Đề Xuất 3/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Suy Thận Mạn Tính # Top 7 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Suy Thận Mạn Tính # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Suy Thận Mạn Tính mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI SUY THẬN MẠN TÍNH

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính có nhiều điểm cần lưu ý hơn so với người bình thường, bởi chức năng thận bị suy giảm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ giúp cho người suy thận mạn có được sức khỏe tốt đồng thời hạn chế được sự phát triển của bệnh.

Dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn tính cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sau đây: Giảm lượng muối, hạn chế đạm protein, giảm kali, phospho, uống nước vừa đủ, bổ sung đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất, không sử dụng đồ uống có chất kích thích.

Giảm lượng muối

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Người bệnh suy thận thường bị phù, tích nước trong cơ thể nên lượng muối sử dụng hàng ngày nên được giảm xuống khoảng 2-4 g/ngày. Lượng muối hấp thu vào cơ thể ít đi sẽ hạn chế tích nước, phù, giúp cơ thể kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Để giảm lượng muối hấp thu hàng ngày bệnh nhân suy thận không chỉ phải ăn nhạt đi mà còn nên hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn…vì chúng chứa hàm lượng muối rất cao, khó kiểm soát được.

Hạn chế đạm protein

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Do mức lọc cầu thận bị suy giảm nên nồng độ creatinin, ure máu ở bệnh nhân suy thận luôn ở mức cao, vì vậy người bệnh nên hạn chế lượng đạm đưa vào cơ thể hàng ngày.

Đặc biệt là đạm từ thịt đỏ như bò, cừu, chó cần hạn chế vì chúng chuyển hóa trong cơ thể tạo thành nhiều chất độc hại khiến thận phải lọc nhiều hơn, dẫn đến quá tải, tổn thương. Nguồn đạm nên sử dụng là từ cá, thịt gà, trứng, sữa, đậu đỗ…dễ hấp thu, đảm bảo năng lượng, acid amin cung cấp đủ cho cơ thể

Uống nước vừa đủ

Người suy thận mạn tính nên uống đủ nước, không nên uống thừa

Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể con người tuy nhiên ở người bệnh suy thận vốn bị phù, tích nước nếu lượng nước đưa vào cơ thể nhiều sẽ dễ dẫn đến biến chứng tăng huyết áp, phù phổi, tràn dịch…

Bệnh nhân nên uống nước có kiểm soát bằng cách sử dụng những vật đựng nước có thể tích rõ ràng. Lượng nước hấp thu vào cơ thể một ngày nên bằng lượng nước tiểu thải ra trong 24h.

Giảm lượng Kali, Phospho

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Người bệnh suy thận lượng kali và phospho hấp thu vào cơ thể cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh biến chứng trên tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng như nguy cơ mất canxi gây loãng xương do nồng đọ phospho tăng cao.

Bệnh nhân suy thận nên hạn chế những thực phẩm nhiều kali như đậu nành, đậu xanh, cá ngừ, cá thu, rau giền đỏ, rau ngót, khoai sọ, chuối, na, đu đủ, hồng… Một số loại thực phẩm nên dùng là cam, bưởi, bí đao, mướp, su su, bắp cải…

Các thức ăn chứa nhiều phospho bao gồm đậu, ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc chưa xay giã kỹ như gạo lứt), gan, yến mạch, hạt hướng dương…

Bổ sung đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất

Bổ sung đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cho người suy thận mạn tính

Để tăng cường sức khỏe và “chống chọi” lại với bệnh tật, bệnh nhân suy thận cần được cung cấp đủ năng lượng: trung bình 35-40 kcalo/kg/người. Nên dùng các loại khoai, củ, miến dong giàu năng lượng nhưng ít đạm. Còn gạo, mỳ chỉ dùng dưới 150g/ngày.

