đó, những lợi ích sức khỏe được báo cáo từ loại dầu dừa MCT được cấu tạo đặc biệt mà chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình thay vì axit lauric không thể được áp dụng trực tiếp vào các loại dầu dừa thương phẩm vẫn hay được bán ngoài thị trường (commercial coconut oils).
Một đánh giá tài liệu/đánh giá tường thuật về việc sử dụng các sản phẩm làm từ dừa (dầu, sữa, cùi, hoặc kem) bao gồm 21 nghiên cứu quan sát và nghiên cứu lâm sàng:
Các nghiên cứu dịch tễ học đã thấy người dân ở Samoa, Philippines, New Zealand, và New Guinea tiêu thụ dừa nguyên quả như một phần của chế độ ăn uống truyền thống của họ. Nhìn chung thì chế độ dinh dưỡng của họ rất giống nhau: cùi và sữa dừa, rau củ quả tươi, và cá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn hàm lượng dầu dừa cao hơn tăng được nồng độ cholesterol HDL có lợi, nhưng đồng thời cũng tăng luôn nồng độ cholesterol tổng thể và lượng chất béo trung tính.
Tám thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn quy mô nhỏ kéo dài từ 5-8 tuần với khoảng 9-83 người tham gia đã được kiểm tra với sự can thiệp của chế độ ăn uống có dầu dừa. Khi so sánh với chế độ dinh dưỡng có bơ hoặc chất béo không bão hòa (dầu ô liu hoặc dầu hoa rum), dầu dừa làm tăng tổng lượng cholesterol, nồng độ cholesterol HDL tốt cũng như cholesterol xấu nhiều hơn các loại dầu không bão hòa, nhưng không nhiều bằng bơ. Dầu dừa cũng làm tăng tổng lượng cholesterol cùng nồng độ cholesterol LDL tới một mức độ lớn hơn hoặc tương đương với các loại chất béo bão hòa khác như mỡ bò và dầu cọ.
Các tác giả đã kết luận rằng vì ảnh hưởng của dầu dừa với việc làm tăng nồng độ cholesterol trong máu bao gồm cả cholesterol LDL có hại và trong một số trường hợp là cả chất béo trung tính, và vì tác động làm tăng cholesterol của nó cũng tương đương với các chất béo bão hòa khác, nên loại dầu này không nên đươc coi là thực phẩm tốt cho tim mạch và nên được hạn chế sử dụng.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã công bố bản báo cáo tư vấn khoa học vào năm 2017 để thay thế các loại chất béo bão hòa (bao gồm dầu dừa và các loại dầu nhiệt đới khác) bằng chất béo không bão hòa. Dựa vào đánh giá của bảy thử nghiệm có đối chứng, dầu dừa được chứng minh là có thể làm tăng nồng độ cholesterol LDL xấu. AHA khuyến cáo người dân không nên sử dụng dầu dừa, và gợi ý hạn chế tất cả các loại chất béo bão hòa. Với những người có nguy cơ hoặc đang bị bệnh tim, AHA khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 6% tổng lượng calo từ chất béo bão hòa, hoặc khoảng 13g nếu dựa vào chế độ dinh dưỡng 2.000 calo. Chỉ một thìa canh dầu dừa thôi (tương đương 15ml) là đã gần đạt đến giới hạn đó với khoảng 12g chất béo bão hòa.
Dầu dừa cũng chứa nhiều calo và tổng lượng chất béo như các nguồn chất béo khác, khoảng 120 calo và 14g chất béo/thìa canh. Dầu dừa có hương vị đặc biệt và tốt nhất nên được sử dụng theo liều lượng nhỏ như một sản phẩm thay thế định kỳ cho các loại dầu khác để nướng bánh và nấu ăn, trong bối cảnh của một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Mua và bảo quản
Dầu dừa được tạo ra bằng cách ép cùi dừa tươi hoặc cùi dừa khô hay còn gọi là cơm dừa khô. Dầu dừa nguyên chất sử dụng cùi dừa, trong khi dầu dừa tinh chế lại thường dùng cơm dừa khô. Không giống dầu ô liu, thuật ngữ “nguyên chất/virgin” và “siêu nguyên chất/extra virgin” không được quy định cụ thể với dầu dừa. Không hề có sự khác nhau giữa các sản phẩm được dán hai loại nhãn này.
