Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Lý Do Tuyệt Vời Để Bạn Bổ Sung Đậu Que Cho Bữa Ăn Gia Đình mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đậu que chứa nhiều vitamin A, C và K cũng như giàu folate, thiamin, riboflavin, sắt,magiê và kali… rất tốt cho sức khỏe. Một 100g đậu que tươi chứa 31 calo, 7g carbohydrate, 3g chất xơ, 3g đường và 2g protein nhưng không có chất béo.
Nhiều khảo sát cho thấy, thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu que có khả năng kéo giảm nguy cơ đái tháo đường và bệnh tim cũng như nguy cơ tử vong nói chung.
Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Harvard nêu khả năng phụ nữ trong độ tuổi mang thai dùng nhiều thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, bí đỏ và đậu que có thể giúp tăng cường khả năng sinh sản.
Lượng axít folic dồi dào trong đậu que cũng giúp thai phụ bảo vệ thai nhi khỏi những khuyết tật ở ống thần kinh. Một chén nhỏ đậu que cung cấp 10% nhu cầu axít folic và 6% nhu cầu chất sắt hằng ngày.
Điều trị các vấn đề về dạ dày, ruột
Lượng cao chất xơ trong đậu que sẽ làm giảm các vấn đề tiêu hóa như táo bón, loét và bệnh trào ngược a xít. 110 gram đậu que có thể cung cấp cho bạn 15% lượng chất xơ cần có hằng ngày.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Đậu que có chứa một số vitamin như niacin và thiamine giúp ngăn ngừa nhiều nhiễm trùng trong cơ thể. Chúng cũng chứa vitamin B và vitamin C cũng là những chất dinh dưỡng quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng tấn công cơ thể.
Cung cấp năng lượng
Đậu que có chứa hai lần lượng sắt so với rau chân vịt. Sắt là khoáng chất cần thiết cho cơ thể vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào khắp cơ thể.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Đậu que chứa lượng canxi và flavonoid bảo vệ tim rất phong phú. Lượng flavonoid cao trong đậu que có đặc tính chống viêm rất lớn, làm giảm hoạt động huyết khối trong tế bào và ngăn ngừa cục máu đông ở động mạch.
Ngăn ngừa ung thư ruột già
Ăn đậu que có lợi cho việc ngăn ngừa ung thư ruột già. Nó có chứa nhiều chất xơ ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa. Chất xơ sẽ giảm bớt quá trình tiêu hóa và thúc đẩy chuyển động ruột, do đó ngăn ngừa ung thư ruột già.
Cải thiện sức khỏe xương
Canxi tìm thấy trong đậu que giúp ngăn ngừa sự xuống cấp của xương và chứng loãng xương. Đậu que cũng có chứa vitamin K và A giúp thúc đẩy sức khỏe xương và ngăn ngừa mất xương.
Ngăn ngừa các khiếm khuyết khi mang thai
Đậu que chứa nguồn folate tuyệt vời, loại khoáng chất rất hữu ích cho việc phân chia tế bào và tổng hợp ADN. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên ăn đậu que để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Tốt cho mắt
Loại rau củ này có nhiều carotenoid đóng vai trò lớn trong việc ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng. Thoái hóa bạch cầu là một tình trạng làm giảm thị lực. Đậu que cũng giàu lutein và zeaxanthin, giúp duy trì thị lực.
Chứa chất chống ô xy hóa
Đậu que có chứa chất chống ô xy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do gốc tự do. Các gốc tự do gây ra bệnh tim và ung thư. Vì vậy, để ngăn ngừa tổn thương gốc tự do trong cơ thể, đậu que là những thực phẩm tốt nhất có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.
Giúp giảm cân
Đậu que chứa rất ít calo, cholesterol và chất béo bão hòa cũng sẽ thúc đẩy tim khỏe. Một lượng lớn chất xơ trong đậu que cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa đầy hơi, giúp quản lý trọng lượng.
