Đề Xuất 3/2023 # Ăn Đậu Ván Có Tốt Không? # Top 6 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # Ăn Đậu Ván Có Tốt Không? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ăn Đậu Ván Có Tốt Không? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đậu ván là một loại dây leo, được trồng ở khắp nơi, để lấy quả non ăn, còn quả già lấy hạt để dùng thuốc. Trong Đông y, hạt đậu ván có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn đậu ván có tốt không?

Ăn đậu ván có tốt không?

Đậu ván là một loại dây leo, được trồng ở khắp nơi, để lấy quả non ăn, còn quả già lấy hạt để dùng thuốc. Trong Đông y, hạt đậu ván có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn đậu ván có tốt không?

Đậu ván là đậu gì?

Đậu ván là loại cây được trồng ở nhiều nơi vùng quê, thường trồng để lấy quả non để xào ăn hoặc lấy hạt già để nấu chè, làm thuốc, pha nước uống. Đậu ván thường có 2 loại là đậu ván trắng và đậu ván tím, trong đó, đậu ván trắng được sử dụng nhiều hơn, phần lớn đậu ván chủ yếu được dùng để nấu chè, rang làm nước uống thanh nhiệt.

Đặc điểm của cây đậu ván

Đậu ván với đặc thù là loại dây leo sống 1-3 năm, dài tới 5m. Thân có góc, hơi có rãnh, có lông thưa. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét hình trứng chỉ có ít lông ở mặt dưới. Hoa đậu ván có màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hoặc nách lá. Quả đậu ván màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn cong. Hạt hình trứng tròn, dẹt, rộng 6 – 8mm, dài 8 – 15mm, dày 2 – 4mm. Vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có rốn lồi lên, màu trắng. Ra hoa kết quả chủ yếu vào mùa thu và đông.

Thành phần dinh dưỡng của đậu ván

So với đậu ván tím thì giá trị dinh dưỡng của hạt đậu ván trắng rất cao. qua phân tích, người ta thấy trong hạt đậu ván trắng chưa một tỷ lệ protid cao tới 22,7%, tức là nhiều hơn cả thịt lợn nạc (19%) và thịt bê nạc (20%). Lượng tinh bột có trong đậu ván trắng cũng nhiều tới 57%, tương đương với nhiều loại lương thực thường dùng.

Ngoài ra hạt đậu ván trắng còn là nguồn vitamin phong phú, cả những vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin B và những vitamin tan trong dầu như vitamin A.

Vậy ăn đậu ván có tốt không?

Với những thành phần dinh dưỡng được nêu trên thì những thắc mắc về việc: “Ăn đậu ván có tốt không?” câu trả lời là có. Việc chế đậu ván để ăn hay uống đều rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Với tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, lợi tiểu, nước đậu ván rang còn có nhiều tác dụng cực kỳ tốt như:

Uống nước đậu ván rang có công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nôn ói, tiêu chảy, viêm đường ruột cấp.

Là thức uống thanh nhiệt, chống nắng trong các ngày hè nóng bức.

Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, điều trị chứng biếng ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.

Thức uống tốt cho trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi.

Hỗ trợ điều trị chứng kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới ở các chị em.

Bồi bổ, điều dưỡng cho các chị em thai nhi yếu, động thai.

Có tác dụng giải độc cho da ở trẻ nhỏ nếu bị nhiễm đậu, lở loét.

Giải dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn khi ăn phải các loại thức ăn gây dị ứng ngứa ngáy, mẩn đỏ…

Tác dụng làm giảm các cơn đau khi chân tay bị tê, khớp xương đau nhức.

Nước đậu ván rang là thức uống tuyệt vời để giữ vóc dáng, giúp da săn chắc, đẹp hơn.

Đậu ván dùng làm thực phẩm

Từ đậu ván trắng, bà con ta đã chế biến thành nhiều món ăn ngon, bỗ dưỡng cho gia đình.

