Đề Xuất 6/2023 # Asean Ra Đời Có Ý Nghĩa Như Thế Nào? Năm 1967, Asean Có Sự Kiện Gì? # Top 9 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 6/2023 # Asean Ra Đời Có Ý Nghĩa Như Thế Nào? Năm 1967, Asean Có Sự Kiện Gì? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Asean Ra Đời Có Ý Nghĩa Như Thế Nào? Năm 1967, Asean Có Sự Kiện Gì? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại.Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Hội nghị đã ra bản Tuyên ngôn thành lập ASEAN, sau này được gọi là Tuyên bố Băng Cốc, xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi. Sau đó không lâu, tháng 2 – 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như : cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác phát triển có kết quả…Lúc này, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến thăm lẫn nhau của nhiều quan chức cấp cao.Tháng 12-1978, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri. Do sự kích động và can thiệp của một số nước lớn, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau.Cũng trong thời kì này, từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu – thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.Từ năm 1968 đến năm 1973, kinh tế Xin-ga-po bình quân hằng năm tăng khoảng 12% và trở thành “con rồng” ở châu Á. Từ năm 1965 đến năm 1983, ở Ma-lai-xi-a, tốc độ tăng trưởng là 6,3% mỗi năm. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao : từ năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 11,4%.

Evfta Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Việt Nam Và Asean?

Ý nghĩa đối với nền kinh tế Việt Nam

EVFTA là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thứ hai giữa EU và một quốc gia Đông Nam Á, sau hiệp định của khối này với Singapore. Là một khu vực, Đông Nam Á là đối tác thương mại quốc tế lớn thứ ba của EU, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Hiện tại, Việt Nam được hưởng các ưu đãi thương mại với EU theo Chương trình ưu đãi thuế quan tổng quát. EU là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, với tổng đầu tư của EU tại Việt Nam chiếm 50,1% trong tổng số các dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và 50,6% vốn cam kết.

Trong những năm tới, với việc tiếp cận thị trường được cải thiện và các giải pháp thương mại tốt hơn do EVFTA mang lại sẽ là lợi thế để thu hút ​​các nhà đầu tư EU bơm thêm vốn vào Việt Nam.

Theo EVFTA, các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ có quyền tiếp cận thị trường 18 nghìn tỷ USD của EU. Ước tính, lượng xuất khẩu của Việt nam sang EU sẽ tăng thêm 42,7% trong 5 năm tới, khi việc cắt giảm thuế sẽ được thực hiện dần dần từ nay đến năm 2035.

Vai trò quan trọng trong chính sách Đông Nam Á của EU

Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây cho rằng, EVFTA có khả năng làm tăng 2,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam và tổng xuất khẩu của nước này sẽ tăng 12% vào năm 2030. Thỏa thuận này dự kiến cũng ​​sẽ giúp hàng trăm nghìn người thoát khỏi đói nghèo. Theo WB, đó là những lợi ích này đặc biệt cần thiết trong bối hậu đại dịch COVID-19, sau những tác động tiêu cực mà nó gây ra.

EVFTA được coi là minh chứng rõ ràng răng châu Âu vẫn đang tiếp tục nhìn thấy nhiều triển vọng kinh doanh quan trọng ở Đông Nam Á. Tính đến cuối năm 2017, EU đã đầu tư tích lũy 374 tỷ USD FDI vào ASEAN.

EU cũng bày tỏ mong muốn theo đuổi FTA với ASEAN nói chung, mặc dù các nỗ lực vẫn chưa có nhiều tiến triển. Được biết, các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2007 nhưng đã kết thúc vào năm 2009 khi các quốc gia riêng lẻ ở Đông Nam Á bắt đầu thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại song phương với EU.

EU hiện đang nỗ lực để đạt các thỏa thuận thương mại với các nước chính trong ASEAN. EU đang tiến hành các cuộc đàm phán riêng với Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan nhưng vẫn còn nhiều rào cản để có thể đạt được một thỏa thuận thương mại tương tự như với Việt Nam, trừ khi các nước này tuân thủ các chính sách thương mại của EU.

