Đề Xuất 5/2023 # 8 Lưu Ý Cần Biết Khi Nuôi Chó Trong Nhà # Top 10 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 5/2023 # 8 Lưu Ý Cần Biết Khi Nuôi Chó Trong Nhà # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 8 Lưu Ý Cần Biết Khi Nuôi Chó Trong Nhà mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lưu ý thứ nhất khi nuôi chó trong nhà: Chọn giống chó phù hợp với lối sống gia đình

Tùy theo lối sống của gia đình mà bạn nên chọn một chú chó phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người trong nhà. Chẳng hạn, nếu bạn không có thời gian, đừng nên chọn những giống chó cần được chăm sóc kỹ lưỡng, hoặc nếu bạn thích cuộc sống bình yên, ít di chuyển, bạn nên chọn những giống chó kiểng chịu nằm im thay vì những giống chó hay chạy nhảy, phá phách như Labrador hay Retriever.

Lưu ý thứ hai khi nuôi chó trong nhà: Xem quỹ thời gian của bạn có thích hợp để nuôi chó không

Cho dù bạn chọn nuôi một chú chó từ trại cứu hộ hay mua lại từ người khác, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu tính tình, thức ăn yêu thích và tình trạng sức khỏe của chó. Nuôi một chú chó cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn nên cân nhắc quỹ thời gian của mình trước khi quyết định, nhất là khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh con bởi lúc này bạn khá bận rộn.

Nếu nhà bạn có con nhỏ, nên chọn nuôi những chú cún con dễ thương để tránh gây hại cho con

Lưu ý thứ ba khi nuôi chó trong nhà: Nên chọn giống chó đã lớn thay vì chó vừa chào đời

Chọn nuôi một chú chó đã lớn không phải là ý định tồi. Như vậy, bạn sẽ không cần phải dạy nhiều về những kĩ năng cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ. Chó trưởng thành cũng không cần để tâm đến quá nhiều như những chú chó nhỏ khác. Nếu không có nhiều kinh nghiệm nuôi chó, bạn nên cẩn thận với giống chó từng bị hành hạ vì tính tình không ổn định và có thể gây nguy hiểm cho con cái.

Lưu ý thứ tư khi nuôi chó trong nhà: Kiên nhẫn khi chăm sóc và nuôi dưỡng chó

Với những người chưa từng nuôi thú cưng, việc nuôi chó có thể là một thử thách lớn với bạn. Chúng có thể làm hư đồ đạc trong nhà, đi vệ sinh lung tung, nhảy vào người hoặc cắn bạn và bé. Người bạn này cũng giống như đứa trẻ vậy, luôn cần tình cảm và sự thấu hiểu. Vậy nên đừng từ bỏ chú chó của mình quá nhanh, bạn có thể đưa chúng đến các trung tâm huấn luyện hoặc nhờ bác sĩ thú ý tư vấn.

Lưu ý thứ năm khi nuôi chó trong nhà: Tìm hiểu thêm về cách huấn luyện chó

Đây là khoản đầu tư mà bạn không bao giờ hối hận về sau. Mua một quyển sách dạy nuôi chó, hay tham dự một chương trình đào tạo bài bản, thường xuyên sẽ gắn kết bạn và chú chó của mình hơn, không còn lo vấn đề tuân thủ các điều lệnh hay hung hang quá mức. Nếu được, các thành viên trong nhà nên tham gia vào khóa huấn luyện để biết cách chăm sóc và chơi đùa cùng chú chó của cả nhà.

Lưu ý thứ sáu khi nuôi chó trong nhà: Xem xét quy định nơi ở có được nuôi chó hay không

Nếu đang sống trong căn hộ chung cư, nơi có tính cộng đồng rất cao, bạn nên kiểm tra và hỏi ý kiến với ban quản lý khu nhà chung cư để biết chắc rằng mình có được phép nuôi chó không. Ngoài ra, khi nuôi chó trong chung cư, bạn tuyệt đối đừng để chó của mình chạy nhảy lung tung sang các căn hộ kế bên, điều đó sẽ rất phiền phức. Nếu là giống chó dữ, bạn cần thiết phải đeo thêm rọ mõm cho chó để tránh việc chó tấn công người khác. Đồng thời, bạn cũng nên đưa chó của bạn đến phòng khám thú y để thăm khám thường xuyên.

