Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Dư Ối Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Tình Trạng Dư Ối Cuối Thai Kỳ mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có không ít các nguyên nhân dẫn đến dư ối khi mang thai nhưng chủ yếu là do mẹ đang mắc bệnh tiểu đường, bào thai song sinh, nhóm máu bất đồng hoặc thiếu máu ở bào thai. Bà bầu dư ối có nguy hiểm không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và cách chăm sóc thai nhi của mẹ trong giai đoạn này.
1. Bà bầu dư ối có nguy hiểm không?
Trong vài ngày sau khi thụ thai, túi ối sẽ hình thành và chứa đầy chất lỏng. Lúc đầu, chất lỏng chủ yếu bao gồm nước, nhưng em bé sẽ truyền một lượng nhỏ nước tiểu vào đây từ khoảng 10 tuần của thai kỳ. Dung dịch màu trong suốt này có vai trò như một môi trường sống ổn định cho trẻ phát triển. Nước ối quá nhiều hay quá ít đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống và phát triển của trẻ.
1.1. Dư ối là gì?
Dư ối (polyhydramnios) là hiện nước nước ối quá nhiều so với tiêu chuẩn bình thường, tạo nên môi trường không ổn định cho trẻ phát triển từng ngày. Hầu hết các trường hợp dư ối là do sự tích tụ dung dịch lâu ngày ở nửa sau của thai kỳ và nếu dung tích vượt quá mức cho phép sẽ gây khó thở cho trẻ, sinh non hoặc các bệnh về não hay xương khớp. Nếu bạn được chẩn đoán mắc polyhydramnios thì cần được theo dõi cẩn thận suốt thai kỳ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Có không ít các nguyên nhân dẫn đến dư ối khi mang thai nhưng chủ yếu là do mẹ đang mắc bệnh tiểu đường, bào thai song sinh, nhóm máu bất đồng hoặc thiếu máu ở bào thai. Bên cạnh đó, việc bào thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, trẻ ngừng uống nước ối, tắc ống thực quản…cũng là nguyên nhân khiến nước ối tăng lên đột biến, vượt qua mức độ cho phép. Dư ối có nguy hiểm không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và cách chăm sóc thai nhi của mẹ trong giai đoạn này.
1.3. Dấu hiệu bà bầu dư ối
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng dư ối ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên không phải tất cả bà mẹ đều phát hiện sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu khá phổ biến bạn có thể dễ dàng nhận biết như bụng to hơn tuổi thai, khó nghe tim thai, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu và tĩnh mạch giãn.
1.4. Dư ối có sao không?
Dư ối có nguy hiểm không? Có chứ, nếu không được phát hiện kịp thời và khắc phục hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi cũng như an toàn tính mạng của mẹ. Theo kiểm chứng y khoa thì thừa nước ối giai đoạn nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh ngược, chảy máu âm đạo, sa dây rốn và sinh non.
Việc sinh non vào các giai đoạn bào thai còn yếu ớt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Chính vì thế bạn cần ghi nhớ các dấu hiệu lâm sàng, theo dõi cơ thể sát sao để nhận biết sớm và nhanh chóng khắc phục triệt để.
1.5. Dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vì nước ối tham gia trực tiếp vào quá trình hít thở cũng như trao đổi chất, canxi của trẻ nên dư nước ối có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé. Hậu quả là khiến thai nhi bị hạn chế tăng trưởng, sinh non khi các cơ quan chưa hoàn thiện hoặc thậm chí dẫn đến chết lưu. Các biến chứng vô cùng nguy hiểm nên việc phát hiện kịp thời giúp quá trình khắc phục nhanh hơn, mang lại khởi đầu tốt đẹp cho trẻ.
2. Làm thế nào xác định bà bầu dư ối hay không
Việc chẩn đoán dư ối chủ yếu được thực hiện bằng cách siêu ẩm để trực tiếp đo lượng nước. Nếu dung tích này lớn hơn mức độ cho phép, tức chỉ số AFI vượt ngưỡng 25cm thì có nghĩa bạn đang nằm trong danh sách cần theo dõi đặc biệt. Bên cạnh việc xác định có mắc đa ối hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân để ứng dụng biện pháp khắc phục hợp lý.