Sữa đậu ván trắng

Quả đậu ván trắng phơi khô, bóc hạt rang như rang lạc, xát, bóc vỏ, cho vào cối xay bột, xay với nước sẽ thu được sữa đậu ván trắng. Đem sữa này đun sôi để nguội rồi lọc qua, trước khi uống cho thêm đường. Sữa đậu ván trắng thơm ngon có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giải khát và giải nhiệt, chống mệt mỏi.

Bột dinh dưỡng

Tán hạt đậu ván trắng thành bột, bỏ vào lọ sạch dùng dần. Hàng ngày nấu bột cho trẻ em, cho thêm vài thìa bột đậu ván trắng để tăng thêm giá trị dinh dưỡng của bát bột.

Chè đậu ván:

Nguyên liệu: đậu ván tốt, hạt mẩy, căng đều (mới thu hoạch càng tốt) 500g, đường cát trắng hoặc đường mía vàng 200 – 250g, bột năng 50 – 100g, lá dứa (lá nếp) 5 lá cái, hoặc dùng 1 ống bột vani, muối 5g. Hộp nước cốt dừa: 1 hộp.

Cách làm: đậu ván vo sạch, đem ngâm nước ấm khoảng 6 – 10 giờ, tốt nhất nên ngâm qua đêm. Khi vỏ đậu đã tách, bỏ hạt đậu nổi, đãi sạch vỏ, để ráo nước. Cho đậu vào nồi cùng với 5g muối, hấp chín khoảng 30 phút.

Hòa thật đều bột năng với 1 chén nước (khoảng 100ml), không để bột bị vón cục, nếu muốn chè không bị đặc, có thể giảm bớt lượng bột năng. Lá dứa rửa sạch, để ráo, cột thành bó.

Cho đường và lá dứa vào nồi cùng với 1,5 – 2 lít nước. Bắc lên bếp và đun cho thật sôi sau đó giảm thật nhỏ lửa xuống, khuấy nhẹ để đường tan, nước lá dứa thơm. Đun sôi hỗn hợp trên trong khoảng 5 – 10 phút thì vớt bỏ lá dứa. Nêm nếm lại vị ngọt cho vừa ăn.

Đổ từ từ chén bột năng vào, khuấy đều tay cho bột tan và chín đều. Khi nào nồi bột sánh và trong lại, từ từ cho phần đậu đã hấp chín vào nồi, khuấy nhẹ để đậu không bị nát. Tiếp tục đun thêm khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.

Nếu thích ăn chè đậu ván nước, thì nấu nước đường xong, thả đậu đã hấp vào, quấy đều, không dùng bột năng, chỉ dùng bột vani cho thơm.

Chờ cho chè nguội bớt thì múc ra chén hoặc ly, cho nước cốt dừa lên trên, lượng nước cốt dừa tùy theo sở thích của từng người, có thể cho thêm dừa tươi nạo sợi.

Chế biến nước cốt dừa dùng trong món chè đậu ván: trộn đều 200ml sữa tươi với hộp nước cốt dừa đã chế biến sẵn, đun sôi trên bếp, để nguội.

Chè đậu ván đặc có vị ngọt thanh, mùi thơm hấp dẫn, béo bùi, ăn rất ngon miệng, bổ dưỡng, giải thử, giải khát.

Chè đậu ván, nếp:

Người ta còn nấu chè đậu ván với nếp. Hương vị đậu ván quyện với hương nếp dẻo mềm, hương vị cay nồng của gừng, tạo ra một món ăn rất ngon miệng. đem đến sự ấm áp, xua tan đi cái lạnh của những ngày đông.

Hoặc chế món mứt đậu ván trắng, có vị ngọt, thơm, béo bùi, dùng trong dịp Tết.

Người dân miền Trung, còn dùng quả đậu còn xanh non, luộc chín, chấm mắm, ớt, tỏi; hoặc xào với tôm, thịt, ăn rất ngon.

Hạt đậu già, khô, rang chín vàng sậm, nấu với nước sôi thành nước mát, thơm, giải khát rất tốt.

