Đề Xuất 3/2023 # Bí Đỏ Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Ăn Bí Đỏ Đúng Cách Như Thế Nào? # Top 10 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Bí Đỏ Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Ăn Bí Đỏ Đúng Cách Như Thế Nào? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bí Đỏ Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Ăn Bí Đỏ Đúng Cách Như Thế Nào? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Bí đỏ có tốt cho bà bầu không?

1.1. Ăn bí đỏ đúng cách như thế nào?

Bí đỏ có tốt cho bà bầu không?

Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, B (1, 2), C, chất béo, protein; photpho, canxi, sắt,… đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe. Hơn nữa, loại thực phẩm này khá phổ biến, lại rất dễ ăn. Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau và giá thành thấp.

Vậy bí đỏ có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời là CÓ. Bà bầu ăn bí đỏ trong thời gian mang thai sẽ nhận dược rất nhiều lời ích như:

Giúp găn chặn tình trạng thiếu máu và các biến chứng khác trong thai kỳ

Hạn chế tình trạng phù nề

Ngăn ngừa chứng táo bón, bệnh trĩ cho mẹ bầu

Dưỡng da trắng hồng và kiểm soát cân nặng

Giúp phát triển trí não thai nhi

Kiểm soát lượng đường trong máu

Ăn bí đỏ đúng cách như thế nào?

Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên có một số lưu ý khi ăn bí đỏ để tránh làm mất nguồn dinh dương có trong thực phẩm này. Cụ thể như sau:

–  Thực phẩm nào cũng vậy, không nên để trong ngăn đá đủ lạnh quá lâu, bí đỏ cũng vậy, việc bảo quản quá lâu bí đỏ trong ngăn đá sẽ làm bí đỏ bị chuyển thành màu nâu, không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng

– Trong bí đỏ có chứa rất nhiều tiền chất vitamin A và chất xơ cao nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Do đó, nếu bà bầu bị bệnh dạ dày, ruột, dư thừa vitamin A thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này và bà bầu không nên ăn quá 2 bữa/tuần.

– Ngoài ra, ăn nhiều bí đỏ sẽ tích trữ nhiều vitamin ở gan và da, đó cũng là một trong số những nguyên nhân gây hiện tượng vàng da, vàng mắt.

– Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên ăn bí đỏ già để lâu, vì khi để lâu loại quả này chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức trong việc sử dụng bí đỏ với bà bầu!

Cập nhật lần cuối: 11.08.2020

Bí Quyết Giúp Bà Bầu Ăn Bí Đỏ Đúng Cách Giúp Bé Thông Minh

Nhiều mẹ bầu được khuyên nên bổ sung bí đỏ (bí ngô, bí rợ) vào thực đơn hàng ngày để giúp bé yêu sinh ra được thông minh. Trong những món ăn cho bà bầu thì sự thực bà bầu ăn bí đỏ có tốt không?

Giá trị dinh dưỡng trong quả bí đỏ

Bí đỏ chứa hàm lượng calo và chất béo rất thấp.

Trung bình 1 kg bí đỏ thì chứa khoảng 40 calo… do vậy bí đỏ là thực phẩm ưu tiên cho việc giảm béo. Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa.

Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe mẹ bầu

Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.

Bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.

Bí đỏ giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.

Ngoài ra, Bí đỏ còn dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

Với hàm lượng kali, magiê phong phú, bà bầu ăn bí đỏ giúp duy trì huyết áp ổn định.

Bí đỏ còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

Hàm lượng kẽm trong bí ngô giúp bộ não của thai phát triển đầy đủ.

Ăn nhiều bí đỏ có hại gì cho sức khỏe mẹ bầu không

Ăn nhiều bí đỏ có thể gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ của bí ngô cao.

Phản ứng dị ứng đã được báo cáo trong một số trường hợp do ăn bí đỏ, với các triệu chứng như đau bụng, khó thở, nôn… nhưng những dấu hiệu dị ứng này chưa được phát hiện ở phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai nên ăn bí đỏ với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) gồm chè bí, canh bí, bí xào, bí ngô luộc… sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Hướng dẫn chữa bệnh từ bí đỏ

Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị.

Chữa mề đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.

Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.

Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay cho bà bầu: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.

Cuống bí đỏ có công dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ hiệu quả: Cắt đoạn cuống bí đỏ (còn gọi là bí ngô) khoảng 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai được 2 tháng trở đi thì bắt đầu sử dụng thuốc, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột khoảng 3 – 5g pha với nước cơm được chắt ra khi đang nấu.

Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống mới hiệu nghiệm.

Sườn bò hầm giá và bí đỏ

Cách chế biến

Sườn đem tẩm ướp gia vị rồi cho vào xào với tỏi đã phi thơm cho săn lại, sau đó thêm nước rồi nấu cùng bí đỏ.

Khi bí chín, thả giá đậu tương vào, nêm nếm gia vị vừa miệng là được.

Canh bí đỏ nấu tôm thịt

Nguyên liệu

Cách chế biến

Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen cho vào xào rồi thêm nước, đun sôi.