3. Cách khắc phục hiện tượng dư ối ở thai phụ
3.1. Mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều hơn
Nghỉ ngơi đúng cách giúp cơ thể thư giãn, giảm các co thắt lên tử cung và lấy lại mực nước cân bằng cho bào thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả nếu chưa xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng không quá nghiêm trọng.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc các môi trường ô nhiễm, loại bỏ stress, ngủ sớm và ngủ sâu để cơ thể được điều hòa và trao đổi chất tốt nhất. Nếu khả quan thì chỉ sau vòng 1 đến 2 tháng cân nặng của trẻ đã có dấu hiệu khác biệt, mực nước ối dâng cao, cơ thể mẹ khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
3.2. Kiểm soát lượng đường trong cơ thể
Đây là phương pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng dư ối khi mẹ bầu được chẩn đoán có lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh việc hạn chế nạp đường vào cơ thể thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thực phẩm lành mạnh như rau củ quả tươi xanh, không chất bảo quản, cá, thịt nạc, sữa chua ít ngọt, gạo lứt và đậu nành để cung cấp đủ dưỡng chất cho con.
3.3. Theo dõi thường xuyên và kịp thời với bác sĩ chuyên khoa
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Cách Khắc Phục Dư Ối Ở Mẹ Bầu
Giống như thiếu nước ối, dư ối trong thai kỳ đều không tốt cho mẹ bầu. Vậy dư nước nước ối thai kỳ là như thế nào? Cách khắc phục ra sao để an toàn cho mẹ và bé là những vấn đề mẹ bầu cần quan tâm.
Chắc hẳn, bất cứ mẹ bầu nào khi đi khám thai cũng đều sẽ được đề nghị đo chỉ số AFI – chỉ số nước ối, để theo dõi lượng nước ối của mình ra sao, bởi nước ối là thành phần quan trọng không kém so với lá nhau, dây rối, tử cung… và nước ối dù dư hay thiếu cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi và mẹ.
Tham gia ngay chương trình Sinh con nghỉ dưỡng để nhận ngay ưu đãi 4.200.000 VND: https://bit.ly/3iXvnIO
Hiện tượng dư ối là như thế nào?
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nước ối là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn.
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nó có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung, bảo vệ thai nhi tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.
Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 – 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh.
Tuy nhiên khi một số bất thường trong cơ thể xảy ra sẽ khiến cho mực nước ối nhiều hơn mức bình thường này gấp hai hay ba lần và làm cho mẹ bầu rơi vào tình trạng dư nước ối.
Dấu hiệu giúp nhận biết dư ối ở mẹ bầu
Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
Đo vòng bụng để xác định mẹ bầu có đang bị dư nước ối hay không (Nguồn: Internet)
Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
Lưu ý: Thông thường mẹ bầu sẽ bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị dư ối ở tuần thứ 20 của thai kỳ.
Nguyên nhân dư ối ở phụ nữ mang thai
Tình trạng dư nước ối ở phụ nữ mang thai thường bắt nguồn từ 4 nguyên nhân sau đây:
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường: Có khoảng 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường có thể gây ra hiện tượng dư ối trong thai kỳ.
Mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng dư ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng, một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn.
Bất thường ở bào thai: Bé ngừng quá trình uống nước ối dẫn tới hiện tượng dư thừa nước ối. Thông thường, tình trạng này xuất hiện khi thai nhi trong bụng mẹ xuất hiện các dị tật như: hở hàm ếch, hẹp môn vị…
Các yếu tố khác: Một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng dư ối là thiếu máu hoặc nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Thai phụ bị dư nước ối có sao không?
Tình huống xấu nhất đối với tình trạng dư ối ở bà bầu chính là có thể gây ra tử vong cho thai nhi. Ngoài ra, tình trạng dư ối còn có thể gây ra một số vấn đề phổ biến khác bao gồm:
Tăng nguy cơ sinh ngược. Nước ối nhiều khiến trẻ khó chuyển ngược đầu xuống trong những tuần cuối thai kỳ.
Sinh non.
Cách khắc phục dư nước ối cho mẹ bầu
Để khắc phục tình trạng dư ối ở phụ nữ mang thai thì cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây dư nước ối là gì, từ đó mới có thể đưa ra được phương án điều trị thích hợp và an toàn cho thai phụ.
Nếu không xác định được nguyên nhân gây dư ối và tình trạng không nghiêm trọng thì mẹ bầu nên chú ý việc nghỉ ngơi để có thể sớm lấy lại cân bằng.
Nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp mẹ bầu sớm lấy lại cân bằng khi bị dư ối.
Nếu nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao thì mẹ bầu cần giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày. Đồng thời cần theo dõi và kiểm tra tình trạng bệnh một cách thường xuyên.