Cách dùng đậu ván trong các bài thuốc Đông y

Đậu Ván Thực Phẩm Chứa Nhiều Dưỡng Chất Tốt Cho Sức Khỏe

Giá trị dinh dưỡng của đậu ván

Đậu ván ( tên khoa học Lablab purpureus) là thuộc loại dây leo có tuổi thọ từ 1 đến 3 năm, thân chứa nhiều lông và những rãnh nhỏ. Lá đậu mọc so le nhau, có lông ở mặt dưới với 3 lá chét nhỏ. Hoa đậu mọc thành từng chùm tại nách lá hoặc trên ngọn với màu trắng hoặc màu tím đặc trưng. Quả đậu có màu lục hơi nhạt, nhọn, cong nhẹ, khi chín màu ngà vàng trông khá đẹp mắt. Vỏ hạt đậu trắng ngà, nhẵn và hơi bóng, cuối mép hơi lồi lên.

Ngoài tên Đậu Ván thì nó còn có các tên gọi khác như bạch đậu, Đậu ván trắng, đậu biển, thúa pản khao (theo tiếng Tày), bạch biển đậu, tập bẩy bẹ (theo tiếng Dao).

Cây đậu ván có nhiều loại khác nhau, có loại thì hoa màu trắng quả màu xanh, có loại thì hoa màu tím quả màu trắng, có loại thì hoa màu tím quả màu tím. Mỗi loại sẽ có màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, công dụng và hương vị của chúng đều tương đương nhau.

Theo nghiên cứu, trong đậu ván chứa nhiều Protid với tỷ lệ lên đến 22,7%. Bên cạnh đó là 57% hàm lượng tinh bột cùng rất nhiều các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C… Hàm lượng chất béo trong đậu là 1,8%, cacbon hydrat 57%, canxi 0,046%,… Với sự hội tụ của nhiều chất dinh dưỡng, đậu ván đặc biệt tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày. 

Tìm hiểu về các loại đậu ván

Hiện nay đậu ván được chia thành hai loại khác nhau là đậu ván trắng và đậu ván tím. Nhiều nơi còn trồng thêm đậu ván đỏ, đậu ván đen. Trong đó quả và hạt đậu được sử dụng để chế biến thực phẩm. Quả đậu ván xanh có thể xào hoặc luộc tùy ý. Tại Huế, người ta sử dụng đậu ván đế nấu chè, tạo thành món chè đậu ván thơm ngon, bổ dưỡng. 

Trên thị trường hiện nay, giống đậu ván trắng là loại phổ biến nhất, đậu ván tím cũng có nhưng ít hơn. Tuy khác nhau về màu sắc nhưng cả hai loại đậu đều có giá trị dinh dưỡng tương đương, có thể sử dụng để thay thế cho nhau trong các bài thuốc Đông y. 

Công dụng của đậu ván

Trong Đông y, đậu ván có công dụng giải độc, chữa bệnh tả, điều trị đau bụng, làm thuốc bổ tỳ vị, giải rượu… Đậu có vị ngọt, tính ấm, khi sử dụng để trừ phong thấp nên ăn sống trực tiếp. Nếu muốn bồi bổ và tăng cường chức năng tiêu hóa cần phải nấu chín. 

Bồi dưỡng sức khỏe cho trẻ nhỏ, điều trị thấp còi, tăng cường sức đề kháng, khiến trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Điều trị viêm dạ dày, viêm ruột, giảm các cơn đau do co thắt dạ dày. 

Uống nước đậu ván còn làm đẹp da, duy trì vóc dáng, giảm lượng mỡ thừa có hại cho sức khỏe. 

Đậu ván có tác dụng thanh nhiệt, giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn trong những ngày hè oi ả. 

Các món ăn từ đậu ván

Đậu ván xào

: Quả đậu ván xào là một trong những món ăn dân dã dễ làm mà hương vị ngon tuyệt cú mèo. Đậu có thể xào với thịt lợn, thịt bò, nấm đông cô… tùy vào sở thích của mỗi gia đình.