Đáng lưu ý, các hiệp định thương mại của EU với Việt Nam và Singapore được cho là có thể gây tổn hại cho các nước ASEAN khác nếu EU tăng đầu tư vào Singapore và Việt Nam bằng chi phí của các quốc gia khác trong khu vực. Theo ASEAN Today, EVFTA sẽ có tác động sâu rộng đến ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. Xuất khẩu ô tô Thái Lan có khả năng giảm do các thỏa thuận thương mại và đầu tư của Việt Nam với EU.

Tuy nhiên, EU coi các hiệp định thương mại và đầu tư song phương này là “những viên gạch” để hướng tới thỏa thuận giữa 2 khu vực trong tương lai. EU đã và đang sử dụng ảnh hưởng kinh tế hiện có với các nước ASEAN riêng lẻ để thúc đẩy sự thay đổi các chính sách thương mại của các nước trong khối.

Ông Ousmane Dione, Cựu Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam nhận định rằng, nếu Việt Nam có thể hành động một cách quyết đoán để thu hẹp khoảng cách về năng lực thực thi và pháp lý, thì Việt Nam có thể tận dụng EVFTA như một thỏa thuận thương mại có lợi ích trực tiếp được ước tính là lớn nhất trong lịch sử.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ASEAN Today)

Ngoài ra, về lâu dài, việc thực hiện các cải cách trong nước để giải quyết các vấn đề như lao động, môi trường… sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam và nâng cao hình ảnh của Việt Nam ở nước ngoài.

25 Năm Việt Nam Tham Gia Asean: Chung Tay Vì Một Cộng Đồng Asean Gắn Kết Và Thích Ứng

Ngày 28/7/2020 đánh dấu 1/4 thế kỷ Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt năm nay, lễ kỷ niệm sự kiện đáng nhớ này trùng với thời điểm Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch luân phiên lần thứ hai của Hiệp hội.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 là một trong những mốc quan trọng nhất trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như trong quá trình phát triển của ASEAN. Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa quan trọng, đưa khu vực Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi kỵ sang tin cậy, từ chia rẽ sang đoàn kết. Với ASEAN, việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng Hiệp hội ra cả 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố hòa bình, ổn định ở một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về địa – chính trị và địa – kinh tế, là trung tâm kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khi Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực mới bước ra khỏi Chiến tranh Lạnh, vị thế, vai trò và quy mô kinh tế của ASEAN vẫn còn khiêm tốn. Song 25 năm qua đã chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ của Hiệp hội. Để đến nay, cả 10 nước Đông Nam Á trở thành một Cộng đồng thống nhất với uy tín ngày càng cao ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.

Trên nền tảng các cơ chế Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), với sự hình thành Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), ASEAN dần trở thành một khu vực hòa bình, ổn định với vị thế từng bước được khẳng định. Việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) cùng với việc ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN với hàng loạt các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đã góp phần tạo nên phồn vinh cho ASEAN, đưa ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Năm 2019, ASEAN đã là mái nhà chung của khoảng 650 triệu người dân, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 3.200 tỉ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.800 tỉ USD.

Đặc biệt, Cộng đồng ASEAN hình thành ngày 31/12/2015, đã đưa ASEAN trở thành một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội. ASEAN ngày nay được coi là hình mẫu thành công về hợp tác khu vực. Các diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã quy tụ được nhiều quốc gia, được tất cả các nước lớn coi trọng.

Không chỉ gắn kết, liên kết về nội khối, ASEAN còn tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, trở thành một đối tác quan trọng của các nước lớn trong và ngoài khu vực. Trên cơ sở quan hệ đối ngoại rộng mở bao gồm 10 đối tác đối thoại, trong đó có tất cả các nước lớn, tiếng nói ASEAN được lắng nghe và vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được củng cố.

Trên thực tế, vai trò trung tâm của ASEAN đã được khẳng định thông qua việc ASEAN thúc đẩy sự ra đời và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng (ADMM Plus), đóng góp ngày càng quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực. Tiêu biểu là việc ASEAN đã bày tỏ lập trường kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực, như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được kỳ vọng sớm hoàn tất, cùng nhiều tiến triển quan trọng khác.

