Cập nhật nội dung chi tiết về 6 Lí Do Vì Sao Dầu Thực Vật Có Thể Gây Hại Cho Sức Khỏe mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người cho rằng dầu thực vật rất tốt cho sức khỏe.
Có lẽ vì họ thấy tên loại dầu này là “thực vật.”
Ý tôi là, thực vật rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, dầu thực vật cũng thế.
Ngay cả các tổ chức dinh dưỡng chính thống cũng đề nghị chúng ta dùng dầu thực vật, bởi theo họ, chất béo không bão hòa lành mạnh hơn chất béo bão hòa rất nhiều.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những loại dầu này cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng (1).
Thành phần của các axit béo trong dầu thực vật khác với tất cả các chất chúng ta từng thấy trong quá trình tiến hóa.
Điều này dẫn đến sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể và góp phần gây ra nhiều bệnh.
1. Dầu thực vật với lượng lớn rất “không tự nhiên”
Trong bài báo này, tôi đề cập đến các loại dầu từ hạt đã qua chế biến như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu hạt bông vải, dầu rum và một vài loại khác.
Mặc dù chúng không thực sự là rau, những loại dầu này vẫn được gọi là “dầu rau” (hay còn gọi là dầu thực vật).
Những loại dầu này chứa rất nhiều chất béo hoạt tính sinh học được gọi là axit béo không bão hòa đa Omega-6, nếu hấp thụ chất này quá nhiều sẽ có hại.
Nhưng điều này lại KHÔNG đúng với các loại dầu thực vật lành mạnh như dầu ô liu hoặc dầu dừa.
Con người đã phát triển từ rất lâu, nhưng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chỉ mới xuất hiện.
Chúng ta chỉ mới bắt đầu sản xuất dầu thực vật vào khoảng 100 năm trở lại đây.
Trong những năm 1909 và 1999, việc tiêu thụ dầu đậu nành đã tăng lên hàng ngàn lần và hiện nó đang cung cấp 7% lượng calo trong chế độ ăn uống của Hoa Kỳ (2).
Video này nói về quy trình sản xuất dầu hạt cải công nghiệp:
Phương pháp chế biến này thực sự kinh khủng bao gồm ép, đun nóng, sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp và các loại dung môi vô cùng độc hại. Các loại dầu thực vật khác cũng được chế biến theo cách tương tự.
Bất cứ ai nghĩ rằng những thứ như vậy có thể dùng làm thực phẩm cho con người đều khiến tôi vô cùng bàng hoàng.
Nếu bạn chọn những thương hiệu lành mạnh hơn được ép lạnh (có năng suất thấp hơn do đó tốn kém hơn) thì phương pháp chế biến sẽ ít kinh khủng hơn nhiều, nhưng vấn đề với quá nhiều Omega-6 vẫn còn đó.
Kết luận: Vì thời xa xưa chúng ta không có đủ công nghệ để xử lý dầu thực vật, nên mãi đến khi xã hội loài người có những bước phát triển đáng kể, chúng ta mới có cơ hội sử dụng sản phẩm này.
2. Dầu thực vật làm đảo lộn thành phần axit béo của tế bào trong cơ thể
Có hai loại axit béo được xem là “thiết yếu” – bởi vì cơ thể không thể tự sản xuất chúng.
Đó là axit béo Omega-3 và Omega-6.
Con người phải bổ sung các chất này từ chế độ ăn, nhưng chúng phải được nạp vào với liều lượng cân bằng.
Trong quá trình con người tiến hóa, tỷ lệ Omega-6:Omega-3 có thể vào khoảng 4:1 đến 1:2.
Ngày nay, tỷ lệ này ở mức trung bình khoảng 16:1, và tỉ lệ này là khác nhau ở mỗi người (3).
Các axit béo này không chỉ là các phân tử cấu trúc bất động hoặc nhiên liệu cho ty thể của tế bào, chúng còn đảm nhiệm các chức năng quan trọng ảnh hưởng đến các hệ thống khác nhau như hệ miễn dịch (4).
Khi sự cân bằng giữa Omega-6 và Omega-3 trong tế bào bị mất đi, tình hình sẽ trở nên vô cùng tồi tệ.
Một vấn đề nữa là các axit béo này không bão hoà. Các chất béo không bão hòa đa có hai hoặc nhiều liên kết đôi, trong khi chất béo không bão hoà đơn có một liên kết đôi và chất béo bão hòa không có liên kết đôi.