Nếu bạn nuôi chó trong chung cư, cần phải đảm bảo chó của bạn không gây hại đến người khác

Lưu ý thứ bảy khi nuôi chó trong nhà: Chú ý trong nhà có ai dị ứng với lông chó hay không

Nếu trong nhà có người dị ứng với lông chó, hãy chọn loại chó lông ngắn hoặc ít rụng lông như Poodles hoặc Schnauzers. Ngoài ra, bạn nên “thủ sẵn” máy hút bụi hoặc làm sạch không khí để dọn dẹp lông chó trong nhà.

Lưu ý thứ tám khi nuôi chó trong nhà: Không nên nghe lời những người xung quanh về việc nuôi chó

Khi quyết định nuôi chó, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều người bàn ra tán vào, đưa ra không ít lời khuyên về việc nên chọn con này hay bỏ con kia. Nếu bạn bỏ qua cảm xúc của bản thân, rất có thể cả nhà sẽ có 1 chú chó hoàn toàn không phù hợp. Nuôi thú cưng không phải là chuyện mua bán theo cảm tính. Bạn nên thật bình tĩnh và suy xét liệu chú chó mình chọn ban đầu có thích hợp hay không.

Nếu nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nên lưu ý:

– Khuyến khích những tương tác tích cực và ngăn những xung đột giữa trẻ với vật nuôi. Cha mẹ có thể dắt cả hai cùng đi dạo với nhau hoặc cho chú chó ngồi bên cạnh khi bạn thay tã hay cho con bú.

– Không cho chó lại gần khi bé đang chơi, ngủ. Nên đóng cửa hoặc sử dụng một hàng rào ở cửa để ngăn chặn.

– Không bao giờ để chó và bé ở bên nhau mà không có người lớn coi sóc.

– Ngăn con bạn tiếp xúc với cún khi bạn không thể giám sát cận kề hoặc khi trẻ đang ăn, chơi, lúc chó ngủ….

– Thưởng cho cả trẻ và cún khi chúng hành xử đúng theo đúng ý bạn.

– Hãy trò chuyện với những người hàng xóm để dặn họ trông và nhốt chó cẩn thận.

Một số hướng dẫn khác trong quá trình mua bán nhà:Thế An (TH)

Nuôi Chó Poodle Con Cần Lưu Ý Gì

Nuôi chó poodle con bạn cần lưu ý những gì?. chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn, tôi chắc rằng đó là những thay đổi tích cực hơn là tiêu cực . Vậy nên chúng tôi mong muốn các bạn đọc những lời khuyên sau đây từ những kinh nghiệm của chúng tôi để giúp ích cho bạn khi chăm sóc những con chó con mới về.

Bạn cần sử dụng chuồng, hoặc một khu vực riêng cho bé poodle con mới về. Mà không làm ảnh hưởng đến mọi thứ trong nhà. chúng tôi nghĩ bạn không muốn nó đi lại trong phòng ăn cắn phá đồ đạc và nhất là wc bừa bãi khắp mọi nơi. Khi đó bạn sẽ phải rất vất vả để dọn dẹp chúng, nếu bạn đi làm cả ngày mệt mỏi và về nhà ngửi thấy mùi hôi, khai và thối của con chó rải rác trong nhà thì chắc bạn sẽ phát điên. Tuy nhiên bạn đừng trách nó, các vấn đề đó là hiện tượng bình thường của một bé poodle con, chúng ta nên biết để có cách xử lý phù hợp nhất.

2. Loại bỏ các yếu tố nguy hiểm Các bạn nên loại bỏ các dây điện, các chất tẩy rửa … đồ đạc ở vị trí thấp tránh xa những bé poodle con. bé poodle con rất tò mò và nghịch ngợm, thường nó sẽ cắn và phá phách những đồ vật mà nó có thể với tới được. Nhất là những thứ đắt tiền … Cảnh bảo này giúp bạn tránh được những thiệt hại về vật chất.