Với Việt Nam, ngày 28 tháng 7 của 25 năm trước đồng thời là cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến rất quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập khu vực và quốc tế. Chúng ta đã từng bước hội nhập với tâm thế ngày càng tự tin, ngày càng tích cực, chủ động, không ngừng phát huy vai trò là một đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng các nước Đông Nam Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Trong quá trình hội nhập của đất nước, ngành ngoại giao luôn đóng vai trò tiên phong đột phá, mở đường ra thế giới. Trong nhiệm vụ thuở ban đầu đưa đất nước phá thế bao vây, cô lập, ASEAN được xem là đột phá khẩu đầu tiên của Việt Nam trong hội nhập. Ở những giai đoạn sau, hội nhập và tham gia của Việt Nam trong ASEAN gắn liền với quá trình Đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước. Chúng ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trong đổi mới tư duy đối ngoại, từ chủ trương “thêm bạn, bớt thù” tới trở thành “thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm” trong ASEAN và nay là phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh” 1, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, “chuyển từ đối đầu sang đối thoại” 2 .

Việt Nam từng bước khẳng định là một phần không thể tách rời của ASEAN và khu vực Đông Nam Á, gắn sự phát triển của đất nước với ASEAN và mong muốn gánh vác công việc chung của ASEAN. Chính sách đối với ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Điều này được nhấn mạnh trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về đối ngoại, đặc biệt là Chỉ thị 25-CT/TW ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Ngay sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy để các nước ở Đông Nam Á còn lại gia nhập ASEAN. Các nước Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia đã tham gia ASEAN lần lượt các năm 1997 và 1999. Qua đó, giấc mơ về một ASEAN gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á đã trở thành hiện thực. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã chủ động, tích cực, và có trách nhiệm khi tham gia vào các công việc của ASEAN trong đó có xây dựng thể chế cho ASEAN như Hiến chương ASEAN (2008), Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015), Kế hoạch Tổng thể 2009, 2015, và 2025, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015, 2025 và xa hơn …và triển khai toàn diện cả ba trụ cột Cộng đồng ASEAN. Việt Nam đã tổ chức tốt Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6, đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 (7/2000-7/2001), Chủ tịch ASEAN 2010, và hiện đang nỗ lực hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Với nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng như mở rộng EAS hay thành lập cơ chế ADMM cộng, Việt Nam tích cực cùng các thành viên ASEAN duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.

Thứ hai , tham gia ASEAN giúp chúng ta hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, huy động các nguồn lực phục vụ phát triển và nâng cao sức mạnh tổng hợp. Tiếp sau quá trình tham gia ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các FTAs thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư, ODA, qua đó giúp cho kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm.

Thứ ba , hội nhập ASEAN giúp Việt Nam từng bước nâng tầm đối ngoại giao đa phương, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Thành công trong tham gia ASEAN đã và đang giúp Việt Nam thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ đối ngoại đa phương quan trọng như Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009, 2020-2021), đăng cai Cấp cao APEC (năm 2006, năm 2017), tích cực tham gia xây dựng các “luật chơi” quốc tế, hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đối phó với đại dịch Covid-19…

Thứ tư , quá trình tham gia ASEAN 25 năm qua đã rèn luyện, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đối ngoại, nhất là cán bộ làm công tác đa phương của Việt Nam; giúp chúng ta ngày càng vững vàng hơn khi “vươn ra biển lớn” – hội nhập toàn cầu.

Cái cách mà ASEAN vượt qua những sóng gió bất ngờ và không có tiền lệ mà đại dịch Covid-19 gây ra minh chứng cho một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, kiên định và không khuất phục trước nghịch cảnh. Hơn bao giờ hết, chúng ta thấu hiểu tầm quan trọng của tư duy Cộng đồng và hành động Cộng đồng. Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “…các nỗ lực đơn lẻ cần được gắn kết lại, vượt tầm quốc gia, trở thành hành động chung của cả Cộng đồng ASEAN”./.

