Đề Xuất 5/2023 # 5 Lợi Ích Của Nghệ Đối Với Bệnh Nhân Xơ Gan # Top 12 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 5/2023 # 5 Lợi Ích Của Nghệ Đối Với Bệnh Nhân Xơ Gan # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Lợi Ích Của Nghệ Đối Với Bệnh Nhân Xơ Gan mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong dân gian, từ lâu củ nghệ đã được biết đến như một vị thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị thành công một số bệnh như viêm dạ dày, viêm xương khớp, xơ hóa, nhiễm trùng, bệnh gan thậm chí là ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hoạt chất Curcumin từ nghệ có thể làm giảm quá trình xơ hóa ở gan và tránh được sự cần thiết phải ghép gan.

1.Nghệ có tác dụng bảo vệ gan

Vì gan là cơ quan chịu trách nhiệm giải độc cho cơ thể nên mỗi ngay gan tiếp xúc với rất nhiều chất thải và dễ bị tổn thương do những chất này gây ra. Việc cơ thể chúng ta tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm ít dinh dưỡng và nhiều hóa chất, rượu hay bất kỳ một nhiễm trùng nào cũng có thể làm cho gan suy yếu, tế bào gan bị tổn thương và dẫn đến xơ hóa.

Curcumin có tính chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh,làm giảm lượng phân tử thúc đẩy tổn thương và xơ hóa gan như bilirubin, transpeptidase, các yếu tố tăng trưởng chuyển hóa, aspartate aminotransferase. Ngoài ra, curcumin cũng làm tăng lượng glutathione và enzyme tiêu protein metalloprotease 13 giúp phá vỡ các mô liên kết quá mức gây ra xơ hóa.

2. Nghệ gây ra sự chết theo chương trình của các tế bào gan xơ hóa

Khi các tác nhân gây hại như virus viêm gan, rượu bia tấn công hay do quá trình tích tụ mỡ ở gan liên tiếp trong thời gian dài sẽ kích hoạt các tế bào hình sao sản sinh mô sợi và các protein ngoại bào khác gây xơ hóa.

Trong một nghiên cứu thực hiện để quan sát hiệu quả của nghệ, người ta phát hiện ra rằng, hoạt chất curcumin đã kích hoạt một cách hiệu quả quá trình apoptosis (sự chết theo chương trình) trong tế bào biểu mô hình sao ở gan. Một cơ chế khác được trình bày trong nghiên cứu này đó là sử dụng curcumin trong thời gian dài với mức liều quy định có thể ngăn chặn việc kích hoạt các tế bào hình sao.

3. Curcumin điều chỉnh các tín hiệu trong tế bào gan

Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy curcumin ức chế việc truyền tín hiệu của NF-ƙB, ERK và TNF-β trong tế bào gan. Kết quả là ngăn chặn việc sản xuất CTGF, ngăn ngừa xơ hóa.

4. Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh

Gan bị tổn thương sẽ kích hoạt nhiều quá trình oxy hóa và viêm. Sự mất cân bằng oxy hóa (stress oxy hóa) do hình thành nhiều các gốc tự do chứa oxy (ROS) như peroxide và superoxide. Các ROS này phản ứng với mọi phân tử trung hòa trong các tế bào bao gồm AND, các enzyme và protein, gây ra các vết thương trên diện rộng.

Curcumin được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh có tác dụng chống lại ung thư hiệu quả. Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng curcumin làm giảm stress oxy hóa trong các mô bằng cách tăng lượng glutathione – một chất chống lại các ROS và ngăn ngừa chúng làm tổn thương các tế bào lành.

5. Curcumin ngăn ngừa quá trình viêm trong tế bào gan

Curcumin ức chế sản sinh các yếu tố tăng trưởng chuyển hóa (TGF), yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF) và các thụ thể collagen type I trong tế bào gan làm giảm sự phát triển và sản sinh mô xơ quá mức, cải thiện sự xơ hóa.

7 Lợi Ích Của Sữa Hạnh Nhân Đối Với Sức Khỏe

Sữa hạnh nhân giàu dinh dưỡng nhưng so với hạnh nhân nguyên chất thì nó đã mất đi khá nhiều chất xơ do được pha loãng với nước.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào trực tiếp kiểm chứng được những ảnh hưởng của sữa hạnh nhân tới sức khỏe, nhưng có một số hợp chất trong nó thì đã được nghiên cứu rộng rãi.