3. Cho bé poodle con của bạn ăn cùng thức ăn mà trước khi ở nhà cũ bé đã ăn quen 4. Hãy để cho nó ngủ trong một cái lồng hoặc 1 chiếc đệm có mái mà bé poodle cảm thấy được an toàn và che chở. 5. Hãy chắc chắn bé poodle con mới về nhà có cái gì đó để nhai. Cái gì đó bằng nhựa mềm cho bé chơi

6. Khi nuôi chó poodle con mới về sẽ khóc ( sủa ) vào ban đêm. Bạn cảm thấy nhức đầu và sẽ đi đánh hay an ủi nó ? Câu trả lời là không. Vì lợi ích của bạn, tôi khuyên bạn không nên làm gì. Không được cho con bạn hay ai đó tiếp xúc an ủi dỗ dành bé poodle con. Tôi biết có thể nhiều người trong nhà mất ngủ nhưng không được làm điều đó. Nếu bạn làm thế nghĩa là bạn đã dạy bé poodle của bạn sủa để có được cái bé mong muốn. Đây là điều mà bé poodle sẽ tiếp tục làm trong cuộc sống còn lại của bé với bạn.

7. Bạn cần phải có một lịch trình tẩy giun khi nuôi chó poodle Cũng như cần có một lịch trình tiêm chủng cho bé poodle con nếu trước đó bé chưa được tiêm đầy đủ 2 mũi. Nếu là cún nhập, thì khi về Việt Nam bạn nên tiêm lại 2 mũi vacxin từ đầu cho cún

8. Cẩn thận trong chế độ ăn uống khi nuôi chó poodle con Bé poodle khi về nhà mới rất dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp. Vì vậy tránh cho nó nằm trực tiếp dưới sàn. Tránh cho ăn các thức ăn lạ, thức ăn sống.

Hoặc bạn có thể tự tạo ra những chú poodle con của mình bằng cách bạn nuôi một bé poodle to sau đó đến kỳ cho nó đi phối giống để sinh ra những chú chó poodle con đang yêu. Tin tôi đi bạn sẽ vô cùng thích thú khi quá trình 2 tháng chó poodle mẹ mang bầu và chăm sóc chó poodle con trong 1 tháng đầu tiên. Nó là trải nghiệm cực kỳ đáng đến bạn thử.

Tuổi Nào Hợp Nuôi Rùa Phong Thủy Trong Nhà? Cách Nuôi Rùa Nước Và Lưu Ý

Nuôi rùa xui hay hên? Có nên nuôi rùa trong nhà không?

Nuôi rùa tốt hay xấu? Theo các chuyên gia nghiên cứu phong thủy, việc nuôi rùa và phong thủy có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Bởi vì rùa biểu trưng cho sự trường thọ cũng như sự bảo vệ vững chắc nên theo quan niệm phong thủy nuôi rùa trong nhà là một điều rất tốt, nhất là khi bạn đang mong cầu sức khỏe, tăng tuổi thọ cho chính mình và những người thân trong gia đình.

Bên cạnh đó, khi nuôi rùa hợp phong thủy, bạn còn có thể nhận được rất nhiều may mắn, vạn sự hanh thông. Vì rùa cũng được coi là một loài vật linh liêng mang đến điềm lành, vận may, thu hút tài lộc đến tận nhà cho gia chủ.

Điều này cũng tương tự khi khi nuôi ba ba cảnh, có người thắc mắc nuôi ba ba cảnh có xui không. Những người làm ăn buôn bán nuôi ba ba cảnh để cầu may mắn và rước tài lộc, sự nghiệp được thuận buồm xuôi gió, gia đạo thêm bình an. Tuy nhiên, nếu ba ba bị mất hay chết thì tốt nhất gia chủ nên đến chùa giải hạn phòng trừ những điều không may xảy ra trong công việc làm ăn, tránh việc tranh chấp lớn trong gia đình, cẩn thận về đi lại x cộ.

Vậy nếu không nuôi rùa mà đi đường nhặt được rùa hên hay xui, có làm sao không? Theo quan niệm dân gian, việc nhặt được rùa trên đường đi không tốt, các kế hoạch dự định có khả năng bị cản trở và diễn ra trì trệ. Do đó, nếu bạn tình cờ nhìn thấy rùa đang bò trên đường thì cũng không nên bắt lại.

Rùa bò vào nhà là điềm gì, xui hay hên, có nên nuôi hay thả?

Với trường hợp rùa đến nhà, theo các nhà tâm linh, đây là điềm báo rất tốt lành, cho thấy gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ gặp được điềm may mắn về tài lộc, công danh, sức khỏe, người ốm đau sẽ gặp thầy gặp thuốc, sớm chữa khỏi tật bệnh… Tốt nhất nên thả chúng vào môi trường sống phù hợp như ao hồ,…

Ngoài ra, cũng nhiều người thắc mắc đầu năm bắt được rùa may hay rủi, có đem lại may mắn không. Thực tế, rùa trong phong thủy có may mắn hay đen đủi không phụ thuộc rất nhiều vào hành động của bạn khi đó. Nếu như bạn cố tình tìm bắt rùa thì việc này hoàn toàn không tốt chút nào đối với vận may của bạn. Ngược lại, nếu bạn tình cờ bắt được rùa thì đây lại là điềm lành.