Đồng thời chế độ ăn đầy đủ các vitamin và chất khoáng. Nên chọn các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B6… để chống thiếu máu cho bệnh nhân; giàu các vitamin nhóm B để chuyển hoá năng lượng của khẩu phần. Có thể dùng các loại rau, quả nhưng nên giảm những loại rau có hàm lượng đạm cao.

Không sử dụng đồ uống, thức ăn có chất kích thích

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, nước chè, cà phê…, những đồ ăn có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt… cũng nên hạn chế cho người bị suy thận vì những thứ này có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Một lưu ý quan trọng nữa là bệnh nhân suy thận tuyệt đối không được hút thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch.

Cập Nhật Ngay: Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng 5 Tuổi Ai Cũng Phải Biết

Trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi cần 1.400 calo mỗi ngày, trong đó:

– Carbohydrate nên chiếm 45% – 65 % tổng lượng calo. Carbohydrate có nhiều trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả.

– Protein nên chiếm 25% – 35% của tổng số calo. Các thực phẩm có protein là thịt, gia cầm, cá, các loại đậu.

– Lượng chất béo nên từ 25% đến 35% tổng lượng calo và nên lựa chọn các thực phẩm có chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn như cá, thịt gia cầm, các loại hạt, bơ đậu phộng, bơ và dầu thực vật.

– Trẻ cần 25gr chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm có nhiều chất xơ là các loại rau, trái cây tươi

– Trẻ 5 tuổi cần bổ sung 2 cốc sữa mỗi ngày để bổ sung canxi và vitamin D giúp cho sự phát triển xương và răng.

Trẻ 5 tuổi cần bao nhiêu calo mỗi ngày?

3 nguyên tắc về chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng cha mẹ cần nắm rõ

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ cần nắm rõ 2 nguyên tắc quan trọng khi lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi đó là cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng và cân bằng.

– Để tăng năng lượng: Cha mẹ cần thêm dầu mỡ vào món ăn cho trẻ, bởi chúng cung cấp năng lượng gấp đôi so với chất đạm và tinh bột, đồng thời còn giúp thúc đẩy quá trình phát triển của não bộ. Cha mẹ nên chọn dầu cá hồi, dầu thực vật,… bổ sung vào các món ăn cho bé.

– Để tăng chất dinh dưỡng, ngoài 3 bữa chính thì các mẹ có thêm thêm từ 2 tới 3 bữa phụ bằng các món ăn nhẹ như ăn sữa chua, phô mai hay uống sữa.

– Một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ suy dinh dưỡng là cha mẹ cần lựa chọn nhiều loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần tăng cả năng lượng và chất dinh dưỡng

Hướng dẫn chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi cha mẹ cần biết!

Cha mẹ nên chọn thực phẩm chứa nhiều calo và giàu chất dinh dưỡng để giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là những trẻ thiếu cân. Các loại hạt, bơ đậu phộng, phô mai, sữa nguyên chất, bơ, hummus và trái cây khô là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Đối với một số trường hợp, nếu trẻ biếng ăn quá thì bạn có thể thêm sữa bột vào súp, đồ uống hoặc món thịt hầm để đảm bảo vẫn cung cấp lượng calo cần thiết cho trẻ.

Bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng

Thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống cũng có thể gây ra sự tăng trưởng chậm ở trẻ em. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới gợi ý rằng trẻ em từ 4 đến 8 tuổi cần 19 gram và trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung ít nhất 13 gram protein mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thực phẩm từ sữa, các loại đậu, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, thịt nạc, gà tây, thịt gà và cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá da trơn.

Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp đảm bảo trẻ suy dinh dưỡng tăng trưởng và phát triển đúng cách. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên “Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Nhi khoa” cho biết, việc bổ sung vitamin A, sắt và kẽm sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em sinh ra nhẹ cân. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong thịt gia cầm, hải sản, các loại ngũ cốc và các loại đậu.