Axit béo càng có nhiều liên kết đôi thì càng xảy ra nhiều phản ứng. Các chất béo không bão hòa đa có xu hướng phản ứng với oxy, gây ra các phản ứng dây chuyền, phá hủy các kết cấu khác và thậm chí có thể phá hủy các kết cấu quan trọng như DNA (5, 6).
Những axit béo này nằm trong màng tế bào, làm tăng phản ứng chuỗi oxy hóa có hại.
Ảnh từ: Stephan Guyenet.
Đúng vậy, tiêu thụ quá nhiều dầu thực vật dẫn đến sự thay đổi cấu trúc thực trong việc tích trữ chất béo và màng tế bào của chúng ta.
Không biết các bạn thế nào, nhưng tôi thực sự cảm thấy sợ hãi.
Kết luận: Omega-6 và Omega-3 là chất béo hoạt tính sinh học. Cơ thể chúng ta cần các chất này với một lượng cân bằng để có thể hoạt động một cách tối ưu. Quá nhiều Omega-6 trong màng tế bào có thể gây ra các phản ứng dây chuyền có hại.
3. Dầu thực vật góp phần gây viêm
Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như truyền tin trong tế bào, miễn dịch và viêm.
Nếu bạn đã từng dùng aspirin hoặc ibuprofen và nhận thấy cơn đau thuyên giảm, thì đó là vì những loại thuốc này ức chế đường đi của eicosanoid và giảm viêm.
Viêm cấp tính là trường hợp có lợi giúp cơ thể hồi phục khỏi thương tổn (như khi bạn giẫm vào một mảnh lego), nhưng trường hợp viêm mãn tính khắp cơ thể là vô cùng nguy hiểm.
Nói chung, eicosanoid sinh ra từ Omega-6 là chất gây viêm, trong khi đó những chất sản sinh từ Omega-3 là chất chống viêm (7).
Các axit béo khác nhau chống lại nhau. Cơ thể có nhiều Omega-6 thì càng cần phải bổ sung nhiều Omega-3. Ngược lại nếu bạn hấp thụ ít Omega-6 thì cũng không cần phải bổ sung nhiều Omega-3 (8).
Có lượng Omega-6 cao và Omega-3 thấp chính là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng trường hợp này chỉ xảy ra đối với những người ăn theo chế độ ăn của người phương Tây.
Nói một cách đơn giản, chế độ ăn giàu Omega-6 nhưng ít Omega-3 góp phần gây ra chứng viêm. Một chế độ ăn uống cân bằng lượng Omega-6 và Omega-3 sẽ giúp làm giảm chứng viêm (9).
Hiện nay chứng viêm được cho là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, viêm khớp, trầm cảm và thậm chí là ung thư.
Kết luận: Eicosanoid là các phân tử truyền tín hiện sản sinh ra từ chất béo Omega-6 và Omega-3, rất quan trọng trong việc điều hòa chứng viêm trong cơ thể. Càng hấp thụ nhiều Omega-6, bạn càng có nguy cơ cao mắc chứng viêm hệ thống.
4. Dầu thực vật chứa nhiều chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa có thể bị chuyển thành thể rắn ở nhiệt độ phòng.
Những chất béo này rất độc và có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường và béo phì (10, 11, 12).
Chất béo nay có hại đến nỗi chính phủ các nước trên thế giới đã bắt đầu đưa ra điều luật yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm giảm hàm lượng chất béo chuyển hóa trong sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, một sự thật ít được biết đến là dầu thực vật thường chứa một lượng lớn chất béo chuyển hóa.
Trong một nghiên cứu về dầu đậu nành và dầu hạt cải được bày bán ở Mỹ, khoảng 0.56% đến 4.2% axit béo trong các loại dầu này là chất béo chuyển hóa độc hại (13).
Nếu muốn hạn chế việc hấp thụ chất béo chuyển hóa (nên là vậy) thì bạn không chỉ phải tránh ăn các nguồn cung cấp chất béo chuyển hóa thông thường như bánh quy và các sản phẩm bánh nướng chế biến, bạn cũng cần phải tránh ăn cả dầu thực vật.
Kết luận: Chất béo chuyển hóa có độc tính cao và có thể gây ra nhiều bệnh. Dầu đậu nành và dầu hạt cải được bày bán rộng rãi ở Mỹ có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa.
