Đề Xuất 5/2023 # Có Nên Bỏ Kì Thi Đại Học, Cao Đẳng? Nhu Cầu Cho Giáo Dục Thực Chứng # Top 8 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 5/2023 # Có Nên Bỏ Kì Thi Đại Học, Cao Đẳng? Nhu Cầu Cho Giáo Dục Thực Chứng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nên Bỏ Kì Thi Đại Học, Cao Đẳng? Nhu Cầu Cho Giáo Dục Thực Chứng mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước hết, hãy xem qua kinh nghiệm nước ngoài xem sao. Ở Úc, học sinh thi tốt nghiệp trung học, và người ta dựa vào kết quả thi để quyết định nhập học đại học. Thật ra, thí sinh tự biết mình có thể lựa chọn ngành học dựa vào điểm của mình. Chẳng hạn như nếu họ có điểm 70 (tối đa là 100), thì họ biết mình có thể học kĩ sư, toán, xã hội học, v.v. và họ có thể xin ghi danh nhiều trường (lên đến 5 trường), và dựa vào nhu cầu, trường ra thông báo tuyển chọn thí sinh hay không. Trường nổi tiếng thì điểm có thể cao hơn chút sao với trường kém nổi tiếng. Riêng một số ngành như ngành y, ngoài điểm thi trung học ra (phải 98 trở lên), thí sinh còn phải được phỏng vấn để hội đồng trường quyết định tuyển nhân hay không. Sở dĩ Úc làm được vì điểm thi tốt nghiệp trung học của họ rất nghiêm chỉnh, phản ảnh gần đúng trình độ của học sinh, nên họ không cần kì thi tuyển vào đại học.

Trên nguyên tắc, tôi nghĩ chỉ bỏ kì thi tuyển đại học khi nào điểm kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông phản ảnh khả năng thực của học sinh. Nói cách khác, chỉ bỏ kì thi tuyển đại học khi nào có một mối tương quan chặt chẽ giữa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm thi đại học.

Trong bài phân tích về tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông 2005-2008 ( Vài nhận xét từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2005-2008) tôi chỉ ra rằng mối tương quan về tỉ lệ tốt nghiệp giữa các năm rất thấp, dù hai năm sau (2007-2008) có cải tiến chút ít. Ngoài ra, tôi cũng phân tích kết quả thi tốt nghiệp những năm sau và kết quả cho thấy kì thi trung học diễn biến theo chiều hướng … tiêu cực. Có thể xem 3 bài phân tích đó trên Tuần Việt Nam ở đây:

Những dữ liệu trên cho thấy điểm thi dao động quá lớn giữa các năm và địa phương, và có lẽ điểm thi trung học không thể phản ảnh khả năng thật của học sinh.

Trong cuốn ” Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại ” (Nhà xuất bản Trẻ, 2003), thầy Dương Thiệu Tống phân tích cho thấy điểm trung bình của học sinh thi tuyển vào đại học còn rất thấp, chỉ khoảng 8,3 đến 8,4 (trên số điểm tối đa 30). Đáng quan tâm hơn, khoảng 87% thí sinh có điểm thi dưới 15. Nói cách khác, chỉ có 13% học sinh có điểm trên trung bình! Chẳng những thế, điểm thi tốt nghiệp trung học và thi tuyển đại học cũng không tương quan với khả năng học của học sinh. Chỉ riêng môn toán, số liệu của Thầy Tống phân tích trên 1280 học sinh cho thấy:

hệ số tương quan giữa điểm tốt nghiệp lớp 12 và điểm thi tuyển sinh đại học là 0,17;

giữa điểm tốt nghiệp lớp 12 và điểm lúc cuối chương trình đại học là 0,09; và

giữa điểm thi tuyển sinh đại học và điểm lúc cuối chương trình đại học là 0,19.

Đó là những con số hết sức ý nghĩa! Diễn giải một cách đơn giản, điểm thi tốt nghiệp trung học không phải là yếu tố tiên đoán cho điểm thi tuyển đại học và càng không có liên hệ gì đáng kể với điểm học trong năm cuối của chương trình đại học. Nói cụ thể hơn, các học sinh có điểm thấp khi tốt nghiệp trung học khi đi thi đại học và khi tốt nghiệp đại học vẫn có điểm cao; ngược lại phần đông các học sinh có điểm cao trong kì thi tốt nghiệp trung học không phải là những sinh viên có điểm cao khi học đại học.

