Cập nhật nội dung chi tiết về Bơi Lội Cực Tốt Cho Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm! mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, với người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh. Có thể bạn không tin nhưng sự thật là bơi lội cực tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bơi lội cực tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm!
Bơi lội là môn thể thao được cả thế giới ưa chuộng vì không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn giúp giải tỏa cái nắng nóng trong những ngày hè nóng nực. Với những động tác bơi lội sẽ giúp xương khớp thêm vững chắc, dẻo dai, rất phù hợp với những người bị đau lưng, thoái hóa cột sống cổ và đặc biệt tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Bơi lội dưới nước làm giảm áp lực lên các đĩa đệm : Khi cơ thể bơi trong nước, nhờ sự nâng đỡ của nước mà các khớp xương được thư giãn, cơ bắp được thả lỏng và giảm áp lực của trọng lượng lên các khớp. Đối với cột sống, khi ở trong môi trường nước các thân đốt sống được giãn ra, giảm ma sát và áp lực đối với các nhân nhầy đĩa đệm. Hơn nữa, khi bơi lội dưới nước được xem là một môi trường khá an toàn, hạn chế chấn thương và ảnh hưởng lên các khớp. Vì vậy sẽ giúp phục hồi các khớp tổn thương hoặc sau phẫu thuật rất tốt.
Bơi lội làm giảm áp lực lên các đĩa đệm
Bơi lội giúp giảm viêm, giảm đau : Hoạt động bơi lội sẽ giúp tăng thể tích khoang phổi, tăng trao đổi khí, từ đó giúp oxy được cung cấp nhiều hơn. Hệ tuần hoàn cũng tăng cường hoạt động, làm tim tăng cường co bóp đẩy máu đi các cơ quan trong cơ thể, từ đó những vùng xương khớp bị tổn thương sẽ được tăng cường các chất dinh dưỡng và giảm đau, giảm viêm rõ rệt.
Đĩa đệm là nơi rất ít mạch máu nuôi dưỡng, vì vậy việc tăng cường tuần hoàn mãu đến khu vực này sẽ góp phần làm giảm các triệu chứng đau, viêm trong bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bơi lội giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe toàn trạng : Bơi lội là môn thể thao giúp cơ thể hoạt động một cách toàn diện nhất. Khi bơi yêu cầu cơ thể phải có sự kết hợp vận động giữa tay, chân, đầu cổ, cột sống với các động tác vươn người về phía trước, xoay người, nhoài người …Dù là kiểu bơi nào thì cơ thể cũng phải vận động để chống lại sức cản của nước, vì thế sẽ giúp cơ thể rèn luyện cơ bắp bền bỉ, dẻo dai.
Bên cạnh đó, bơi lội cũng mang rất nhiều lợi ích khác cho người luyện tập như làm tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa giúp cơ thể thon gọn, làm đẹp da. Bơi lội còn giúp thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng mệt mỏi. Từ đó sẽ tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.
Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sản phẩm thảo dược – giải pháp tối ưu được chuyên gia khuyên dùng
Theo các chuyên gia đầu ngành cơ xương khớp, để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình đẩy lùi thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc lựa chọn môn bơi trong tập luyện hàng tuần, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong những sản phẩm nổi bật trong số đó là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh được chiết xuất từ sò vẹm xanh, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nên giúp làm giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm và tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp. Đồng thời, Cốt Thoái Vương còn bổ sung glycin, vitamin B1, B2, K và 2 loại thảo dược là thiên niên kiện, nhũ hương mang lại tác dụng giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Từ khi có mặt trên thị trường, Cốt Thoái Vương đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi thoát vị đĩa đệm và giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Quý độc giả có thể tìm hiểu kinh nghiệm điều trị thành công thoát vị đĩa đệm của những bệnh nhân điển hình TẠI ĐÂY.
