Cập nhật nội dung chi tiết về Bạn Muốn Sống Ở Việt Nam Hay Ra Nước Ngoài Định Cư ? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thế giới ngày càng ” phẳng” hơn, việc ra nước ngoài định cư và nhập tịch cũng đơn giản hơn trước rất nhiều, người Việt nam cũng nghĩ thoáng hơn suy nghĩ vượt ra khỏi lũy tre làng ,chứ không còn bao bọc bởi lối suy nghĩ bảo thủ và lạc hậu , sinh ra nơi nào là phải sống và chết ở nơi đấy. Xã hội và thiên nhiên Việt nam ngày càng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn , chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn môi trường sống tốt hơn ,xã hội công bằng và thân thiện hơn, lựa chọn một cuộc sống mới .
Xã hội, chính phủ ( cũng phải nói thêm một chút là chính phủ và Đồng Bào khác nhau, Đồng bào không bao giờ sai, nhưng chính phủ thì có thể sai )môi trường sống ở Việt nam hiện tại ngày càng bị hủy hoại, độc hại ( Bởi ô nhiễm môi trường,tham nhũng,tệ nạn xã hội,dân trí kém…) các bạn có bao giờ đặt câu hỏi là liệu 30,40 năm nữa xã hội ,chính phủ,môi trường sống ở Việt nam sẽ ra sao và cuộc sống núc ấy như thế nào không ? Nếu ta nhìn về tương lai 30,40 năm sau cuộc sống ở Việt Nam sẽ ngày càng độc hại khó sống bởi các nguyên nhân chính sau.
1. Việt Nam là một trong 3 nước chịu ảnh hướng lớn nhất thế giới bởi biến đổi khí hậu (Theo báo cáo của OECD) . Cũng theo nghiên cứu do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên trên san Nature hôm 29/10 ,thì đến năm 2050 gần như cả miền nam Việt Nam sẽ ngập dước nước bởi đỉnh triều cường, miền nam có thể sẽ biến mất và hơn 20 triệu người dân sẽ bị mất nhà cửa, hiện nay thì tình trạng sạt nở đất ở miền tây cũng rất nguy hại (nguyên nhân chủ yếu do biến đổi khí hậu,khai thác cát,Trung quốc xây thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong chặn ròng chảy) . Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng nguy hiểm và cấp bách vậy mà người dân chính phủ có vẻ quá thờ ơ,không quan tâm đến những vấn đề trên , rất nhiều kỳ họp quốc hội nhưng không một ai đưa ra vấn đề biến đổi khí hậu, không có một động thái hiệu quả nào của chính phủ để cải thiện hay ngăn chặn nó . Và rồi hãy tưởng tượng 30 năm sau mất đất thì người miền nam,trung sẽ đi đâu ? chắc chắn sẽ ra ngoài bắc sống, như vậy đất ngày càng hẹp dân ngày càng đông.
Bảng so sánh kết quả nghiên cứu cũ và nghiên cứu mới công bố về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với miền Nam Việt Nam. Đồ họa: New York Times.
2. Xã hội, chính phủ, môi trường ngày càng bị hủy hoại. độc hạy hơn. Xã hội họ giết nhau bằng thực phẩm bẩn,lừa đảo quá nhiều,tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tai nạn giao thông nhiều,người thanh liêm thì bị đào thải ” nước trong thì không có cá” , Chính phủ thì tham nhũng, nợ xấu,quản lí không hiệu quả, chỉ số Nhận thức tham nhũng của Việt nam năm 2018 là 33/100 điểm ở mức độ rất nghiêm trọng xếp hạng 117/180 nước ( Theo công bố của tổ chức minh bạch quốc tế TI) … “dân kêu trời, trời không thấu”. Môi trường ô nhiễm ,ô nhiễm đất,nước,không khí .
Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm khói bụi nhất thế giớiChỉ số nhận thức tham nhũng của các nước năm 2017
3. Mật độ dân số quá cao đến 30 năm sau chắc chắn còn cao hơn nhiều vì, VN không có một biệm pháp thiết thực hiệu quả nào để ngăn chặn sự tăng trưởng dân số quá nhanh, chỉ dừng lại ở vận động và tuyên truyền, cái gì cũng vận động tuyên truyền :(( , mật độ dân số ở VN hiện tại là 305 người/km2 , ở Mỹ 35 người/km2, Canada 4 người/km2 (số liệu năm 2018). Như vậy sẽ sinh ra nhiều vấn đề như giá đất quá cao, ô nhiềm môi trường, tệ nạn xã hội nhiều… VN cũng không hề tận dụng phát triển được lợi thế từ thời kỳ dân số vàng sắp qua, đến 30 năm sau thì VN sẽ thành nước có dân số già.
Qúa tồi tệ :((
Trên là 3 lí do chính khiến VN hiện tại cũng như tương lai sẽ ngày càng tệ hại và không đáng sống, bên cạnh đó có 6 vấn đề nhức nhối nhất ở VN hiện nay là giao thông, y tế, giáo dục, quản lí công, ô nhiễm môi trường, thiên tai biến đổi khí hậu mà chính phủ không thể nào giải quyết được qua bao nhiêu năm,ngày càng tệ hơn trước. Hiện tại có rất nhiều nước thuận lợi để định cư sinh sống, ví dụ như Mỹ, Canada , Đức . Canada có chính phủ minh bạch ( chỉ số minh bạch xếp hạng 8 TG) ,thiên nhiên phong phú ít chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, kinh tế phát triển (thứ 10 TG), mật độ dân số thấp (4 người/km2), môi trường sống sạch thân thiện, (không có thực phẩm bẩn,không ô nhiễm không khí, tỉ lệ tội phạm rất thấp,người dân có trình độ dân trí cao…) hệ thống an sinh xã hội, giáo dục y tế hàng đầu thế giới…
Toronto Canada :))
Nhiều người giàu có bị ru ngủ, ảo tưởng bởi những lời nói hoa mỹ về phát triển kinh tế, xã hội yên bình, người dân thân thiện (thực tế ngày càng độc hại và độc ác )…, họ xây biệt thự vài chục tỉ ở VN thay vì sang nước ngoài định cư, nhập tịch mua nhà, họ nghĩ rằng mình sướng , nhưng họ chỉ no cuộc sống trước mắt mà không no tương lai bản thân, con cháu giống nòi rồi đến 30 năm sau, thế hệ con cháu có tiền vẫn khổ ở nơi này.
Vậy bạn muốn sống ở Việt Nam hay ra nước ngoài định cư ?
Lúc Còn Trẻ Nên Sinh Sống Ở Nước Ngoài, Khi Về Già Hãy Trở Về Việt Nam Dù Chuyện Gì Xảy Ra Đi Chăng Nữa!!
Chắc hẳn đa số mọi người ở đây đều mong muốn được sinh sống, được định cư ở nước ngoài để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, đúng không? Tôi cũng cho như như vậy, nhưng đó là khi bạn còn trẻ, còn khi về già hãy sống ở quê nhà dù cho mức sống có thay đổi, hay dù cho chiến tranh có xảy ra đi chăng nữa!!
Tôi là một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi. Tôi sinh sống và làm việc ở nước ngoài (cụ thể là Mỹ) đã được khoảng 25 năm. Tức là tôi đã sang đây từ lúc tôi bắt đầu học cấp 3. Thay vì học ở một trường cấp 3 trong thành phố, tôi đã quyết định sang Mỹ du học để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, những thành tựu học thuật, phát triển tư duy.
Ngay khi mới đến Mỹ, tôi nhận thấy quả thật nơi này khác xa với Việt Nam, mọi thứ đều trở nên xa lạ và mới mẻ đối với tôi, một thằng con trai mới lớn thích giao du, khám phá cuộc sống tấp nập, mới lạ bên ngoài. Đúng là không phải ngẫu nhiên mà Mỹ là quốc gia đứng đầu danh sách được các sinh viên, học sinh quốc tế lựa chọn là địa điểm học tập nhiều nhất thế giới. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi bắt đầu hành trình trải nghiệm tuổi trẻ ở nơi hào nhoáng này biết bao.
