Đề Xuất 3/2023 # Bỏ Túi 8 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Tuyến Giáp # Top 9 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Bỏ Túi 8 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Tuyến Giáp # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bỏ Túi 8 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Tuyến Giáp mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước của khí quản và hoạt động nhằm đảm bảo các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Tuyến giáp sử dụng iốt, được tìm thấy trong nhiều thực phẩm và muối iốt, để tổng hợp và chuyển đổi thành các hormon tuyến giáp. Những thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm hỗ trợ có vai trò quan trọng để giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp

1. Ăn các loại rau trái. 

Ăn rau quả tươi sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tuyến giáp và sức khoẻ tổng quát của cơ thể. Bạn cũng nên ăn rau và trái cây có chất chống oxy hoá cao như ớt chuông, cherry, cà chua, quả việt quất và bí. Tuy nhiên, khi có vấn đề về tuyến giáp, bạn cần phải thăm khám để xác định mình bị bệnh tuyến giáp loại nào vì các thực phẩm cần kiêng có thể khác nhau với từng loại bệnh tuyến giáp.  

Ví dụ, nếu bạn bị chứng suy giáp, bạn nên tránh các loại rau họ cải tái sống, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina, cải bắp, bông cải xanh và cải bắp. Những thực phẩm này can thiệp vào chức năng tuyến giáp.

Nếu bạn đang dùng thuốc nào đó để trị bệnh về tuyến giáp, bạn cũng nên tránh sử dụng các thực phẩm từ đậu nành và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng.

2. Cắt bỏ các thực phẩm chế biến và tinh chế. 

Thực phẩm chế biến và tinh chế không tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Bánh mì trắng, mì ống, đường, bánh quy, bánh ngọt, thức ăn nhanh, và thực phẩm đóng gói sẵn đều được chế biến và không tốt cho sức khỏe tuyến giáp của bạn. Thay vào đó, hãy chế biến các bữa ăn bằng các nguyên liệu tươi và các sản phẩm nguyên chất.

Ví dụ, không ăn các thực phẩm từ bột yến mạch đã chế biến sẵn vào buổi sáng. Thay vào đó, sử dụng bột yến mạch thô kết hợp với các loại hạt và gia vị. Tránh rau đóng hộp và lựa chọn các loại rau tươi. Việc cắt giảm các thực phẩm chế biến sẵn sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp của bạn. 

3. Tránh sử dụng rượu và thuốc lá. 

Caffeine và rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tuyến giáp. Nếu bạn bị tăng năng tuyến giáp hay còn gọi là cường giáp, bệnh nhân nên hạn chế việc sử dụng đồ uống chứa caffein như nước giải khát, cà phê và trà. Đối với các bệnh lý tuyến giáp khác, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các đồ uống này.

Bệnh nhân tuyến giáp nên tránh sử dụng rượu và thuốc lá

4. Cung cấp đầy đủ iốt. 

Tuyến giáp cần iốt để đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến. Để chống lại các vấn đề về tuyến giáp, bạn cần đảm bảo rằng đã cung cấp đủ lượng iốt cho cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các thực phẩm được trồng trong đất có hàm lượng iốt cao như nấm, hành và tỏi. Bạn cũng có thể lấy iốt tự nhiên bằng cách ăn thịt động vật ăn cỏ hữu cơ. Một số thức ăn cho gia súc bổ sung kali iod, thịt của các loại gia súc này cũng có là nguồn quan trọng để bổ sung iốt cho cơ thể. Muối ăn cũng là một nguồn iốt hàng ngày cho cả gia đình bạn.

Bạn có thể bị thiếu hoặc thừa iốt, khi bạn không ăn đủ muối ăn vì đây là nguồn cung cấp iốt chính hàng ngày. Những người ăn kiêng hoặc thường xuyên ăn quán có thể bị thiếu hụt lượng iốt. 

5. Tăng lượng selen cho cơ thể. 

Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng selen cao, chẳng hạn như hạt brazil, cá ngừ, tôm, hàu và gà tây. [12]

6. Hãy bổ sung vitamin A. 

Bổ sung vitamin A trong chế độ ăn với các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt, và bí.