– Nguyên chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 về tác dụng các thành phần trong sản phẩm Cốt Thoái Vương:
PGS.TS Đoàn Văn Đệ phân tích các thành phần của sản phẩm Cốt Thoái Vương
Người bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể tự tin với một cuộc sống không đau đớn, không khổ sở vì những đợt tái phát bệnh nếu biết cách lựa chọn môn chơi thể thao hợp lý và áp dụng phương pháp điều trị đúng cách mỗi ngày. Trong đó, việc sử dụng Cốt Thoái Vương là một lựa chọn hay mà người bệnh có thể tham khảo.
Hương Liên
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Thoát Vị Đĩa Đệm Uống Glucosamine Có Tốt Không?
Glucosamine là một hợp chất được tổng hợp từ glucose, được tìm thấy hầu hết ở các mô trong cơ thể và nhiều nhất ở vùng sụn khớp. Tại Việt Nam, khi Glucosamine được điều chế thành dược phẩm, là thực phẩm chức năng, giúp giảm đau nhẹ, bồi bổ và tái tạo xương khớp.
Thành phần chính là các chất được bào chế từ vỏ của tôm, cua, động vật biển. Có nhiều dạng của Glucosamine và 3 dạng được dùng trong điều trị gồm: Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride, N-acetyl glucosamine.
Thoát vị đĩa đệm uống Glucosamine có tốt không?
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức, khó khăn trong vận động, tê bì tay chân gây mất cảm giác.
Glucosamine là hợp chất tự tổng hợp trong cơ thể người, là thành phần không thể thiếu trong quá trình hồi phục các mô sụn, xương khớp bị tổn thương, bào mòn trong quá trình vận động, lão hóa.
Một số tác dụng của Glucosamine đối với cơ thể có thể kể đến như:
Hỗ trợ sức khỏe xương khớp: Bảo vệ mô khớp, ngăn chặn giảm thoái hóa collagen.
Làm giảm viêm: Theo nghiên cứu, Glucosamine có tác dụng làm giảm viêm sưng, đặc biệt khi kết hợp cùng hợp chất tương tự nó là Chondroitin.
Giúp xương khớp vận động dễ dàng hơn: Glucosamine kích thích sản xuất thêm dịch nhầy trong sụn khớp và các mô liên kết.
Trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm, hoàn toàn có thể sử dụng Glucosamine nếu có chỉ định của bác sĩ dựa vào những tác dụng cụ thể như:
Giảm đau nhẹ: Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi vận động.
Hỗ trợ tái tạo đĩa đệm: Glucosamine đóng góp vào quá trình sản sinh Proteoglycan và Collagen là những chất không thể thiếu trong cấu tạo đĩa đệm.
Làm chậm quá trình thoái hóa: Hợp chất có tác dụng cản trở các enzyme có hại đồng thời tham gia quá trình tổng hợp sợi collagen ở các mô sụn, bảo vệ mô sụn không bị bào mòn, thoái hóa.
Vì vậy, có thể khẳng định người bị thoát vị đĩa đệm uống Glucosamine rất tốt bởi đây là thực phẩm chức năng bổ sung lượng Glucosamine nhân tạo cho cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Glucosamine
Những ai nên sử dụng Glucosamine
Người mắc bệnh xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp.
Người cao tuổi, người ăn uống thiếu chất dẫn đến thiếu hụt hoặc suy giảm khả năng tổng hợp Glucosamine.
Người bị chấn thương, đau khớp do vận động mạnh.
Những ai không nên sử dụng Glucosamine
Thuốc không phù hợp với những người dưới 18 tuổi.
Chống chỉ định với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú.
Người bị dị ứng với hải sản do thành phần chính được bào chế từ vỏ tôm, cua…
Người bị mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng theo dõi hàm lượng đường khi dùng thuốc.
Một vài trường hợp chỉ ra rằng khi sử dụng Glucosamine có thể bị chảy máu với người bị chứng rối loạn chảy máu, loãng máu ,…
Hướng dẫn uống Glucosamine đúng cách
Ngoài những lưu ý về đối tượng sử dụng Glucosamine, người bệnh cần đặc biệt chú ý một số hướng dẫn khi sử dụng thuốc như:
Chỉ uống Glucosamine khi được bác sĩ chỉ định.