Phương Nam
Rau Sam Thân Thuộc Với Nhiều Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Gia Đình
By
Tweet on Twitter
Share on Facebook
Rau sam không chỉ là loại thực phẩm gần gũi thân thuộc với mọi người, mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại. Nó có thể chữa được nhiều bệnh thông thường và mạn tính
Rau sam (còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện) vì có lá giống hình răng ngựa, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau trường thọ, rau hạt dưa, cỏ ngũ hành. Đây là loại rau mọc dại ở khắp nơi từ bắc đến nam, có tên khoa học là Portulaca Oleracea L thuộc họ rau sam Portulacea.
Cây sam thân mập, mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa vàng. Rau thích nghi với những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc…
Theo Tây y, trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ure. Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magie, 494mg kali, 1.920 UI caroten… và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic… Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.
Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, vào 3 kinh tâm, tỳ, phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, lương huyết giải độc, cầm máu. Rau có thể giúp co mạch máu, nước sắc của rau sam có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lị shiga-kruse, vi khuẩn lị hình chữ Y, trực khuẩn Coli, trực khuẩn thương hàn.
Những tác dụng phổ biến của rau sam
1. Tác dụng chống viêm
Sở dĩ rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất trong nó. Những chất này có tác dụng hỗ trợ giúp giảm đau và cảm giác khó chịu, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.
Đây là nguồn kháng sinh tự nhiên rất tốt trong hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo chỉ với liều lượng khoảng 500g rau tươi một ngày.
2. Hạ huyết áp
Hàm lượng kali và axit béo Omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định. Rau sam rất giàu sắt và đồng, là 2 chất cần thiết cho một hệ thống tuần hoàn khỏe mạnh, đảm bảo lưu thông máu đi khắp cơ thể.
3. Điều trị các bệnh ngoài da
Theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan dùng lá tươi của cây giã nát và đắp ngoài da có thể hỗ trợ giúp nhanh làm lành vết thương.
Trị mụn nhọt: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Chữa chốc đầu của trẻ nhỏ: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
4. Tác dụng chống lão hóa
Theo nghiên cứu của Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng – Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ), trong 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Qua kết quả này có thể thấy đây là loại rau giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
5. Hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Các bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc mới phát hiện rau sam có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư hiệu quả, nó có thể hỗ trợ giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Chữa u thực quản: Rau sam tươi 30g, nấu chín nhừ, thêm ít bột đậu nành để thành món cháo dưỡng sinh, có thể thêm chút mật ong trước khi ăn.
Chữa u đại tràng: Rau sam 20g, phục linh 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, vàng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Chữa u trực tràng: Rau sam khô 10g, hoa mào gà 30g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
6. Tác dụng diệt khuẩn
Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
7. Khỏe xương
Canxi, magie, sắt và mangan trong rau là những yếu tố cần thiết để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho xương. Ăn “loài cỏ dại” này thường xuyên có thể hỗ trợ ngăn ngữa bệnh loãng xương.
8. Giảm cân
Với hàm lượng calo thấp, nhưng lại giàu chất xơ, rau sam là thực phẩm hoàn hảo cho những ai muốn giảm cân. Không những thế, loài rau này còn giàu chất dinh dưỡng nên mọi người có thể ăn nhiều mà không sợ tăng cân và thiếu chất.
Lưu ý khi ăn rau sam:
Với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp uống nước rau sam sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng. Những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, do rau có tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu cần tránh ăn. Rau sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút để hỗ trợ giúp dễ sinh.
10 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Hạt Đậu Gà
Các loại hạt đậu, đỗ đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng trong số đó có một loại đậu đặc biệt – hạt đậu gà. Những tác dụng tuyệt của hạt đậu gà sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy.
Hạt đậu gà là gì?
Đậu gà, hay còn có tên gọi khác là đậu răng ngựa, và có tên tiếng Anh là “chickpea”. Đây là loại hạt được trồng từ rất lâu đời và được cho là có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại. Và đậu gà cũng là nguyên liệu ưa thích trong bữa ăn của người Trung Đông từ cách đây khoảng 7000 năm.
Loại hạt này lúc bán là loại hạt khô, nhỏ, có màu vàng nâu nhạt và kích thước cỡ hạt đậu phộng. Hạt lúc nấu chín có mùi thơm đặc trưng, ăn bùi bùi và rất dễ kết hợp với các thực phẩm và nguyên liệu khác trong lúc nấu nướng.
Có bao nhiêu loại đậu gà?