7. Tập thể dục aerobic. 

Các hoạt động hiếu khí cường độ cao đã được chứng minh là giúp tăng lượng hormon tuyến giáp lưu hành. Tập thể dục aerobic 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch. Có thể kết hợp nhiều môn thể thao khác chẳng hạn như chạy bộ, khiêu vũ, đi xe đạp và thể dục nhịp điệu. Do vật, tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 lần một tuần là cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa nhịp tim.

8. Sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương

Hiện nay nhiều người mắc rối loạn tuyến giáp tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương trong việc điều hòa chức năng tuyến giáp, hiệu quả kiểm soát các rối loạn tuyến giáp. Sản phẩm dược biết đến với sự kết hợp của hải tảo, ba chạc, khổ sâm, bán biên liên, neem giúp tăng cường miễn dịch, bổ sung iốt hữu cơ từ hải tảo để đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp. Đồng thời Ích Giáp Vương giúp chống viêm, chống độc và bảo vệ tuyến giáp.

Sản phẩm đã được nhiều người bị rối loạn tuyến giáp sử dụng cho hiệu quả tốt, đồng thời cũng được nhiều chuyên gia nội tiết đánh giá cao.

Phân tích tác dụng của Ích Giáp Vương đối với rối loạn tuyến giáp

Ích Giáp Vương cũng vinh dự nhận nhiều giải thưởng uy tín “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” và “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”

Cúp và bằng khen giải thưởng Ích Giáp Vương

Ngọc Huyền

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Ung Thư Tuyến Giáp Nên Ăn Gì? 10 Thực Phẩm Dinh Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì, không nên ăn gì? Đây là vấn đề mà nhiều người bị bệnh thường nghĩ đến. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Vì vậy để điều trị, bạn cần có chế độ ăn hợp lý.

1. Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp điều trị tốt

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường phải phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bằng cách xạ trị hoặc bổ sung i ốt phóng xạ. Những biện pháp này thường có tác dụng phụ, bệnh nhân sẽ gặp phải các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc mệt mỏi… Vì thế, người ung thư tuyến giáp cần phải có chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, thay đổi thói quen sinh hoạt để quá trình điều trị diễn ra tốt nhất, giảm các triệu chứng kể trên.

Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp như thế nào, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì ?

1.1. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chúng có tác dụng chữa lành vết thương, tránh việc hình thành sẹo. Bởi vậy, sau phẫu thuật, bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày. Người bệnh có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây và rau củ tươi sạch giàu thành phần này như: dâu tây, việt quất, bông cải xanh, nước ép cam hoặc nước ép cà chua …

Kẽm là một khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, sản sinh hooc môn tuyến giáp và hoạt động của hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm có trong nấm, gan, thị bê, củ cải và rau mồng tơi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến tuyến cận giáp. Chắc chắn, sau những tuần đầu vừa phẫu thuật xong, hoạt động của tuyến cận giáp sẽ không ổn định. Tuyến này có vai trò điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Vì vậy, thời gian này, bạn cần theo dõi hàm lượng canxi của mình. Nếu hàm lượng không đủ mức cần thiết thì bạn hãy nhờ bác sĩ kê đơn uống thuốc bổ sung canxi và vitamin D. Nếu hàm lượng đủ rồi thì không cần.

1.4. Thực phẩm giàu protein

Những loại thực phẩm giàu protein sẽ cung cấp và nạp năng lượng cho thể, giúp bệnh nhân có đủ sức để chống lại bệnh tật và phục hồi nhanh hơn. Người bệnh có thể ăn các loại thủy hải sản tươi ngon hoặc các loại rau xanh chứa nhiều protein.

Những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường gặp vấn đề khó nuốt và mệt mỏi.Vì thế, người bệnh nên ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng và mềm. Khi chế biến cho bệnh nhân, bạn nên nấu chín để thực phẩm hơn và dễ ăn hơn. Bạn có thể nghiền rau hoặc thịt hầm, nước trái cây để dễ nuốt. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá no, hãy chia nhỏ các bữa ăn của mình, mỗi bữa ăn 1 chút thôi!

