Đề Xuất 3/2023 # 10 Công Dụng Hữu Hiệu Của Nghệ Với Sức Khỏe Con Người # Top 10 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 3/2023 # 10 Công Dụng Hữu Hiệu Của Nghệ Với Sức Khỏe Con Người # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Công Dụng Hữu Hiệu Của Nghệ Với Sức Khỏe Con Người mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

10 công dụng hữu hiệu của nghệ với sức khỏe con người

1. Nghệ chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học mạnh mẽ

Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong củ nghệ không phải là cao, nó chiếm khoảng 3% trọng lượng củ nghệ.

Nhưng curcumin không dễ để hấp thu, người ta thường sử dụng hạt tiêu đen kèm với curcurin vì trong hạt tiêu đen có chất piperine, một chất tự nhiên làm tăng sự hấp thu curcumin lên tới 2000 lần. Curcurin còn có khả năng tan trong chất béo, cho nên nó vẫn thường được sử dụng cùng với bữa ăn nhiều mỡ.

2. Curcumin là một hợp chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên

Công dụng cả nghệ đối với sức khỏe con người 

Tình trạng viêm có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cơ thể chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài và sửa chữa tổn thương. Nếu không có viêm, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công cơ thể và tiêu diệt chúng ta. Mặc dù viêm cấp tính (ngắn hạn) là có lợi, nhưng nó có thể trở thành vấn đề lớn khi viêm chuyển sang mạn tính (dài hạn) và có những phản ứng không chống lại các mô của cơ thể.

Viêm mạn tính ở mức độ thấp có vai trò rất lớn trong hầu hết các bệnh lý mạn tính bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hội chứng chuyển hóa, Alzheimer và nhiều tình trạng thoái hóa khác nhau. Vì vậy, bất cứ điều gì có thể giúp chống lại tình trạng viêm mạn tính đều có tầm quan trọng trong việc dự phòng và thậm chí điều trị các bệnh lý này.

Gần đây curcumin cũng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori, một vi khuẩn có vai trò quan trọng trong các bệnh lý dạ dày tá tràng.

3. Nghệ làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa của cơ thể

Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bản thân nó trực tiếp trung hòa các gốc tự do, sau đó kích thích các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, từ đó ngăn chặn mầm bệnh và lão hóa.

4. Curcumin giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ các bệnh não

Trước đây người ta cho rằng tế bào thần kinh không thể phân chia và nhân lên sau thời thơ ấu. Tuy nhiên, điều này thực sự có thể xảy ra. Các tế bào thần kinh có khả năng hình thành các kết nối mới, nhưng trong một số vùng của bộ não các tế bào thần kinh còn có thể nhân và tăng sinh về số lượng. Một trong những yếu tố chính của quá trình này là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não, một loại hormon tăng trưởng trong não bộ.

5. Curcumin có thể làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch

Bệnh tim là kẻ giết người lớn nhất trên thế giới theo thống kê của WHO. Người ta đã chỉ ra rằng bệnh tim vô cùng phức tạp và có nhiều yếu tố khác nhau cùng góp phần vào.

Curcumin có thể giúp đảo ngược nhiều bước trong sự hình thành bệnh tim. Nó còn làm giảm tình trạng viêm và oxy hóa mà có vai trò rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch.

Trong một nghiên cứu, 121 bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu: dùng giả dược hoặc 4g curcumin/ngày trước và sau phẫu thuật một vài ngày. Nhóm sử dụng curcumin đã giảm được 65% nguy cơ cơn đau tim trong bệnh viện.