5. Dầu thực vật có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể
Hiện nay sự chú ý lại được đổ dồn vào dầu thực vật.
Nhiều thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đã xem xét những ảnh hưởng của dầu thực vật với bệnh tim mạch.
3 nghiên cứu đã phát hiện rằng dầu thực vật khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể (17, 18, 19), trong khi đó có 4 nghiên cứu không phát hiện ra tác động đáng kể dựa trên các thống kê (20, 21, 22, 23).
Chỉ có một nghiên cứu phát hiện ra tác dụng chống lại bệnh tim mạch, nhưng nghiên cứu này đã xảy ra một số sai sót (24).
Nếu nhìn vào các nghiên cứu quan sát, bạn sẽ thấy một mối tương quan rất lớn.
Biểu đồ này lấy từ một nghiên cứu về mối liên hệ giữa hàm lượng Omega-6 trong máu và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch (25):
Bạn có thể thấy Mỹ nằm ở vị trí cao nhất bên phải, với lượng Omega-6 và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao nhất.
Mặc dù nghiên cứu này chỉ chỉ ra những mỗi liên hệ, nhưng nó càng củng cố ý kiến cho rằng chứng viêm là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Tôi rất muốn chỉ cho các bạn một số nghiên cứu cho thấy rằng chất béo không bão hòa đa làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nhưng vấn đề là những nghiên cứu này đã không cho thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa Omega-3 và Omega-6, điều này vô cùng quan trọng.
Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng Omega-6 thực sự làm tăng nguy cơ, trong khi Omega-3 lại có tác dụng chống lại bệnh (26).
Kết luận: Những bằng chứng từ cả thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và các nghiên cứu quan sát đã cho thấy rằng dầu thực vật có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
6. Tiêu thụ dầu thực vật có thể gây ra nhiều bệnh khác
Vì chất béo không bão hòa tham gia một cách mật thiết vào các hoạt động của cơ thể ở mức độ phân tử, điều đó có nghĩa là chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các bệnh khác.
Phần lớn những ảnh hưởng này không được nghiên cứu kỹ ở người, tuy nhiên đã có những nghiên cứu quan sát và nghiên cứu trên động vật cho thấy dầu thực vật có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng khác:
Các nghiên cứu ở cả động vật và người chỉ ra nạp vào cơ thể một lượng lớn Omega-6 có thể gây ung thư (28, 29).
Một nghiên cứu khác cho thấy mối liên hệ giữa mức tiêu thụ dầu thực vật và tỷ lệ tử vong (30).
Cá nhân tôi tin rằng dầu thực vật (cùng với các loại đường phụ gia và lúa mì tinh chế) là những nguyên nhân chính gây ra các bệnh mãn tính của người phương Tây, hiện đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhất.
Những điều cần ghi nhớ
Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, bạn nên cân nhắc đến việc loại bỏ dầu thực vật ra khỏi chế độ ăn của mình.
Dầu Thực Vật Có Thực Sự Tốt Cho Sức Khỏe?
vì cho rằng dầu thực vật không có cholesterol, tốt cho tim mạch, huyết áp… nên nhiều gia đình Việt hiện nay đều lựa chọn sử dụng dầu thực vật để chế biến các món ăn chiên, xào… Nhưng dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?
Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu lạc, dầu gạo, dầu đậu nành… Phần lớn nhãn mác ở trên các sản phẩm này đều ghi được chiết xuất 100% từ thực phẩm thực vật, cho một trái tim khỏe mạnh và thành phần gồm có omega 3, omega 6 và 9; chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, vitamin E và đặc biệt là không có cholesterol… Tin vào điều đó nên nhiều người đã lựa chọn dầu thực vật trong bữa ăn hằng ngày.
Theo TS Nguyễn Thị Hoàng Lan – Bộ môn thực phẩm và dinh dưỡng, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Việt Nam, người tiêu dùng không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật. Bởi, trong dầu ăn thực vật vẫn có cholesterol nhưng vì hàm lượng thấp nên ở nhiều nước, người ta cho phép ghi là “cholesterol free”.