Có nhiều cách diễn dịch con số thống kê trên, nhưng trong những diễn dịch đó, có thể (a) điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông không phân biệt được khả năng của người sinh viên lúc theo học đại học; hoặc (b) đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông không ăn khớp với nhu cầu khoa bảng ở bậc đại học; hoặc (c) hoặc số phần của sinh viên, kiểu như “học tài thi phận.” Tôi không tin ở số phần, nhưng với thực tế vừa trình bày trên, tôi thiên về (a) và (b), tức là hệ thống thi cử hiện nay không phản ánh trung thực trình độ và tiềm năng của học sinh. Nói cụ thể hơn, điểm thi tốt nghiệp trung học (và thi tuyển vào đại học) hiện nay không thể dùng làm chuẩn để tuyển chọn sinh viên.

Giáo dục thực chứng

Nói tóm lại, tôi thấy nếu điểm thi tốt nghiệp trung học sao phản ảnh khả năng của học sinh một cách chính xác, thì kì thi tuyển sinh đại học sẽ không cần thiết. Nhưng vấn đề chính hiện nay là chúng ta không có dữ liệu đầy đủ về mối tương quan giữa hai kì thi tốt nghiệp trung học và thi tuyển đại học. Tuy nhiên, số liệu của thầy Tống cho thấy điểm thi tốt nghiệp trung học, thậm chí điểm thi tuyển sinh đại học, không phản ảnh đúng khả năng của học sinh và cũng chẳng có tương quan gì đến khả năng học đại học. Do đó, cần phải dành ưu tiên cho việc cải cách và chấn chỉnh lại nội dung chương trình trung học và nội dung đề thi sao cho phản ảnh trung thực hơn khả năng và tiềm năng của học sinh. Nếu làm được như thế, chúng ta sẽ chẳng những tiết kiệm ngân sách nhà nước mà còn giảm những căng thẳng [không cần thiết] cho học sinh.

Thời đại ngày nay là thời đại chính sách dựa vào chứng cứ. Tôi gọi là giáo dục thực chứng, evidence based education policies. Ra chính sách giáo dục phải dựa vào bằng chứng nghiên cứu khoa học. Ở nước ta, rất ít nghiên cứu khoa học về giáo dục, và hệ quả là chúng ta chẳng có nhiều số liệu hay bằng chứng để phát biểu. Số liệu của Thầy Tống rất quí, nhưng vẫn chưa đủ và đã quá cũ. Chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu để có số liệu đầy đủ hơn. Chỉ khi nào có số liệu và bằng chứng khoa học, rồi mới nói chuyện có nên bỏ hay giữ kì thi tuyền sinh đại học.

NVT

http://nld.com.vn/20110506084136714p1017c1018/can-bo-thi-dai-hoc-cao-dang-cap-quoc-gia.htmCần bỏ thi đại học, cao đẳng cấp quốc gia Thứ Sáu, 06/05/2011 09:42

Việc nhiều trường ĐH đồng loạt đòi “tự chủ” trong thời gian qua không có gì khó hiểu trong bối cảnh hiện nay, khi mà “chiếc áo” ĐH đã quá chật để phát triển.

Đứng trước vấn đề này, GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết: Việc cấp phép, thành lập trường có hai vấn đề, nếu mình muốn tạo ra sự tự chủ nhiều hơn thì khi đó hành lang pháp lý của mình phải chặt chẽ. Các trường được quyền tự chủ trong khuôn khổ là một chuyện nhưng hiện nay ta đang thực hiện cấp phép, thành lập trường theo hình thức “xin – cho”, không những thế đã xin nhưng không đáp ứng đầy đủ vẫn cho.

Mở ngành cũng vậy, nếu mở ngành có một số yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên đủ rồi thì mở, đó là một cách. Cách thứ hai, tôi cứ xin, anh cho, tôi mở, căn cứ vào tiêu chuẩn, nếu không đủ tiêu chuẩn thì chiếu cố. Nhưng có khi tôi đủ tiêu chuẩn rồi thì lại bị làm khó.

Vậy cách làm để đảm bảo cho các trường tự chủ là phải có quy định hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý cao nhất là luật và luật đã quy định rồi thì không có quy định pháp lý nào khác đè lên luật. Còn nếu là nghị định, thông tư của bộ ban hành sẽ vướng vào các luật khác, như thế không có giá trị. Đây là cơ hội rất tốt để đưa vấn đề trên vào luật, tạo ra hành lang pháp lý, tạo quyền chủ động cho các trường.