Nếu vấn đề bất thường do thai nhi thì mẹ bầu cần được theo dõi và can thiệp kịp thời.
Trong những trường hợp nhẹ, tình trạng dư ối nhẹ bác sĩ có thể sẽ điều trị bằng cách dùng một số can thiệp như sử dụng thuốc lợi tiểu để rút bớt nước ối. Một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ xem xét đến các dấu hiệu chuyển dạ sớm để đề nghị thai phụ nhập viện theo dõi trước kỳ hạn, cũng có thể thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ.
Chăm sóc sức khỏe thai phụ dư ối như thế nào?
Hầu hết các vấn đề về dư ối thường không xuất phát từ nguyên nhân ăn uống và chế độ nghỉ ngơi của người mẹ. Tuy nhiên, việc ăn uống không hợp lý, nghỉ ngơi không đủ có thể khiến tình trạng dư ối trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó khi đi thăm khám, nếu được chẩn đoán có dấu hiệu dư ối, mẹ bầu cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
Mẹ bầu dư ối nên ăn gì?
Đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Các loại hải sản và thịt động vật cần được ưu tiên.
Ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế các loại rau chứa nhiều nước. Đặc biệt, không nên chế biến chúng dưới dạng canh/soup.
Hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu… Thay thế bằng những hoa quả khác nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối, đu đủ,…
Mẹ bầu có nên uống nhiều nước khi bị dư ối?
Mẹ cần hiểu nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong túi ối. Do đó, việc ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể khiến tình trạng dư nước ối trở nên nghiêm trọng.
Mẹ bầu chỉ nên uống từ 1, 5 – 2 lít mỗi ngày (Nguồn: Internet)
Vì vậy, mẹ không nên uống quá nhiều nước trong thai kỳ, đặc biệt khi được chẩn đoán dư ối. Mặc dù không nên uống nhiều nước nhưng vẫn phải duy trì một lượng nhất định nhằm đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Nếu mẹ dư nước ối, mẹ hãy lưu ý những điều sau:
Đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước.
Ưu tiên hoa quả giàu chất xơ, hạn chế hoa quả mọng nước.
Muối có khả năng giữ nước trong cơ thể nên tuyệt đối không ăn mặn.
Như đã nói, dư ối sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ và bé nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời. Chính vì thế, việc nhận biết và khắc phục bệnh sớm khi phát hiện dư ối sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ được thai nhi trong bụng luôn khỏe mạnh cho đến khi chào đời.
Để có thêm nhiều hto6ng tin hữu ích cho mẹ bầu, mời Bố/Mẹ tham gia chương trình tiền sản “Vấn đề nước ối trong thai kỳ”.
Thời gian: 8h30 – 12h00, chủ nhật, 15/09/2019.
Địa điểm: Bệnh viện Quốc tế City (Số 3, Đường 17A, P.Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TPHCM).
Diễn giả: chúng tôi Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Sản Phụ. Nữ Hộ Sinh Trưởng Hà Thị Mai & Nữ hộ sinh Đào Thị Thùy Loan Bệnh viện Quốc Tế City.
Giảm giá 10% trên gói thai sản (gói khám thai, gói sinh) hiện tại.
Giảm 2,500,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc Combo Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ (khi mua gói khám thai dưới 28 tuần).
Giảm 3,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh mổ hoặc Combo Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ (khi mua gói khám thai dưới 28 tuần).
Giảm 2,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc mổ (khi mua gói khám thai trên 28 tuần).
Giảm giá 20% trên gói vaccine cơ bản cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cho Khách hàng đã mua các gói sinh hoặc combo sinh của CIH hoặc bé đã sinh tại CIH.
Cách thức đăng ký
Điện thoại: 0909 802 936
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi (Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân).
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 hoặc 8402) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity
Thế Nào Là Dư Ối? Nguyên Nhân Dư Ối Khi Mang Thai
Dư nước ối hay rối loạn nước ối là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thời thai kỳ. Dư nước ối ở phụ nữ mang thai là một trong những rối loạn nước ối khi mang thanh khá thường gặp.
Dư ối là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.
Chức năng sinh lý nước ối
Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quý đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.
Thể tích nước ối tăng dần cho đến đầu của 3 tháng cuối thai kỳ và từ đó hằng định cho đến khi thai đủ tháng. Trong giai đoạn tuần thứ 37 đến tuần thứ 41, thể tích nước ối giảm đi 10%. Từ tuần thứ 42 trở đi, thể tích nước ối giảm đi rất nhanh, khoảng 33% trong một tuần.