Sữa hạnh nhân là gì?

Sữa hạnh nhân là một loại sữa được làm từ hỗn hợp xay trộn quả hạnh nhân với nước, sau đó được lọc đi để loại bỏ những chất bã. Ngoài ra cũng có thể làm loại sữa này bằng cách thêm nước vào bơ hạnh nhân.

Sữa hạnh nhân có hương vị đậm đà, dễ chịu và sánh mịn như các loại sữa thông thường. Vì thế, nó là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay và những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bơ sữa.

Bạn có thể tìm mua sữa hạnh nhân tại các quầy thực phẩm ở hầu khắp các siêu thị ở phương tây còn ở Việt Nam thì chưa có nhiều, hoặc bạn cũng có thể tự làm ở nhà.

Trên thị trường có nhiều loại sữa hạnh nhân đến từ các thương hiệu khác nhau, với hương vị đa dạng. Nhưng để đảm bảo sức khỏe thì chọn loại không chứa đường phụ gia là tốt hơn cả.

Hầu hết các loại sữa hạnh nhân đều giàu vitamin, chất khoáng hoặc protein. Nếu bạn không ăn được bơ sữa thì tốt nhất là nên chọn những sản phẩm giàu canxi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạnh nhân nguyên chất mang lại những lợi ích khổng lồ cho sức khỏe, nhưng điều này lại không hoàn toàn đúng với sữa hạnh nhân; bởi vì sữa hạnh nhân thường được làm từ hạnh nhân chần(bị mất đi lớp vỏ) và đã qua quá trình sàng lọc, làm mất đi một lượng lớn chất xơ và các chất chống oxy hóa.

Hơn nữa, sữa hạnh nhân còn được pha loãng với nước, nên mất đi nhiều chất dinh dưỡng hơn so với hạnh nhân nguyên chất. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa hạnh nhân được quy định bởi số lượng hạnh nhân, lượng nước được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa, và bởi lượng vitamin, khoáng chất bổ sung.

Ví dụ: cứ khoảng 72 quả hạnh nhân (tương đương với 86g) là đủ làm 1 cốc sữa hạnh nhân (262g) tại nhà, trong khi đó, sữa hạnh nhân thương mại thường được pha loãng hơn nhiều ( 1).

1. Giàu dinh dưỡng

Mặc dù không nhiều dinh dưỡng bằng sữa bò nhưng sữa hạnh nhân vẫn bổ dưỡng không kém.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa hạnh nhân cũng gần giống với sữa thông thường, bao gồm vitamin D bổ sung, canxi và protein, nhưng sữa hạnh nhân lại chứa thêm hàm lượng cao một số loại vitamin và chất khoáng tự nhiên, đặc biệt là vitamin E.

Cũng chính vì sữa hạnh nhân không đảm bảo được việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nên nó không thích hợp để thay thế sữa dành cho trẻ sơ sinh.

Điểm mấu chốt: Sữa hạnh nhân rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin E.

2. Hàm lượng calo thấp

Dù trong quả hạnh nhân có chứa đến 50% chất béo và nhiều calo, nhưng sữa hạnh nhân thương mại lại chứa rất ít calo.

Điều này có nghĩa là bạn có thể uống thoải mái mà không sợ tăng cân; không những thế còn được bổ sung một hàm lượng dinh dưỡng tương ứng với hàm lượng calo.

Trong quá trình sản xuất, sữa hạnh nhân được pha loãng với nước để hàm lượng chất béo chỉ ở khoảng 1% giống như trong sữa ít béo.

Một cốc sữa hạnh nhân chỉ chứa 39 calo, bằng một nửa lượng calo có trong một cốc sữa tách béo ( 2, 8).

Tuy nhiên, không phải loại sữa hạnh nhân nào cũng như nhau. Sữa hạnh nhân có thương hiệu hay tự làm ở nhà có chứa nhiều calo hay không là phụ thuộc vào lượng hạnh nhân trong mỗi cốc.

Bên cạnh đó, để bảo vệ vòng eo của mình, bạn nên tránh một số sản phẩm chứa đường phụ gia.