Nên trao quyền tuyển sinh cho các trường PV: Lãnh đạo của nhiều trường đại học đều có kiến nghị là bỏ thi ĐH. Theo giáo sư, có nên bỏ thi ĐH để thay thế bằng giải pháp khác như xét tuyển hồ sơ THPT?

– Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngành học rất đa dạng hiện nay giữa các trường. Tổ chức thi tuyển theo “3 chung” hiện cũng có điểm tốt, tiết kiệm được một số hoạt động của các trường nhưng cái mất nhiều hơn. Khi chúng ta tuyển chung, không có đặc trưng gì của ĐH, trong khi các trường lại rất đa dạng về ngành nghề, về nhu cầu, về yêu cầu chất lượng. Tuy nhiên, theo tôi hiện nay chưa nên bỏ thi ĐH. Cách tổ chức như thế nào để đỡ căng thẳng và thêm hiệu quả thôi chứ bỏ hẳn không được với lý do sau:

Hiện nay nhu cầu học tập của thanh niên là rất lớn, trong khi chỗ ngồi ở trường ĐH lại ít. Ví dụ, có trường tỷ lệ chọi 1/10, thậm chí có trường 1/20. Để thực hiện xem xét hồ sơ của thí sinh, mỗi trường có yêu cầu khác nhau, đánh giá khác nhau, có khi chỗ này giỏi, chỗ kia kém… Trong khi đó, tìm giải pháp đơn giản là xét tuyển để thay thế cho sự chọn lọc là không công bằng, có thể sẽ tiêu cực nhiều. Ở các nước khác, họ làm được là chỉ có 1,5 thí sinh chọn lấy 1, lại có nhiều trường ĐH để học sinh chọn.

Như vậy, vẫn tổ chức thi tuyển sinh nhưng nó chỉ ở mức độ trường chứ không phải cấp quốc gia nữa và Bộ GD-ĐT cũng không phải tham gia vào. Thi tuyển như hiện nay, tự nhiên mình quan trọng hóa vấn đề, làm to chuyện, tạo cho xã hội không khí nặng nề, càng làm ra lộn xộn, càng gây ra tiêu cực, sức ép… Trong khi đó, để cho các trường tự tổ chức tuyển sinh thì vấn đề này chỉ ở một trường tuyển học sinh.

Như vậy, theo giáo sư, Bộ GD-ĐT nên giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh?

– Nên giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh. Có những trường không ra được đề thi thì họ dùng đề thi của trường khác mà họ cảm thấy phù hợp. Vấn đề này, để cho trường đó quyết định, tự chọn đề thi chứ không phải bộ quyết định nhưng phải hiểu, các trường tự quyết định việc chứ không phải các trường tự làm, đó là hai vấn đề khác nhau.

Bây giờ việc soạn giáo trình cũng vậy, bộ giao cho các trường quyết định lựa chọn giáo trình chứ bộ không giao cho các trường tự làm giáo trình vì có trường không có giáo sư, giảng viên giỏi thì làm sao soạn được giáo trình? Các trường có quyền quyết định lựa chọn, sử dụng giáo trình nào phù hợp với mình chứ không phải Bộ GD-ĐT yêu cầu trường này dùng giáo trình này, trường kia dùng giáo trình kia nữa. Như vậy, chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của các trường, đó là vấn đề tự chủ của các trường nhưng điều này không phải các trường tự lực làm được tất cả mọi việc, hai vấn đề khác hẳn nhau.

Trở lại mô hình trước “3 chung”

Thực tế hiện nay, những trường có tỷ lệ đăng ký dự thi và chỉ tiêu cao, tính áp lực cạnh tranh cao thì họ có thể tổ chức thi tuyển nhưng đối với những trường mà chỉ tiêu và số thí sinh đăng ký thi vào không quá chênh lệch, thậm chí ngang bằng thì người ta có thể áp dụng hình thức ghi danh và lựa chọn hồ sơ?

– Trước mắt thì chưa nên, nếu như vậy thì lại rơi vào tình trạng các trường tuyển lung tung. Có trường khi tổ chức thi, chỉ 2-3 điểm đỗ, cũng tự bảo mình tổ chức tuyển vì hiện nay có trường số lượng thí sinh đăng ký thấp hơn mức nhận tuyển. Nếu mình chấp nhận như vậy thì lại quá dễ dãi và ảnh hưởng đến chất lượng. Như vậy là thiệt cho nhân dân, thiệt cho người học.

Vậy phải chăng chúng ta nên quay lại mô hình mỗi trường tự tổ chức tuyển sinh như trước đây thực hiện?