1. Nguyên chất hoặc Siêu nguyên chất (hai thuật ngữ có thể thay thế cho nhau): Nếu sử dụng phương pháp “khô,” cùi dừa tươi của dừa già thường được sấy khô nhanh với mức nhiệt thấp, sau đó được ép bằng máy để lọc dầu. Sữa được tách ra khỏi dầu bằng cách lên men, enzyme, hoặc dùng máy ly tâm. Dầu thu được có điểm bốc khói rơi vào khoảng 350°F (khoảng 176°C), mà có thể được sử dụng để áp chảo/xào qua hoặc nướng nhanh, nhưng không phù hợp để dùng cho các phương pháp nấu ăn đòi hỏi nguồn nhiệt cao như chiên rán ngập mỡ/dầu. Bạn cũng có thể thấy các thuật ngữ sau trên nhãn của dầu dừa:
Ép thô (expeller-pressed): Một cỗ máy sẽ ép dầu từ cùi dừa tươi, thường là với sự hỗ trợ của hơi nước hoặc nguồn nhiệt.
Ép lạnh (cold-pressed): Dầu được ép mà không sử dụng nhiệt. Nhiệt độ duy trì dưới mức 120°F (48°C); phương pháp này được tin là sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.
2. Tinh luyện (refined): Cơm dừa khô được ép máy để nhả dầu ra. Dầu sau đó lại được hấp hoặc đun nóng để khử mùi và “tẩy trắng” bằng cách lọc qua đất sét để loại bỏ tạp chất và bất cứ loại vi trùng vi khuẩn nào còn sót lại. Đôi khi, các dung môi hóa học như hexan có thể được sử dụng để chiết xuất dầu từ cơm dừa khô. Dầu thu được có điểm bốc khói cao hơn nhiều, khoảng 400-450°F (204-232°C), và thường không có vị cũng chẳng có mùi.
3. Hyđrô hóa một phần: Hàm lượng chất béo không bão hòa thấp trong dầu dừa bị hyđrô hóa hoặc hyđrô hóa một phần để tăng thời hạn sử dụng và giúp duy trì kết cấu rắn của nó khi được để ở những chỗ có nhiệt độ ấm. Quá trình này tạo ra chất béo bão hòa mà ta nên tránh.
Bảo quản dầu dừa trong chai lọ đóng chặt nắp rồi để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, hoặc bạn cũng có thể cất vào tủ lạnh. Thời hạn sử dụng của dầu sẽ thay đổi tùy thuộc vào kiểu xử lý, chế biến và cách nó được bảo quản. Dầu dừa tinh luyện (refined coconut oil) thường chỉ để được trong vòng vài tháng, trong khi đó dầu dừa nguyên chất (virgin coconut oil) có thể sử dụng trong vòng 2-3 năm nếu được bảo quản đúng cách và tránh xa nhiệt cũng như ánh sáng. Dấu hiệu dầu dừa hư hỏng bao gồm mốc, ngả màu vàng, hoặc có mùi và vị “lạ.”
Sử dụng
Điểm nóng chảy của dầu dừa là 78°F (25°C). Nếu dầu hóa lỏng vào một ngày có nhiệt độ cao, hãy khuấy đều trước khi sử dụng.
Khi thay thế dầu dừa cho bơ hoặc mỡ trừu thực vật (vegetable shortening), hãy dùng ít hơn 25% dầu dừa so với hàm lượng bơ được liệt kê trong công thức vì tỷ lệ phần trăm chất béo rắn của nó cao hơn. Nếu không muốn có mùi dừa thì bạn có thể sử dụng dầu dừa tinh luyện (refined coconut oil, tuy nhiên có ý kiến cho rằng dầu tinh luyện tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe – BT).