Điểm mấu chốt: Sữa hạnh nhân được sản xuất trong các nhà máy thậm chí còn chứa ít calo hơn cả một cốc sữa tách béo. Tuy nhiên, không phải nhãn sữa nào cũng như vậy, thế nên khi mua hãy đảm bảo kiểm tra bảng thành phần dinh dưỡng in trên bao bì sản phẩm.

3. Sữa hạnh nhân tách đường không làm tăng lượng đường trong máu

Phần lớn các loại sữa hạnh nhân trên thị trường đều chứa nhiều đường phụ gia; trong khi đó sữa hạnh nhân không đường lại rất ít carb, chỉ 0,6% carb(tức 1,5g)/cốc ( 2) ; còn sữa bò ít béo chứa 5% carb, tổng là 12g/cốc ( 3).

Sữa hạnh nhân chứa hàm lượng chất béo và protein cao ngang với hàm lượng carb, nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó rất thích hợp cho người bị tiểu đường và người đang áp dụng chế độ ăn kiêng hạn chế carb.

Tuy vậy, bạn vẫn nên chú ý các thành phần dinh dưỡng trên bao bì để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.

Điểm mấu chốt: Sữa hạnh nhân chỉ là một dạng giả sữa, thực chất không chứa một chút sữa nào, vì vậy nó có thể thay thế cho sữa thường, phù hợp với những người ăn chay và những người mẫn cảm với lactose hoặc dị ứng với sữa.

5. Giúp xương chắc khỏe

Các sản phẩm từ sữa chính là nguồn thực phẩm giàu canxi nhất, nhưng hạnh nhân thì ngược lại.

Vì vậy để làm cho sữa hạnh nhân giống với sữa thật hơn, các cơ sở sản xuất thường bổ sung thêm canxi vào đó. Chẳng hạn, một cốc sữa hạnh nhân thương mại thường đáp ứng được 45-50% nhu cầu canxi hàng ngày ( 2, 9); trong khi đó một cốc sữa bò chỉ cung cấp 28-31% ( 3, 10).

Kết quả là, sữa hạnh nhân sau khi được bổ sung thêm canxi lại trở thành một nguồn canxi dồi dào cho những ai không sử dụng các sản phẩm từ sữa, như những người ăn chay hay những người mẫn cảm với lactose, dị ứng với sữa. Canxi là yếu tố cần thiết để hình thành xương và giúp xương chắc khỏe. Do vậy, tiêu thụ một lượng canxi vừa đủ góp phần làm giảm nguy cơ loãng xương, yếu và gãy xương ( 11).

Điểm mấu chốt: Sữa hạnh nhân trở thành một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời sau khi được bổ sung thêm canxi. Uống sữa hạnh nhân thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, đặc biệt là với những người không sử dụng các sản phẩm từ sữa.

6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Axit oleic-là axit béo chủ yếu có trong dầu hạnh nhân, mang lại những thay đổi tích cực cho hàm lượng lipid trong máu ( 14). Theo một nghiên cứu được tiến hành ở những người trưởng thành khỏe mạnh, ăn 66g hạnh nhân hoặc dầu hạnh nhân đều đặn hàng ngày trong suốt 6 tuần sẽ làm giảm bớt 6% nồng độ LDL cholesterol xấu và 14% triglycerides, đồng thời làm tăng 6% nồng độ HDL cholesterol tốt ( 15). Những thay đổi tích cực này sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim ( 16). Mặc dù trong sữa hạnh nhân có khoảng 50% lượng calo do chất béo sản sinh ra, nhưng nó vẫn thuộc loại sữa ít béo và không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến hàm lượng lipid trong máu. Tuy nhiên, nó giàu vitamin E. Một cốc sữa hạnh nhân cung cấp khoảng 50% nhu cầu vitamin E hàng ngày ( 2).

Vitamin E trong hạnh nhân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó giúp ngăn chặn tình trạng oxy hóa lipid, giảm nồng độ LDL cholesterol bị oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim ( 17, 18).

Nhiều người do cơ thể bị thiếu vitamin D hoặc có hàm lượng vitamin D thấp nên thường có nguy cơ cao bị giòn xương, mỏi và yếu cơ ( 19).

Trong chế độ ăn uống thường ngày của chúng ta, có rất ít nguồn cung cấp vitamin D hiệu quả . Đó là lý do vì sao cần đặt ra mục tiêu sức khỏe cộng đồng là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D. Và sữa chính là thực phẩm đáp ứng được mục tiêu đó.