Hiện nay có 2 loại đậu gà phổ biến được ưa dùng. Đó là kabuli và desi.
Loại kabuli có màu kem hoặc trắng, hình tròn đều, kích thước lớn gấp đôi loại desi. Loại này thường được dùng ăn với salad hoặc đóng hộp. Loại này rất được ưa chuộng ở Mỹ.
Loại thứ hai là desi. Khác với kabuli, desi là loại đậu gà có hình dạng không đồng đều, và có màu từ nâu nhạt đến màu đen. Lớp vỏ của desi cũng dày hơn kabuli. Loại desi được sử dụng phổ biến ở Trung Đông và Ấn Độ.
Lợi ích sức khỏe của hạt đậu gà
Đem lại một trái tim khỏe mạnh
Trong đậu gà có hàm lượng cao chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Do vậy, nếu bạn ăn đậu gà thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim,…
Ngoài ra, sự có mặt của omega-3 trong đậu gà sẽ bảo vệ và giúp trái tim khỏe mạnh.
Tác dụng tốt của hạt đậu gà cho hệ tiêu hóa
Đậu gà tốt cho hoạt động tiêu hóa là do chất xơ hòa tan. Chất xơ sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giúp đường tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, tăng cường các khuẩn có lợi cho đường ruột.
Kiểm soát đường huyết và tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Hạt đậu gà là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp do lượng chất xơ hòa tan trong đậu khi được hấp thụ sẽ làm chậm lại sự hấp thụ đường. Từ đó đậu gà giúp kiểm soát lượng đường trong máu và mức tăng đường huyết tốt hơn, giúp nó tăng ổn định chứ không phải tăng đột biến.
Do đó, người bị tiểu đường tuýp 1 ăn đậu gà sẽ ngăn chặn bệnh tiến triển sang tuýp 2. Còn người đang bị tiểu đường tuýp 2 thì bệnh tình sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, trong đậu gà chứa hàm lượng natri tự nhiên thấp nhưng hàm lượng kali lại cao. Do vậy, đây là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị chứng cao huyết áp.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Bạn sẽ thiếu máu khi không có đủ sắt. Trong khi đó, đậu gà lại chứa hàm lượng sắt cao. Vitamin C trong đậu gà sẽ kết hợp giúp cho cơ thể bạn hấp thu sắt tốt hơn.
Tác dụng của hạt đậu gà ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu, trong đậu gà chứa 1 loại hoạt chất gọi là saponin. Saponin có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của một số bệnh ung thư.
Sự hiện diện của folate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và tái tạo DNA. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn chặn tế bào ung thư.
Giúp hệ cơ xương khỏe mạnh
Đậu gà là nguồn dồi dào các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và chắc khỏe của hệ cơ xương. Đó là canxi, phốt pho, magie, đồng, kẽm,…
Do vậy, ăn đậu gà mỗi ngày sẽ rất tốt cho trẻ em đang độ lớn do giúp tăng mật độ xương. Người cao tuổi cũng sẽ hưởng lợi từ đậu gà do ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.
Tác dụng của hạt đậu gà làm đẹp da
Đậu gà chứa nhiều vitamin khoáng chất tốt cho da. Đặc biệt các chất chống oxy hóa mạnh sẽ giúp chống lại các tế bào gốc tự do. Từ đó mà giúp chống lão hóa da hiệu quả, mang đến cho bạn một làn da tươi trẻ và khỏe khoắn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nếu bạn đang tìm một chế độ ăn để giảm cân khoa học và hiệu quả, thì đậu gà sẽ là một sự cân nhắc không tồi.
Chất xơ sẽ giúp bạn cho bạn no lâu. Protein thực vật lành mạnh sẽ giúp bạn được cung cấp dinh dưỡng cần thiết trong quá trình giảm cân. Sự kết hợp của chất xơ và protein sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn.
Không chỉ vậy, lượng calo trong đậu gà lại khá thấp. Mỗi 28 g đâu gà chỉ chứa khoảng 48 calo mà thôi.