Tuổi nào nuôi được rùa?

Bên cạnh thắc mắc có nên nuôi rùa làm cảnh trong nhà hay không, nuôi rùa có xuôi không…, rất nhiều người cũng muốn biết mệnh nào, tuổi nào nuôi được rùa vì nuôi rùa hợp tuổi, mệnh sẽ giúp đem lại may mắn, tài lộc, tránh xui rủi, hóa giải vận hạn rất tốt cho người nuôi.

Về tuổi, theo các chuyên gia phong thủy, những người tuổi Hợi và tuổi Tý nuôi rùa biển rất tốt cho sức khỏe, công danh, tài vận. Còn những ai tuổi Dậu và Thân thì không thích hợp nuôi rùa phong thủy vì có thể gặp những chuyện không may mắn.

Về mệnh, vì rùa là loài vật thuộc hành Hỏa (âm Hỏa, dương Thổ), do Thủy thắng Hỏa nên những ai mang mệnh Thủy sẽ rất thích hợp để nuôi rùa, giúp họ thịnh vượng về tài lộc.

Vậy mệnh kim có nuôi rùa được không? Câu trả lời là không vì theo quan niệm Ngũ hành tương sinh tương khắc, Hỏa khắc Kim, do đó, những gia chủ mệnh Kim không nên nuôi rùa trong nhà.

Còn người mệnh Hỏa, mệnh Thổ có nên nuôi rùa hay không? Theo Ngũ hành, Hỏa tương hợp với Hỏa, tương sinh với Thổ, vì vậy người thuộc 2 mệnh Hỏa, Thổ hoàn toàn có thể nuôi rùa trong nhà để mang lại may mắn, tài lộc.

Theo quan niệm phong thủy, ngoài tuổi tác, bản mệnh, thì bạn cũng cần quan tâm đến hướng nuôi rùa để tăng điềm lành, hóa giải xui rủi, điều này cũng đúng khi nhà có nuôi cá phong thủy. Với câu hỏi nên nuôi rùa hướng nào, các chuyên gia cho biết, hướng phù hợp với rùa là hướng Bắc – biểu tượng số 1. Do đó, bạn tốt nhất là nuôi một con và đặt chậu ở hướng Bắc là hợp phong thủy nhất.

Nuôi rùa bị chết có sao không? Ăn thịt rùa có xui không?

Nhiều người băn khoăn không biết rùa chết có xui không thì bạn có thể yên tâm vì nếu rùa đang nuôi không may bị chết thì nó mang ý nghĩa rằng rùa đã thay gia đình chủ nhân gánh nạn. Vậy rùa chết phải làm sao? Theo các chuyên gia, sau khi rùa chết đi, bạn nên chôn cất cẩn thận, không bao giờ ăn thịt rùa.

Hướng dẫn cách nuôi rùa cảnh phong thủy

Bên cạnh việc xem nuôi rùa có ý nghĩa gì, nuôi rùa núi vàng, rùa xanh có xui xẻo không, không ít người băn khoăn về việc nên nuôi rùa gì trong nhà, nên nuôi rùa cạn hay rùa nước thì tốt hơn, có nên nuôi rùa common, rùa núi vàng, rùa tai đỏ trong nhà không…

Có hai loại rùa phổ biến hiện nay là rùa cạn và rùa nước. Mỗi một loại rùa đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo sở thích cũng như điều kiện mà các bạn có thể lựa chọn loại rùa phù hợp nhất. Nhìn chung, rùa có sức sống vô cùng dẻo dai vì vậy bạn không cần thiết phải có chế độ chăm sóc đặc biệt mà rùa vẫn có thể sinh trưởng khoẻ mạnh.

