Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Tác Hại Của Xì Dầu Với Cơ Thể mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoạt chất Isoflavone trong các sản phẩm xì dầu lên men được chứng minh đóng vai trò như một chất xúc tác làm gia tăng các tế bào ung thư vú. Ngoài ra, chất này cũng được cho là ảnh hưởng đến chu kỳ kinh ở phụ nữ.
Bệnh lý tuyến giáp
Xì dầu lên men chứa Goitrogen, một loại Isoflavone. Chất hóa học này có thể gây ra suy giáp khi can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormone tuyến giáp.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng tinh trùng giảm do tiêu thụ các sản phẩm xì dầu. Sử dụng xì dầu vượt quá mức cho phép có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới.
Ảnh hưởng đến chức năng thần kinh
Mononatri glutamat trong xì dầu có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.
Cản trở sự hấp thụ khoáng chất
Xì dầu chứa hàm lượng phytate cao, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa do nó ngăn chặn sự hấp thụ khoáng chất trong cơ thể.
Nguy cơ đau tim
Sử dụng xì dầu có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy, dẫn đến đau tim và các chứng bệnh kinh niên khác.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng muối cao được thêm vào khi bắt đầu lên men trong quá trình sản xuất xì dầu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, gây bệnh tim mạch, huyết áp,…
Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Do các chất hóa học độc hại có trong xì dầu nên nó không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Việc tiêu thụ xì dầu có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng đến thận
Chất oxalate và phytoestrogen trong xì dầu ảnh hưởng không tốt đến thận. Oxalate có thể gây sỏi thận trong khi hàm lượng phytoestrogen cao có thể hủy thoại thận.
Hen suyễn
Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ xì dầu với nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Thiên Bình
Nguồn: http://saoonline.vn/suc-khoe/nguy-hiem-khon-luong-khi-su-dung-xi-dau-113005.html
Tác Hại Của Việc Thức Khuya Thường Xuyên Đối Với Cơ Thể
Làm suy giảm trí nhớ
Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Suy giảm hệ miễn dịch
Trong lúc ngủ, đặc biệt là khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho những hóc-môn trên bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn nếu như bạn thức đến tận sáng. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ.
Nguy cơ viêm loét dạ dày
Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài
Da bị lão hóa nhanh hơn
Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn so với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì. Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn…vv. Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.
Giảm thị lực
Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những cắt đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị…
Để tránh những tác hại do thức khuya gây ra chúng ta nên hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 12 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp làm giảm tác dụng do việc thức khuya gây nên.
Hồng Vân
ad syt ad
10 Tác Hại Của Rượu Bia Với Sức Khỏe Con Người
1. Độc hại với gan
Gan là cơ quan nội tạng rất quan trọng của con người. Cũng như tim và thận vậy, chúng ta có thể thiếu lách, thiếu dạ dày, nhưng không thể thiếu gan hay tim, thận.
Trước hết, uống rượu bia nhiều có thể khiến gan nhiễm mỡ. Những người uống rượu thường xuyên thường có gan nhiễm mỡ, do đó ảnh hưởng đến chức năng gan.
Có một tỷ lệ người uống rượu hình thành các sẹo xơ trong gan, rồi dẫn đến xơ gan, một loại tổn thương gan tiến triển, không thể đảo ngược lại được, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan cũng bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như nôn ra máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng.
1/3 số người có yếu tố di truyền dẫn đến xơ gan. Cơ chế chính xác của căn bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ.
2. Ảnh hưởng đến não và thần kinh
Khi tâm trạng buồn chán, nhiều người thường hay tìm đến rượu để giải tỏa, có thể nhất thời rượu giúp bạn giải sầu, nhưng cuối cùng nó càng khiến bạn phiền não thêm. Người ta uống rượu vì sầu, nhưng càng uống lại càng thêm sầu, nhiều người không thoát khỏi vòng xoáy này, chìm sâu trong men rượu mà không thoát ra được.
Cồn có ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, tất nhiên cũng làm biến đổi não bộ, và sự biến đổi này không như say xong rồi trở lại như bình thường, nó là không thể đảo ngược.
Cồn ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh, theo chiều hướng khiến người đó ngày càng trở nên lo âu, trầm cảm, căng thẳng và đặc biệt là tính cách xấu xa hơn.