Dư ối là gì?
Dư nước ối hay rối loạn nước ối là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thời thai kỳ. Dư nước ối ở phụ nữ mang thai là một trong những rối loạn nước ối khi mang thanh khá thường gặp.
Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 – 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Bà bầu bị dư nước ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml.
Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán dư ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm từ 12-25cm . Đa ối là quá 25 cm.
Dư nước ối có sao không?
Một số trường hợp dư ối khi mang thai có thể không gây bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, những trường hợp dư ối nghiêm trọng có thể gây nên tình trạng vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh sớm hơn dự kiến, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, thậm chí có thể gây dị tật xương trẻ khi sinh ra. Ngoài ra, dư nước ối khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và xuất huyết sau sinh.
Hiện tượng dư nước ối gồm 2 loại:
Dư nước ối cấp: Thường xảy ra ở tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ, nó gây nên tình trạng chuyển dạ sớm, nặng có thể gây sảy thai hoặc gây nên các triệu chứng trầm trọng dẫn đến việc phải chấm dứt thai kỳ.
Dư nước ối mạn: Hiện tượng này thường xảy ra ở cuối thai kỳ và chiếm đến 95% các trường hợp dư ối. Thai phụ mắc bệnh dư nước ối mạn thường không đau và khó thở nhiều như đa ối cấp, khi đến 3 tháng cuối thai kỳ thai phụ, sẽ cảm thấy nặng bụng, khó thở, tim đập nhanh. Đối với thai nhi có thể mắc các tật bẩm sinh trong nội tạng do bị nước ối chèn ép quá mức, trọng lượng của trẻ khi có mẹ bị dư ối mạn sẽ nhẹ hơn các trẻ khác.
Nguyên nhân dư ối khi mang thai?
Nước ối là dịch bao quanh và đệm cho thai nhi bên trong tử cung, xuất phát từ thận của em bé và vào tử cung từ nước tiểu của em bé. Chất dịch được hấp thụ khi bé nuốt và qua cử động thở.
Bệnh tiểu đường ở người mẹ;
Những bất thường về đường tiêu hóa ngăn chặn việc nuốt nước ối;
Nuốt bất thường do các vấn đề với hệ thần kinh trung ương hoặc bất thường về nhiễm sắc thể;
Hội chứng truyền máu song sinh;
Suy tim;
Nhiễm trùng bẩm sinh (mắc trong thai kỳ).
Những ai thường mắc phải tình trạng đa ối?
Đa ối có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đa ối?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đa ối như:
Đa thai;
Nguyên nhân dư ối khi mang thai
Đa thai làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đa ối
Dị tật bẩm sinh của não và cột sống;
Tắc nghẽn hệ tiêu hóa;
Vấn đề di truyền (vấn đề với các nhiễm sắc thể được di truyền).
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dư nước ối ở bà bầu là gì?
Đa ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
Thông thường mẹ bầu sẽ bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị dư ối ở tuần thứ 20 của thai kỳ.
Dư ối có nên uống nhiều nước?
Nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong túi ối. Do đó, nếu ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể sẽ khiến cho tình trạng dư nước ối ở bà mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, khi thai phụ được chẩn đoán là dư nước ối thì dù nhẹ hay nặng cũng không nên uống quá nhiều nước trong thai kỳ. Tuy nhiên vẫn phải bổ sung 1 lượng nước nhất định để đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Nên uống đủ nước khoảng từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, tuyệt đối không được ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước trong cơ thể. Khi nghi ngờ bản thân bị dư ối lúc mang thai, bà mẹ cần đến ngay các cơ sở y tê để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các trước hợp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
Khó thở;
Đau bụng;
Chướng bụng;
Mẹ Bầu Bị Dư Nước Ối Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không? Bác Sĩ Trả Lời
Hiện tượng dư nước ối là gì?
Tai biến thai sản do nước ối như dư ối, thiếu ối được coi là tai biến nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu nên cảnh giác để nắm chắc tình trạng nước ối của mình. Thai nhi phát triển được bình thường trong bụng mẹ bởi túi nước ối bao quanh. Nước ối quyết định rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.
Bởi lẽ, nước ối có chức năng cung cấp dưỡng chất và không khí cho thai nhi, giúp bé tránh được sự chèn ép quá mức khi mẹ vận động hoặc va chạm nhẹ. Đồng thời, túi ối cũng giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác nữa.