Rùa có thể nhịn ăn đến 3 – 6 tháng và thức ăn của rùa cũng khá đơn giản. Rùa có loại hiền như rùa Vàng, loại dữ thì là rùa Tai đỏ, rùa hộp lưng đen, rùa hộp 3 vạch, rùa hộp trán vàng… Rùa cạn chỉ ăn chay (rau, hoa quả) còn rùa nước thì ăn tạp, rau quả, thịt, cá, tôm tép, giun ốc, dế,…

Hướng dẫn cách nuôi rùa cạn trong nhà

+ Một số loại rùa cạn cảnh dễ nuôi:

Rùa cạn được khá nhiều người ưa chuộng khi nuôi làm cảnh. Một số loại rùa cạn dễ nuôi mà bạn có thể tham khảo như rùa sulcata, rùa indian star (rùa sao ấn độ), rùa rừng, rùa đá, rùa đầu to, rùa gai… Bạn có thể mua rùa cảnh mini, rùa con giá rẻ tại các địa chỉ bán rùa cạn TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng…

+ Đặc trưng của rùa cạn:

Các loại rùa cạn nuôi chậm lớn hơn rùa nước. Chi phí đầu tư mua thức ăn, nuôi rùa con, nuôi rùa đẻ trứng, rùa giống… cũng cao hơn nhưng lại rất thích hợp để nuôi làm thú cưng. Tuổi thọ của rùa cạn có thể lên tới 30 đến 70 năm.

+ Nơi nuôi rùa cạn:

Bạn có thể mua bể nuôi rùa cạn chuyên dụng hoặc nuôi rùa trong bể xi măng, hay nuôi bằng thùng xốp. Tuy nhiên, bạn cần thay đổi kích thước chuồng nuôi rùa khi rùa lớn lên. Bạn cũng cần chú ý đến đất nền, ánh sáng, độ ẩm, nước và nơi trú ẩn cho rùa để có được chiếc bể nuôi rùa cạn đẹp mắt và hữu dụng.

+ Rùa cạn ăn gì?

Rùa cạn rất dễ nuôi, theo kinh nghiệm nuôi rùa cảnh là mỗi ngày cho ăn 1 lần. Bạn có thể chuẩn bị thức ăn hằng ngày cho chúng như các loại trái cây, đu đủ, dưa hấu, rau xanh… Tuy nhiên, mỗi một loại rùa cạn sẽ có thức ăn đặc trưng. Bạn nên tìm hiểu kỹ xem nuôi rùa cạn cho ăn gì thì phù hợp khi nuôi rùa cạn cảnh nhỏ trên cạn tại nhà.

Cách nuôi rùa nước trong nhà

+ Một số loại rùa nước phổ biến:

Rùa pond, rùa quạ, rùa 3 gờ (rùa ba gờ), rùa lưỡi dao, rùa mai mềm, rùa tai đỏ, rùa common, rùa mũi lợn, rùa sa nhân, rùa bốn mắt, rùa cổ bự, rùa câm, rùa đất lớn, rùa đất Pulkin, rùa núi viền, rùa núi vàng, rùa răng,…

+ Đặc trưng của rùa nước:

Kỹ thuật nuôi rùa nước ngọt và cách nuôi rùa nước cảnh không đòi hỏi quá cầu kỳ, chi phí cho cách nuôi rùa kiểng cũng không quá cao. Thức ăn dành cho rùa nước cũng khá rẻ, không quá khó tìm. Rùa nước sống chủ yếu là trong nước nên bạn cần có hồ, bể nuôi rùa nước cảnh riêng.

Nuôi rùa nước ngọt trong nhà cần cho ăn gì?

+ Nơi nuôi rùa nước:

Cách nuôi rùa nước trong nhà có phần phức tạp hơn vì phải tạo chỗ ở cho rùa. Bạn cần chuẩn bị bể nuôi rùa tai đỏ, rùa common, rùa núi vàng… có chứa nước sạch, không có clo, với kích thước gấp 3 – 4 lần chiều dài của rùa, có thể thêm vài chi tiết như rong hay sỏi tạo ấn tượng cho bể.

Nhiều bạn thắc mắc có nên nuôi rùa chung với cá rồng không, rùa có nuôi chung với cá được không thì câu trả lời là có thể nếu như bạn nuôi rùa mini, kích thước nhỏ. Tuyệt đối không nuôi rùa tai đỏ chung với cá vì loại rùa này ăn tạp và có thể gây hại cho cá.