6. Nghệ có thể giúp ngăn chặn thậm chí điều trị ung thư

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy curcumin là một dược liệu có ích trong điều trị ung thư. Nó có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển và lan truyền ở mức độ phân tử của ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có thể làm giảm sự hình thành mạch máu, sự lan truyền của ung thư, cũng như việc góp phần vào tiêu diệt tế bào ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng curcumin có thể làm giảm sự tăng trưởng tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm và ức chế sự tăng trưởng của khối u ở động vật thử nghiệm. Cho dù với liều cao curcumin có thể giúp điều trị ung thư ở người, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy nó có thể giúp ngăn ngừa ung thư khi mới xuất hiện (ung thư nguyên phát), đặc biệt là ung thư hệ thống tiêu hóa như ung thư đại trực tràng. Trong một nghiên cứu ở 44 nam giới có tổn thương ở đại tràng mà đôi khi chúng có thể chuyển thành ung thư, với 4g curcumin mỗi ngày trong 30 ngày đã làm giảm 40% số lượng tổn thương này.

7. Curcumin giúp phòng chống và điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân đứng hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị tốt bệnh Alzheimer. Vì vậy, việc ngăn chặn bệnh biểu hiện lần đầu là vô cùng quan trọng.

Curcumin đã được chứng minh là có thể vượt qua được hàng rào máu-não. Mặt khác, nó là một chất chống lại tình trạng viêm và oxy hóa mạnh, hai tình trạng này có vai trò quan trọng trong bệnh Alzheimer. Hơn nữa, một đặc điểm quan trọng của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của các đám rối protein được gọi là các mảng Amyloid. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng curcumin có thể giúp “dọn sạch” các mảng bám này.

8. Bệnh nhân viêm khớp đáp ứng rất tốt với việc bổ sung curcumin

Người ta cho rằng curcumin là chất chống viêm mạnh, điều này có nghĩa rằng nó có thể hữu ích trong viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rõ điều này.

Trong một nghiên cứu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, curcumin thậm chí còn hiệu quả hơn các thuốc chống viêm khác. Nhiều nghiên cứu khác đã xem xét hiệu quả của curcumin trên viêm khớp và ghi nhận sự cải thiện nhiều triệu chứng khác nhau.

9. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng curcumin rất có lợi chống lại trầm cảm

Trong một nghiên cứu kiểm chứng, 60 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào 3 nhóm. Một nhóm sử dụng prozac, một nhóm sử dụng 1g curcumin, và nhóm thứ ba sử dụng cả prozac và curcumin. Sau 6 tuần điều trị, curcumin mang tới sự cải thiện tương tự như prozac. Nhóm sử dụng cả hai prozac và curcumin cho kết quả tốt nhất. Theo nghiên cứu nhỏ này, curcumin có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm.

Nếu curcumin thực sự có thể giúp ngăn chặn bệnh lý tim mạch, ung thư và bệnh Alzheimer… thì sau đó điều này sẽ có lợi ích rõ ràng cho tuổi thọ. Vì lý do này, curcumin đã trở lên phổ biến như là một chất bổ sung chống lão hóa.

Người ta cho rằng tình trạng oxy hóa và viêm đóng vai trò quan trọng trong lão hóa, do vậy curcumin có thể có tác dụng trực tiếp chứ không chỉ phòng ngừa bệnh.

Để được tư vấn dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn cùng với những thông tin chi tiết về các chương trình khuyến mại, quý khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.  

Công Dụng Tuyệt Vời Của Bạc Với Sức Khỏe Con Người

Theo truyền thống từ ngày xưa, trẻ con và cả người lớn vẫn đeo vòng bạc để làm đẹp và tránh gió độc. Thậm chí, mọi người còn cho rằng sức khỏe có vấn đề khi thấy vòng bạc bị đen lại. Trên thế giới, từ thời cổ đại đã có kết luận cho rằng bạc và ion bạc có thể khử các chất độc. Vậy các công dụng của bạc là gì?

Bạc(Ag) là một kim loại màu trắng, mềm, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao nhất trong các kim loại. Nó là một kim loại quý có giá trị lâu dài thường được sử dụng làm đồ trang sức. Bạc còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, phim ảnh và y học.