“Trong dầu ăn thực vật có nhiều axit chưa bão hòa đa, no, đa nối đôi. Nếu người sử dụng dầu thực vật chiên rán ở nhiệt độ cao hơn 100°C thì sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, ngoài ra chất axit béo chưa no trong dầu sẽ bị ôxy hóa ở những vị trí nối đôi, tạo thành các hợp chất peroxide hoặc aldehyde, lâu ngày tích tụ lại sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, có khả năng gây bệnh ung thư”, TS Nguyễn Thị Hoàng Lan cảnh báo.
Chính vì vậy, dầu thực vật không tốt như nhiều người vẫn nghĩ.
Thực chất mỡ động vật không hoàn toàn xấu như mọi người vẫn nghĩ. Mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, trong đó có các vitamin A, D, có cholesterol xấu và có cả cholesterol có lợi cho sức khỏe, có thể duy trì sự khỏe mạnh của các thành tế bào, tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận…
TS Nguyễn Thị Hoàng Lan còn cho biết, ở nhiều nước, người dân có thói quen sử dụng mỡ động vật từ cá như cá ngừ, cá thu hay từ sữa và các chế phẩm từ sữa.
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải có chất béo của cả mỡ động vật và dầu thực vật. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, một người trưởng thành có thể dùng 60% mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Khi sử dụng dầu thực vật thì không nên chiên rán ở nhiệt cao và có thể sử dụng mỡ động vật đa dạng từ cá hay sữa
Sử Dụng Dầu Thực Vật Có Thật Sự Tốt Cho Sức Khỏe?
Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe? Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải có chất béo của cả mỡ động vật và dầu thực vật.
Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu lạc, dầu gạo, dầu đậu nành… Phần lớn nhãn mác ở trên các sản phẩm này đều ghi được chiết xuất 100% từ thực phẩm thực vật, cho một trái tim khỏe mạnh và thành phần gồm có omega 3, omega 6 và 9; chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, vitamin E và đặc biệt là không có cholesterol… Tin vào điều đó nên nhiều người đã lựa chọn dầu thực vật trong bữa ăn hằng ngày.
Theo TS Nguyễn Thị Hoàng Lan – Bộ môn thực phẩm và dinh dưỡng, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Việt Nam, người tiêu dùng không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật. Bởi, trong dầu ăn thực vật vẫn có cholesterol nhưng vì hàm lượng thấp nên ở nhiều nước, người ta cho phép ghi là “cholesterol free”.
“Trong dầu ăn thực vật có nhiều axit chưa bão hòa đa, no, đa nối đôi. Nếu người sử dụng dầu thực vật chiên rán ở nhiệt độ cao hơn 100°C thì sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, ngoài ra chất axit béo chưa no trong dầu sẽ bị ôxy hóa ở những vị trí nối đôi, tạo thành các hợp chất peroxide hoặc aldehyde, lâu ngày tích tụ lại sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, có khả năng gây bệnh ung thư “, TS Nguyễn Thị Hoàng Lan cảnh báo.
Thực chất mỡ động vật không hoàn toàn xấu như mọi người vẫn nghĩ. Mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, trong đó có các vitamin A, D, có cholesterol xấu và có cả cholesterol có lợi cho sức khỏe, có thể duy trì sự khỏe mạnh của các thành tế bào, tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận…
TS Nguyễn Thị Hoàng Lan còn cho biết, ở nhiều nước, người dân có thói quen sử dụng mỡ động vật từ cá như cá ngừ, cá thu hay từ sữa và các chế phẩm từ sữa.
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải có chất béo của cả mỡ động vật và dầu thực vật. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, một người trưởng thành có thể dùng 60% mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Khi sử dụng dầu thực vật thì không nên chiên rán ở nhiệt cao và có thể sử dụng mỡ động vật đa dạng từ cá hay sữa.
Cách chọn và sử dụng dầu thực vật
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng chúng tôi đã đưa ra 5 thông tin hướng dẫn cách chọn dầu thực vật đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng:
Chọn dầu đậu nành nếu gia đình quan tâm đến sức khỏe tim mạch, bởi dầu đậu nành chứa hàm lượng cao các acid béo Omega 3,6,9 giúp giảm cholesterol xấu, giảm hiện tượng viêm thành mạch máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ. Vì vậy, dầu đậu nành đặc biệt phù hợp với những gia đình có ông bà lớn tuổi, có thành viên bị huyết áp cao hay rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ…
Chọn dầu gạo nếu người mua đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống lão hóa. Dầu gạo chứa “dưỡng chất vàng” Gamma-Oryzanol và Phytosterols giúp ức chế các gốc tự do, chống quá trình ô-xi hóa tế bào, duy trì sức khỏe hệ thống tim mạch, thần kinh và da. Không chỉ vậy, với khả năng chịu nhiệt cao giúp thức ăn không bị cháy khét, dầu gạo là một trong những phương án tốt để phòng ngừa bệnh ung thư cho gia đình.