Tốc độ phục hồi của mỗi bệnh nhân còn phụ thuộc với cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì để phục hồi nhanh hơn? Những loại thực phẩm bên dưới sẽ thích hợp cho người bệnh. Cụ thể:

2.1. I-ốt

I-ốt là một chất rất cần cho tuyến giáp để sản sinh ra các hooc môn cần thiết, cần bằng hooc môn tuyến giáp và giảm sự hình thành các khối u. Thực tế thì không phải ai cũng biết cách bổ sung đủ i-ốt vào chế độ ăn của mình. Vậy nên, đọc xong bài viết này, bạn hãy có thể bổ sung thực phẩm giàu i-ốt đẩy lùi ung thư như hải sản, sử dụng muối i-ốt, các loại tảo, rong biển… Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng i-ốt rất cao. Tuy nhiên, bạn nên dùng liều lượng hợp lý bởi cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về tuyến giáp như gây viêm tuyến giáp, làm cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

2.2. Selen

Để sản sinh và điều tiết mức T3, cơ thể rất cần Selen. Khoáng chất selen có trong các loại thực phẩm cá tươi như cá hồng, cá ngừ, nấm, tôm và các loại hạt.

Ngoài Selen thì đồng, sắt, kẽm cũng là những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mức kẽm thấp khiến mức TSH thấp. Thiếu sắt, hoạt động tuyến giáp không ổn định. Vì thế bệnh nhân tuyến giáp cần bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt bò; cũng như các chất dinh dưỡng vi lượng trong nấm, củ cải và rau mồng tơi vào thực đơn ăn hàng ngày.

Axit béo omega-3 tăng cường các thuộc tính chống viêm. Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên ăn các loại cá để tăng cường trao đổi chất đặc biệt là cá hồi. Trong cá hồi hàm lượng chất này rất cao. Một nghiên cứu trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry đã chứng minh rằng chỉ cần ăn cá hồi tác dụng giảm viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, Omega 3 còn có trong hạt lanh, rau cải bó xôi nữa. Bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách thay đổi các loại thực phẩm này hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng dầu cá và omega.

Vitamin A, C, E và B một trong các chất oxy hóa rất hiệu quả, giảm stress oxy hóa cơ thể làm tổn thương tuyến giáp. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì để bổ sung các loại vitamin này? Thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà các loại đậu, hải sản có vỏ, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt … là các thực phẩm giàu các loại vitamin này. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên ăn những loại thực phẩm này để tuyến giáp hoạt động mạnh khỏe hơn.

Các loại rau xanh ăn lá tươi sạch là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp magie và khóa chất cơ thể. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tuyến giáp. Nếu cơ thể không đủ magie bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và đau cơ, nhịp tim rối loạn thất thường. Do đó, trong khẩu phần ăn, bạn cần bổ sung magie.

Đây là các loại thịt hữu cơ tươi ngon, không dùng hóa chất nên rất an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, với bệnh nhân tuyến giáp, bạn nên lưu ý khi sử dụng nội tạng động vật như thận, tim, gan. Theo nghiên cứu, nội tạng hàm lượng axit lipoic khá cao. Đây là loại axit béo có thể phá vỡ các hoạt động của tuyến giáp, ức chế tác dụng của các loại thuốc điều trị tuyến giáp. Do đó bạn chỉ nên ăn thịt hữu cơ thôi.

2.7. Các loại hạt

Magie có nhiều trong các loại hạt sấy khô như hạt điều, hạt bí, hạnh nhân. Ngoài cung cấp magie, các loại hạt này còn bổ sung protein, vitamin E và B, tốt cho các hoạt động của tuyến giáp.

Quả mọng là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho tuyến giáp. Chúng giàu chất chống oxy hóa hỗ trợ chức năng tuyến giáp và loại bỏ các tác nhân gây hại cho tuyến giáp.