Trang sức làm từ bạc

Như các bạn đã biết, từ ngàn đời xưa, con người đã biết sử dụng vàng và bạc – hai loại kim loại thuộc hàng quý hiếm và có giá trị bậc nhất trong hàng trăm loại kim loại, hơp kim khác nhau để làm các vật dụng, phụ kiện đeo lên người hay còn được gọi là trang sức. Ở Việt Nam, do vàng có giá trị cao nên trang sức làm bằng bạc được ưa chuộng và phổ biến hơn cả. Các trang sức được làm từ bạc được thiết kế rất đa dạng, phong phú.

Bộ trang sức bạc.

Nhẫn bạc.

Trang sức làm từ bạc đc thiết kế tinh tế, đẹp mắt.

Công dụng của bạc với sức khỏe

Nhiều người vẫn nghĩ rằng kim loại có tác động không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên thực tế, bạc (Ag) có nhiều tác dụng quý giá đến sức khỏe con người. Mặc dù thuộc nhóm kim loại nặng (cùng với chì, thủy ngân, cadmium và vàng), nhưng không giống với các kim loại nặng kia, bạc hoàn toàn không chứa độc tố gây hại với người và động vật.

Bạc với khả năng dễ uốn, có tính dẫn truyền và có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh nên được dùng để điều trị nhiễm trùng, làm khô vết thương, nha khoa và cấy ghép phẫu thuật, làm sạch nước, bảo quản thực phẩm…

Trong y học, Hyppocrates – ông tổ ngành y, từng dùng bạc để chữa bệnh.Ông đã ghi chép trong y văn của mình rằng: “Bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh”. Trong thế chiến thứ nhất, bạc chính là “dược phẩm” chống lại bệnh tật nơi chiến trường trước khi xuất hiện các loại thuốc kháng sinh.  Dung dịch muối bạc được FDA (Mỹ ) chấp thuận cho sử dụng làm chất kháng khuẩn vào năm 1920.

Bạc có thể diệt được hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho người chỉ với một lượng nhỏ. Kể cả vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nhiễm khuẩn da, nhiễm trùng và vi khuẩn  E. Coli gây bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ion bạc trong nước có thể tiêu diệt được 260 loại vi khuẩn, vi trùng, nấm… với nồng độ 0,1-0,01mg/l.

Trong y học hiện đại, người ta ứng dụng bạc để điều trị các bệnh nội khoa, bênh về đường hô hấp, viêm mũi họng, cơ xương khớp, bệnh ngoài da, dị ứng, củng cố hệ miễn dịch.

Bạc giúp các mạch máu đàn hồi, do đó mà nó rất quan trọng trong việc hình thành xương và liền sẹo, hồi phục da.

Theo một số nghiên cứu, đeo nhẫn bạc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Đối với trẻ nhỏ, bạc có tác dụng diệt khuẩn, phòng và điều trị các bệnh như viêm mũi họng, bệnh ngoài da, điều trị phỏng, chấm chồi rốn do nhiễm trùng…

Khi phản ứng với độc tính, bạc sẽ thay đổi màu sắc. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bạc để kiểm tra xem liệu có chất gây độc hại hay không. Trong cung đình ngày xưa, bạc thường được dùng để làm bát đũa cho các bậc vua chúa nhằm mục đích tránh bị bỏ độc vào thức ăn.

So với thuốc kháng sinh thì cơ chế diệt khuẩn của bạc an toàn hơn đối với sức khỏe của con người. Các kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn có lợi. Do vậy nếu lạm dụng thuốc kháng sinh thì sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch. Trong khi đó, bạc có khả năng diệt khuẩn một cách chọn lọc và làm cho vi khuẩn không thể kháng trở lại.