Cũng giống như những loại sữa thông thường, sữa hạnh nhân thường chứa vitamin D bổ sung. Ví dụ, một cốc sữa hạnh nhân thường chứa 101 IU (2.4 µg) vitamin D, tức là 25% nhu cầu vitamin D hàng ngày, tương tự với một cốc sữa bò giàu vitamin ( 9).

Điều này có nghĩa là nếu uống sữa hạnh nhân thường xuyên thì cơ thể sẽ được bổ sung một lượng vitamin D dồi dào và không lo bị thiếu hụt.

Điểm mấu chốt: Sữa hạnh nhân giàu vitamin D, nên nếu uống thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Tự làm dễ dàng

Sữa hạnh nhân được bán rộng rãi trên thị trường.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm cho mình một cốc sữa hạnh nhân ngay tại nhà. Tất cả những gì bạn cần là một máy xay sinh tố, nước và 1 cốc hạnh nhân.

Trước hết là bóc vỏ hạnh nhân, hoặc bạn có thể ngâm hạnh nhân trong nước khoảng 8-12 tiếng hoặc để qua đêm để vỏ mềm ra và dễ bóc hơn.

Tiếp theo, hãy cho hạnh nhân cùng 4 cốc nước vào máy xay và xay cho đến khi được một hỗn hợp nhuyễn mịn. Cuối cùng là loại bỏ bã bằng cách lọc hỗn hợp bằng vải thưa hoặc túi lọc sữa.

Sữa hạnh nhân thông thường

2 cốc hạnh nhân nguyên chất

Nước để ngâm hạnh nhân: 6 cốc

Hướng dẫn:

Ngâm hạt trong khoảng 18 tiếng, giũ sạch, để ráo nước, và thay nước giữa chừng.

Sau khi ngâm xong, các hạt sẽ nở to ra. Cho hạt và nước sạch vào máy xay sinh tố theo tỉ lệ 1:3, tức là 1 cốc hạt: 3 cốc nước, rồi xay kĩ.

Sau đó, từ từ đổ hỗn hợp vừa xay được vào màng vải thưa để lọc. Dùng tay lọc sữa một cách chậm rãi để tránh làm vung vãi.

Cuối cùng là dùng chai thủy tinh để đựng sữa, đóng chặt nút và bảo quản. Sữa hạt sẽ giữ được trong khoảng 4 ngày.

Phần thịt còn lại của hạt có thể được dùng để làm món tráng miệng hay món phomai mặn.

Sữa hạnh nhân hương vani

2 cốc hạnh nhân nguyên chất, được ngâm trong khoảng 12 tiếng

2,5 cốc nước

4 quả chà là Medjool đã được tách hột

1 hạt đậu vani nguyên chất, được xay nhỏ(hoặc 1 thìa cà phê vani chiết xuất)

1/4 thìa quế

1 nhúm muối biển hạt nhỏ

Sau khi ngâm, rửa sạch hạnh nhân rồi để ráo nước.

Cho hạnh nhân, nước, quả chà là và đậu vani vào máy xay, xay ở mức mạnh nhất trong khoảng 60 giây. Đổ hỗn hợp hạnh nhân vừa xay được ra vải lọc thưa hoặc túi lọc sữa, dùng bát to để chứa. Sau đó nhẹ nhàng vắt đáy túi lọc/màng lọc để lấy sữa. Rửa sạch máy xay, rồi lại đổ sữa vào.

Tiếp đến, cho quế và 1 nhúm muối biển vào. Xay hỗn hợp ở mức bé nhất, rồi lại tiếp tục lọc.

Cuối cùng là đựng vào chai thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh, dùng dần trong 5 ngày.

Sữa hạnh nhân hương dâu

3 cốc nước

3 cốc dâu thái lát

1 cốc hạnh nhân

3 quả chà là Medjool

Có thể thêm: 1 hạt đậu vani (hoặc 1 thìa cà phê vani chiết xuất)

Đổ 2 cốc nước vào 1 bát to, ngâm hạnh nhân trong khoảng 4-24 tiếng. Sau khi ngâm xong thì đổ nước đi và rửa sạch lại hạnh nhân, để ráo nước.