– Tôi nghĩ chúng ta nên quay lại hình thức các trường tự làm, tự quyết định tuyển sinh. Bên cạnh đó, những gì tốt đẹp của “3 chung” thì nên sử dụng lại. Ví dụ: Các trường có thể dùng đề thi chung của nhóm trường chứ không dùng đề chung cấp quốc gia nữa. Chung ở đây có nghĩa là tự nguyện.

Còn thời gian tuyển sinh của các trường như thế nào thưa giáo sư?

– Tôi nghĩ, không nên bắt các trường thi vào một đợt, một ngày. Nên để các trường được lựa chọn thời gian tuyển sinh. Các trường thực hiện tuyển sinh cũng phải có thời điểm như thời điểm sau khi học sinh thi tốt nghiệp phổ thông, có thời gian nhất định chuẩn bị hồ sơ, các trường có thời gian chuẩn bị tổ chức, chấm thi… tuyển sinh và khai giảng vào thời gian quy định. Như vậy sự xê dịch ở đây không lớn nhưng các trường có thể chọn ngày.

Giáo sư có thể nói rõ hơn về giao quyền tự chủ cho các trường?

– Tự chủ và tự chịu trách nhiệm, chủ trương này nói từ lâu nhưng nếu thực hiện không thể áp dụng tự chủ cho các trường như nhau mà căn cứ vào vị trí, năng lực của trường đó. Giữa trường công lập và tư thục hoạt động khác nhau nên tự chủ cũng phải khác nhau. Tự chủ chia làm hai việc: Thứ nhất, tự chủ chuyên môn áp dụng giống nhau như nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo, liên kết đào tạo. Thứ hai, tự chủ tài chính và nhân lực giữa các trường khác nhau vì một bên Nhà nước làm chủ, tiền ngân sách, một bên tư nhân làm chủ. Do vậy, muốn có quy định cụ thể về tự chủ, phải phân loại cụ thể từng trường theo vị trí khác nhau. Ví dụ: Trường ĐH vùng khác với ĐH ngoài công lập, khác với ĐH công lập…

Xin cảm ơn giáo sư!

Có Nên Bỏ Cao Đẳng Để Thi Tốt Nghiệp Xét Vào Đại Học?

Em là sinh viên năm 2 của trường sư phạm Hà Nội. Trước đây em cảm thấy mình nên đi học sư phạm bởi cá tính yêu con trẻ. Em cũng đã từng tập đứng lớp trước gương và thấy thích thú với nghề giáo. Nhưng hiện nay em cảm thấy chán nản bởi học ra trường không xin được việc. Các cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động dường như có gì đó là “hội chứng phong bì” Em chỉ nghe các anh chị lớn tuổi đi trước nói vậy nên rất hoang mang. Mặt khác, hiện nay việc đào tạo ngành sư phạm rất nhiều. Ngay như quê em (cùng khóa học với em) những người em biết đã lên tới gần 20 bạn đi học sư phạm. Em đang phân vân không biết nên hay không tiếp tục học cao đẳng hay xin bảo lưu kết quả để thi xét vào đại học? Hoặc tìm kiếm cho mình một ngành học khác tiềm năng?

2. Chị cũng đang học đại học sư phạm tphcm, em muốn bảo lưu kết quả thì em lên hỏi phòng đào tạo của trường xem sao? bảo lưu kết quả để sau này quay lại trường học tiếp hoặc bảo lưu kết quả để xét miễn các học phần đã học ở một ngôi trường mới cũng là việc làm nên suy xét. Việc làm này nó giống việc mua quả cam ở quán A vào mùa chín và ăn quả quýt ở quán B khi hết mùa vậy.Em đã học 2 năm rồi thì gắng học cho xong đi. Xã hội bây giờ cần người làm được việc, năng nổ và nhạy bén, rất nhiều người học bằng A sau khi ra trường đi làm ngành B,C,D… Trong thời gian này hãy gắng nghiên cứu xem mình hợp với ngành nghề gì, tiếp tục xét thị trường hiện nay ra làm sao? Tiềm lực kinh tế tài chính của bản thân và gia đình. Chúc em vững tâm, bình tĩnh và … thành công!

Tiêu đề : Có nên bỏ cao đẳng để thi tốt nghiệp xét vào đại học?

Đăng bởi :

Xuất bản lúc :

Chuyên mục : Tư vấn thi đại học

Nên Học Cao Đẳng Hay Đại Học? Cao Đẳng Khác Đại Học Như Thế Nào?