Bạc làm được như vậy là do dưới dạng ion hòa tan, bạc dễ thẩm thấu với màng tế bào vi khuẩn hơn, gây cản trở và ức chế quá trình trao đổi chất của tế bào, không cho vi khuẩn tạo ra các chất kháng thể. Tuy nhiên cơ chế này lại không có tác động đối với tế bào của con người và động vật nói chung, nhờ vậy mà bạc rất an toàn cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

Hiện nay, các món đồ trang sức bằng bạc được làm rất tinh xảo và đẹp mắt. Các bạn hãy sỡ hữu cho mình các món trang sức bạc vừa để làm đẹp vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Những Công Dụng Của Rau Ngải Cứu Với Sức Khỏe Con Người

Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Ngải Cứu

Theo các chuyên gia nghiên cứu trong ngải cứu có chứa một số hàm lượng tinh dầu khoảng 0,20- 0,34%. Ngoài ra trong loại thực phẩm này còn chứa thêm một số thành phần khác như Tetradecatrilin, Tricosano, Dehydromantric este, …

Tác Dụng Của Rau Ngải Cứu

Ngải cứu là thực phẩm phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống thường nhật, dùng được sống hoặc chế biến chín có thể mang lại nhiều tác dụng như sau:

Chữa vết thương có vết tụ máu: được dùng ngải cứu giã cùng rượu trắng rồi gạn nước lấy bã để đắp lên vết thương.

Chữa đi vệ sinh ra máu: cũng thường được giã với nước gạo rồi gạn lấy bã đắp vào.

Giảm đau bụng kinh ở phái nữ: có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng lâu năm khi được chế biến chín.

Hỗ trợ an thai: là một trong số thực phẩm được tin tưởng trong việc hỗ trợ an thai và không gây ảnh hưởng xấu tới em bé, ngải cứu còn được sử dụng để giảm thiểu tình trạng ra máu của phụ nữ mang thai.

Đẹp da và trị mụn: cũng là một thực phẩm có nhiều tác dụng an toàn trong chữa trị mụn ẩn do thời tiết và làm căng bóng da an toàn, hiệu quả. Ngoài ra các tinh chất có trong rau ngải cứu còn giúp da được thông thoáng, sạch sâu và còn giảm thiểu tình trạng mẩn ngứa và rôm sẩy ở các trẻ nhỏ.

Giảm đau nhức xương: nếu sử dụng kiên trì nước ngải cứu ép còn giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức xương, giảm khô khớp nên sử dụng kiên trì trong ít nhất 1 tháng.

Người suy nhược cơ thể: đối với người có thể lực ăn tốt nhưng hấp thụ kém dẫn đến tình trạng sức đề kháng cũng bị suy giảm. Khuyên rằng sử dụng ngải cứu có tác dụng đặc biệt hữu ích đối với người bị suy nhược cơ thể.

Trị cảm cúm, ho và sốt: các bài thuốc từ lâu của ngải cứu đã không còn mấy xa lạ về lợi ích giải cảm, giảm ho và hạ sốt hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân: ngải cứu còn là phương thức giảm mỡ bụng an toàn và hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Sử dụng ngải tươi và sơ chế qua với muối rồi quấn quanh bụng với nịt đen không chỉ giảm mỡ bụng nếu kiên trì còn tránh được nhiều nguy cơ dẫn đến đau lưng.

Tác Hại Khi Ăn Rau Ngải Cứu Nhiều

Không ăn nhiều ngải cứu trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên: dễ dẫn đến các trường hợp bị động thai, có thể dẫn đến ra máu trong lúc mang thai. Đối với người phụ nữ mang thai cần có ăn uống theo chỉ định và lời khuyên của các bác sĩ.

Rối loạn cơ quan của gan: ăn quá nhiều ngải cứu theo chỉ định của một số chuyên gia và các bác sĩ có thể gây nên sự rối loạn cơ chế chuyển hóa của các tế bào trong gan. Về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu và dẫn đến các bệnh về viêm gan, nước tiểu đục, …

Ngộ độc thực phẩm: trường hợp này thường xảy ra nhất thời nếu hấp thụ lượng lớn ngải cứu khiến miệng và cổ họng bị kích thích nhẹ và gây đau nhức tại dịch vị.

Những Lưu Ý Khi Ăn Rau Ngải Cứu

Bản thân ngải cứu là thực phẩm có tính nóng, tiêu trừ hán khí nên tránh ăn đối với người nhạy cảm và máu nóng. Ngoài ra khi sử dụng chế biến nên kết hợp các thực phẩm mát để bổ sung!