Chè đậu ván

: Một cốc chè đậu ván sẽ là một món quà thanh mát đập tan cái nóng của mùa hè. Chè có vị thanh ngọt, thơm và bùi ăn rất ngon miệng. Bạn có thể thêm chút nước cốt dừa để cốc chè trở nên trọn vị hơn. 

Sữa đậu ván trắng

: Quả đậu ván trắng phơi khô và rang như rang lạc sau đó cho vào cối xay với nước sẽ tạo thành sữa. Có thể cho thêm đường nếu muốn. 

Tương và đậu phụ

: Đậu ván có thể làm đậu phụ hoặc tương. Đậu phụ là món ăn quen thuộc có thể luộc, chiên, sốt cà chua… 

Cách trồng đậu ván

Nếu bạn muốn trồng đậu ván tại nhà, cần phải chuẩn bị những dụng cụ như sau: xi măng, bao ni lông, chậu, khăn, thùng xốp hoặc khay có đục lỗ, đất trồng và hạt giống. Hạt giống có thể mua tại các đại lý, cửa hàng nông sản. Sau đó thực hiện theo các bước làm như sau:

Bước 1: Ngâm hạt giống đã chuẩn bị trong nước ấm, thời gian tầm 30 phút. Sau đó sử dụng một chiếc khăn ấm để ủ hạt đến khi vỏ bị nứt đem đi trồng. 

Bước 2: Mỗi chậu chỉ gieo từ 3 đến 5 hạt sau đó phủ lớp đất dày từ 1 đến 2cm lên chốc, tưới nước và che kín trong 2 ngày. Lưu ý, mỗi ngày cần tưới nước 2 lần trong 10 ngày đầu. Từ ngày thứ 11 chỉ cần tưới ngày 1 lần. Cây trồng được 10 ngày thì tỉa bớt các cây thấp còi.

Bước 3: Bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân gà… khi cây trồng được 15 ngày sau đó cứ 20 ngày là bón phân một lần. 

Bước 4: Làm giàn cho đậu ván leo, cây ra hoa nên tưới nước vào rễ không tưới vào hoa. 

Bước 5: Hoa vừa héo thì thu hoạch. Lưu ý không nên để quá lâu mới thu hoạch quả dễ bị xơ hoặc cũng có thể để quả khô nấu chè. Mỗi giàn đậu như thế này sẽ thu hoạch được trong khoảng 3 năm. 

Như vậy đậu ván là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng và được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Đậu dễ trồng và dễ thu hoạch nên bạn có thể trồng tại nhà thay vì mua hàng tại chợ, siêu thị để đảm bảo chất lượng và an toàn. 

Ăn Đậu Bắp Có Giảm Cân Không? Ăn Đậu Bắp Có Tốt Không?

Theo Cơ sở dinh dưỡng quốc gia Mỹ, 100g đậu bắp sẽ chứa:

– Calo: 33 kcal

– Chất đạm: 1.93 g

– Chất béo: 0.19 g

– Carbohydrate: 7.45 g

– Chất xơ: 3.2 g

– Đường: 1.48 g

– Vitamin K, mangan, vitamin C, magie, và một số chất khác.

Cách chế biến luộc đậu bắp gần như không làm đậu bắp tăng lượng calo lên, 100g đậu bắp luộc chứa khoảng 34 kcal.

+ Lượng calo cần nạp vào cơ thể 1 bữa ăn trong 1 ngày: 1 người bình thường 1 ngày cần cung cấp 2000 kcal và được chia ra làm 3 bữa chính. Tính ra 1 bữa cần đưa vào cơ thể 667 kcal.

+ Lượng calo ăn no đậu bắp: 1 người để ăn no đậu bắp thì cần ăn 300g đậu bắp là no. Như vậy với số lượng calo cung cấp nêu trên có thể tính như sau. 300g đậu bắp sống cung cấp 99 kcal. 300g đậu bắp luộc cung cấp 102 kcal. 300g đậu bắp xào cung cấp khoảng 180 kcal < lượng năng lượng cần cung cấp trong 1 bữa ăn 667 kcal.