Chính vì thế, khi còn trẻ, bạn sang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài là một quyết định đúng đắn. Tuổi trẻ là phải xông xáo, phải học tập, phải làm việc, phải trải nghiệm hết mình; chính vì thế, bạn hãy dám bước đi, dám phấn đấu và dám làm dám chịu,… chứ không được để tuổi trẻ trôi qua trong vô nghĩa, đừng lãng phí sức trẻ quá nhiều cho những điều không đáng.
Đó là khi bạn còn trẻ, nhưng khi bạn đã luống tuổi, đã già, như tôi đây, sắp già rồi, thì hãy quay trở về Việt Nam. Thật đấy bạn ạ!
Có thể bạn cho rằng tôi quá ngu ngốc! Tại sao không định cư ở nước ngoài, ở Mỹ? Tại sao không sống ở một đất nước phồn vinh, một đất nước phát triển để có thể sống thoải mái, sống khỏe khoắn? Tại sao lại trở về Việt Nam, một đất nước mà không thể nào có thể so sánh với Mỹ, một đất nước với bao tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng?
Thực ra, trước đây tôi cũng đã từng nghĩ, mình nên định cư luôn ở nước ngoài để nhận một cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn. Nhưng, cuộc trò chuyện giữa tôi và hai vợ chồng già trên chuyến bay trở về Việt Nam mấy tháng gần đây đã làm cho tôi thay đổi suy nghĩ của mình!
Hôm đó, tôi bay về Việt Nam để thăm gia đình, vô tình trên máy bay, tôi được ngồi cạnh đôi vợ chồng già. Vừa hay hỏi chuyện, tôi mới biết hai người đã sinh sống và làm việc ở Mỹ hơn 60 năm và bây giờ họ về Việt Nam và sẽ ở luôn tại đó.
Tôi đã hỏi rằng:
– Hai bác tại sao không sinh sống tại Mỹ luôn cho tốt mà về Việt Nam làm gì ạ?
Hai người nhìn nhau cười và đáp:
– Về an hưởng tuổi già chú ạ.
– Ở Mỹ không tốt hơn sao bác? Môi trường tốt này, thực phẩm sạch này, đảm bảo sức khỏe, nhất là với những người già cả như hai bác đó. Việt Nam dạo này nhiều tệ nạn lắm, không có cái gì gọi là đảm bảo cả!
– Thôi thôi, mình già cả rồi, còn sống được bao lâu nữa đâu mà lo lắng, mà sợ chi nhiều. Với ở Mỹ, mình cô đơn lắm chú ạ, cả ngày chỉ có hai vơ chồng già quây quần bên nhau. Lắm lúc nghĩ, nếu như mà tôi hay ổng mà ra đi trước, thì người còn lại biết sống sao? Thà như về với quê hương, có khó khăn một chút nhưng quan trọng là mình được sống ở nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên, ở nơi mà mình yêu thương, ở nơi có gia đình mình, được nghe tiếng quê mình, được ăn những món ăn mang hương vị đặc trưng quê mình, thích lắm chú ạ. Chỉ cần đơn giản như thế là chúng tôi đã vui lắm rồi!
Tôi chợt nhận ra rằng, có lẽ, dù Mỹ có phát triển đến như thế nào, chế độ phúc lợi xã hội có cao ra làm sao, cuộc sống có thoải mái, có sung sướng đến thế nào đi nữa thì nó vẫn thiếu một cái gì đó – một cái gọi là gia đình, là quê hương, là tổ quốc!
Theo quehuong
Người Nước Ngoài Muốn Sinh Sống Và Làm Việc Tại Vn, Làm Thế Nào?
* Hỏi: Tôi có một người bạn quốc tịch Singapore. Sau một lần đến VN du lịch, người bạn ấy bảo rằng rất có hứng thú với cuộc sống nơi đây nên muốn xin tư vấn làm thế nào để có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Mong Tòa soạn và Văn phòng Luật tư vấn giúp bạn tôi có thể tạm trú/ thường trú ở Việt Nam.