Điều quan trọng đối với một đứa trẻ đang lớn, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng nên có ít nhất 60 phút chơi tích cực mỗi ngày. Có 60 phút hoạt động thể chất sẽ thúc đẩy cảm giác vui vẻ, phát triển thể chất và trí tuệ, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Như vậy, với trẻ 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, cha mẹ nên cho trẻ ăn 2 -3 bát cơm cùng với nhiều loại thức ăn chế biến từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng về cả cách chế biến và loại thực phẩm. Đồng thời nên bổ sung từ 200 – 250 ml sữa mỗi ngày. Ngoài bữa ăn chính, cha mẹ cho trẻ ăn thêm 2 – 3 bữa phụ như cháo, phở, các loại hạt giàu dinh dưỡng,…

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, làm sao để cải thiện?Mời các bạn lắng nghe TS Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau:

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ 5 tuổi là lúc nhu cầu dinh dưỡng cao, đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng thì nhu cầu về dinh dưỡng lại càng cao để phục vụ cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý có chế độ dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi thật hợp lý, đầy đủ, cân bằng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Và để cải thiện và phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả, cha mẹ cần bổ sung vi chất dinh dưỡng và lợi khuẩn giúp bổ sung lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dẫn đầu trong dòng sản phẩm này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD có chứa các vi chất dinh dưỡn g như vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,… giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Đồng thời bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Inulin và fructose oligosaccharide (FOS) có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột, giúp hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong thành phần còn có cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra có chứa vitamin A, C, acid amin, protid, lipid các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, men maltase,… và chất xơ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, sản sinh men vi sinh giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, các thảo dược này còn có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.

Như vậy, cốm vi sinh BEBUGOLD vừa giúp bổ sung trực tiếp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp cung cấp lợi khuẩn và môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó giúp mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ, cải thiện và phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD

Vi chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cơ thể?Mời các bạn lắng nghe TS Dương Xuân Nhương tư vấn qua video sau:

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đỗ Đen Xanh Lòng Tốt Cho Người Bệnh Suy Thận

Đỗ đen tốt cho người bệnh thận như thận yếu, suy thận độ 1, suy thận độ 2

Cách sử dụng: đậu đen 100g nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày, có thể uống lâu dài.

Theo đông y: đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.

Công dụng : đậu đen có vị ngọt, tính bình.có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Đậu đen được xem là thực phẩm bổ thận ( như thận yếu, suy thận độ 1, suy thận độ 2), đẹp da, tăng cường tiêu hoá, hỗ trợ bài tiết

Đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận

Nên sử dụng đậu đen kết hợp với cỏ mực hoặc 1 số vị thuốc khác trong hỗ trợ điều trị bệnh thận ( như thận yếu, suy thận độ 1, suy thận độ 2)

Những người kiêng kỵ không nên ăn đậu đen

Những người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh (ví dụ như tứ chi lạnh, mệt mỏi, eo và chân đau do lạnh, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng…) nếu ăn đậu đen sẽ làm tăng thêm vào các triệu chứng, và thậm chí dẫn đến các bệnh khác.

Những người đang dùng nhiều loại thuốc cần chú ý, do đậu đen có tác dụng giải độc khi các thành phần protein và phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng này kết hợp thành chất kết tủa.

Người già, trẻ em (thức ăn cho trẻ em có chứa đậu đen) và những người có thể chất yếu ớt cần lưu ý hàm lượng protein của đậu đen còn cao hơn thịt gà với các phần tử protein lớn trong quá trình tiêu hoá phải được chuyển đổi thành các peptide nhỏ dưới tác động của enzyme, axit amin (amino axit thực phẩm) thì cơ thể mới có thể hấp thụ.

Món ăn dù tốt đến đâu, cũng không phải phù hợp cho tất cả mọi người, do đó hãy lưu ý để không làm tổn hại sức khoẻ.