Món ăn đơn giản nhất, giàu dinh dưỡng lại ít calo nhất không thể thiếu đó là đậu bắp luộc

– Chuẩn bị nguyên liệu: 200g đậu bắp, nước chín, muối.

– Cách làm như sau:

+ Đậu bắp đem cắt bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước.

+ Cho nước vào nồi đun sôi, cho thêm vài hột muối.

+ Khi nước trong nồi sôi thì thả đậu bắp vào và tiếp diễn đun cho đến lúc đậu bắp chín thì tắt bếp.

+ Vớt đậu bắp ra bát, bạn nên tận sử dụng nước đậu bắp luộc để giảm béo.

– Chuẩn bị nguyên liệu: 4 quả đậu bắp, một cốc nước lọc.

– Cách làm như sau:

+ Đậu bắp đem cắt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước.

+ Cho đậu bắp vào trong 1 cốc nước và ngâm qua đêm.

+ Sáng hôm sau ngủ dậy thì uống cốc nước đấy và ăn sang sau đó 30 phút.

– Chuẩn bị nguyên liệu: 200g đậu bắp, tỏi băm, dầu ăn, gia vị.

– Cách làm như sau:

+ Đậu bắp đem cắt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước, có thê cắt đôi nếu như đậu dài quá.

+ Cho một ít dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho thêm tỏi băm và phi thơm.

+ Sau ấy cho tiếp đậu bắp vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa mồm. Khi đậu bắp đã chín thì tắt bếp và bày món ăn ra đĩa.

– Cách làm như sau:

+ Đậu bắp đem luộc sơ qua rồi vớt ra để ráo.

+ Hòa hỗn hợp gồm giấm, đường, muối, mì chính với nước.

+ Cho đậu bắp vào hũ thủy tinh rồi đổ ngập hỗn hợp nước trên.

+ Chờ ngâm trong vòng 2 – 3 ngày có thể đem ra sử dụng.

– Chuẩn bị nguyên liệu: Đậu bắp, trứng, gia vị

– Cách làm như sau:

+ Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, rửa với nước.

+ Cho dầu vào chảo rồi phi thơm hành, tiếp tục cho thêm đậu bắp vào xào cùng.

+ Tiếp đến đập trứng cho vào và xào cho tới khi cả đậu bắp và trứng đã chín thì tắt bếp.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, nếu kiên trì ăn đậu bắp trong vòng 2 tuần, người sử dụng có thể cảm nhận rõ những thay đổi trong cơ thể như bảo vệ thị lực nâng cao sức khỏe của mặt, giúp làn da căng mịn,…. Những cũng đừng nên ăn quá nhiều, mỗi ngày sử dụng một bữa với đậu bắp như vậy là tốt nhất.

Nếu các bạn còn lo lắng về việc giảm béo các bạn có thể gọi đến hotline 1800.2045 để được tư vấn về cách giảm béo nhanh chóng không cần ăn kiêng từ Thẩm mỹ viện Quốc tế Nevada – địa chỉ thẩm mỹ viện giảm béo uy tín.

Ăn Dầu Đậu Phộng Có Tốt Không ?

“Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn như hiện nay”. Vấn đề thực phẩm ăn uống trở nên nóng như hiện nay. Làm sao mà chọn cho gia đình mình có được bữa ăn đảm bảo sức khỏe hợp vệ sinh. Dầu mỡ cũng đang là vấn đề nan giải của nhiều bà nội trợ hiện nay. Vậy ăn dầu đậu phộng có tốt không?

Dầu ăn hiện nay có hai loại dầu ăn phổ biến hiện nay là dầu thực vật được ép từ các loại củ, hạt… và mỡ động vật. Dầu động vật hiện nay đã dần ít phổ biến hơn vì nó không tốt cho sức khỏe nhất là bệnh tim mạch,béo phì…Dầu thực vật được ép trực tiếp từ các loại củ,hạt đa phần được các bà nội trợ tin dùng bởi nó an toàn cho sức khỏe và mang hàm lượng dinh dưỡng cao cho dù giá thành các loại dầu này tương đối cao so với dầu thực vật được sản suất theo phương pháp công nghiệp. Đó là dầu ép nguyên chất từ cây đậu phộng.