Cách Chọn Rau Ngải Cứu Ngon Và Cách Bảo Quản

Rau ngải cứu có đặc tính hai mặt lá đều có lớp lông nhung mỏng, mặt trên là có màu xanh tươi, mặt dưới có màu trắng ngả. Khi chọn cần tránh các loại lá bị xỉn màu, bẹ lá không tươi, các nhánh bị dập hoặc úa vàng. Ngoài ra không cần lo lắng khi chọn phải ngải cứu có mùi hắc, vì đó là đặc tính riêng của loại thực phẩm này.

Trên hết cách bảo quản rau ngải cứu tươi khi chưa sử dụng luôn cũng vô cùng quan trọng. Sử dụng túi nilong bọc kỹ rau cất dưới ngăn mát chuyên dụng bảo quản rau, tránh rửa rau một loạt rồi cất tủ sẽ khiến thực phẩm bị héo và dập.

Trứng rán ngải cứu

Gà hầm ngải cứu

Tim heo hầm ngải cứu

Óc hầm ngải cứu

….

Lời kết

Những Công Dụng Của Quả Ổi Với Sức Khỏe Con Người 100% Ok

Quả Ổi là một loại trái cây đặc trưng của mùa thu. Nhắc đến loại quả này người ta nhắc đến một loại quả rất dễ ăn cùng với đó là hương vị thoang thoảng nhẹ nhàng.

Thành Phần Dinh Dưỡng Của Ổi

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100 gram ổi có chứa tớ: 1g chất đạm, 0,5g chất béo, 5,5g chất xơ, 0,7mg sắt, …

Bên cạnh đó ổi còn chứa một số chất như: Calcium, Magnesium, Phosphorus, Sodium, …

Quả ổi cũng chưa rất nhiều những vitamin như: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B, … Vitamin là một trong những thành phần quan trọng tạo nên sức khỏe của con người. Có thể nói, qua những chất dinh dưỡng trên ta có thể khẳng định đây là một trong loại trái cây rất tốt cho sức khỏe.

Những chất dinh dưỡng trên có tác dụng như thế nào đối sức khỏe của con người?

Tác Dụng Của Quả Ổi

Ổi có rất nhiều những tác dụng đối với sức khỏe con người. Đầu tiên phải kể đến đó là ổi giúp chúng ta ổn định được huyết áp. Trong ổi có một hàm lượng Kali và chất xơ rất vượt trội, điều này có thể giúp cơ thể chúng ta ổn định được huyết áp nhất là với những người có huyết áp lên xuống thất thường.

Khi ăn ổi bạn cũng không phải quá lo lắng về hệ tiêu hóa của mình, đơn giản vì loại quả này cũng có thể hỗ trợ cho chúng ta để một hệ tiêu hóa ổn định.

Nếu bạn đang gặp những vấn đề vì tiêu hóa như là táo bón hay khó tiêu thì ổi là một lựa chọn sáng suốt. Bởi lẽ trong loại trái cây này có chất xơ có thể cung cấp 12 % lượng chất xơ cần thiết cho một ngày.

Bên cạnh đó, chữa trị tiêu chảy cũng là một trong những công dụng của quả ổi, loại quả này còn có thể giảm nguy cơ thiếu máu và rất tốt cho những bà bầu bởi lẽ ổi có một lượng vitamin C và axit ascorbic rất lớn. Đây là một trong những loại dưỡng chất rất tốt, có thể cải thiện được hệ miễn dịch trong cơ thể của bà bầu và còn loại bỏ được một số bệnh trong khi mang thai.

Ổi cũng có thể tăng cường và bổ sung canxi cho có các bạn nhỏ. Nếu bạn đang là một người nội trợ trong gia đình thì nên bổ bổ sung canxi cho gia đình bằng cách dùng ổi làm bữa tráng miệng hoặc dùng nước ép ổi mỗi ngày.