Có thể uống cả sáng và tối, nên uống sau bữa ăn cùng với nhiều nước
Một số tác dụng phụ của thuốc: táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, chứng ợ nóng…
Qua những thông tin trên, có thể khẳng định khi bị thoát vị đĩa đệm uống Glucosamine có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý đây không phải là thuốc chuyên trị giảm đau hay có thể chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể, tuyệt đối không lạm dụng thuốc tránh phản ứng phụ không mong muốn.
Bị Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Và Tập Yoga Được Không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?
Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay,… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì khả năng vận động bị giảm sút rõ rệt, bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?!
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục cũng như đi bộ, vì đây là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, việc tập thể dục sẽ giúp các cơ thắt lưng mạnh hơn và bền vững hơn, giảm thương tổn và các cơn đau mạnh cho người bệnh hiệu quả. Các cơ mạnh từ đó sẽ chống đỡ được trọng lượng cơ thể và các xương, làm giảm bớt những áp lực không cần thiết đè lên cột sống, giảm đau trong quá trinh điều trị.
Việc đi bộ giúp tăng mật độ xương, chống loãng xương, kích thích tiết chất chống thoái hóa khớp, là một cách giảm đau hiệu quả cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, việc đi bộ còn giúp tăng độ dẻo dai, rắn chắc của gân cốt, cơ bắp, giảm nhức cơ, xương.
Tuy nhiên bệnh có thể sẽ trở nên nặng hơn nếu đi bộ sai cách. Để đi bộ đúng cách, người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý:
Bệnh nhân cần phải đảm bảo rằng cột sống được giữ thẳng, tránh chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng, biên độ vừa phải và sát hai bên thân người.
Khoảng cách giữa hai bước chân tùy từng người mà bước sao cho khoan thai, thư thái là được, tránh dang rộng quá cũng trách bước ngắn quá. Người bệnh lưu ý khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc chân lên, cứ thế bước liên tục chân này đến chân khác.
Khi đi, nên thở một cách tự nhiên. Nếu đi một đoạn đường dài với tốc độ nhanh, hơi thở sẽ nhanh hơn, sâu hơn như một sự bù trừ tự nhiên, đừng gắng sức hoặc thở theo nhịp này nhịp kia chỉ thêm phức tạp và đôi khi có tác dụng ngược lại.
Đi bộ vừa vận động thân thể, vừa thưởng thức phong cảnh và không gian xung quanh để tâm trí được thư giãn hoàn toàn, không nên sử dụng những phương tiện giải trí khác như nghe nhạc hoặc nói chuyện, bàn chuyện làm ăn,…
Khi đi bộ, nên chọn những lộ trình khác nhau nếu có thể được để phong cảnh luôn thay đổi, tránh nhàm chán.
Khi đi bộ không nên cầm nắm thêm những vật dụng khác trên tay, kể cả nước uống, thức ăn, dắt theo em bé,.. vì khi đó tâm trí bạn sẽ bị chi phối, không được hoàn toàn thảnh thơi, đồng thời có thể làm sai lệch tư thế đi do không thể vung vẩy hai tay một cách đều đặn được.
Bạn nên dành thời gian đi bộ từ 10 – 20 phút mỗi ngày trên bề mặt bằng phẳng, lưu ý là không nên đi quá nhanh, đi đường dốc, gập ghềnh, đồi, hay đi cầu thang.
Bị thoát vị đĩa đệm có tập Yoga được không?
Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có tập Yoga được không?
Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể tập yoga, phương pháp này rất hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm đã tạo ra cơ hội chữa khỏi bệnh lên tới 40%. Việc áp dụng yoga có thể thay thế các thuốc giảm đau thông thường hoặc còn cao hơn thế nếu đem ra so sánh.
Nếu bệnh nhân có thể thực hiện được hết các động tác yoga có tác dụng tập trung cho các cơ xương thì là điều tuyệt vời, tuy nhiên điều này là rất khó vì số lượng nhiều và không phải bài tập nào cũng phù hợp. Nhưng tốt nhất là bạn nên chọn lựa những bài tập phù hợp nhất mà có thể áp dụng và phát huy hết hiệu quả lên tất cả các đối tượng và độ tuổi.