3. Rượu bia, vô sinh và sảy thai
Rượu có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng năng sinh sản của nam giới, nó gây rối loạn cương dương tạm thời.
Trong dài hạn, rượu làm giảm nồng độ testosterol, dẫn đến suy giảm khả năng tình dục, gây độc đối với tinh hoàn, do đó làm tổn thương tinh trùng hoặc khiến chúng không “chạy” tới trứng được, nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Uống rượu cũng làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới, dù là uống lượng nhỏ rượu, mặc dù các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân vì sao.
Uống nhiều rượu kéo dài cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt hoặc làm ngừng rụng trứng. Những phụ nữ uống nhiều rượu khi mang thai cũng dễ bị sảy hơn.
4. Tăng nguy cơ ung thư
Theo giáo sư Linda Bauld thuộc Trung tâm nghiên cứu thuốc lá và rượu Anh Quốc, thì có bằng chứng xác đáng cho thấy rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú.
Có lẽ nhiều người ngạc nhiên về mối liên hệ giữa cồn và ung thư vú. Tuy nhiên đã có bằng chứng rất rõ ràng chứng minh mối liên hệ này. Chỉ uống một chai rượu mỗi tuần cũng tăng khả năng mắc ung thư vú lên 10%.
Những đồ uống có cồn như rượu, bia khi vào cơ thể thì sẽ được giáng hóa ở gan và tạo thành chất độc hại là acetaldehyde, chất này làm tổn thương ADN của tế bào, do vậy làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Cồn cũng có kết hợp với các tác nhân gây ung thư khác, ví dụ các chất độc trong thuốc lá, khiến nguy cơ ung thư có thể tăng lên nhiều lần.
5. Thúc đẩy lão hóa da
Các đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Khi ngừng uống chắc chắn bạn sẽ trông trẻ đẹp hơn.
Rượu gây lợi tiểu, do đó làm cơ thể, cũng như làn da bị mất nước. Điều này có ảnh hưởng ngay tức thì và kéo dài đối với làn da và tóc.
Mất nước khiến da khô và tóc xơ dễ gãy, đồng thời uống quá nhiều rượu làm cạn kiệt sắt trong cơ thể, khiến làn da bạn xanh sao, thiếu sức sống, tóc dễ gãy rụng hơn.
Bởi cồn làm cạn kiệt vitamin C và vitamin A của cơ thể, nên làn da cũng kém hồi phục trước những tác nhân lão hóa của môi trường như ánh nắng và các chất ô nhiễm.
Uống nhiều đồ uống có cồn cũng khiến làn da mỏng hơn, do vậy khi nhìn gần sẽ dễ thấy những mạch máu dưới da.
6. Vấn đề tim mạch
Bệnh tim mạch đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dần dần, các tế bào cơ tim bị thay thế bằng mô xơ không co bóp được, khiến tim yếu và không đủ khả năng tống máu đi nuôi cơ thể.
Tồi tệ hơn, bạn có thể bị suy tim, biểu hiện khó thở, mệt mỏi, loạn nhịp tim, và phù chân.
Tuy vậy tim bạn có khả năng tự sửa chữa và bù trừ tốt, nhưng nếu uống rượu thường xuyên, thì chính bạn đang làm tan nát trái tim mình.
Tùy thuộc và cơ địa của mỗi người, nhưng nhìn chung thì uống hơn 1.2 lít rượu mỗi tuần đối với phụ nữ và 1.8 lít mỗi tuần đối với nam giới sẽ gây tổn thương cơ tim
Những cuộc chè chén say sưa cũng làm tăng khả năng cao huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Uống rượu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, do vậy càng làm tăng huyết áp. Những người uống nhiều rượu bia cũng thường có lối sống không lành mạnh, nên càng dễ mắc bệnh tim mạch.
7. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi, theo Tổ Chức Thận Anh Quốc.
Thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận.
Đồng thời uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.
Chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp, một tình trạng chức năng thận mất đột ngột, do lượng cồn trong máu tăng quá nhanh. Chức năng thận có thể phục hồi những cũng có thể để lại tổn thương mãi mãi.