Để được sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam, bạn của bạn cần đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam như sau:
Đầu tiên sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, người bạn của bạn cần thực hiện thủ tục xin chứng nhận tạm trú tại Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, theo đó Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu chứng nhận cho phép tạm trú vào hộ chiếu hoặc vào thị thực rời với thời hạn tạm trú bằng với thời hạn thị thực. Riêng trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú. Để nắm thêm thông tin về thủ tục này, bạn tham khảo quy định tại Điều 31 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (“Luật xuất nhập cảnh 2014”).
Sau khi được cấp chứng nhận tạm trú, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người bạn của bạn mà bạn đó có thể thực hiện thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên, lưu ý rằng để được cấp thẻ tạm trú, bạn của bạn phải thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014. Bạn tham khảo cụ thể về các loại thị thực, thẻ tạm trú tương ứng và các trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Điều 8, Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 21/2001 /NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam , Mục IV, Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002, và Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014:
– Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014).
gồm các loại giấy tờ sau: Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú: (Khoản 1 Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Văn bản đề nghị của cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu của người xin cấp thẻ tạm trú;
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú như thị thực lao động, thị thực đầu tư… (Điều 36, Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
Để được xét cho đăng ký thường trú tại Việt Nam, bạn của bạn cần phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước;
– Là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam;
– Được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh;
Và đáp ứng điều kiện:
– Có chỗ ở hợp pháp, có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam;
– Nếu là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì phải có đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn;
– Nếu được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì phải đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
(Điều 39, Điều 40 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: (Điều 41 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú;
– Giấy bảo lãnh đối với trường hợp được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, bạn của bạn phải đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sựB23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Định Cư Ở Úc: Có Nên Sống Gần Cộng Đồng Của Mình?
Sau khi chuyển đến một đất nước mới, có rất nhiều thứ cần phải làm để ổn định cuộc sống và nhiều điều mới cần học hỏi. Ngay cả khi đã sống ở Úc trong nhiều năm, bạn vẫn có thể gặp phải những tình huống khó khăn để hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người mới nhập cư quyết định sống gần cộng đồng của mình để cuộc sống dễ dàng hơn một chút trong thời gian đầu.
Nhiều người nhập cư quyết định sống ở vùng ngoại ô, gần với những người nhập cư khác từ cùng một quốc gia. Họ nói cùng một ngôn ngữ, nhận được sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm tương tự và chia sẻ cùng một nền văn hóa.
Mahir Momand là Giám đốc điều hành của tổ chức Regional Opportunities Australia. Ông nói rằng việc có một cửa hàng bán tạp hóa, thực phẩm giúp những người nhập cư có thể cảm thấy gần gũi hơn.
“Nếu bạn sống ở những khu phố có cửa hàng tạp hóa bán những loại thực phẩm mà bạn đã quen thuộc, cú sốc văn hóa trong trường hợp này thường xảy ra rất ít. Ví dụ bạn có thể từ Châu Phi, Châu Á hoặc Châu Mỹ Latinh đến Úc và sống trong cộng đồng văn hóa của mình, bạn đến các cửa hàng này và mua những thực phẩm, tạp hóa gần gũi với mình”.
Các cộng đồng nhập cư lớn thường định cư ở các thành phố lớn. Trong những khu phố này, bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin hữu ích, như một trung tâm hướng dẫn định cư.
“Việc sống trong một thị trấn lớn hơn là một điều tốt, họ có thể dễ dàng đi đến các tổ chức hỗ trợ, để hiểu tiếng Anh, để học hỏi thêm các khía cạnh khác nhau của cuộc sống ở Úc. Một số người muốn học lái xe và điều này dễ thực hiện hơn ở các thành phố so với các khu vực ngoại ô.”
Berivana Mohamed là một tình nguyện viên tại Trung tâm hỗ trợ người nhập cư Australian Migrant Resource Centre ở Adelaide. Cô đến Úc với chiếu khán của người tị nạn Bosnia và Herzegovina vào năm 1995.
Cô tham gia vào nhiều nhóm cộng đồng khác nhau, nhưng cô vẫn giữ một mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Bosnia thông qua mẹ của mình.