Khi nước sôi, thả thịt băm viên và bí đỏ vào.

Đun cho đến khi bí chín mềm, rồi thêm các loại lá thơm và gia vị.

Cháo bí đỏ cá hồi

Nguyên liệu:

Bí đỏ loại dẻo

100 g gạo nếp

50 g thịt gà (có thể thay thế thịt gà bằng thịt heo nạc, thịt bò hay cá thu, cá ngừ)

20 g hành tây

15 g đỗ dẹt

15 g cà rốt.

Gia vị: muối, xì dầu, dầu salad, rượu, bột nêm vừa phải.

Cách chế biến:

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm trong nước sạch khoảng 1h, đợi nở ra thì vớt ra. Hành tây, đỗ và cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ. Thịt gà rửa sạch, cắt thành hình đinh nhỏ, cho vào bát, cho muối, xì dầu, dầu salad, rượu, bột nêm vừa phải, trộn đều sau đó ướp cho nó thấm gia vị. Bí đỏ rửa sạch, cắt bỏ 1/3 từ trên xuống dưới, moi hạt, tạo thành hũ bí đỏ

Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho một ít dầu salad, sau khi dầu nóng thì cho hành, đỗ, cà rốt vào, xào lên. Sau đó cho thịt gà vào, đợi thịt gà chín 70% thì cho gạo nếp vào xào cùng, cho đến khi gạo hơi cứng lại.

Bước 3: Để nồi chưng lên bếp, để lửa to, cho bí đỏ vào, hấp bằng lửa to trong 10 phút, sau đó đổi sang lửa vừa tiếp tục hấp 30 phút, đợi gạo, thịt chín nhừ rồi lấy ra ăn.

Medonthan@ST

Bà Bầu Ăn Nhiều Bí Đỏ Có Tốt Cho Thai Nhi Không?

1. Giá trị dinh dưỡng của quả bí đỏ

Bí đỏ hay còn gọi bí ngô, là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và bé yêu. Trong bí có chứa tinh bột, protein, carotene, các vitamin B, C, K, T,…can xi, photpho và nhiều chất xơ, nhưng lại ít calo và chất béo. Không những dễ tìm và rẻ tiền, quả bí đỏ còn được chế biến thành nhiều món ngon để mẹ bầu đỡ ngán như canh, súp, chè, cháo, bánh hoặc các món hầm vừa bổ dưỡng vừa dễ tiêu hóa.

Giúp mẹ có nhiều sữa sau sinh

Ngoài tác dụng chữa thiếu máu, hạt bí đỏ còn hỗ trợ mẹ mau có được nguồn sữa dồi dào cho bé. Để chế biến món ăn bài thuốc giúp tăng lượng sữa sau sinh, các mẹ cần lấy phần nhân bí còn sống đã tách khỏi vỏ hạt, giã nát và hòa với nước ấm uống khi bụng đói liên tục từ 3 – 5 ngày.

Dưỡng da trắng hồng

Làn da trong kì thai nghén thường dễ nhạy cảm và thâm nám hơn bình thường. Khi đó, mẹ bầu nên tận dụng các loại hoa trái tự nhiên như quả bí đỏ để chăm sóc và dưỡng da an toàn, hiệu quả. Ngoài việc tiêu thụ thường xuyên canh, súp từ bí đỏ để bổ sung chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời, mẹ bầu có thể chế biến các loại mặt nạ dưỡng chất từ bí đỏ giúp hạn chế tình trạng da khô, sần sùi hoặc tẩy tế bào chết và làm mịn da.

Chữa chứng phù nề

Nhờ có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước nên quả bí đỏ còn là loại thực phẩm giúp mẹ bầu chống khát, lợi tiểu, giải nhiệt và thải độc rất tốt, đặc biệt khi mang thai vào mùa hè. Ngoài quả, hạt bí đỏ cũng có có tác dụng giảm chứng phù nề hiệu quả, bằng cách lấy nhân hạt bí (mẹ bầu nhớ lưu ý giữ lại màng xanh ngoài hạt) nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng trong khoảng 3 ngày liên tục.

Kiểm soát cân nặng và chống táo bón

Trung bình 1 kg bí đỏ chỉ chứa khoảng 40 calo nên đây là loại quả rất cần thiết để các mẹ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi mà không sợ tăng cân trong thời kỳ bầu bí. Nhờ có . nhiều chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên, quả bí đỏ còn giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng táo bón và bệnh trĩ vốn rất dễ gặp khi mang thai.

Hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng trong thai kỳ

Bí đỏ rất giàu sắt và kẽm giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, từ đó phòng ngừa bệnh thiếu máu rất thường gặp khi bầu bí. Ngoài việc chế biến bí đỏ thành món ăn ngon, mẹ bầu có thể dùng các phương thuốc tự nhiên chống thiếu máu từ loại quả bổ dưỡng này, chẳng hạn như trộn chung 60 gram hạt bí đỏ rang vàng, 30 gram nhân lạc rang với 30 gram nhân hạt hồ đào và ăn mỗi ngày một lần, liên tục trong 15 ngày.

