Đề Xuất 6/2023 # Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Vào Mùa Lạnh # Top 8 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 6/2023 # Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Vào Mùa Lạnh # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Vào Mùa Lạnh mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có nên tắm nắng cho trẻ vào mùa lạnh

Lợi ích từ việc tắm nắng

Việc tắm nắng cho trẻ có tốt không? Câu trả lời là rất tốt, nó giúp trẻ hấp thu và tổng hợp vitamin D từ ánh nắng giúp cho hệ xương của trẻ chắc khỏe và chiều cao phát triển tốt sau này. Nếu được tắm nắng tốt, khi lớn lên, trẻ sẽ hạn chế được các bệnh đau, viêm khớp, các bệnh về cơ và có hệ xương vững chắc khỏe mạnh. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời buổi sớm còn có khả năng diệt khuẩn, chống viêm, kích thích việc sản xuất vitamin D3 làm tăng khả năng hấp thu canxi và phốt pho, những chất nếu thiếu trẻ sẽ bị thấp bé, còi xương, biến dạng xương và ốm yếu hơn. Với trẻ sơ sinh, nếu được tắm nắng tốt sẽ cứng cáp và nhanh biết đi.

Tắm nắng giúp cơ thể sản xuất ra vitamin D3

Các bạn có biết Vitamin D đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể.

Các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch cũng khám phá ra rằng, Vitamin D giúp hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ của cơ thể bằng cách trang bị cho các tế bào T – loại tế bào có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, duy trì và bổ sung đầy đủ Vitamin D sẽ tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch của cơ thể.Trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D hàng ngày sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Vitamin D có vai trò quan trọng là vậy nhưng theo một vài nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy, có đến 50 – 60% trẻ em Việt Nam bị thiếu vitamin D mà chủ yếu là ở trẻ tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học và trung học. Tình trạng thiếu vitamin D này sẽ khiến trẻ phát triển chậm hơn và dễ bị nhiễm một số bệnh khác nhau. Do vậy, các bậc cha mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin D hàng ngày cho trẻ để trẻ khỏe.

Vitamin D hay còn được gọi với cái tên là vitamin mặt trời,bạn có thể cho trẻ đi tắm nắng vào những buổi sáng sớm mùa hè nhưng mùa đông thì không hề nên chút nào vì như vậy sẽ rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh. Nếu mùa đông mà có nắng thì bạn cũng có thể đưa trera tắm nắng nhưng không quá 15 phút vì 80% vitamin D được tổng hợp từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời dưới tác dụng trực tiếp trên da, còn lại 20% là từ nguồn dinh dưỡng sữa mẹ và thực phẩm trẻ ăn. Việc này không khó khăn gì vào mùa hè vì hầu hết ngày nào cũng có nắng.

Nhưng mùa đông thì không phải lúc nào cũng có nắng vì thế nếu có nắng thì các mẹ nên tranh thủ đưa các bé đi tắm nắng ngay, còn nếu không có nắng dài dài thì sao? Nhiều mẹ đã hỏi cách làm thế nào để trẻ có thể tắm nắng vào mùa đông? Trước đây thì không nhưng hiện giờ có giải pháp triệt để cho vấn đền này. Giải pháp là dùng đèn sưởi nhà tắm không chói mắt dành cho trẻ nhỏ của thương hiệu đèn sưởi nhà tắm Heizen – một trong những dòng cao cấp của đèn sưởi nhà tắm Hans

Hiện nay trên thị trường đã có loại đèn sưởi cho bé của hãng đèn sưởi Hans được dùng bằng bóng đèn hồng ngoại nên có độ làm ấm nhanh, giúp da không bị khô, ngoài ra còn có tác dụng cung cấp vitamin D cho cơ thể, gần giống như ánh nắng mặt trời.

Cách tắm nắng cho trẻ

Nên chọn chỗ khuất gió và ánh nắng không chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt trẻ. Nếu ở những nơi quá thông thoáng, nhiều gió trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.

Nơi tắm nắng tốt cho trẻ sẽ không được có bụi bẩn, phải sạch sẽ, thoáng mát và trong lành. Nếu trời có nắng nhưng lại có gió và mẹ không tìm được vị trí tốt ngoài trời thì có thể cho trẻ tắm nắng bên khung cửa sổ. Nhưng lưu ý, tia nắng chiếu qua cửa kính không có tác dụng với trẻ.

Bổ sung phù hợp cho trẻ khi không có nắng vào mùa đông

Những ngày nắng trong mùa đông thường không nhiều nên mẹ cần chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ qua thức ăn. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi.