Khi xào qua rau, hãy dùng một thìa canh dầu dừa nguyên chất để tăng hương vị.
Cho thêm một thìa canh dầu dừa nguyên chất vào các loại sốt hoặc cà ri để món ăn thơm ngon hơn.
Có thể bạn chưa biết
Philippines là nước sản xuất dầu dừa lớn nhất thế giới, tiếp đến là Indonesia và Ấn Độ. Philippines, Liên minh Châu Âu, Mỹ, và Ấn Độ là các nước tiêu thụ dầu dừa nhiều nhất.
Dầu dừa là chất dưỡng ẩm cực kỳ hiệu quả cho da và tóc. Lấy một lượng nhỏ, rồi nhẹ nhàng thoa trực tiếp lên da. Với tóc khô xơ và xoăn, cho một lượng nhỏ dầu dừa lên thân tóc và ủ đến khi nào bạn muốn (vài phút hoặc qua đêm), sau đó gội sạch.
Dầu Dừa Coco Secret Có Tốt Không ?
Dầu dừa Coco secret không chứa đường
Tuy dầu dừa có tác dụng rất tốt với sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên dầu dừa chứa đường lại không phát huy được hiệu quả mà đôi khi còn bị phản tác dụng. Do lượng đường trong dầu dừa sẽ là nguyên nhân khiến dầu dừa khó thẩm thấu, giảm khả năng làm đẹp. Đã vậy, dầu dừa chứa đường còn khiến tác dụng giảm cân và chữa bệnh không thể phát huy được tác dụng.
Dầu dừa Coco secret được chế biến theo phương pháp ép lạnh bằng máy quay ly tâm, do đó lượng đường từ dừa nguyên liệu đã bị tách riêng theo nước, cho ra thành phẩm là dầu dừa tinh khiết không chứa đường, giúp phát huy tối đã hiệu quả làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, dầu dừa chế biến theo phương pháp này sẽ giữ được màu sắc trong trẻo, dưỡng chất được giữ trọn vẹn và thời hạn sử dụng lâu hơn hẳn loại dầu dừa chứa đường (do đường dễ lên men).
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều có rất nhiều dầu dừa kém chất lượng trôi nổi, cũng đặt thương hiệu nhưng thực chất là hàng gia công tại nhà hoặc đặt gia công rồi dán thương hiệ u vào, nên không đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Phiếu kết quả kiểm nghiệm của bộ y tế
Dầu dừa Coco Secret đạt top 100 thương hiệu dẫn đầu
Dầu dừa Coco secret uống được không ?
Trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm dầu dừa dùng để làm đẹp. Với tác dụng làm đẹp, dầu dừa chỉ cần dùng ngoài da là đủ. Thế nhưng, nhu cầu sử dụng dầu dừa cho sức khỏe ngày càng cao, nên câu hỏi được đặt ra là, dầu dừa uống có được không ?
Từ những thông tin đã cung cấp trước đó, chúng ta có thể thấy rõ, dầu dừa Coco secret là dầu dừa không chứa đường, được chế biến bằng phương pháp đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như giữ được trọn vẹn màu sắc, hương thơm tự nhiên và dưỡng chất từ dừa. Thế nên, việc uống dầu dừa Coco secret để phát huy tác dụng với sức khỏe và làm đẹp hiệu quả không chỉ là được hay không, mà còn là uống rất tốt. Nhờ giữ được hương thơm tự nhiên, dầu dừa Coco secret khi đi vào cơ thể không gây nóng gắt ở cổ mà tạo được cảm giác dễ chịu và mượt mà ở cổ.
Dầu dừa khi sử dụng bằng cách uống, có thể ngăn ngừa và trị được các bệnh răng miệng, giúp giảm cân hiệu quả và hỗ trợ tối đa cho việc điều trị những căn bệnh khác nữa.