Do chứa lượng kali, magie phong phú, nên bí đỏ còn hỗ trợ tích cực cho bà bầu duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ vốn rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Quả bí đỏ cũng được xem là trợ thủ đắc lực để chị em đánh bay các triệu chứng bầu bí khó chịu như nổi mề đay, bằng cách giã nát cuống bí đỏ trộn cùng dầu bí đỏ để đắp lên vết mề đay; giảm mệt mỏi và stress thường gặp khi mang thai vì giàu chất tryptophan, một cấu thành của protein được tế bào thần kinh dùng để tổng hợp seretonin có tác dụng gây phấn chấn.

Ăn bí đỏ thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu tránh nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch nhờ tính chất chống oxy hóa tuyệt vời. Acid ascorbin có trong loại quả nhiều chất dinh dưỡng này cũng hỗ trợ cho chị em tránh được bệnh cảm cúm, và vitamin nhóm B làm giảm mệt mỏi, cáu gắt lẫn mất ngủ vốn rất phổ biến trong thời gian thai nghén.

Bí đỏ còn là một trong những loại quả không thể thiếu giúp bé sáng mắt, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Giúp phát triển trí não bé yêu

Chất acid glutamin trong quả bí đỏ không chỉ phòng ngừa, điều trị chứng phù, cao huyết áp ở mẹ bầu mà còn có tác dụng phát triển tế bào não của thai nhi, giúp bé nhanh nhẹn, thông minh hơn. Ngoài ra, hạt bí đỏ rất dồi dào folate, kẽm và các chất béo lành mạnh như omega 3 ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, đồng thời tốt cho thị lực và não bộ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, dù rất tốt cho bé và mẹ, nhưng cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, chị em cần dùng quả bí đỏ với liều lượng hợp lý khoảng 2 bữa/ tuần để tránh gặp các tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều như bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nôn, khó thở…

Bà Bầu Ăn Ổi Có Tốt Không? Bà Bầu Ăn Ổi Đúng Cách Như Thế Nào?

Có lời đồn cho rằng bà bầu ăn ổi sinh con bị ghẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định đây là thông tin không chính xác. Vậy bà bầu ăn ổi có tốt không, có lợi hay có hại? Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cùng trả lời thắc mắc của chị em mang thai.

Trước hết, chuyên gia dinh dưỡng của Bác sĩ Nguyễn Huy xin trả lời câu hỏi “bà bầu ăn ổi có tốt không”. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn ổi khi mang thai. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại trái cây khác, chị em không nên ăn quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Một trái ổi chứa khoảng 16 mg vitamin C. Lượng vitamin C này rất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ bầu, phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng, viêm loét nướu răng thường gặp ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.

Cải thiện táo bón khi mang thai

Ổi chứa một lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể phụ nữ mang thai. Ăn một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp gần 40% lượng chất xơ mẹ bầu cần mỗi ngày.

Tăng cường sự phát triển khung xương

Bổ sung canxi từ thực phẩm, đặc biệt là trái cây rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Trong quả ổi có chứa nhiều canxi, giúp tăng cường sự hình thành và phát triển hệ xương, răng cho thai nhi, hạn chế tình trạng chuột rút, vọp bẻ ở mẹ bầu.

Trị các bệnh về đường tiêu hóa

Một bài thuốc dân gian vẫn thường dùng khi bị tiêu chảy là nhai búp ổi non. Ăn ổi cũng có tác dụng tương tự. Ổi có chứa chất kiềm ngăn ngừa sự phát triển các vi khuẩn gây bệnh tả lỵ. Ngoài ra, các chất carotenoids, potassium trong ổi cũng rất tốt cho người bệnh viêm dạ dày.

Ăn ổi ngăn ngừa dị tật thần kinh ở thai nhi

Theo mẹ bầu ăn ổi rất tốt cho thai nhi. Qủa ổi có chứa một lượng đáng kể axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể uống nước ép ổi sẽ rất có lợi.

Ổn định huyết áp

Duy trì huyết áp ở mức ổn định rất quan trọng với bà bầu. Cao huyết áp có thể gây tiền sản giật, ngược lại huyết áp thấp khiến bà bầu thường xuyên bị mỏi mệt, ngất xỉu… từ đó tăng nguy cơ sinh non, dọa sảy thai…

Cân bằng lượng đường trong máu

Ổi nằm trong danh sách số ít trái cây thích hợp với mẹ bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Ổi có khả năng ổn định lượng đường trong máu.

, câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi ăn ổi chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Mỗi tuần chỉ nên ăn 3-4 quả ổi

Chọn quả chín, đúng mùa vụ, quả tươi và sạch

Gọt vỏ, bỏ hạt khi ăn ổi nếu không sẽ khó tiêu

Không ăn ổi cùng các loại muối ớt, gia vị cay khác

Ngoài ổi, bạn nên ăn đa dạng nhiều loại trái cây khác để hấp thu nhiều dưỡng chất nhất có thể.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bí Đỏ Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Ăn Bí Đỏ Đúng Cách Như Thế Nào? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!