Hơn nữa, các loại quả mọng thì hàm lượng đường không quá cao, không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Chúng không những thơm ngon mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng, giúp người bệnh tránh mệt mỏi. Các loại trái cây tươi ngon nằm trong nhóm quả mọng như: dâu tây, mâm xôi, cà chua, nho và chuối…

Hạnh nhân là thực phẩm tốt, cung cấp protein, magie, kẽm, đồng, vitamin B và vitamin E. Đây là những chất giúp tuyến giáp và cơ thể bạn khỏe mạnh, hoạt động ổn định. Để hạnh nhân phát huy hết công dụng, bạn nên ngâm hạnh nhân trong nước rồi sử dụng. Như vậy, hạnh nhân sẽ ngọt hơn, cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Một ngày, bạn chỉ cần ăn 1/4 bát hạnh nhân thôi. Cách này vừa tốt cho cơ thể lại không ảnh hưởng đến cân nặng và lượng đường trong máu.

Cacao là thực phẩm yêu thích của nhiều người, chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất sắt, magie, đồng, mangan cao. Như vậy, chúng sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện chức năng tuyến giáp. Cacao cũng giúp tăng cường chức năng não, ngăn ngừa và chữa trị chứng trầm cảm. Bạn nên chọn bột cacao nguyên chất và nên chọn bột cacao không đường nếu bạn mua bột cacao đóng gói.

Gluten: gluten tác động đến các loại thuốc điều trị tuyến giáp, làm giảm tác dụng của nó. Lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen là những loại thực phẩm chứa nhiều gluten.

Các thực phẩm từ sữa: Sữa thường chứa lactose có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi sau khi dùng.

Bên cạnh đó bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần xây dựng thói quen thể dục, lối sống lành mạnh, bằng cách thực hiện 1 chút thay đổi trong cuộc sống. Bạn cần có thời gian ngủ đủ giấc trong 1 ngày. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ sẽ tăng hoóc môn căng thẳng, không tốt cho cơ thể. Để có giấc ngủ ngon, bạn cần chọn những không gian dễ dàng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt vào ban ngày để lấy lại nhịp sinh học cho cơ thể. Trước khi đi ngủ, bạn không nên sử dụng đèn ánh sáng và màn hình điện tử đồng thời lên giường đi ngủ và thức dậy vào 1 giờ nhất định trong ngày.

Thông tin trong bài sẽ giúp các bạn biết ung thư tuyến giáp nên ăn gì và điều trị như thế nào hiệu quả rồi đúng không? Hãy lên kế hoạch ăn uống, thực đơn đi chợ dinh dưỡng cho các ngày trong tuần, xây dựng lối sống thật khỏe mạnh đồng thời đừng quên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết được hiện trạng sức khỏe hiện nay.

Những Người Mắc Bệnh Tuyến Giáp Nên Và Không Nên Ăn Loại Thực Phẩm Gì?

NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH TUYẾN GIÁP NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN LOẠI THỰC PHẨM GÌ?

Lựa chọn thực phẩm thông minh, không những hỗ trợ quá trình điều trị mà còn giúp người mắc bệnh Tuyến giáp không bị bệnh nặng thêm.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố thyroxine, thường gọi tắt T4. Nó cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động và điều khiển hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim, duy trì thân nhiệt….

Việc điều trị các bệnh lý tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại hormon, đểTuyến giáp hoạt động được tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải có kiến thức nhất định về căn bệnh của mình để biết mình đang mắc bệnh suy giáp, cường giáp hay rối loạn tuyến giáp….. Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe Tuyến giáp tốt nhất.

Iốt

Tuyến giáp của con người cần iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết, có tác dụng cân bằng hormon Tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít iốt. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng muối có bổ sung iốt, lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không được bổ sung iốt. Hay bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển … rất giàu iốt.

Rau lá xanh

Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của Tuyến giáp. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magiê trong khẩu phần của mình.

Tuy nhiên đối với cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng…. người bị bệnh tuyến giáp cần đặc biệt lưu ý. Đối với người suy giáp nên tránh ăn củ cải, bông cải xanh vì loại thực phẩm này chứa isothiocyanates làm hạn chế việc hấp thu iốt, nhất là khi ăn sống. Khi chế biến các loại rau này tốt nhất nên trần hoặc luộc sơ sẽ giúp phân hủy isothiocyanates không tốt cho người bệnh tuyến giáp.

Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.

Hải sản

Các loại hải sản như cá, tôm… là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt. Nếu bạn cần duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh bạn cần ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần. Nên chú ý sử dụng các sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết….