Lượng nước ối của từng thai phụ cũng không giống nhau, tùy vào chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe và cũng tăng giảm tùy thuộc vào tuổi thai. Ở tuần thứ 37 lượng nước ối đạt đến mức cao nhất (khoảng 1000 – 1150 ml). Trong một số trường hợp, nước ối trong bụng mẹ quá ít (thiểu ối) hay quá nhiều (đa ối) đều tiềm ẩn những nguy hiểm đối với thai kỳ.
Trong khi hiện tượng thiểu ối dễ khiến trẻ bị thiếu oxy, bị ngạt thở thì đa ối lại dễ khiến trẻ bị suy thận và rối loạn chức năng của hệ xương. Chính vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ dư ối là gì để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây dư nước ối ở mẹ bầu
Tình trạng dư nước ối ở mẹ bầu có nhiều biểu hiện khác nhau và thường bắt nguồn từ nguyên nhân do căn bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị dư lượng đường trong máu sẽ gây ra hiện tượng dư ối trong thai kỳ.
Đối với những mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai, tình trạng dư ối cũng có thể xảy ra. Bởi lẽ, thông thường sự trao đổi chất giữa hai bào thai rất khó cân bằng được. Do đó, một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai còn lại có nhiều nước ối hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bị dư ối nguyên nhân do những bất thường ở bào thai, khi đó bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối, từ đó dẫn tới hiện tượng dư nước ối. Tình trạng này sẽ xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ mắc phải các dị tật như: hở hàm ếch, hẹp môn vị,…
Mặt khác, còn một số yếu tố như: bé bị thiếu máu, nhiễm trùng bào thai, sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé,… cũng có thể khiến cho thai nhi bị gia tăng tình trạng dư ối. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp dư ối đều không tìm ra nguyên nhân.
Thai phụ bị dư nước ối có nguy hiểm không?
Các nguyên nhân gây dư ối ở mẹ bao gồm: mẹ mắc tiểu đường, mang đa thai. Nếu mẹ mang bầu 2 em bé sinh đôi cùng trứng thì 2 bào thai này sẽ mắc hội chứng dẫn truyền và gây ra hiện tượng dư ối. Sự bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng down hay nhiễm trùng các loại khuẩn lậu, giang mai cũng có thể khiến thai phụ bị dư ối.
Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không. Câu trả lời là có. Các rối loạn trên sẽ khiến bé không thể nuốt nước ối vào được. Trong trường hợp dư ối nghiêm trọng, mẹ bầu cần nhập viện để được các bác sĩ có biện pháp rút bớt nước ối. Biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, ngôi thai ngược hoặc nhau thai bị bong non.
Tình huống xấu nhất đối với bà bầu bị dư ối là có thể gây ra tử vong cho thai nhi. Ngoài ra, tình trạng dư ối còn có thể gây ra một số vấn đề phổ biến khác, chẳng hạn như tăng nguy cơ sinh ngược, sinh mổ cho sản phụ. Bởi lẽ, nước ối nhiều quá cũng khiến trẻ khó xoay ngược đầu xuống phía dưới trong những tuần cuối thai kỳ.
Bên cạnh đó, hiện tượng dư ối cũng khiến tử cung của mẹ bị “đơ”, do đó sẽ tăng nguy cơ chảy máu âm đạo và nhiều biến chứng khác như sinh non, thai chết lưu. Chính vì vậy, mẹ bầu phải thường xuyên thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹ bầu bị dư nước ối phải làm sao?
Hầu hết các vấn đề về dư ối, thiểu ối không có nguyên nhân chính từ chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, mẹ bầu vẫn có thể cải thiện được tình hình dư ối.
Trước tiên, nếu có vấn đề về nước ối, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ sẽ siêu âm, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị bệnh. Nếu chẳng may bị dư ối, ngoài việc hạn chế uống nhiều nước, mẹ bầu còn nên lưu ý khi chọn thực phẩm để ăn. Bởi lẽ, đồ ăn có chứa nhiều nước cũng làm cho tình trạng dư ối của mẹ càng trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Để có đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại hải sản và thịt động vật.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, nhưng cần hạn chế các loại rau có chứa nhiều nước. Đặc biệt, không nên chế biến chúng thành canh hoặc xúp để ăn. Mẹ bầu cần hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam quýt, bưởi, dưa hấu,… vì sẽ làm tăng lượng nước ối rất nhanh. Tốt nhất, mẹ nên thay thế bằng những loại hoa quả có chứa nhiều chất xơ và vitamin như: táo, lê, ổi, chuối, đu đủ,…
Mẹ bầu có nên uống nhiều nước khi bị dư ối không?