Tiếp đến, cho tất cả các thành phần đã chuẩn bị vào máy xay và xay nhuyễn hỗn hợp ở mức mạnh, rồi đổ ra lọc bằng vải thưa hoặc túi lọc để thu được hỗn hợp sữa sánh mịn hơn. Cuối cùng là bảo quản sữa trong tủ lạnh, dùng dần trong 3 ngày.

Bạn cũng có thể giữ lại phần thịt còn lại của hạnh nhân để làm bánh granola, sinh tố hay đồ nướng và tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh để có thể dùng được trong vài tuần.

Dùng kèm với ngũ cốc thay cho sữa thường

Thêm vào cà phê hay trà

Trộn với sinh tố

Làm kem hoặc bánh pudding bột gạo không sữa

Dùng như món súp, nước xốt hoặc bơ trộn salad

Dùng kèm với các món nướng thay cho sữa

Tuy nhiên lưu ý là những người bị sỏi thận thì không nên uống quá nhiều sữa hạnh nhân. Bởi vì trong sữa hạnh nhân tự làm ở nhà thường chứa canxi oxalat ( 20).

Một số người lại lo ngại về carrageenan-một phụ gia tạo độ đặc có trong một số loại sữa hạnh nhân thương mại. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đều khẳng định cả loại carrageenan và lượng carrageenan có trong thực phẩm đều không gây hại gì ( 21, 22, 23).

Điểm mấu chốt: Sữa hạnh nhân là một sự lựa chọn hoàn hảo để uống thay sữa thường. Tuy nhiên, những người bị sỏi thận thì không nên uống quá nhiều.

Sữa hạnh nhân mang lại rất nhiều lợi ích, là thức uống lí tưởng để thay thế sữa thường, thích hợp với những người đang ăn chay hoặc những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần từ sữa.

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, sữa hạnh nhân là một thức uống tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn.

Lợi Ích Của Rượu Nho Đối Với Phụ Nữ

Đối với phụ nữ, rượu nho có tác dụng làm đẹp dưỡng da. nhờ việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm mất đi các gốc acid tự do làm da của phụ nữ mềm mại, có sức sống. Đối với nam giới, rượu nho có thể hoạt huyết tiêu đi các vết bầm tụ, xóa mệt mỏi, thả lỏng cơ thể, giúp kích thích thần kinh hệ miễn dịch, có tác dụng giảm nhẹ lão hóa ở hệ sinh dục.

Các chuyên gia khoa học đã tổng kết những lợi ích của rượu nho đối với phụ nữ:

1. Rượu nho có thể tăng cảm giác thèm ăn

Rượu nho màu sắc tươi tắn thu hút ánh mắt của người khác. Khi nếm rượu nho sẽ có cảm giác hơi chát nhưng rượu nho không những chỉ là món khai vị mà còn giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cao chất lượng bữa ăn, làm con người hưng phấn, thả lỏng cơ thể.

2. Rượu nho có tác dụng tầm bổ cơ thể

Nguyên liệu tự nhiên trong rượu nho và quá trình lên men sẽ khiến rượu nho chứa nhiều acid amin, khoáng chất và vitamin, là thực phẩm dinh dưỡng để hấp thụ bổ sung tốt nhất cho cơ thể. Các chất này trong nho có thể hấp thụ một cách trực tiếp vào cơ thể.

Đặc biệt là người có sức khỏe yếu thường xuyên uống rượu nho với lượng vừa phải sẽ có ích lợi đối với sức khỏe của mình. Hợp chất phenon và Oligoe Lement trong rượu nho phòng chống phản ứng phụ trong quá trình trao đổi chất, đồng thời phòng chống một số bệnh tật mang tính thoái hóa như bệnh đục tinh thể, bệnh tim mạch, xơ cừng động mạch và nguyên nhân gây lão hóa.

Vì thế thường xuyên uống rượu nho có tác dụng phòng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

3. Rượu nho có tác dụng tốt cho tiêu hóa

Trong dạ dày nếu có khoảng 60 – 100 g rượu nho có thể làm lượng rượu nho trong dịch dày tăng cao 120 ml ( bao gồm 1 g acid clohydric phân ly). Rượu nho tốt cho đồng hóa các protein, rượu nho có tác dụng điều chỉnh chức năng kết tràng, có tác dụng điều trị viêm kết tràng.