8. Viêm tụy
Tụy có hai chức năng nội tiết và ngoại tiết. Nó tiết các enzyme tiêu hóa và gửi đến ruột non giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn, đó là chức năng ngoại tiết. Chỉ khi đến ruột các enzyme này mới được hoạt hóa thực hiện chức năng của mình.
Nhưng khi uống rượu bia, cồn làm rối loạn quá trình này, các enzyme bị hoạt hóa và thực hiện chức năng ngay khi còn ở trong tụy, do đó gây viêm tụy.
Các triệu chứng viêm tụy bao gồm đau bụng, có thể đau dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt.
Một người có thể bị viêm tụy cấp (sau bữa rượu và có triệu chứng nói trên), hay viêm tuy mãn, tức là tụy bị phá hủy từ từ, dẫn đến đái tháo đường và cuối cùng là tử vong.
9. Loãng xương
Uống rượu thường xuyên gây loãng xương, làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu bị gãy.
Trong cơ thể luôn xảy ra quá trình hủy xương và tân tạo xương, có sự cân bằng nhất định giữa hai quá trình này. Cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, do đó làm cán cân nghiêng về bên hủy xương.
Uống rượu cũng là một một trong những yếu tố được dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương.
Ngoài ra, những người thường uống rượu cũng hay bị sai lệch trong chế độ dinh dưỡng (có thể uống nhiều mà ăn ít, hoặc ăn nhiều một số loại đồ ăn khoái khẩu), nên góp phần làm xương yếu và dễ vỡ hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Gout là hiện tượng thừa axit uric khiến chúng tích tụ ở các cơ: ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối khiến cho việc đi lại hết sức khó khăn. Lạm dụng rượu bia quá mức dần dần làm hỏng các bộ phận trên cơ thể bạn và đặc biệt là gan và thận (như đã nói ở trên) khiến cơ thể không có khả năng loại bỏ độc tố và các chất độc hại khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn. Nếu bạn chỉ uống 1 ly rượu, bia (hoặc một thức uống hỗn hợp) trong khoảng thời gian 24 giờ không làm tăng đáng kể nguy cơ các cuộc tấn công bệnh gout lặp lại vậy tại sao ngay từ bây giờ bạn không dừng ngay việc uống rượu để bảo vệ sức khỏe.
Hãy từ chối rượi bia trước khi quá muộn, đó là lời cảnh tỉnh cho những ai đang hàng ngày sử dụng rượu bia như một thói quen. Đây là một việc làm cần thiết, đặc biệt đối với giới trẻ tương lai để có một cuộc sống khỏe mạnh và xây dựng một xã hội văn minh, an toàn.
Dứa Bao Nhiêu Calo? Những Tác Dụng Của Dứa Đối Với Cơ Thể?
Dứa bao nhiêu calo?
Quả dứa hay còn được gọi là trái thơm, trái khóm,… là một loại trái câu nhiệt đới và được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các mắt. Loại quả này có thể được sử dụng để ăn sống như trái cây, ép nước uống hoặc hoặc chế biến thành các món ăn,… đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như vitamin C, protein, chất xơ, kali và nhiều loại vitamin và chất khoáng khác nên được rất nhiều người ưa thích.
Vậy dứa bao nhiêu calo? về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết “Trên thực tế, 1 quả dứa bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào khối lượng và kích thước của chúng. Theo như nghiên cứu thì trong 100g thịt quả thơm sẽ có chứa khoảng từ 25 – 40g calo. Nếu là nước ép dứa thì khoảng 300 ml sẽ có khoảng 130g calo. Bạn chỉ cần uống một cốc nước dứa thì đã có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Như vậy có thể thấy lượng calo có trong dưa là rất ít, đồng thời có chứa hàm lượng vitamin C, B1 cao nhiềuchất xơ,… nên có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm cân. Bên cạnh đó, việc ăn dứa ăn dứa có có tác dụng giúp đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa, chắc khỏe xương,… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi ăn dưa các bạn cần lưu ý khi ăn dữa phải gọt hết vỏ và bỏ mắt, không nên ăn lúc đói, những người có tiền sử bị bệnh đau dạ dày hoặc phụ nữ mang thai hoặc sau sinh không nên ăn nhiều dứa bởi,..
Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Tác Hại Của Xì Dầu Với Cơ Thể trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!