+ Rùa nước ngọt ăn gì:

Khi nuôi rùa nước phong thủy, nhiều người băn khoăn không biết nuôi rùa bằng gì, rùa nước ăn thức ăn gì. Thực tế, rùa nước là loại động vật ăn tạp nên ngoài rau xanh, trái cây, củ quả, bạn có thể cho rùa nước ăn cả thịt động vật như tôm, cá, tép, gián, dế… hoặc các loại thức ăn cho rùa mua tại các bán rùa nước cảnh các loại.

Nếu chưa rõ rùa răng, rùa đá, rùa núi, rùa vàng ăn gì, bạn có thể tham khảo các thông tin dạy nuôi rùa, hướng dẫn nuôi rùa 3g, rùa xanh mini, mô hình nuôi rùa răng, rùa đá, rùa núi tại các cửa hàng chuyên mua bán rùa cảnh.

Bạn cũng cần lưu ý khi nuôi rùa núi vàng sinh sản, rùa tai đỏ cảnh vào mùa đông,… chứng bệnh phổ biến ở rùa là cảm lạnh với các triệu chứng như khó thở, chảy nước mắt, mũi. Vậy nên bạn hãy tạo cho chúng môi trường sống ấm áp và lau rửa mắt, mũi thường xuyên. Nuôi rùa trong bể cá cảnh cũng cần được vệ sinh bể định kỳ mỗi tháng. Đây cũng là cách nuôi rùa con, rùa kiểng nước ngọt… không bị hôi, bẩn.

Ngoài ra, với những người nuôi rùa thắc mắc về việc nuôi rùa tai đỏ cảnh có hại không, có làm sao không… thì điều này còn tùy thuộc vào cách nuôi của bạn. Nhìn chung, rùa tai đỏ là loại rùa ăn tạp, có hại cho môi trường sinh thái do đó, nếu bạn nuôi rùa tai đỏ thì không nên thả rùa ra ngoài tự nhiên cũng như cần tuân thủ kỹ càng các nguyên tắc khi nuôi rùa tai đỏ trong nhà.

Nếu bạn chưa biết mua rùa cạn giá rẻ, mua rùa con ở đâu hay giá rùa cảnh, rùa nuôi là bao nhiêu thì bạn có thể tìm mua rùa tại các shop thú cưng hoặc tham khảo trên các website nuôi rùa quý hiếm, diễn đàn, hội nhóm chăm sóc nuôi rùa miền Bắc, bán rùa núi vàng HCM.

Thông thường giá bán các loại rùa nước đều dưới 1 triệu đồng, có loại chỉ vài chục nghìn đồng. Còn rùa cạn thì có giá bán cao hơn, dao động trong khoảng từ 5 trăm nghìn đồng cho đến 4 triệu đồng, tùy vào kích thước và loại rùa cạn mà bạn chọn mua.

Rùa nuôi chung với cá cảnh có sao không?

Có người lo sợ rùa nuôi chung với cá cảnh thì cá sẽ là thức ăn của rùa, nhưng điều này sẽ tùy theo tập tính ăn uống của loài rùa và không gian sống.

Rùa là loài ăn tạp, để tránh việc rùa đuổi theo các con cá trong bể thì bạn cần tạo một không gian sống rộng rãi cho chúng, khu vực ẩn nấp cho cá, đồng thời cần vệ sinh bể thường xuyên, có hệ thống lọc bể tốt. Đặc biệt, không bao giờ để cá làm thức ăn cho rùa vì chúng sẽ quen mùi và tìm kiếm chúng.

Có những loài rùa không thể sống chung với các loài sinh vật khác như rùa cá sấu. Và cũng có những loài cá sẽ đe dọa tới rùa như cá Koi lớn, cá tai tượng Châu Phi.

– Các loài cá cảnh sống chung cùng rùa được: cá thuộc họ Suckerfish (cá Pleco) có thể sống cùng những loài rùa kích thước bằng hoặc nhỏ hơn chúng; cá bảy máu; cá da trơn Pictus; cá cảnh Neon xanh; cá hồng cam; cá vàng sao chổi;…

– Các loài rùa sống chung cùng cá được: Rùa bụng hồng; Rùa tai đỏ; Rùa vẽ; Rùa bùn; Rùa xạ hương;…

Nếu bạn đang có ý định muốn nuôi chung rùa và cá cảnh thì có thể thử nghiệm chọn 1 đến 2 con cá cảnh trong bể thuộc các giống khác nhau và để chúng sống thử cùng rùa. Kết quả sẽ giúp bạn có được quyết định phù hợp nhất.

Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã biết nuôi rùa cảnh trong nhà có tác dụng, ý nghĩa gì, có bị xui, bị đen không, phong thủy khi nuôi rùa nước, rùa cạn, cũng như biết con rùa ăn gì, cách nuôi rùa đem lại may mắn và tài lộc cho chính mình, cùng các thành viên trong gia đình.

Ngoài rùa nuôi trong nhà, bạn có thể tìm hiểu thêm những con vật khác tại: Chọn vật nuôi trong nhà theo phong thủy, nên nuôi con gì làm cảnh?

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Rọ Mõm Chó

Theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Do đó, việc mang rọ mõm cho chó khi dắt chúng ra ngoài chơi, đi dạo là rất cần thiết.

Quy định xử phạt

Khi nào cần đeo rọ mõm cho chó cưng của bạn?

– Khi chó đang bị bệnh, bị thương, đang mang thai hoặc nuôi con bởi lúc này chúng khá hung dữ. Chúng sẵn sàng tấn công bất kỳ ai nếu cảm thấy bản thân hoặc những đứa con bị đe dọa.

– Khi đưa chó tắm, tiêm phòng, cắt lông.

– Khi chó thuộc giống chó dữ, hay tấn công người lạ hoặc những con vật nhỏ hơn. Đặc biệt lưu ý với những gia đình có con nhỏ.

– Khi dắt chó ra ngoài đi dạo ở nơi công cộng.

Cho chó mang rọ mõm khi dắt đi dạo

– Không cho chó có cơ hội tấn công người lạ.

Chó cắn người vốn là chuyện rất bình thường từ trước tới nay do tập tính đi săn và tự vệ của chúng nhất là các giống dữ. Với kích thước lớn, to khỏe, lực cắn mạnh, những giống chó này hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho người qua đường. Đeo rọ mõm cho chó sẽ bảo đảm an toàn cho con người và các động vật khác.

Pitbull là giống chó dữ

– Không cho chó sủa ầm ĩ, làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

– Chó là loài vật có khứu giác rất nhạy bén nên mùi bốc ra từ chất thải hữu cơ, thức ăn thừa trong những đống rác chắc chắn sẽ đánh thức bản năng tìm kiếm thức ăn của chúng. Việc bới, ngửi, thậm chí ăn rác không chỉ làm bẩn môi trường xung quanh hay chính cơ thể chúng mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho chó cưng của bạn, thậm chí lây nhiễm dịch bệnh. Đeo rọ mõm sẽ ngăn không cho chó bới rác.

– Do có tập tính bảo vệ lãnh thổ, chó rất dễ gây chiến với những chú chó lạ tiến đến khu vực chúng ở. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, để tranh giành bạn tình, những con chó đực thường tấn công lẫn nhau để giành quyền giao phối với chó cái. Rọ mõm sẽ khiến chó cưng của bạn không thể gây sự với những chú chó khác.

Chó nô đùa dễ dẫn tới cắn nhau

Những điều cần lưu ý khi sử dụng rọ mõm chó

– Lựa chọn loại rọ mõm phù hợp bằng cách đo chu vi vòng miệng ở vị trí ngay dưới mắt để xác định kích thước cần thiết.

– Đeo rọ mõm cho chó, điều chỉnh độ dài và cố định dây đai sát gáy.

– Đối với các loại rọ mõm có hình trang trí, cách điệu, khi đeo cần chú ý sao cho chó không bị gây sẽ cản trở tầm nhìn, khó chịu.

– Không bắt chó mang rọ mõm quá lâu, nhất là khi ăn uống, chỉ đeo nó khi cần thiết.

Các loại rọ mõm chó hiện nay

Hiện nay, rọ mõm chó được phân ra làm 2 loại chính là: Rọ mõm chó có giỏ cứng và rọ mõm chó bằng da mềm.

– Rọ mõm giỏ cứng tuy có bề ngoài nhìn hơi thô nhưng lại đem đến sự thoải mái cho chó cưng nhiều hơn rọ mõm bằng da mềm.

+ Rọ mõm nhựa nhỏ làm từ chất liệu nhẹ, bền, thoáng khí. Có khả năng điều chỉnh kích cỡ, không tạo cảm giác chật chội, bức bối và được sử dụng cho các con chó nhỏ.

Rọ mõm nhựa nhỏ

+ Rọ mõm kim loại phù hợp cho các con chó lớn hung hăng có răng nanh to.