Thực phẩm chế biến sẵn

Đây là loại thức ăn mà người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa. Bởi trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.

Các sản phẩm từ đậu nành

Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu iốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.

Thịt hữu cơ

Đây là loại thực phẩm rất nên được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc lên các động vật này, thịt của chúng rất sạch. Nhưng nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý. Trong nội tạng có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Axít lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

Thực phẩm gluten

Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten thường là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay…, có khoảng 10% dân số thế giới không dung nạp gluten, khi ăn các loại thực phẩm này gây đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng…..Xu hướng tiêu dùng hiện đại đang chuyển sang các sản phẩm không gluten (gluten free), có lợi cho sức khỏe. Vì gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.

Tránh ăn nhiều chất xơ và đường

Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Người bệnh cần hạn chế ăn nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp.

Thuốc tuyến giáp và thực phẩm

Có rất nhiều các loại thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc điều trị tuyến giáp. Nó có thể làm cơ thể hấp thu quá nhanh hoặc quá chậm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để giúp tăng hiệu quả điều trị.

Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách xa uống thuốc điều trị tuyến giáp.

Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffein cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Người bệnh tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.

Hải Yến

Nguyên Tắc Trong Chế Độ Ăn Của Người Bệnh Tiểu Đường

Ba chất dinh dưỡng căn bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Cân bằng năng lượng, điều tiết và khống chế các nguồn dinh dưỡng là vấn đè then chốt giúp người bệnh kiểm soát và tránh xa biến chứng.

Ẩm thực trong điều trị bệnh đái tháo đường gồm 3 nguyên tắc cơ bản: cân bằng tổng năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn. Với kế hoạch bữa ăn cũng được dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: tổng nhu cầu năng lượng; tỉ lệ chất dinh dưỡng glucid, protid và lipid trong tổng nhu cầu năng lượng; và phương thức phân bổ thức ăn trong ngày cho người bệnh.

Ba chất dinh dưỡng căn bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Đối với người bệnh ĐTĐ lượng protid; lipid; glucid cần cung cấp hàng ngày sẽ khác với người bình thường.

Glucid: Giúp cân bằng và điều tiết đường huyết một cách hài hòa. 40% năng lượng được cung cấp từ chất bột đường. Tỉ lệ hấp thu glucid được cao ở các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau và các thực phẩm giàu chất xơ.

Người bệnh tiểu đường nên tăng cường lượng chất xơ để điều hòa đường huyết. Đường đơn, đường đôi, có thể kèm theo trong chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Protid: Lượng protid cần chiếm khoảng 15 – 20% so với tổng năng lượng để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Người bệnh đái tháo đường nên dùng các loại protein chứa nhiều acid amin cần thiết, chẳng hạn như cá, thịt nạc…

Lipid: Lượng cung ứng không vượt quá 25 – 30% so với tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa nên giảm đi phân nửa. Chế độ ăn nhiều chất béo làm cho người bệnh ĐTĐ gia tăng nguy cơ phát triển biến chứng bệnh mạch vành và các bệnh mạch máu khác.

Đảm bảo cân bằng phân bố thức ăn

Phân bố bữa ăn hợp lý, giúp ích cho việc điều tiết đường huyết và giữ được trong trạng thái ổn định. Năng lượng phân bố 3 bữa ăn là 1/5:2/5:2/5 hoặc 1/3:1/3:1/3; 4 bữa là 1/7:2/7:2/7:2/7; 5 bữa là 2/10:3/10:1/10:3/10:1/10. Sự phân bố năng lượng nên theo thói quen ăn uống của mỗi người bệnh, cũng như căn cứ vào cường độ hoạt động thể lực và tình trạng điều chỉnh tùy lúc khi sử dụng insulin.

Ngày thường dùng các loại trái cây và thức ăn vặt, cũng nên tính toán về số năng lượng, sau đó khấu trừ lượng dùng của thức ăn chính có số năng lượng tương ứng.Nên thường xuyên thay đổi thức ăn, để kích thích sự thèm ăn của người bệnh, đảm bảo hấp thu đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.