Tác dụng tốt của hạt đậu gà cho phụ nữ mang thai
Đậu gà chứa folate có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật thai nhi cũng như biến chứng nguy hiểm khi sinh con. Ngoài folate, thì nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong đậu gà cũng sẽ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu, giúp có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hạt đậu gà tốt cho hoạt động của não bộ
Đậu gà tốt cho não bộ là do có chứa choline. Choline giúp tăng cường trí nhớ, làm êm dịu thần kinh cũng như giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Do vậy, đậu gà rất tốt cho trẻ nhỏ để phát triển trí óc khỏe mạnh và thông minh.
Bảo quản hạt đậu gà như thế nào?
Với đậu gà sống, bạn chỉ cần bảo quản đâu trong hộp kín và để ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời.
Với đậu gà đã nấu chín, bạn có thể cho vào hộp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 1 tuần.
Cách sơ chế hạt đậu gà
Hạt đậu gà khô rất cứng. Nên trước khi nấu, bạn cần nhặt bỏ hạt sâu, rửa sạch bụi rồi ngâm nước trong 8-12 tiếng. Sau đó vớt lấy đậu gà đã ngâm, cho vào nồi, thêm nước, nấu đến sôi rồi ninh với lửa nhỏ trong 1 tiếng thì đậu gà sẽ chín.
Nếu bạn có nồi áp suất thì sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Bạn cho đậu cùng nước vào nồi và nấu trong vòng 20 phút là chín. Hạt đậu gà nấu bằng nồi áp suất rất ngon vì chín mềm, đều, hương thơm và mùi vị được giữ nguyên.
Đậu gà đã nấu chín phổ biến nhất là được dùng làm món salad đậu gà hoặc xay nhuyễn để làm xốt Hummus cho salad hoặc chấm rau củ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đậu gà xào, kho chung với các thực phẩm khác, hoặc xay nhuyễn ra làm thức ăn dặm cho trẻ.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm giá từ hạt đậu gà giống như làm giá đỗ xanh vậy.
Mua hạt đậu gà ở đâu?
Đến đây bạn đã biết hạt đậu gà mang lại nhiều lợi ích như thế nào rồi và rất mong muốn bổ sung nó ngay vào thực đơn của gia đình. Vậy nếu bạn muốn tìm mua đậu gà, thì bạn nên mua ở đâu?
Ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể mua hàng tại Thế Giới Hạt qua địa chỉ: 8C đường Lê Tấn Quốc, phường 13, quận Tân Bình.
Ở Hà Nội, bạn có thể mua đậu gà của Organica tại địa chỉ: 5A1 Ngõ 192 Thái Thịnh, quận Đống Đa.
Ngoài ra, dù ở đâu bạn cũng có thể đặt mua hạt đậu gà nhập khẩu chất lượng ngay trên trang online của DK Harvest.
*Ảnh: Nguồn Internet
Bún Vịt Om Sấu: Gợi Ý Tuyệt Vời Cho Bữa Trưa
Vịt om sấu ăn kèm bún là món ăn thích hợp cho gia đình bạn trong một ngày mưa.
Nguyên liệu làm vịt om sấu:
– Vịt: 1 con (không nên ham chọn con vịt quá béo, khi nấu lên món ăn quá ngậy do quá nhiều mỡ làm nước vịt om sấu mất đi vị ngon. Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt).
– 10 quả sấu xanh
– 0,5kg khoai sọ loại củ nhỏ
– 5 củ hành khô
– 10 lá mùi tàu
– 1 củ tỏi
– 5 củ sả
– Bún
– Gia vị: Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm
Sơ chế nguyên liệu:
– Vịt làm sạch lông, dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Tiếp tục rửa vịt bằng rượu trắng hoặc gừng để vịt hết mùi hôi, chặt vịt theo từng miếng thon dài vừa phải.
– Sấu gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu, sấu nhanh chín và ra nhân thịt.
– Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay.
– Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng.
– Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Cách làm vịt om sấu chuẩn bị miền Bắc:
– Bước 1: Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả), để 30 phút cho ngấm. Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả) còn lại phi thơm cho thịt vịt xào săn.
– Bước 2: Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. Các bạn có thể thay nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu.
– Bước 3: Khi thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi, múc ra bát, ăn nóng kèm bún.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Lý Do Tuyệt Vời Để Bạn Bổ Sung Đậu Que Cho Bữa Ăn Gia Đình trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!