Vậy là chúng ta đã đi đến được câu trả lời cho câu hỏi đặt ra, dầu dừa Coco secret có tốt không ? Hay dầu dừa uống được không? Với những thông tin đã cung cấp phía trên, chúng ta đã có thể tin tưởng hơn về một thương hiệu dầu dừa uy tín, và lựa chọn nó cho quá trình làm đẹp cũng như chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Bôi Dầu Dừa Lên Mặt Qua Đêm Có Tốt Không?
Tại sao tác dụng của dầu dừa với da mặt lại tốt, bởi vì trong dầu dừa chứa nhiều Vitamin E dạng toco-trienol rất tốt cho quá trình chống oxi hóa mạnh tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Có thể nói gốc tự do chính là những phần tử phá hủy các phân tử lành lặn để lấy electron làm tổn thường các tế bào gốc. Do đó công dụng của dầu dừa đối với da mặt là tiêu diệt gốc tự do đó, làm giảm tỉ lệ lão hóa da, và lấy lại tuổi thanh xuân cho chị em phụ nữ. Như vậy, Dầu dừa đã giúp chúng ta làm chậm thời gian xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt, đặc biệt với người lớn tuổi.
Dầu dừa phù hợp với loại da nào?
Thành phần dầu dừa có rất nhiều a xít, vitamin E, … một số loại trong chúng có trong sữa mẹ. Vì vậy dầu dừa phù hợp cho tất cả các loại da đặc biệt là da khô và da hỗn hợp. Dầu dừa sẽ giúp bạn phục hồi làn da bị tổn thương và cân bằng độ ẩm của da, cho bạn bạn làm da mềm mại và khỏe mạnh.
Thoa dầu dừa lên mặt để qua đêm có tốt không?
Để tránh trường hợp dầu dừa dị ứng làn da nhại cảm của bạn. Hãy làm quen với dầu dừa trước khi thoa dầu dừa lên mặt để qua đêm bằng cách dùng dầu dừa rữa mặt khoảng 1 – 2 tuần đầu.
Sau đó, thoa dầu dừa trực tiếp lên mặt trong những tuần tiếp theo nhưng chỉ để dầu dừa trên mặt 1 – 2 giờ và rửa sạch đi dầu dừa. Thời gian này khoảng 2 – 3 tuần.
Sau khoảng thời gian trên nếu da bạn không dị ứng với dầu dừa thì có thể thoa dầu dừa lên mặt để qua đêm 2 hoặc 3 lần/ tuần là bạn sẽ có làn da mềm mịn trắng hồng tự nhiên và sạch mụn.
Những cách dưỡng tóc bằng dầu dừa hiệu quả nhất 2021
Bôi dầu dừa lên mặt để qua đêm có bị mụn không?
Dầu dừa có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên thường được sử dụng trong điều trị – ngăn ngừa mụn. Ngoài ra dầu dừa bảo vệ làn da bạn khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm, … , và lấy sạch bụi bán trên da. Thoa dầu dừa lên mặt để qua đêm làm thời gian dầu dừa tiếp xúc với da mặt quá lâu có thể gây dị ứng với một số người có cơ địa và làn da nhại cảm trong thời gian đầu. Đó là nguyên nhân gây mụn khi thoa dầu dừa lên mặt để qua đêm.
Lưu ý khi dùng dầu dừa chăm sóc da mặt
Chỉ thoa một lượng dầu dừa thật ít và vừa đủ thấm hết vào da
Thời gian đầu khi thoa dầu dừa lên mặt bạn sẽ có cảm giác hơi nhờn nhưng bạn sẽ nhanh chống quen và không còn cảm giác đó nữa.
Khi sử dụng dầu dừa làm đẹp hoặc uống dầu dừa có thể gây nên một số phản ứng phục hồi da.
tu khoa
dầu dừa có tác dụng gì
dầu dừa có tác dụng gì với lông mi 2021
dưỡng lông mày bằng dầu dừa
cách làm lông mày rậm bằng dầu oliu 2021
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dầu Dừa Nấu Ăn Có Tốt Không? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!