Ví dụ một công thức ăn uống trong ngày: thức ăn chính 225kg, thịt nạc 100g, sữa bò 250ml, tàu hũ ki 25g, rau cải 600g, dầu thực vật 28g, trái cây 1 quả. Tổng cộng: glucid 216g, protid 60g, lipid 40g.

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm

Nguyên tắc trong chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường

– Dùng thức ăn chứa ít cholesterol như: sữa, chế phẩm đậu, cá, thịt nạc,…

– Các thức ăn chứa nhiều tinh bột như: cơm, mì khoai, bánh phở… có thể chọn dùng tùy ý, với điều kiện không làm tăng tổng năng lượng dung nạp vào cơ thể trong một ngày. Khi nấu nướng, chế biến thức ăn thì dùng những chất tạo ngọt thay thế đường mà năng lượng thấp.

– Tăng hấp thu chất xơ, ngoài rau xanh, trái cây còn có thể dùng rong tảo, khoai sọ…

– Hạn chế trái cây chứa nhiều đường như: mía, mít, vải, long nhãn…

– Kiêng đồ ngọt chứa hydratcacbon quá nhiều như: đường glucose, saccharose, đường mạch nha, mật ong, điểm tâm ngọt, đường đỏ, đường phèn, kem, mứt, bánh ngọt…

– Nguyên tắc chế biến món ăn cho người bệnh ĐTĐ là không nêm đường, nếu người bệnh thích vị ngọt, có thể dùng các loại đường thay thế, chúng không chứa chất dinh dưỡng, hơn nữa vị ngọt rất mạnh, gấp 300 – 500 lần đường saccharose.

– Người bệnh ĐTĐ nên ít ăn nội tạng động vật, trứng gà, thịt mỡ, mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… Ít dùng thức ăn chiên rán vì nhiệt độ cao có thể phá hỏng  acid béo không bão hòa.

– Người bệnh ĐTĐ có thể dùng một chút rượu, nhưng không được phép uống quá nhiều. Không được phép uống rượu sau khi dùng thuốc, vì dễ bị tụt đường huyết cấp.

Phương pháp chế biến thức ăn

– Đậu ván, sau khi ngâm bỏ vỏ, xay thành tương, trộn với nước thiên hoa phấn và mật ong làm hoàn, cỡ hạt đậu, mỗi lần dùng 20 hoàn, ngày 2 – 3 lần.

– Củ hành 200g, thịt nạc heo 100g, muối và bột nêm vừa đủ, xào chín làm món ăn ngày 1 lần.

– Đậu xanh 200g, bí rợ 400g. Bí rợ rửa sạch cắt nhuyễn, nấu chung với đậu xanh cho đến đậu nhừ thì dùng. Dùng ăn thường xuyên

– Đậu nành vừa đủ sau khi vo sạch, phơi râm, ngâm trong giấm gạo, sau 10 ngày mỗi lần dùng 30 hột, ngày 4- 6 lần, dùng lâu dài.

– Rau cần tươi 500g  rửa sạch, cắt nhuyễn, vắt lấy nước, đun sôi thì dùng, ngày 1 lần.

– Của mài 200g, rửa sạch gọt vỏ, cắt nhuyễn. Nếp 150g vo sạch, cho vào nồi nước sôi, đun chín đến phân nửa thêm vào củ mài nhuyễn, nấu chín thì hoàn tất. Ngày 1 mễ chia dùng 2 lần.

– Nấm mèo 100g, đậu ván 100g cùng tán nhuyễn, mỗi lần dùng 9g, uống với nước đun, ngày 2- 3 lần.

– Đậu phụ 100g thêm dầu ăn, muối, bột nêm, gừng sợi, hành hoa xào chín 1 lần dùng hết, ngày 2 lần.

– Nấm rơm tươi 50g, thịt nạc heo 50g, muối, bột nêm, gừng sợi, hành hoa vừa đủ, thêm nước ninh canh, dùng ngay lúc ấm, ngày 1 lần.

– Đậu Hà Lan 60g, thêm nước nấu chín, dùng canh ăn đậu, dùng liền 2- 3 tháng.

– Hằng ngày dùng lựu tươi 250g, vắt nước, trộn với nước ấm, dùng trước bữa ăn, ngày 3 lần.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bỏ Túi 8 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Tuyến Giáp trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!