1. Tìm hiểu chung về hệ học Cao đẳng và Đại học

Về hệ đào tạo Cao đẳng và Đại học, những chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho biết:  Giáo dục đại học là sự tổng hòa của nguồn tri thức gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Bằng đại học là một tiêu chuẩn cứng và được nhiều công ty và cơ quan dùng để xét tuyển.

Xét trên góc độ lý thuyết , học Đại học sẽ cung cấp nhiều kiến thức nhất so với các cấp học khác. Bên cạnh đó, chương trình học này cũng cần có sự tư duy cao hơn các cấp khác . Đây là lý do mà hầu hết các bạn thí sinh muốn chọn lựa hệ học này.

Hiện nay ở Việt Nam đại học được chia ra thành 2 loại. Bao gồm đại học công lập và đại học tư thục. Tuy nhiên, ở cả 2 hình thức, chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng viên của trường đều được đánh giá theo kiến thức chuyên môn.Bên cạnh đó, hệ thống trường Đại học khá phong phú, đem đến nhiều chọn lựa cho thí sinh.  Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ năng lực để thi tuyển vào các trường đại học. Học sinh cần phải trải qua một kỳ thi tuyển gắt gao để đạt được ước mơ.

Cao đẳng là hệ đào tạo kiến thức chuyên môn về nhiều ngành nghề khác nhau ở mức độ thấp hơn bậc Đại học, với thời gian đào tạo từ 2-3 năm tùy chương trình đào tạo. Hiện nay, hệ Cao đẳng bao gồm: Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề và Cao đẳng chuyên nghiệp.

Hệ Cao đẳng chính quy được hiểu là Cao đẳng thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trong hệ thống giáo dục Đại học, do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý.

Hình thức học Cao đẳng chính quy là học tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nội dung của chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn thực hành. Cao đẳng nghề là hệ Cao đẳng thuộc hệ thống trường nghề, do bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hành hơn lý thuyết.

Về thời gian học từ 2-3 năm tùy từng ngành, nghề đào tạo đối với thí sinh tốt nghiệp THPT; đối với hệ liên thông là 1 năm đối với thí sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề và 1,5 năm đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp nghề khác nghề đào tạo.

2. Giải đáp thắc mắc: Nên học Cao đẳng hay Đại học?

Để giúp bạn giải đáp vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số ưu điểm và hạn chế của chương trình Đại học với hệ đào tạo Cao đẳng. Cụ thể như sau:

Về ưu điểm

Tiết kiệm thời gian: bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm một năm học đại học và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn sớm hơn những bạn đang theo đuổi hệ giáo dục Đại học 4 năm trở lên.

Bên cạnh đó, với những ngành nghề nghề không nhất thiết cần phải có bằng Đại học như: kỹ thuật, cơ khí, chế tạo máy, công nghệ thông tin, dược, y tá, trợ lý bác sĩ v.v… sinh viên chỉ cần có những kiến thức cơ bản và ứng dụng để bước vào xã hội.

Hiện nay các nhà tuyển dụng không chỉ quan trọng bằng cấp mà còn chú trọng tới kinh nghiệm làm việc cũng như sự chuyên nghiệp trong công việc. Điều này cho thấy trong những ngành nghề nói trên, tốt nghiệp Cao Đẳng đôi khi đem lại cho các em một khả năng cạnh tranh vượt trội hơn những bạn cùng trang lứa.

Tiết kiệm chi phí: một số trường Cao Đẳng có học phí thấp hơn trường Đại học. Thêm vào đó, sinh viên có thể đi làm chỉ trong vòng 3 năm sau khi lấy bằng tốt nghiệp.

Có thể học Liên thông lên chương trình Đại học: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng, học viên có thể Liên thông lên chương trình học Đại học để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Về một số điểm hạn chế

Bên cạnh một số mặt thuận lợi thì hệ học Cao đẳng cũng có nhiều hạn chế so với chương trình đào tạo đại học. Cụ thể:

Khả năng cạnh tranh tại nơi làm việc: những ứng cử viên có bằng cấp Đại học luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên và trong nơi làm việc họ luôn được cân nhắc để thăng chức hoặc đầu tư đào tạo nâng cao.

Mức lương: Sinh viên Đại học luôn được cân nhắc trả lương cao hơn sinh viên Cao đẳng

Khả năng học lên cao hơn: Trong những năm trở lại đây, khả năng liên thông từ chương trình cao đẳng lên chương trình đại học đã hạn chế rất nhiều. Nhiều trường đại học hiện nay không chấp nhận sinh viên được học liên thông từ bậc cao đẳng. Do đó, khả năng học lên cao của các bạn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hiện nay không còn dễ dàng như những năm trước.