Ổi còn có một công dụng rất đặc biệt đó là làm đẹp da và chống lão hóa cho làn da. Khi bạn ăn ổi, lượng vitamin C trong loại quả này sẽ được cơ thể hấp thụ. Điều này sẽ kích thích sản xuất một chất collagen vừa đủ làm cho cơ thể khỏe mạnh và làn da trở nên căng mịn.

Quả Ổi Chữa Bệnh Gì?

Ngoài việc có tác dụng đối với sức khỏe con người quả ổi còn có thể chữa và phòng tránh một số các loại bệnh.

Một trong những loại bệnh mà ổi có thể chữa được đó chính là bệnh ung thư. Ngày nay ung thư là một trong số những căn bệnh được xã hội quan tâm rất lớn. Trong quả ổi có chứa nhiều vitamin và một số những khoáng chất tốt có thể đẩy lùi mà ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư.

Bên cạnh đó ổi có thể giảm được những nguy cơ thiếu máu nhất là đối với những bà mẹ đang mang thai. Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, người mẹ nên bổ sung nước ép ổi cho cơ thể vì trong quả ổi có những dưỡng chất thiết yếu có tác dụng tăng cường nồng độ hemoglobin bên trong máu.

Loại trái cây này cũng có thể phòng tránh căn bệnh tiểu đường. Khi ăn ổi thường xuyên, cơ thể bạn sẽ được bổ sung và duy trì một lượng đường phù hợp trong máu.

Ổi có nhiều công dụng như thế nhưng liệu việc ăn loại trái cây này xuyên có gây ra cho chúng ta những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe hay không?

Tác Hại Khi Ăn Ổi Nhiều

Ổi có thể phản tác dụng với một số người mắc bệnh dạ dày bởi lẽ loại quả này khá cứng. Khi bạn hấp thụ số lượng ổi không được nhai kỹ vào trong cơ thể . Điều này sẽ khiến dạ dày của bạn phải hoạt động rất nhiều, nó không những không tốt cho dạ dày mà còn làm cho căn bệnh của bạn trở nên trầm trọng.

Đối với phụ nữ đang mang thai cũng cần chú ý vì trong ổi có một hàm lượng chất xơ tốt, khi ăn quá nhiều bạn có thể bị những triệu chứng như táo bón, khó tiêu.

Những Lưu Ý Khi Ăn Ổi

Khi ăn, không nên ăn cả hạt, nếu trong trường hợp ăn cả hạt thì cần phải nhai kỹ bởi vì sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Nếu bạn bị tiểu đường thì không nên ăn vỏ ổi

Nên ăn ổi chín vừa, ổi xanh hoặc còn non sẽ không tốt sức khỏe.

Cách Chọn Ổi Ngon

Ổi là một loại trái cây rất phổ biến trên thị trường hiện nay vậy nên để chọn được những quả ổi ngon cho bạn và gia đình chúng ta hãy đến tận nơi xem xét kỹ lưỡng và cần lưu ý những điều sau:

Đừng ngại ngần cầm của ổi trên tay, hãy chọn những quả có cảm chắc tay. Điều này chứng tỏ là quả ổi mới và có nhiều nước, nếu quả ổi nhẹ và mềm chứng tỏ ổi đã bị nhũn và ít nước.

Bên cạnh đó, hãy lựa chọn tùy vào sở thích mỗi người, bạn có thể chọn những quả khác nhau tùy vào theo màu sắc. Quả ổi ngon là ổi có màu xanh nhạt ngả vàng lúc đó ổi sẽ giòn và dễ ăn.

Mùi hương cũng rất quan trọng, bạn có thể ngửi và cảm nhận. Hãy chắc chắn rằng ổi của bạn có mùi thơm nhẹ.

Những Món Ăn Làm Từ Ổi

Quả ổi được chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống ngon khác nhau, có thể kể tới như :

Nước ép ổi

Ổi ngâm chua ngọt

Salad ổi

Ổi ướp lạnh

Ổi trộn

Sinh tố ổi

Cách Bảo Quản Ổi

Lời kết

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Công Dụng Hữu Hiệu Của Nghệ Với Sức Khỏe Con Người trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!