Việc ăn dầu này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên đến 35%. Việc sử dụng dầu ăn đậu phộng đúng cách giúp cho các chị em phụ nữ mãn kinh giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành.

Dầu ăn này có thực sự tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các sản phẩm từ đậu phộng có thể giúp con người kiểm soát trọng lượng, đồng thời ngăn ngừa béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết thêm đã tìm thấy axit folic có trong đậu phộng, chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, khiến cho việc giảm cholesterol trong máu đạt hiệu quả. Ngoài axit folic thì đậu phộng còn chứa nhiều cellulose hữu ích có vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột và không gây béo phì.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, những người mà ăn ít nhất 58 gam đậu phộng hoặc bơ đậu phộng mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%.

Việc sử dụng dầu ăn mà cụ thể ở đây là sử dụng dầu ăn đậu phộng chống lại một số bệnh dạ dày ví dụ vấn đề tiêu hóa hay táo bón và tiêu chảy. Điều này thực sự tốt nếu ta sử dụng dầu ăn cho bé.

Chất teta-sitoserol có trong một số loại dầu đậu phộng không những giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol, chúng còn chống lại bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.

Trong đậu phộng có chứa rất nhiều nitric oxide. Đây là thành phần kích thích guanylate cyclase phân hủy guanosine triphosphate chuyển thành cyclic guanosine monophosphate. Các chất này sẽ làm tăng khả năng cương cứng lâu hơn bình thường.

Vì sao nên chọn dầu đậu phộng nguyên chất Quảng Nam

Vì sao tôi khuyên các bạn nên chọn loại dầu đậu phộng tại Quảng Nam – Quế Sơn? Dầu đậu phộng nguyên chất Quế Sơn có gì tốt?

Trồng cây đậu trên đất thịt pha cát

Sinh ra và lớn lên từ mảnh đất này tôi và gia đình đã vất vả với nghề trồng trọt. Cây đậu phộng ở miền quê tôi chỉ trồng được 1 vụ/năm. Việc gieo hạt đến chăm sóc từng hạt đậu đều bằng bàn tay của chính người nông dân, không hề có thuốc hóa học kích thích tăng trưởng.

Ở đây người dân sản xuất không theo kiểu công nghiệp nên sản lượng không cao, tuy nhiên có điều kiện đất thịt pha cát nên nhà nhà ai ai cũng trồng đậu phộng. Do đó trồng đậu ép lấy dầu bán cũng là nghề chính của mọi nhà.

Điều khác biệt với các tỉnh khác chế biến dầu thực vật ở quê tôi sau khi thu hoạch cây đậu phộng thì chuyển đến lò ép ngay tại làng. Tại đây các hộ tập kết đậu phộng về ép lấy dầu. Việc ép dầu đậu phộng rất thủ công do đó đảm bảo được chất lượng không có bất kỳ chất phụ da nào.

Từ đời xưa dân Quảng Nam đã sáng tạo ra những bộng ép dầu đường kính khoảng 50 – 70 cm, và được làm bằng các loại gỗ chắc an toàn như mít, bìn nin hoặc bằng kim loại. Lò được đắp bằng đất sắt hoặc gạch.

Công đoạn ép đậu thành dầu được tiến hành như sau: đậu phộng rửa sạch đất cát phơi khô. Sau đó sẽ được đem hông trên chảo, rồi những người thợ sẽ dùng bao đóng đậu đã được hông thành những miếng tròn, cuối cùng cho vào bộng ép, dùng sức khỏe của người thợ ép thành những giọt dầu vàng óng sẽ chảy ra.

Dầu đậu phộng nguyên chất Quảng Nam – Quế Sơn được nhiều người thành phố về đặt mua. Hiện nay tại các bộng dầu tại Quế Sơn cứ 100kg hạt đậu phộng ép được khoảng 40 lít dầu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ăn Đậu Ván Có Tốt Không? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!