Suy Thận Độ 3: Danh Sách Thực Phẩm Không Nên Ăn

Đối với Suy thận độ 3 thì khả năng lọc và bài tiết chất thải kém hơn rất nhiều so với những người bình thường. Do vậy, chế độ ăn ảnh hưởng không ít đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vậy bệnh suy thận nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người bị suy thận không nên ăn gì

Các loại thực phẩm có thể làm tăng kali máu như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ,…

Các loại rau có lá màu xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống,…), nấm mèo, các loại đậu cũng không tốt cho người bị suy thận.

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, bơ, phô-mai, mỡ, gan, tim, dầu dừa,…

Thực phẩm có nhiều phốt-pho như tôm khô, lòng đỏ trứng, lá lốt, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò,

Người bị suy thận không nên ăn gì?

Hoa quả không nên ăn

Trên thực tế, khả năng lọc và đào thải chất độc của người mắc bệnh suy thận rất kém. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ bệnh suy thận ăn gì, kiêng gì sẽ giúp hạn chế tình trạng tăng urê trong máu và làm giảm biến chứng hiệu quả.

1/ Quả chuối

Chuối chứa hàm lượng natri rất cao. Ăn nhiều chuối sẽ tạo gánh nặng làm việc cho thận. Người mắc bệnh thận, cao huyết áp và phù nề cần hạn chế ăn chuối.

Chuối chứa hàm lượng natri rất cao.

2/ Dưa hấu

Dưa hấu chứa hàm lượng lớn kali. Người khỏe mạnh ăn nhiều không có vấn đề gì nhưng nếu bệnh nhân suy thận sử dụng nhiều thì có thể làm tăng rủi ro mắc các bệnh về tim mạch.

dưa hấu chứa hàm lượng lớn kali.

3/ Dứa (thơm)

Tuy lượng enzym và đường trong dứa có tác dụng lợi tiểu song nếu sử dụng nhiều có thể làm hòa tan  casein và  hemaleucin làm giảm chức năng làm việc của thận.

4/ Quả bơ

Mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch nhưng nó lại không phải là loại quả mà người mắc bệnh thận nên ăn nhiều.

Hàm lượng kali trong quả bơ khá cao

Hàm lượng kali trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.

5/ Khoai tây

Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao vì vậy nó cũng không phải là thực phẩm tốt cho người gặp trục trặc ở thận. Nếu bạn có ý định ăn khoai tây, tốt nhất hãy ngân khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.

Khoai tây

6/ Cà chua

Cũng giống như khoai tây, cà chua có chứa nhiều kali nên cũng không tốt cho người bị bệnh suy thận. Tuy nhiên, cà chua không thể ngâm trong nước như khoai tây, vậy nên, nếu bị bệnh thận, bạn hãy tránh xa loại thực phẩm này.

Ngoài ra, bạn cũng khỗng nên ăn nhiều để tránh tăng áp lực cho thận.

Cà chua có chứa nhiều kali

7/ Quýt, sơ ri, cam

Lượng vitamin C dồi dào trong các loại quả này sẽ được chuyển hóa thành oxalate khiến tình trạng suy thận trầm trọng hơn.

Nhóm thực phẩm người suy thận không nên ăn

Thực phẩm không nên ăn

Khi bị suy thận độ 3 hãy tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

1/ Thịt bò

Bạn vẫn biết rằng thịt bò tốt cho sức khỏe, trừ trường hợp bạn bị bệnh gout. Nhưng thực tế, nếu bạn gặp vấn đề ở thận, bạn cũng không nên ăn nhiều thịt bò. Lượng protein trong thịt bò có thể quá cao so với “sức chịu đựng” và xử lý của thận.

Do vậy, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng thịt bò bạn có thể ăn là bao nhiêu.

Thịt bò là món cần kiếng khi bị suy thận

2/ Sữa và sản phẩm từ sữa

3/ Nội tạng động vật

Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine… Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.

Thuốc nam Thiên Tâm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Suy Thận Mạn Tính trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!