Chọn dầu hướng dương khi gia đình đang tìm kiếm loại dầu chứa nhiều nhất Vitamin E. Vitamin E không chỉ là chất chống lão hóa mà còn góp phần bảo vệ cơ thể trước bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, viêm khớp.
Chọn dầu kết hợp cả ba thành phần dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương: loại dầu ăn kết hợp cả 3 thành phần trên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng, tiện dụng nhất đối với gia đình nhiều thế hệ, các thành viên có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, Neptune Gold là nhãn hiệu dầu ăn kết hợp đầy đủ cả 3 thành phần này.
Không nên lựa chọn dầu thực vật dựa trên cảm tính, chỉ quan sát màu sắc, chuộng rẻ… nhằm tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng. Nên chọn sản phẩm có thương hiệu, công khai minh bạch thành phần, nguồn gốc xuất xứ trên nhãn mác.
Dùng luân phiên, kết hợp các loại dầu khác nhau (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu gạo) hoặc dùng dầu ăn kết hợp nhiều thành phần để cơ thể được cung cấp đa dạng dưỡng chất. Sau khi chọn đúng dầu ăn tốt, người tiêu dùng cần lưu ý 5 nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dầu thực vật trong nấu nướng, giúp dầu phát huy tối đa công dụng, theo Thạc sĩ – Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM:
Tính toán lượng sử dụng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của từng thành viên trong gia đình: trẻ em thường có nhu cầu chất béo cao nhất, kế đến là người trưởng thành. Người cao tuổi cần ít chất béo nhất trong khẩu phần.
Không đun dầu sôi quá lâu trên lửa lớn. Khi dầu sôi, nên giảm lửa để kéo nhiệt độ của dầu xuống thấp. Tốt nhất nên sử dụng các loại dầu có khả năng chịu nhiệt cao như dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương để đảm bảo sức khỏe.
Chỉ dùng dầu một lần duy nhất, không dùng lại dầu đã chiên. Nếu đã chiên trong thời gian dài, người nội trợ nên thay dầu mới. Các món ăn hàng quán thường bị khuyến cáo độc hại, một phần đến từ nguyên nhân người bán – để tiết kiệm dầu – đã không tuân thủ quy tắc này.
Có thể giảm chế biến thức ăn dạng chiên rán, bổ sung dầu vào các món luộc, canh: Người nội trợ có thể cho một muỗng dầu ăn vào nồi canh hoặc nước luộc rau sau khi tắt bếp, giúp cơ thể khi thưởng thức món ăn sẽ hấp thu tốt hơn các Vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K.
Một Số Sai Lầm Khi Tập Thể Dục Gây Tác Hại Cho Sức Khỏe
Tập thể dục thường xuyên vốn là một thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe.
Tập thể dục khi bị bệnh: Khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi,… mà vẫn cố gắng tập thể dục là điều rất nguy hiểm. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.
Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn… thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tập thể dục quá sức: Có thể do ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn tập quá hăng say, hoặc vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa 60 phút mỗi ngày.
Tập thể dục quá sớm: Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.
Tập thể dục quá muộn: Nhiều người có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.
Tập thể dục không đều: Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.
Thường xuyên thay đổi bài tập: Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập đó ít nhất 8 tuần để nó mang lại kết quả. Chăm chỉ tập thể dục nhưng không nên “đứng núi này trông núi kia”, hãy kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể.
Phân tâm trong lúc tập luyện: Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí mải suy nghĩ một công việc nào đó, nó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, chúng ta nên tập trung vào bài tập.
Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục: Khi đó chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Tập thể dục khi đói: Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không nên ăn quá no ngay, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.
Tập thể dục sau khi ăn no: Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vì vậy, nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn./.
Gia Hân (t/h)
Bạn đang đọc nội dung bài viết 6 Lí Do Vì Sao Dầu Thực Vật Có Thể Gây Hại Cho Sức Khỏe trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!