Một số loại thực phẩm cả mẹ và trẻ nên bổ sung để tăng cường vitamin D như sữa, pho mát, nấm, trứng, cá hồi, và nước cam. Tùy độ tuổi của trẻ mà mẹ cho ăn phù hợp.

Ngoài ra, trẻ có thể uống bổ sung vi lượng vitamin D theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Hoặc nếu các mẹ đã quen với việc cho con tắm nắng thì cũng có thể sử dụng đèn sưởi nhà tắm cho bé, như vậy cũng rất tốt. Vì đèn sưởi nhà tắm ngoài tác dụng sưởi ấm ra còn có nhiều tác dụng vô cùng thú vị nữa đấy

Chúc các mẹ luôn chăm sóc con trẻ khỏe mạnh, mau lớn.

BẠN CẦN MUA SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA BẠN?

Chăm Sóc Để Trẻ Khỏe Trong Mùa Lạnh

Chăm sóc để trẻ khỏe trong mùa lạnh

Trong mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé.

Hơn nữa, trong những ngày lạnh, cơ thể bé phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét nên sức chống đỡ bệnh tật giảm nhiều. Cha mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh trong những ngày đông giá buốt.

Trong sinh hoạt hàng ngày

Giữ nhiệt độ phòng của bé ở mức vừa phải: Phòng của trẻ phải luôn kín gió và ấm áp. Nhưng nếu cứ đóng kín cửa suốt ngày sẽ khiến không khí trong phòng ngột ngạt, thiếu ôxy, khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, nhiều người để nhiệt độ điều hòa, máy sưởi quá nóng sẽ khiến không khí trong phòng rất khô và cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, khô mũi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ khó thở. Vì vậy, cần giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, thông thoáng trong khoảng 280C. Trước khi cho trẻ ra ngoài nên mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột.

Ủ ấm quá mức: Để chống lạnh, cha mẹ thường mặc cho trẻ rất nhiều quần áo dẫn tới bé “bị” ủ ấm quá mức. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm, có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Cha mẹ cần biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì vậy bé sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu, rồi thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi… Hơn nữa, việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Không nên ủ ấm quá mức cho trẻ.

Mặc bỉm suốt ngày: Trẻ được mặc bỉm là cách tốt để giữ ấm và có nhiều tiện lợi cho người trông coi trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không tốt vì bỉm cũng có thể là nguyên do gây bệnh cho trẻ, làm tổn hại làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên. Hơn nữa, khi trẻ đi tiểu nhiều mà chưa kịp thay bỉm, nước tiểu trong bỉm sẽ ngấm ngược gây lạnh cho trẻ. Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 340C. Khi nhiệt độ vùng hạ bộ của trẻ tăng lên tới 370C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng của tinh hoàn khi bé đến tuổi trưởng thành.

Không cho trẻ ra ngoài trời: Trong mùa đông, suốt thời gian trong ngày, trẻ ở trong phòng kín. Có bé vài ngày không ra ngoài trời. Việc ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D, rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8h – 9h30h và buổi chiều từ 15h -17h. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ. Lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá…

Mùa đông tắm cho bé thế nào để không bị ốm?

Vào những ngày lạnh giá, rất nhiều người không dám tắm cho con vì sợ bé bị cảm lạnh, dễ ốm mà chỉ thay quần áo cho bé. Đây là việc làm sai vì nếu không được tắm rửa sạch sẽ thì bé rất khó chịu, quấy khóc và chậm lớn. Vì vậy dù trời lạnh, bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ ít nhất 2 ngày/lần, có như thế bé mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé có một vài điểm mẹ cần lưu ý: Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ 15-16h. Dù trời lạnh đến mức nào cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 330C đến 360C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

Chăm sóc giấc ngủ

Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng… Điều này sẽ khiến cho bé bị lạnh bụng dẫn đến đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên không ông bố, bà mẹ nào có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con… Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi (loại chăn riêng có phéc mơ tuya để bảo vệ bụng không bị nhiễm lạnh) và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Với trẻ ở nông thôn, cha mẹ sợ trẻ bị lạnh khi ngủ nên thường đội mũ ấm cho trẻ khi ngủ. Đây là việc nên tránh. Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não bộ.

Điều quan trọng hơn cả là cho dù ngày lạnh hay mưa thì mọi người cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh.

5 Bước Giữ Ấm Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Hè Mẹ Nên Nhớ!

Thân nhiệt của mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi theo từng khoảng thời gian trong ngày. Thân nhiệt của con người cao nhất vào buổi chiều, chiều tối và thấp nhất vào đêm và sáng sớm. Và trẻ sơ sinh cũng có sự thay đổi thân nhiệt như vậy!