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội Đảng VII , Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 154

Hashtag Là Gì Và Hashtag Có Ý Nghĩa Như Thế Nào

Hashtag là gì và Hashtag có ý nghĩa như thế nào chắc hẳn cũng phải khiến nhiều người tò mò thắc mắc, một cách đánh dấu rất thú vị được sử dụng trên một số mạng xã hội phổ biến…

Hashtag tùy trong từng hoàn cảnh và lĩnh vực sẽ được hiểu theo nhiều tính năng khác nhau. Trong thế giới công nghệ, Hashtag là một từ hoặc một chuỗi các kí tự liên tiếp nhau được đặt sau dấu #. Người ta còn gọi Hashtag là Hash symbol và đây là một dạng metadata dữ liệu dùng để mô tả cho một dữ liệu khác – data about data. Hiện chúng ta có thể thấy Hashtag xuất hiện rất nhiều trên các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Google+, Tumblr. Một lưu ý rằng ở hầu hết các nơi trên mạng, Hashtag không cho phép có khoảng trắng.

Hashtag là gì và Hashtag có ý nghĩa như thế nào: Hashtag tùy trong từng hoàn cảnh và lĩnh vực sẽ được hiểu theo nhiều tính năng khác nhau

Hashtag được sử dụng như một công cụ giúp nhóm nhiều thông tin lại với nhau, chính vì thế bạn có thể nhấn vào một hashtag và xem được tất cả những thông điệp chứa hashtag đó. Ví dụ, khi vào Twitter, bạn nhấn vào tag #Tinhte thì tất cả những dòng tweet với chữ này sẽ xuất hiện cho bạn xem. Nó cũng gần giống với cách hoạt động của tính năng tag ở bài viết trên Tinh tế. Thông thường, đối với một thông điệp nào đó thì chúng ta có thể gắn một hoặc nhiều hashtag tùy nhu cầu.

Như vậy Hashtag có từ bao giờ và từ lúc nào người ta lại dùng nó một cách phổ biến như vậy?!

Sau đó, khi Twitter xuất hiện, Hashtag dần trở nên phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều người đến với mạng xã hội dạng tiểu blog này. Ngày 23 tháng 8 năm 2007, một người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở là ông Chris Messina đã đề xuất việc sử dụng Hashtag giúp nhóm các thông tin lại với nhau trên Twitter và dòng tweet của ông được xem là status Twitter đầu tiên có dùng #. Nó như sau:

Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Twitter bắt đầu nhúng các siêu liên kết vào tất cả Hashtag để thể hiện kết quả tìm kiếm từ những bài post gần đây có gắn Hashtag đó. Nó cũng có thể tìm kiếm theo cụm từ riêng lẻ và viết theo dạng bình thường chứ không bắt buộc phải có dấu #, miễn là các chữ được viết theo đúng thứ tự trong tag. Đến năm 2009, Twitter chính thức giới thiệu tính năng “Trending Topics” để hiển thị các Hashtag được nhiều người gắn hoặc nhiều người quan tâm.

Tất cả Hashtag đều không được đăng kí hay kiểm soát bởi bất kì người dùng/nhóm người dùng nào có. Nó cũng không bao giờ bị “nghỉ hưu”, tức là một hashtag có thể tồn tại vĩnh viễn miễn là người ta còn chấp nhận sử dụng nó và trong ngôn ngữ đời thường vẫn còn cụm từ đó. Các Hashtag cũng không đi kèm theo chú giải gì cả. Chính vì thế mà một hashtag có thể được sử dụng thoải mái cho nhiều mục đích khác nhau tùy vào ý định của người dùng.

FriendFeed (từ năm 2009)

Google+

Instagram

Orkut

Pinterest

Sina Weibo

Tout

Tumblr

Twitter (từ năm 2009)

VK

YouTube (2009-2011)

Kickstarter (2012-hiện tại)

Fetchnotes (2012-hiện tại)

Waywire

Facebook

Sandglaz (2011-hiện tại)

Chắc hẳn bạn nghĩ Hashtag hoàn toàn là ký hiệu thuộc về lĩnh vực thông tin, và ứng dụng của nó chỉ “phủ sóng” và làm tốt nhiệm vụ trên lĩnh vực này. Tuy nhiên Hashtag cũng có ứng dụng rất lớn trong đời sống xã hội.