“Mẹ tôi là một nhân viên xã hội cho cộng đồng Nam Tư cũ. Bà từng làm việc với tất cả mọi người từ khu vực đó đến Úc với visa cho người tị nạn. Khi tôi đến tuổi thiếu niên và cần công việc để có thêm kinh nghiệm ở trường trung học, tôi quyết định tham gia làm việc trong tổ chức của mẹ. “
Cô nói việc gần gũi với cộng đồng người Bosnia ở Adelaide là một điều tốt đẹp, nhưng việc này khiến mẹ cô khó học tiếng Anh hơn.
“Bà nhận được rất nhiều sự tôn trọng từ cộng đồng của mình với công việc mà bà đã làm. Không chỉ với cộng đồng của mình, bà ấy luôn giúp đỡ mọi người. Bất cứ ai yêu cầu giúp đỡ, mẹ tôi sẽ vui lòng nói có. Nhưng một điều tôi nghĩ rằng thực sự không tốt cho mẹ tôi là bà đã không thực sự cải thiện tiếng Anh vì bà phải sử dụng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với khách hàng”.
Fatima Salihi sống gần thành phố Adelaide. Cô từ Afghanistan đến Úc cùng gia đình vào năm 2018.
Cô tham gia vào một số câu lạc bộ và đến trường đại học, nhưng cô cũng thích giữ liên hệ với cộng đồng Afghanistan.
“Chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ và chúng tôi chia sẻ ước mơ, hạnh phúc cùng nhau. Chúng tôi hiểu sâu sắc những ngôn từ mà chúng tôi nói. Đó là lúc chúng tôi cảm thấy được kết nối, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn, chúng tôi tận hưởng các cuộc tụ họp của cộng đồng. Tôi nghĩ đó là thứ gì đó có lợi, đó là điều mang lại sự an tâm.”
Đối với cha mẹ cô, những người vẫn đang học tiếng Anh, sự gần gũi với cộng đồng Afghanistan thậm chí còn quan trọng hơn.
“Nếu họ không tham gia vào cộng đồng của mình, họ sẽ ở nhà một mình. Họ cảm thấy bị cô lập hơn và cô đơn. Cha mẹ tôi chủ yếu tham gia với các thành viên trong cộng đồng của chúng tôi, họ đến các lễ kỷ niệm văn hóa, tụ họp và rất thích chúng, thay vì tham gia vào các cộng đồng khác vì họ thực sự không hiểu những gì người ta nói.”
Mặc dù sự hỗ trợ của cộng đồng rất quan trọng, Momand cảnh báo về điều mà ông gọi là sống trong cái bọc kén lâu ngày.
“Trong những chiếc túi kén này, họ nói ngôn ngữ của chính họ và điều đó khiến họ không kết nối với phần còn lại của cộng đồng Úc. Điều này khiến họ không học tiếng Anh, không hiểu văn hóa và các quy tắc của quốc gia mà họ gọi là nhà. Do đó, chúng ta sống trong những cộng đồng nhỏ bé, và đó có thể không phải là một đại diện tốt của nước Úc nói chung. “
Trong khi điều này có thể xảy ra, Mohamed nói rằng việc gần gũi với cộng đồng là điều tích cực đối với người nhập cư, đặc biệt là khi họ mới đến và nhiều người trong số họ đóng góp cho xã hội Úc.
“Thời điểm ban đầu, rất khó định cư ở một đất nước mà họ không nói cùng một ngôn ngữ, văn hóa hoàn toàn khác biệt, hệ thống luật pháp hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, họ cần sự giúp đỡ thêm từ một người có cùng hoàn cảnh. Nhưng sau này, rất nhiều người tị nạn này hòa nhập với cộng đồng lớn. Họ đóng góp theo nhiều cách khác nhau và làm việc cùng nhau. “
Hầu hết người nhập cư được hưởng lợi từ việc nhận được hỗ trợ từ cộng đồng của mình, đặc biệt là khi họ mới đến một quốc gia. Nhưng việc tạo mối quan hệ với những người Úc khác cũng quan trọng không kém.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bạn Muốn Sống Ở Việt Nam Hay Ra Nước Ngoài Định Cư ? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!