Sự hài lòng: Một kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên Đại học luôn đạt được sự hài lòng và tự tin trong công việc. Ngược lại, sinh viên Cao Đẳng chính vì sự chênh lệch về tiền lương và sự đánh giá của con người qua thước đo học vấn đã khiến họ bất mãn và kém tự tin hơn.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có sự cân nhắc, đánh giá và chọn lựa hệ học phù hợp.

3.5

/

5

(

2

bình chọn

)

Trượt Đại Học Dược Có Nên Học Cao Đẳng Dược Không?

Hiện em có ước mơ trở thành Dược sĩ chuyên nghiệp nhưng do không trúng tuyển Đại học Dược vậy em có nên học Cao đẳng Dược không hay là năm sau thi lại.

Trượt Đại học Dược có nên học Cao đẳng Dược không?

Trả lời cho câu hỏi của bạn Hoa trên trang tin hỏi đáp giáo dục – ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng, Đại học năm 2018 xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Trượt Đại học Dược có nên ôn thi lại?

Rất nhiều bạn khi bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia, đều hi vọng có thể chạm tới cánh cửa Đại học Dược để hiện thực hóa ước mơ trở thành Dược sĩ chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, cánh cửa Đại học không phải ai cũng có thể chạm tới và vượt qua.

Nếu như may mắn không mỉm cười với bạn – vô tình trượt Đại học thì các thí sinh có thể lựa chọn thi lại Đại học hoặc là xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội.

Lựa chọn thi lại: đồng nghĩa với quyết tâm của bạn rất cao cũng như áp lực sẽ lớn hơn từ gia đình, bạn bè…Hơn nữa, năm 2018, hình thức thi THPT có thay đổi tương đối nhiều. Nếu bạn thấy khả năng mình có thể thi được điểm cao hơn, có định hướng tốt và quyết tâm thật lớn thì có thể lựa chọn ôn thi lại Đại học.

Có nên học Cao đẳng Dược khi trượt Đại học không?

Học Đại học không phải là hướng đi duy nhất đưa bạn đến với thành công. Minh chứng bằng việc nhiều người dù sở hữu bằng Đại học nhưng ra trường vẫn thất nghiệp, trong khi đó nhiều bạn chỉ với bằng Cao đẳng Dược ra trường vẫn có thể dễ dàng tìm được công việc với mức lương tốt và ổn định bởi ngày nay các nhà tuyển dụng họ không còn quá coi trọng bằng cấp. Điều quan trọng nhất, chính là kỹ năng làm việc như thế nào?

Ngoài ra thời gian học Cao đẳng Dược chỉ có 3 năm, ngắn hơn so với thời gian học đại học, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí và nắm bắt cơ hội nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, nên chọn học Cao đẳng Dược thay vì chọn thi lại.

Cao đẳng Dược Hà Nội xét tuyển chỉ cần tốt nghiệp THPT

Cao đẳng Dược Hà Nội xét tuyển chỉ cần tốt nghiệp THPT

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là ngôi trường có thương hiệu uy tín trong việc đào tạo Y Dược. Mục tiêu đào tạo của trường chú trọng đến chất lượng đầu ra, áp dụng mô hình “đào tạo Y lý gắn liền Y thuật” để sinh viên vừa giỏi lý thuyết lại thạo tay nghề hỗ trợ công việc sau này.

Đối tượng xét tuyển: Tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc hệ bổ túc có bản sao học bạ THPT.

Bản sao bằng tốt nghiệp THPT cấp 3 hoặc bổ túc văn hóa đối với những thí sinh tốt nghiệp THPT từ 2017 trở về trước hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2018.

1 Bản sao giấy khai sinh ( photo công chứng).

1 Bản sao học bạ THPT có công chứng.

4 ảnh 3×4 (mặt sau ảnh có ghi đầy đủ thông tin cá nhân).

Giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên khác( nếu có)

02 Phong bì dán sẵn tem ghi rõ thông tin người nhận gồm: họ và tên + địa chỉ + số điện thoại để nhà Trường liên hệ gửi giấy báo trúng tuyển.

Địa chỉ nhận hồ sơ: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 02485.895.895 – 0948.895.895.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nên Bỏ Kì Thi Đại Học, Cao Đẳng? Nhu Cầu Cho Giáo Dục Thực Chứng trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!