Ngoài ra, cơ thể của trẻ sơ sinh chưa thật sự hoàn thiện, thân nhiệt chưa thể tự điều chỉnh như người trưởng thành. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh có khi cao, cũng có khi thấp hơn người lớn nhưng thường thì thấp hơn. Cho nên việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè rất quan trọng để giúp con tránh bệnh cảm cúm ngay giữa trời hè nóng bức.

Nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ sơ sinh vào mùa hè?

Như các bạn đã biết việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là rất cần thiết. Đối với các mẹ sinh bé vào mùa hè thì chắc chắn phải sử dụng điều hòa. Mặc dù thân nhiệt của bé cũng không cao, nó còn thay đổi theo thời gian trong ngày. Tuy nhiên vẫn phải có một mức nhiệt độ phòng ổn định để đảm bảo tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con. Vậy nhiệt độ điều hòa trong phòng bao nhiêu là tốt nhất?

Nhiệt độ phòng nên giao động từ 22°C đến 30°C tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày. Và mức nhiệt tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé là 26°C. Với mức nhiệt độ này, người trưởng thành bình thường thì sẽ có thể mặc quần áo cộc. Thế nhưng với mẹ và bé đây là mức nhiệt an toàn khi mặc quần áo dài tay.

5 Bước giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Đối với các mẹ việc cảm thấy bản thân nóng lạnh như thế nào là có thể tự điều chỉnh. Còn với trẻ sơ sinh thì cần sự quan sát tỉ mỉ và chăm sóc đúng cách của mẹ mới bảo vệ sức khỏe tốt cho con. Vậy việc cho con mặc những bộ đồ dày cộp có phải là giữ ấm?

Theo dõi 5 bước giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè sau để nắm được cách giúp con tránh mắc các bệnh về đường hô hấp.

Bước 1: Lựa chọn quần áo để giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Việc lựa chọn quần áo là quan trọng nhất để giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè. Da của bé khá nhạy cảm, vì thế mẹ nên chọn chất liệu cotton hoặc vải lanh thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi để bé được thoải mái nhất.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi nên mặc những bộ quần áo dài tay vì nhiệt độ phòng cũng ở mức 26°C – 28°C đủ giữ ấm cho bé. Còn đối với trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi trở lên thì có thể cho trẻ mặc quần áo cộc nếu như trời quá nóng bức. Mẹ nên đeo bao tay, bao chân và đội mũ chóp cho bé vì tay chân có nhiệt độ thấp hơn so với thân người. Mũ thì có thể chỉ cần đội 1 tuần đầu sau sinh, sau đó bỏ ra cho bé thoải mái, tránh bí bách.

Ngoài ra, lựa chọn màu sắc sáng nhạt như trắng, hồng, xanh dương,.. cũng sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu hơn. Đặc biệt lưu ý là mọi chất liệu dù quần áo hay bao tay, bao chân cũng nên mềm mỏng vừa phải, không dày cộp.

Bước 2: Cách tắm đúng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè đồng nghĩa với việc không cho con ngâm nước quá lâu (dù bản thân mẹ cảm thấy nóng bức). Đối với trẻ sơ sinh nên cho tắm nơi kín gió, tắm bằng nước ấm, khi tắm xong lau khô người và mặc quần áo luôn, nếu không dễ bị cảm lạnh.

Bước 3: Thường xuyên dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên của cơ thể con vừa giúp mẹ nắm được tình trạng sức khỏe con có ở mức bình thường không; vừa giúp mẹ dễ dàng lựa chọn quần áo cho con mặc. Nếu đo được 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách) thì mẹ có thể an tâm vì đây là mức an toàn.

Bước 4: Che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra khỏi nhà

Da trẻ rất mỏng và nhạy cảm, mùa hè lại thường gây khó chịu không chỉ nóng nực mà còn nắng rát. Vì thế, khi cho bé ra ngoài nên che chắn cho con cẩn thận tránh để tia cực tím làm hại làn da của bé.

Bước 5: Đừng quên việc đắp chăn cho trẻ vào ban đêm

Cũng như người lớn, trẻ sơ sinh cũng sẽ bị lạnh vào đêm và sáng sớm do thân nhiệt hạ. Vì thế, giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè bằng cách đắp chăn trong khoảng thời gian này là rất quan trọng. Mẹ hãy cho con mặc nhiều lớp áo mỏng (tầm 2 – 3 chiếc) để tránh nhiễm lạnh, khi ngủ để ý con, nếu như con nóng khó chịu có thể cởi từng lớp áo dễ dàng.

Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp con tăng cường sức đề kháng đáng kể để phòng tránh được nhiều bệnh tật. Vì thế, mẹ hãy đảm bảo bản thân có một sức khỏe tốt, một nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho con.

Viên uống lợi sữa Mabio giúp tăng chất lượng sữa đáng kể thông qua cơ chế chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ một cách tối ưu. Ngoài ra, còn giúp mẹ thông tắc tia sữa để tăng số lượng sữa hiệu quả. Bên cạnh đó, Mabio sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

Giữ Ấm Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Hè: Cần Thiết Hay Không?

Trẻ sơ sinh có rất nhiều điều kỳ lạ, chẳng hạn như ngón tay không thể duỗi thẳng mà luôn trong tư thế cầm nắm, đầu và cổ rất mềm, hay khóc mà không thể chảy nước mắt… Tất cả những điều kỳ lạ này đến từ sự chưa hoàn chỉnh trong cơ thể của trẻ, bởi vì trẻ vừa mới sinh ra và cần có nhiều thời gian để hoàn thiện.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là CÓ. Tại sao ư? Bởi vì trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời đang ở ngưỡng nắng nóng. Có thể bạn không tin, nhưng trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị cảm lạnh trong mùa hè. Do đó, việc giữ ấm cho trẻ trong thời gian này là hoàn toàn cần thiết.

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào?

Thời tiết mùa hè rất nóng, chúng ta không thể giữ ấm cho trẻ sơ sinh bằng cách bao bọc trẻ trong hàng tá quần áo bông dày, chúng sẽ khiến trẻ không ngừng toát mồ hôi, nóng bức và quấy khóc.

Thay vào đó, hãy chăm sóc em bé của mẹ bằng những cách sau:

– Không tắm nước lạnh cho trẻ, kể cả lúc đó trời đang rất nóng. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để tắm cho em bé là 34 – 38 độ C – tương đương với nhiệt độ trong tử cung người mẹ. Hãy dùng cùi chỏ hoặc nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước.

– Không tắm cho trẻ vào sáng sớm hoặc tối muộn, chúng sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh.

– Không tắm cho trẻ ở nơi thoáng mát, nhiều gió. Điều này không làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Thứ trẻ cần là một nơi kín gió.

– Kể cả trẻ rất thích thú với nước cũng chỉ nên tắm cho trẻ trong thời gian từ 2 – 3 phút.

– Sau khi tắm, cần mặc quần áo ngay cho trẻ khi đã lau khô người.

– Không tắm cho trẻ quá 1 lần/ngày, kể cả thời tiết nắng nóng làm trẻ toát mồ hôi quá nhiều. Dùng một chiếc khăn xô mềm lau khô mồ hôi và thay quần áo mới cho trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều.

– Không để trẻ cởi trần, nó không giúp trẻ mát hơn. Ngược lại khi trẻ cởi trần và toát mồ hôi, nếu gặp gió sẽ rất dễ cảm lạnh. Hãy giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè bằng những bộ quần áo mỏng, rộng và thoáng mát.

– Giữ cho nhiệt độ phòng ở mức 22 – 30 độ C, trong đó mức 26 độ C là tốt nhất với sức khỏe của trẻ. Nếu dùng quạt mát, phải để gió của quạt tản ra khắp phòng, vì gió quạt nếu thổi trực tiếp sẽ khiến trẻ ngạt thở, cảm lạnh. Nếu dùng điều hòa, phải hạ từ từ nhiệt độ để trẻ không bị sốc. Có thể dùng thêm máy phun sương để làm ẩm không khí.

– Chỉ nên đội mũ thóp và bao tay, bao chân cho trẻ vào ngày đầu tiên sau sinh. Sau đó nên tháo bỏ để trẻ thấy thoải mái.

– Vào ban đêm, đừng quên đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng.

– Thường xuyên dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Thân nhiệt từ 36,5°C – 37,2 độ C (nhiệt độ cặp nách) là mức an toàn.

– Khi đưa trẻ ra ngoài, cần đội mũ và khăn để trẻ không bị sốc nhiệt.

– Nếu chẳng may trẻ bị dính mưa, phải nhanh chóng lau người cho trẻ bằng nước ấm, sau đó lau khô và mặc quần áo ấm đề phòng trẻ bị cảm lạnh.

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè không quá khó khăn như mùa đông, nhưng cũng là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của các bé. Trong thời gian này, mẹ cũng nên cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để trẻ nâng cao khả năng đề kháng, chống lại những dịch bệnh phát triển mạnh vào mùa hè nóng bức.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Vào Mùa Lạnh trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!