+ Rọ mõm bằng da trâu cứng là loại siêu bền, dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu dùng lâu, chó sẽ khó chịu do chất liệu da cứng.

– Rọ mõm bằng da mềm siêu bền, dễ sử dụng. Loại này cần điều chỉnh chặt hơn nhiều so với rọ mõm giỏ cứng.

+ Rọ mõm chó nylon được làm từ chất liệu mềm, nhẹ, thoáng khí, thích hợp cho tất cả các giống chó. Loại này có giá khá rẻ lại dễ sử dụng, hoạt động đóng- mở độc đáo.

+ Rọ mõm bằng nylon dạng lưới giúp thông khí tốt, khá chắc chắn. Tuy nhiên loại này chỉ thích hợp với các giống chó mõm dài còn chó Pug, Bắc Kinh, Bull…thì không thể sử dụng được.

+ Rọ mõm bằng vải bạt dạng lưới chuyên dùng khi tắm rửa, tiêm phòng cho chó.

Một số mẫu rọ mõm chó hiện nay

Ngoài ra còn có rọ mõm cho chó mõm ngắn và chó mõm dài.

Kích thước rọ mõm cho chó

+ S: vòng miệng 12-24 cm, chiều dài 10.5 cm

+ M: vòng miệng 15- 27 cm, chiều dài 12 cm

+ L: vòng miệng 19- 35 cm, chiều dài 15 cm

+ XL: vòng miệng 22- 36 cm, chiều dài 16 cm

Một số loại rọ mõm chó được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

1. Rọ mõm hình mỏ vịt

Rọ mõm hình mỏ vịt được làm bằng chất liệu silicon rất mềm dẻo, hạn chế xước khi bị va chạm với nhiều kích cỡ size khác nhau, từ M đến L. Loại này phù hợp với những giống chó nhỏ, có kích thước trung bình, khoảng tầm 3- 12 kg.

Khi mang chú cún của bạn đeo chiếc dọ mõm này nhìn rất độc đáo và dễ thương như một bạn vịt. Mọi người nhìn sẽ cảm giác như cún đang đeo để ngịch hay trang điểm chứ không phải đeo dọ mõm.

Rọ mõm hình mỏ vịt 2. Rọ mõm rỏ hình inox

– Rọ được làm từ chất liệu inox có đặc tính sáng bóng, không gỉ, bền đẹp lại thời trang,được thiết kế hở với những thanh Inox đan vào nhau và hệ thống khóa nhỏ linh hoạt có thể tháo mở dễ dàng, đai đeo thường được làm bằng chất liệu da mềm hoặc sợi kết tạo cảm giác thoải mái và không bị gò bó cho chú cho của bạn.

– Đường kính vòng bên trong là 11cm phù hợp với những giống chó to từ 25- 50 kg.

– Loại rọ mõm chó Inox được sản xuất chuyên dành cho những chú chó có kích thước lớn như những dòng chó becgie, rottweiler, pitbull.

Rọ mõm rỏ hình inox cho chó becgie 3. Rọ mõm bằng da

– Rọ mõm bằng da có thiết kế bằng da mềm, có các khuy cài để dễ dàng thay đổi kích cỡ của rọ, không gây cọ sát và khó chịu đối với những chú cún, phù hợp cho các loại chó kích cỡ từ 7-12 kg.

– Nhược điểm của loại rọ mõm này là nhanh bị bẩn và phải thay thường xuyên.

Rọ mõm bằng da 4. Rọ mõm kính- Rọ mõm chó mặt xệ, bull pháp, pug

– Được làm bằng vải lưới và hở phần mũi rất thông thoáng không khiến cho cún bị khó chịu kết hợp với kính quang màu xanh đặc biệt, giúp cho chú chó của bạn trở nên ấn tượng và đặc biệt hơn.

– Phù hợp cho những giống chó có khuôn mặt to, phần mõm bị gãy – to chảy xệ như bull Anh, bull pháp, pug…

5. Rọ mõm vải thời trang

– Được làm bằng vải mềm, thiết kế hở mõm, đoạn nối giữa các bộ phận của rọ rất chắc chắn.

– Phù hợp với những giống chó nhỏ hoặc lớn nhưng tính cách hiền lành, thân thiện như golden, alaska, husky, samoyed…

Rọ mõm vải thời trang

Bạn đang đọc nội dung bài viết 8 Lưu Ý Cần Biết Khi Nuôi Chó Trong Nhà trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!