Ngoài đi bộ hay tập Yoga thì người bị thoát vị đĩa đệm có thể giảm đau bằng cách đạp xe hay bơi lội,… Bạn và bác sĩ có thể hợp tác với nhau để phát triển chương trình có thể theo đuổi được và giúp giảm những cơn đau của bạn.
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Đi bộ là bài tập vừa đơn giản, thuận tiện vừa nhẹ nhàng rất được khuyến khích cho người mắc các bệnh lý về xương khớp. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Bác sĩ Đa Khoa y học cổ truyền Đỗ Thị Lành sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết này.
5
/
5
(
266
bình chọn
)
1. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Theo Bác sĩ Đỗ Thị Lành, người bị thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên vận động thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe. Những lợi ích và hiệu quả mà môn thể thao đi bộ mang lại cho người bệnh thoát vị đĩa đệm để nâng cao sức khỏe là không thể phủ nhận.
Động tác đi bộ khá nhẹ nhàng, không gây nhiều áp lực lên khớp xương, giúp khí huyết lưu thông, các cơ vùng thắt lưng, chân, tay chắc khoẻ để chống đỡ sức nặng của cơ thể giảm bớt sự chèn ép, giảm đau nhức nhanh cho người bị thoát vị đĩa đệm.
2. Lợi ích của việc đi bộ với chứng thoát vị đĩa đệm
Các bài tập thích hợp có thể giúp bạn giảm đau và cải thiện thoát vị đĩa đệm của mình. Khi bạn mắc thoát vị đĩa đệm, bạn có thể cảm thấy việc tập thể dục hoặc các môn thể thao sẽ gây ra đau đớn. Do đó, bạn không thực hiện được đầy đủ các hoạt động thể chất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đi bộ. Phương pháp hoạt động nhịp chậm như đi bộ có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích như:
2.1. Cải thiện các cấu trúc cột sống
Đi bộ có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh.
2.2. Tăng độ đàn hồi
Dạng tập luyện này có thể giúp tăng giới hạn chuyển động.
2.3. Giảm cân
2.4. Giúp tăng sự trao đổi chất
Tăng cường mật độ xương, tăng sự rắn chắc, đẩy lùi tình trạng thoái hoá.
2.5. Cải thiện tình trạng bệnh
Đi bộ thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh và giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường. Đi bộ là một trong những bài tập hoạt động nhịp chậm hữu hiệu nhất mà bạn có thể thực hiện khi mắc thoát vị đĩa đệm.
3. Lưu ý cho việc đi bộ của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
3.1. Tránh gây đau vùng thắt lưng, đau hai bên đùi, lan xuống hai chân
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng với quãng đường ngắn, sau đó có thể tăng dần lộ trình. Sau khi đi bộ, cần thực hiện động tác điều hòa. Đây là những bước quan trọng giúp điều hòa hoạt động bên trong cơ thể trước và trong khi tập luyện, tránh gây hại cho sức khỏe.
3.2. Không nên gắng sức với bước căng và dài
3.3. Nên chọn các trang phục, phụ kiện phù hợp
Như giày, hoặc quần áo thoải mái. Những đôi giày nên vừa khít với bàn chân của bạn để bảo vệ đôi chân, hỗ trợ cho chân và cột sống. Bạn nên chọn những đôi giày được thiết kế riêng cho hoạt động đi bộ. Khi đi bộ bạn tránh mặc quần áo chật chội hay đeo quá nhiều đồ trang sức,…
4. Các môn thể thao cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm
4.1. Chạy bộ
Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.
4.2. Nâng tạ
4.3. Động tác vặn người
Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, ngay trên hông nên các động tác vặn người sẽ khiến cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn mức bình thường.
4.4. Giữ thẳng chân
Các bài tập đòi hỏi phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập như động tác nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân lên hoặc động tác cúi xuống để các ngón tay chạm mũi chân và giữ cho chân thẳng.
4.5. Động tác ngồi xổm
Ngồi xổm là tư thế làm tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.
XEM THÊM:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bơi Lội Cực Tốt Cho Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm! trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!