Trên không gian mạng còn có một thứ thú vị nữa gọi là “bashtag” (bad + hashtag?). Bashtag được tạo ra để mô tả những tình huống mà người dùng của một mạng cộng đồng dùng Hashtag để nhận xét, chỉ trích một công ty nào đó, hoặc để báo cho người khác biết về chất lượng dịch vụ. Đầu năm 2012, McDonald bắt đầu cho xu hướng bashtag bằng cách sử dụng Hashtag #McDStories để người dùng có thể đề cập, chia sẻ những câu chuyện của họ từng trải nghiệm với sản phẩm của McDonald. Tuy nhiên, chiến dịch marketing này đã bị ngừng lại sau chỉ hai tuần bởi vì các status có dùng tag #McDStories chủ yếu than phiền về dịch vụ của hãng chứ không phải là kể chuyện theo hướng tích cực như ý định của công ty.

Khi Hashtag lần đầu xuất hiện trên Facebook vào khoảng tháng 6/2013, người dùng Facebook bỗng dưng thấy News Feed của họ tràn ngập các biểu tượng dấu thăng (#). Nhưng, chỉ vài tháng sau, gần như chẳng còn ai sử dụng Hashtag nữa cả. Điều này có thể gây bất ngờ cho nhiều người, bởi Hashtag là một trong những lý do chính góp phần tạo nên thành công cho các mạng xã hội như Twitter và Instagram (nay đã thuộc quyền sở hữu của Facebook).

Nhưng, một khi đã nhìn vào bản chất của Hashtag và Facebook, bạn sẽ sớm nhận ra rằng tính năng này chẳng có lý do gì để xuất hiện trên mạng xã hội số 1 hành tinh cả.

Trái ngược lại, Facebook phải mất tới hơn 10 năm mới bắt đầu hỗ trợ Hashtag. Người dùng Facebook đã quá quen với việc sử dụng trang cá nhân của mình không cần có hashtag, chưa kể sự ra mắt của tính năng này trên Facebook khiến người ta cảm giác rằng Mark Zuckerberg đang “copy ý tưởng” của Twitter.

Lý do thứ 2 khiến Hashtag không được ứng dụng nhiều trên Facebook là do người dùng Facebook không cần tới Hashtag.

Không những vậy do Facebook cũng đã ra mắt tính năng Trending Topics (Chủ đề Nổi bật), khiến cho việc sử dụng Hashtag càng trở nên thừa thãi.

Một lý do nữa là do người dùng không hiểu rõ về tính năng của Hashtag vì vậy họ không dùng nó phổ biến. Bạn có thể tạo Hashtag trên Facebook một cách dễ dàng bằng cách thêm dấu thăng vào trước một cụm từ nào đó và nhấn nút Đăng bài. Bạn có thể sử dụng bất kì một từ, cụm từ nào làm Hashtag: từ #vnreview cho tới #iPhone, từ #starwars cho tới #doge v.v…

Theo các chuyên gia thì Hashtag sẽ làm tốn tài nguyên máy chủ một cách vô ích. Facebook sẽ tạo một đường dẫn riêng cho mỗi Hashtag. Điều này là tương đối đáng lo ngại, bởi nhiều người dùng thêm các Hashtag một cách vô tội vạ vào bài viết Facebook của họ.

Ngoài ra các bài viết có Hashtag vẫn bị quản lý bởi tùy chọn cá nhân. Trong suốt lịch sử của mình, Facebook luôn phải tìm cách cân bằng giữa các lựa chọn chọn bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và sự phát triển của mạng xã hội này. Mới gần đây nhất, Facebook đã bị phản đối khi buộc người dùng phải để ảnh cá nhân và ảnh bìa của mình ở chế độ công khai.

Cũng bởi vậy mà khi bấm vào các Hashtag trên Facebook, bạn thường xuyên thấy các dòng hội thoại tương ứng gần như trống không. Trên Twitter, tất cả mọi thứ đều được đặt ở chế độ Công khai (Public) cho phép tất cả mọi người vào xem, và nhờ đó Hashtag mới trở nên hữu dụng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Asean Ra Đời Có Ý Nghĩa Như Thế Nào? Năm 1967, Asean Có Sự Kiện Gì? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!