Rượu nho ngọt có lợi cho việc bài tiết các dịch mật và tuyến insulin. Do đó, rượu nho có thể trợ giúp tiêu hóa, phòng chống táo bón.

4. Rượu nho có tác dụng chống lão hóa làm đẹp

Rượu nho có hợp chất hữu cơ phenon, vì thế có tác dụng giảm mỡ máu, chống cholesterol xấu, làm mềm mạch máu, tăng chức năng huyết quản và hoạt động tim. Đồng thời rượu nho có tác dụng thẩm mỹ và phòng chống lão hóa.

5. Rượu nho cóc tác dụng giảm béo

Rượu nho có tác dụng giảm nhẹ thể trọng, mỗi l l rượu nho khô chứa 525 kcal, nhiệt lượng này tương đương với 1/15 nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể.

Rượu nho sau khi uống uống có thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp và tiêu hóa, sau 4 tiếng sẽ tự tiêu và không làm tăng thể trọng. Vì thế thường xuyên uống rượu nho không chỉ cung cấp phần nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cho việc giảm béo.

6. Rượu nho có tác dụng lợi tiểu

Trong rượu nho chứa nhiều chất có tác dụng lợi tiểu, phòng chống phù và duy trì cân bằng tính kiềm chua trong cơ thể.

7. Rượu nho có tác dụng diệt vi trùng

Từ xa xưa mọi người đã biết đến tác dụng lớn nhất của rượu nho là diệt vi trùng.

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất, hợp chất phòng chống mầm bệnh trong rượu nho có tác dụng chống lây nhiễm, phương pháp đơn giản nhất là uống một cốc rượu nho nóng hoặc đun nóng chút rượu nho sau đó đánh vào một quả trứng và uống sau khi nguội.

8. Rượu nho phòng chống ung thư

Nghiên cứu gần đây trên chuột bạch và cho thấy rượu nho có tác dụng phòng chống ung thư tương đối mạnh đặc biệt là ung thư tuyến vú.

9. Rượu nho phòng chống hấp thụ chất béo

Chuyên gia khoa học Nhật Bản đã phát hiện, rượu nho có tác dụng phòng chống hấp thụ chất béo, Thí nghiệm ở các loài chuột: cho chuột uống rượu nho một khoảng thời gian sau đó phát hiện, đường ruột hấp thụ tương đối kém với chất béo.

Lợi Ích Của Việc Hiến Máu Đối Với Sức Khỏe

 / 1

Đánh giá:/ 1

DởHay 

1. Tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái

Nhiều nghiên cứu về xã hội học, tâm lý học đã khẳng định, việc hiến máu có thể giúp người hiến máu có những trải nghiệm tâm lý và tinh thần thú vị, có lợi cho sức khỏe:

-      Có cảm giác tự hào và hạnh phúc, đã cứu được người khác.

-      Giúp người hiến máu “trẻ hóa” tâm hồn: Với những người trung niên trở lên, những phản ứng tâm lý tích cực khi tự nguyện hiến máu thường xuyên giúp họ cảm thấy dồi dào sinh lực, hồi sinh hoặc tái sinh.

-      Tự tin vào sức khỏe của bản thân: Hiến máu là biểu hiện chứng tỏ sức khỏe tốt, chất lượng máu tốt. Niềm tin đó rất có lợi cho người hiến máu.

2. Được kiểm tra, tư vấn sức khỏe, giúp người hiến máu theo dõi và tự giám sát sức khỏe của mình

-      Mỗi lần hiến máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe thông qua: khám, đo huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ…; được làm xét nghiệm huyết sắc tố, viêm gan B… Sau khi tiếp nhận, máu được làm 05 xét nghiệm : nhóm máu, viêm gan B, viêm gan C, HIV và giang mai.

-      Như vậy, mỗi lần hiến máu là một lần được kiểm tra sức khỏe, giúp cảnh báo và phát hiện những nguy cơ đối với sức khỏe để có biện pháp kịp thời. Đồng thời, với người hiến máu nhiều lần, việc hiến máu sẽ giúp họ tự giám sát sức khỏe của mình.

3. Tăng tạo máu mới

-      Mỗi lần hiến máu là cho đi một phần máu trong cơ thể như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali,… giúp thanh thải và giảm gánh nặng cho cơ thể do dư thừa các sản phẩm thoái hóa tế bào máu.