Thông thường, hầu hết các mẹ bầu đều được các bác sĩ khuyên nên uống nhiều nước trong suốt quá trình mang thai. Vậy trong trường hợp mẹ bầu đang bị dư ối thì có nên tiếp tục uống nhiều nước không? Câu trả lời là không.
Trước hết, cần hiểu nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn mẹ và thai nhi vào trong túi ối. Nếu mẹ ăn uống quá nhiều chất lỏng sẽ làm tăng lượng nước ối bao bọc xung quanh, gây nguy hại cho bé, tăng nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật ở mẹ.
Chính vì vậy, trong thai kỳ mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước, đặc biệt là các mẹ đã được chẩn đoán dư ối. Tuy nhiên, không phải là “nhịn” uống nước mà mẹ bầu chỉ uống ít đi một chút. Bởi lẽ, thai nhi vẫn cần phải có một lượng nhất định cho bé phát triển bình thường.
Nếu mẹ bị dư ối, mỗi ngày vẫn cần khoảng 1,5 lít nước (lưu ý không uống quá 2 lít). Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước sẽ làm tăng lượng nước ối trong cơ thể mẹ. Dĩ nhiên, ăn mặn sẽ khiến mẹ càng uống nhiều nước hơn. Nếu tình trạng dư ối nếu kéo dài mà không được điều tiết sẽ chuyển sang hiện tượng đa ối, lúc này cả mẹ và con sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Vì thế, nếu mới bị dư ối, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ ngay nếu phát hiện dịch xanh hoặc vàng chảy ra bất thường ở âm đạo. Bởi lẽ, đây là dấu hiệu báo trước các biến chứng nghiêm trọng như thai nhi bị ngạt, bị chết lưu hoặc nguy cơ sinh non.
Cho dù mẹ bầu bị dư ối hay thiểu ối, yếu tố quan trọng nên được đặt lên hàng đầu đó là đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Việc kiêng khem tốt về thực phẩm cũng không giúp cho mẹ bầu cải thiện vấn đề dư ối được bao nhiêu mà chỉ hạn chế tình trạng dư ối được một phần nhỏ mà thôi. Chính vì vậy, mẹ không nên kiêng khem thái quá, vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
Chăm sóc sức khỏe thai phụ bị dư nước ối như thế nào?
Như các chị em đều biết, hầu hết các vấn đề về thiếu ối hay dư ối không bắt nguồn từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của người mẹ. Tình trạng này là do những bất thường trong quá trình nuốt nước ối và bài tiết của thai nhi mà ra. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chủ quan, việc ăn uống thiếu chất, không hợp lý, cơ thể bị căng thẳng, stress, nghỉ ngơi không đủ lại có thể khiến tình trạng dư ối trở nên nghiêm trọng hơn.
Để đề phòng các bất thường về nước ối, mẹ bầu cần đi thăm khám thường xuyên. Nếu được chẩn đoán có dấu hiệu thiểu ối, dư ối hay đa ối, mẹ bầu cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên nhập viện để được giám sát một cách kỹ lưỡng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ 6 tháng/ lần để xác định bệnh di truyền cho em bé (nếu có). Thông thường, hiện tượng dư ối rất khó xác định nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do một căn bệnh di truyền thì mẹ bầu cần nhập viện ngay lập tức để tiến hành các phương pháp điều trị cụ thể nhằm giữ cho thai nhi phát triển bình thường.
Trong thực tế, dư nước ối không phải là căn bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ và bé. Nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời, hiện tượng dư ối sẽ được giải quyết đơn giản bằng cách điều tiết cân bằng lượng nước ối trong cơ thể. Chính vì thế, mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho thai nhi luôn khỏe mạnh cho đến khi chào đời.
http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/the-nao-la-du-oi-trong-thai-ky-cach-khac-phuc-hieu-qua-danh-cho-me-293217.html
https://www.conlatatca.vn/suc-khoe-dinh-duong/nuoc-rau-ngo-tuyet-pham-danh-cho-ba-bau-bi-du-oi-me-nen-tham-khao-68992.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323232.php
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Dư Ối Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Tình Trạng Dư Ối Cuối Thai Kỳ trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!