-      Việc hiến máu còn là “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho máu đã mất, kích thích tủy xương sinh máu.

Như vậy, hiến máu giúp cơ thể và tủy xương “tập dượt”, có phản xạ để huy động năng lượng và nguyên liệu, đáp ứng cho quá trình tạo máu, sẽ là thói quen có lợi cho sức khoẻ.

*4.Tác dụng làm giảm quá tải sắt

-      Mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên và được thay thế bằng hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giải phóng ra một lượng sắt, một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài và một phần tồn tại trong cơ thể, là kho dự trữ.

-      Ở đàn ông lớn tuổi hoặc phụ nữ đã mạn kinh, lượng sắt dự trữ thường cao hơn so với nhu cầu, gây quá tải sắt cho cơ thể. Sắt dư thừa sẽ kích thích quá trình tạo gốc tự do, ô xy hóa cholesterol…

-      Những người có tình trạng quá tải sắt nhẹ hoặc lượng sắt ở mức khá cao, việc hiến máu có thể giúp giảm lượng sắt dư thừa. Người khỏe mạnh bình thường, có thể hiến máu định kỳ 3-4 tháng/lần sẽ giúp cho quá trình thải sắt thuận lợi.

-      Ở những người có hội chứng quá tải sắt (một loại bệnh di truyền gây rối loạn cơ chế chuyển hóa sắt), lượng sắt luôn ở mức cao, gây lắng đọng ở nhiều cơ quan (tụy, gan, thượng thận…), có thể gây tổn hại cho các cơ quan này và gây các bệnh như tiểu đường, bệnh gan, tim mạch… Thống kê cho thấy, ở Anh, tỷ lệ mắc bệnh này là 1/ 300-400 người.

5. Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

-      Sự có mặt quá nhiều của sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình ô xy hóa cholesterol, sản phẩm của quá trình này lắng đọng ở lớp dưới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện xơ vữa mạch máu, gây các cơn đau tim và đột quỵ.

-      Một số nghiên cứu cho thấy cơn đau tim và các vấn đề tim mạch khác ít xảy ra ở nam giới đã hiến máu nhiều lần. Các nghiên cứu ở Đại học Kansas (Mĩ) và Đại học Kuopio (Phần Lan) trên 6.500 người đàn ông cho thấy: nhờ việc hiến máu thường xuyên, những người đàn ông và phụ nữ sau mãn kinh đã giảm được 30% nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ tim mạch so với những người không hiến máu.

6. Giảm nguy cơ bị ung thư

Việc cơ thể hấp thụ sắt vượt quá mức nhất định cũng như việc tiêu hủy tế bào máu hằng ngày sẽ thúc đẩy việc hình thành các gốc tự do; các gốc tự do này gây ra các thay đổi trong tế bào, làm phá vỡ chức năng bình thường của tế bào và làm tăng nguy cơ gây ung thư như gan, phổi, đại tràng, dạ dày và phế quản. Nhiều nghiên cứu đang tập trung để làm rõ hơn vấn đề này, nhưng bước đầu đã ghi nhận, tỷ lệ ung thư giảm ở những người hiến máu thường xuyên hơn so với người không hiến máu.

7. Tăng quá trình đốt cháy calo và giúp giảm cân

Người ta tính ra rằng, mỗi lần hiến khoảng 450 ml máu giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là biện pháp hữu ích trong việc giảm cân ở những người có cân nặng trên mức trung bình của cơ thể.

8. Mỗi lần hiến máu là một lần gửi máu (miễn phí) vào ngân hàng máu

Hiến máu là cách người hiến máu gửi vào ngân hàng máu (gửi nguyên liệu – máu thô); khi không may mắn, người hiến máu cần nhận máu, sẽ được bồi hoàn miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Sản phẩm nhận lại là những đơn vị máu hoặc chế phẩm máu đã qua xử lý và an toàn cho điều trị.

Như vậy, hiến máu vừa là hành động nhân đạo, vừa là cách “bảo hiểm máu” an toàn cho chính sức khỏe của người hiến máu.

                         

                                                                       Nụ cười hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu cứu người

                                                             (Trích tài liệu tập huấn)

Các bài viết khác:

Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Lợi Ích Của Nghệ Đối Với Bệnh Nhân Xơ Gan trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!